BỘ
THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 124/BTTTT-VP
V/v trả lời kiến nghị của cử
tri thành phố Đà Nẵng gửi tới trước Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV
|
Hà
Nội, ngày 13 tháng 01 năm 2022
|
Kính
gửi: Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng
Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT)
nhận được kiến nghị của cử tri thành phố Đà Nẵng do Ban Dân nguyện chuyển đến
theo Công văn số 418/BDN ngày 02/11/2021, nội dung kiến nghị như sau:
Cử tri phản ánh: Cử tri cho rằng,
thời gian qua công tác tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh Covid-19 chưa thật
sự hiệu quả, thường xuyên. Cử tri đề nghị, thời gian tới nên thực hiện tuyên
truyền theo phương châm “mưa dầm thấm lâu”, tăng cường phát sóng các chương
trình phòng chống dịch trên báo, đài.
Sau khi nghiên cứu, Bộ TT&TT có ý
kiến trả lời như sau:
Trước những diễn biến mới, phức tạp
của dịch Covid-19 đợt thứ 4, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc
gia đã chỉ đạo Bộ TT&TT phối hợp với các cơ quan chức năng định hướng, điều
tiết thông tin, tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên báo chí và
trên các nền tảng số, đảm bảo tuyên truyền kịp thời, chính xác về tình hình,
các quan điểm, chỉ đạo, giải pháp chống dịch hiệu quả; vận động người dân tuân
thủ nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19; duy trì tỷ lệ tin,
bài liên quan đến các giải pháp ổn định kinh tế, sản xuất kinh doanh ở mức cao;
hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ tin, bài gây hoang mang, bảo đảm phát hiện, uốn
nắn, chấn chỉnh và xử lý kịp thời thông tin thiếu chuẩn xác, chưa kiểm chứng.
- Ngày 25/8/2021, Thủ tướng Chính phủ
đã ban hành Quyết định số 1438/QĐ-TTg về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Quốc gia
phòng, chống dịch Covid-19, trong đó có Tiểu ban Truyền thông. Thực hiện nhiệm
vụ được giao, Bộ trưởng Bộ TT&TT, Trưởng Tiểu ban Truyền thông đã ban hành
các Quyết định về Quy chế làm việc và phân công nhiệm vụ các thành viên Tiểu
ban Truyền thông, thành lập Tổ công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại thành
phố Hà Nội; Kế hoạch chung[1]
và 07 Kế hoạch tuần[2]
để chỉ đạo công tác truyền thông, công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 phù hợp
với từng giai đoạn.
Cụ thể, tại Kế hoạch chung đã yêu cầu
như sau:
+ Giai đoạn thực hiện giãn cách xã
hội: các cơ quan báo chí, truyền thông phải “CHỦ ĐỘNG
- CHÍNH XÁC - TRÁCH NHIỆM”, tuyên truyền để người dân “KHÔNG HOANG MANG - TIN
TƯỞNG - ỦNG HỘ” đối với các giải pháp phòng, chống dịch Covid -19 của Chính
phủ, với mục tiêu lớn là AN DÂN, để người dân được AN TOÀN.
+ Giai đoạn trong trạng thái “bình
thường mới”: báo chí, truyền thông “TÍCH CỰC - TRUYỀN
CẢM HỨNG”, tuyên truyền để người dân KHÔNG CHỦ QUAN khi dịch bệnh được kiểm
soát, luôn đề cao, cảnh giác; tăng cường hướng dẫn người dân về các kỹ năng bảo
vệ, chăm sóc sức khỏe, tạo thói quen phòng, chống dịch; truyền cảm hứng để
người dân SÁNG TẠO, có nhiều ý kiến đóng góp cho sự phát triển kinh tế, xã hội
đất nước; Đẩy mạnh tuyên truyền các phong trào thi đua, khích lệ các sáng kiến,
giải pháp mới trong lao động sản xuất, nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc
sau dịch bệnh Covid-19.
Chuyển biến rõ nét của thông tin báo
chí, truyền thông sau khi có các Kế hoạch tuần của Tiểu ban Truyền thông là đã
tập trung tuyên truyền đảm bảo thống nhất, kịp thời, chính xác thông tin về
tình hình, các quan điểm, chỉ đạo, giải pháp chống dịch hiệu quả của Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia với phương châm xuyên suốt là “chống
dịch như chống giặc; lấy xã, phường là “pháo đài”, người dân là “chiến sỹ”,
người dân vừa là trung tâm phục vụ, vừa là chủ thể thực hiện, mọi chính sách;
xét nghiệm thần tốc, nhiều vòng nhằm phát hiện sớm nguồn lây, cách ly, khoanh
vùng dập dịch kịp thời, hạn chế phong tỏa kéo dài trên diện rộng; triển khai
quyết liệt các biện pháp điều trị, giảm tử vong”. Công tác truyền thông
phòng, chống dịch với mục tiêu để “Dân biết - Dân hiểu - Dân tin - Dân theo
- Dân làm”; thực hiện hiệu quả phương châm “5K + vắc xin + điều trị +
công nghệ + đề cao ý thức người dân + các biện pháp cần thiết khác”; tuyên
truyền truyền cảm hứng, nêu gương người tốt, việc tốt; tập trung các tin, bài
hướng dẫn kỹ năng, tư vấn, giải đáp liên quan đến kỹ năng chung sống an toàn
trong mùa dịch, trong vùng dịch, đề xuất, hiến kế các giải pháp chống dịch;
phản bác các thông tin xuyên tạc, kích động, sai sự thật về công tác phòng,
chống dịch.
- Ngày 11/10/2021, Chính phủ ban hành
Nghị quyết số 128/NQ-CP quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm
soát hiệu quả dịch Covid-19” phấn đấu đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình
thường mới sớm nhất. Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ là một chiến lược
ứng phó với dịch bệnh trong tình hình mới được người dân và doanh nghiệp hoan
nghênh, đồng tình ủng hộ; tạo ra bước ngoặt trong tư duy, cách thức mới trong
phòng, chống dịch; chính sách chống dịch sẽ quy về một mối, thống nhất trong
toàn quốc; đặc biệt, giúp cho chính quyền địa phương, những người thực thi
nhiệm vụ và người dân thay đổi nhận thức trong công tác phòng, chống dịch, từ
đó, hình thành nên ý thức, trách nhiệm, thấy rõ vai trò quan trọng của từng
thành phần tham gia vào công cuộc thích ứng lâu dài, linh hoạt, phòng ngừa và
kiểm soát có hiệu quả với dịch bệnh.
- Ngày 28/10/2021, Bộ trưởng Bộ TT&TT,
Trưởng Tiểu ban Truyền thông có văn bản số 27/TBTT đề nghị Ban Chỉ đạo phòng,
chống dịch Covid -19 các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập Tiểu
ban Truyền thông của địa phương và thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 01
tuần/lần. Tiểu ban Truyền thông, Ban Chỉ đạo Quốc gia tăng cường phối hợp với
Tiểu ban Truyền thông các tỉnh, thành phố để thống nhất chỉ đạo công tác truyền
thông phòng, chống dịch Covid-19 trên toàn quốc.
- Ngày 29/10/2021, Bộ TT&TT phối
hợp với Bộ Y tế tổ chức Hội thảo “Tuyên truyền Nghị quyết số 128/NQ-CP của
Chính phủ và Quyết định số 4800/QĐ-BYT về quy định tạm thời “Thích ứng an toàn,
linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”. Tại Hội thảo, Bộ TT&TT đã
định hướng các vấn đề báo chí, truyền thông cần tiếp tục triển khai làm tốt
trong thời gian tới một số nội dung sau:
+ Thực hiện công tác truyền thông
thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP , trong đó gồm các nhiệm vụ: Kịp thời cung cấp
thông tin, phổ biến kiến thức về phòng, chống dịch Covid-19. Tăng cường tuyên
truyền tạo đồng thuận, niềm tin xã hội; thúc đẩy tính tự giác, tích cực của
người dân trong phòng, chống dịch; hướng dẫn các biện pháp thích ứng an toàn,
linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 nâng cao nhận thức của người dân
trong tình hình mới.
+ Tuyên truyền, giáo dục nâng cao
nhận thức của người dân để thích ứng trong tình hình mới thông qua các biện
pháp dễ nhớ, dễ hiểu, dễ thực hiện, nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân
đối với gia đình, cộng đồng trong phòng, chống dịch bệnh; thực hiện nghiêm 5K,
không lơ là, chủ quan, tự giác, tích cực cùng cộng đồng và xã hội kiểm soát có
hiệu quả dịch bệnh tại nơi sinh sống. Kịp thời tuyên truyền các mô hình hay của
địa phương, doanh nghiệp trong việc tổ chức hoạt động phục hồi sản xuất kết hợp
bảo đảm an toàn phòng, chống dịch.
- Chính phủ đang chỉ đạo các bộ,
ngành xây dựng Chiến lược tổng thể phòng, chống dịch Covid-19 giai đoạn
2021-2023. Dự thảo Chiến lược xác định các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của
công tác truyền thông với mục tiêu nâng cao nhận thức về phòng, chống dịch
Covid -19 là:
+ Thường xuyên chủ động cung cấp
thông tin chính thống kịp thời, khoa học, chính xác liên quan đến công tác
phòng, chống dịch Covid-19.
+ Truyền thông về phòng, chống dịch
Covid-19 phải hướng tới nhận thức và thay đổi hành vi của nhân dân được nâng
lên, tạo niềm tin, sự đồng thuận của nhân dân với các biện pháp phòng, chống
dịch Covid-19.
+ Chủ động huy động các cơ quan
truyền thông, báo chí đấu tranh, phản bác mạnh mẽ các quan điểm sai trái, thù
địch; ngăn chặn các thông tin xấu độc, tin giả, tin không được kiểm chứng trên
mạng xã hội.
+ Nâng cao hơn nữa hiệu quả về truyền
thông gắn với việc khơi dậy khát vọng phát triển đất nước; thúc đẩy tính tự
giác, tích cực của người dân trong phòng, chống dịch; lan tỏa các kinh nghiệm
hay, tấm gương tốt, truyền cảm hứng để cổ vũ toàn xã hội; đẩy mạnh thông tin
tuyên truyền đối ngoại, quảng bá hình ảnh Việt Nam phòng, chống dịch hiệu quả
và khôi phục sản xuất an toàn.
* Về giải pháp trọng tâm trong
thời gian tới:
- Bộ TT&TT, Tiểu ban Truyền thông
tiếp tục bám sát quan điểm, chỉ đạo mới, thông điệp quan trọng của Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch Covid -19, Kế
hoạch chung (Kế hoạch số 03/KH-TBTT) của Tiểu ban truyền thông và tập trung là
Kế hoạch số 23/KH-TBTT giai đoạn “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu
quả dịch Covid-19”, Kế hoạch số 33/KH-TBTT với thông điệp “Cảnh giác, chủ động
để bảo vệ thành quả phòng, chống dịch”, Kế hoạch 37/KH-TBTT với thông điệp
“Phát huy trách nhiệm người đứng đầu, quyết tâm hoàn thành các mục tiêu phòng,
chống dịch năm 2021” để chỉ đạo công tác truyền thông, công nghệ phòng, chống
dịch Covid-19 trong thời gian tới, phối hợp chặt chẽ với Tiểu ban Truyền thông
các tỉnh, thành phố để thống nhất chỉ đạo công tác truyền thông phòng, chống
dịch Covid-19 trong tình hình mới, tăng cường thông tin tích cực là dòng chảy
chính, dẫn dắt không gian truyền thông.
- Bộ TT&TT tăng cường phối hợp
với các bộ, ngành liên quan cung cấp thông tin cho báo chí, đảm bảo khâu cung
cấp thông tin từ gốc thống nhất, chính xác, đánh giá về tác động xã hội, tác
động truyền thông từ khâu bàn bạc, tham mưu chính sách.
- Triển khai 24/24 giờ việc rà quét,
đo đạc, phát hiện và chủ động điều chỉnh để điều tiết mật độ thông tin, đồng
thời kiên quyết xử lý các cơ quan báo chí vi phạm các chỉ đạo về thông tin,
tuyên truyền trong tình hình dịch bệnh.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan
chức năng ở Trung ương và Tiểu ban Truyền thông các tỉnh, thành phố đẩy mạnh rà
soát, phát hiện, ngăn chặn thông tin xấu, độc, nhận diện, xử lý tin giả, tin
sai sự thật trên môi trường mạng.
- Bộ TT&TT sẽ tập trung chỉ đạo
triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của công tác truyền thông sau khi
“Chiến lược tổng thể phòng, chống dịch Covid-19 giai đoạn 2021-2023” được ban
hành, với mục tiêu nâng cao nhận thức về phòng, chống dịch Covid-19 là:
+ Thường xuyên chủ động cung cấp thông
tin chính thống kịp thời, khoa học, chính xác liên quan đến công tác phòng,
chống dịch Covid-19.
+ Truyền thông về phòng, chống dịch
Covid-19 phải hướng tới nhận thức và thay đổi hành vi của nhân dân được nâng
lên, tạo niềm tin, sự đồng thuận của nhân dân với các biện pháp phòng, chống
dịch Covid-19.
+ Chủ động huy động các cơ quan
truyền thông, báo chí đấu tranh, phản bác mạnh mẽ các quan điểm sai trái, thù
địch; ngăn chặn các thông tin xấu độc, tin giả, tin không được kiểm chứng trên
mạng xã hội.
+ Nâng cao hơn nữa hiệu quả về truyền
thông gắn với việc khơi dậy khát vọng phát triển đất nước; thúc đẩy tính tự
giác, tích cực của người dân trong phòng, chống dịch; lan tỏa các kinh nghiệm
hay, tấm gương tốt, truyền cảm hứng để cổ vũ toàn xã hội; đẩy mạnh thông tin
tuyên truyền đối ngoại, quảng bá hình ảnh Việt Nam phòng, chống dịch hiệu quả
và khôi phục sản xuất an toàn.
Trên đây là nội dung trả lời của Bộ
TT&TT đối với kiến nghị của cử tri thành phố Đà Nẵng, trân trọng gửi tới
Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng để trả lời cử tri./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Ban Dân nguyện - Ủy ban TVQH;
- Ủy ban TWMTTQVN;
- Vụ QHĐP (VPCP);
- Vụ Dân nguyện (VPQH);
- Tổng Thư ký Quốc hội;
- Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng;
- Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn;
- Trung tâm Thông tin (để đăng lên Cổng TTĐT của Bộ);
- Lưu: VT, VP, TKTH.
|
BỘ
TRƯỞNG
Nguyễn Mạnh Hùng
|