|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
9368/BTNMT-KSONMT
|
|
Loại văn bản:
|
Công văn
|
Nơi ban hành:
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
|
Người ký:
|
Võ Tuấn Nhân
|
Ngày ban hành:
|
02/11/2023
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
Hướng dẫn kỹ thuật phân loại chất thải rắn sinh hoạt
Ngày 02/11/2023, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Công văn 9368/BTNMT-KSONMT về việc hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt.Hướng dẫn kỹ thuật phân loại chất thải rắn sinh hoạt
Theo đó, hướng dẫn kỹ thuật phân loại chất thải rắn sinh hoạt, đơn cử một số chất thải như sau:
- Đối với các loại giấy thải cần thực hiện: loại bỏ nước, dung dịch chứa bên trong hoặc loại bỏ thực phẩm, sản phẩm chứa đựng ban đầu. Thu gọn, ép dẹt, giảm kích thước, thể tích.
- Đối với các loại nhựa thải như bao bì nhựa đựng thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm, sản phẩm dùng trong gia dụng, nông nghiệp, y tế,…(không bao gồm bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật, axit, dầu mỡ công nghiệp, chất tẩy rửa có thành phần nguy hại) cần thực hiện:
+ Tháo nắp, loại bỏ nước, dung dịch hoặc sản phẩm chứa đựng bên trong.
+ Thu gọn, giảm kích thước, thể tích.
- Đối với các loại nhựa thải như các loại ghế nhựa, thau, chậu nhựa; Ly, cốc nhựa cần thực hiện: loại bỏ sản phẩm chứa đựng bên trong.
- Đối với các loại kim loại thải như Bao bì nhôm, sắt hoặc kim loại khác đựng thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm, sản phẩm dùng trong gia dụng, nông nghiệp, y tế,…(không bao gồm bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật, dầu mỡ công nghiệp, chất tẩy rửa có thành phần nguy hại) cần thực hiện:
+ Loại bỏ sản phẩm chứa đựng bên trong.
+ Thu gọn, giảm kích thước, thể tích.
- Đối với các loại kim loại thải như Đồ dùng nhà bếp bằng kim loại: xoong, nồi, niêu, ấm nước, bếp gas, vật dụng nhỏ như bát, đĩa, thìa, dĩa,…; Các loại vật dụng kim loại thải khác cần thực hiện:
+ Loại bỏ sản phẩm chứa đựng bên trong.
+ Thu, xếp gọn các vật sắc nhọn để tránh gây thương tích trong quá trình phân loại, thu gom và xử lý.
Xem thêm tại Công văn 9368/BTNMT-KSONMT có hiệu lực từ ngày 02/11/2023.
Kính
gửi:
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Công tác quản lý chất
thải rắn sinh hoạt đã được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và
Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (Nghị định số 08/2022/NĐ-CP). Theo
đó, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
và Bộ Tài nguyên và Môi trường được phân công như sau:
Ủy ban nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm: Quyết định việc phân loại
cụ thể chất thải rắn sinh hoạt khác theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi
trường (Khoản 2 Điều 75); bố trí mặt bằng điểm tập kết, trạm
trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo
quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường (Khoản 2 Điều 76);
lựa chọn cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt (Khoản
1 Điều 77); lựa chọn cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt (Khoản
2 Điều 78); quy hoạch, bố trí quỹ đất cho khu xử lý chất thải rắn sinh
hoạt, thực hiện việc giao đất kịp thời để triển khai xây dựng và vận hành khu
xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn; bố trí kinh phí cho việc đầu tư xây
dựng, vận hành hệ thống thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển và xử lý
chất thải rắn sinh hoạt; hệ thống các công trình, biện pháp, thiết bị công cộng
phục vụ quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn (Khoản 6 Điều
78); quy định chi tiết về quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình,
cá nhân trên địa bàn; quy định giá cụ thể đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển
và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; quy định cụ thể hình thức và mức kinh phí hộ
gia đình, cá nhân phải chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất
thải rắn sinh hoạt dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân
loại (khoản 6 Điều 79).
Bộ Tài nguyên và Môi
trường có trách nhiệm: Quy định yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với điểm
tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt (khoản 2 Điều
76); quy định yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với phương tiện vận
chuyển chất thải rắn sinh hoạt; ban hành tiêu chí về công nghệ xử lý chất thải
rắn sinh hoạt; xây dựng hướng dẫn phương pháp định giá dịch vụ xử lý chất thải
rắn sinh hoạt; quy định định mức kinh tế, kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và xử
lý chất thải rắn sinh hoạt; hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh
hoạt; hướng dẫn việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 79 Luật
Bảo vệ môi trường (khoản 5 Điều 79); hướng dẫn đóng bãi
chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt (khoản 4 Điều 80).
Triển khai hướng dẫn
Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP , Bộ Tài nguyên và Môi
trường đã ban hành Thông tư số 02/2022/TT- BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Bảo vệ môi trường, trong đó đã quy định: (1) Nội dung về yêu cầu kỹ thuật
về bảo vệ môi trường đối với điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh
hoạt; (2) Yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường đối với phương tiện vận chuyển
chất thải rắn sinh hoạt; (3) Tiêu chí về công nghệ xử lý chất thải rắn sinh
hoạt; (4) Giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; (5)
Hình thức thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt
theo khối lượng hoặc thể tích chất thải; (6) Phương pháp định giá dịch vụ xử l
ý chất thải rắn sinh hoạt áp dụng đối với nhà đầu tư và cung cấp dịch vụ xử lý
chất thải rắn sinh hoạt; (7) Đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt sau khi
kết thúc hoạt động.
Để tiếp tục hướng dẫn
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai hoạt động
phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định tại khoản 5 Điều
79 Luật Bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành “Hướng dẫn
kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt”. Hướng dẫn kỹ thuật về phân loại
chất thải rắn sinh hoạt đưa ra nhận diện tối đa chủng loại chất thải rắn sinh
hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân và phân loại thành 3 nhóm chất thải
chính theo đúng quy định tại Khoản 1 Điều 75 Luật Bảo vệ môi
trường gồm: (1) Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; (2) Chất
thải thực phẩm; (3) Chất thải rắn sinh hoạt khác (Hướng dẫn kỹ thuật về phân
loại chất thải rắn sinh hoạt kèm theo).
Triển khai quy định
về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại địa phương, Bộ Tài nguyên và Môi trường
đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện một
số nội dung sau:
1. Nghiên cứu, áp
dụng Hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt (ban hành kèm theo
Văn bản này) để xây dựng kế hoạch và triển khai hoạt động phân loại chất thải
rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn bảo đảm phù hợp
với các quy định tại Luật Bảo vệ môi trường và các Văn bản hướng dẫn thực hiện;
trong đó lưu ý một số nội dung sau:
a) Việc phân loại
chất thải rắn sinh hoạt nhằm thúc đẩy tăng cường tái sử dụng, tái chế chất
thải, sản phẩm thải bỏ, tận dụng tối đa giá trị, kéo dài vòng đời của sản phẩm,
vật liệu; khuyến khích cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân
tham gia chương trình tái chế, xử lý chất thải của tổ chức, cá nhân sản xuất,
nhập khẩu theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và các Văn bản hướng dẫn
thực hiện; giảm tối đa lượng chất thải phải xử lý.
b) Việc phân loại
chất thải rắn sinh hoạt cần phù hợp với hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường,
công nghệ xử lý chất thải hiện có; điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; phù
hợp với nội dung quản lý chất thải trong các quy hoạch cấp tỉnh, quy hoạch bảo
vệ môi trường quốc gia; nguồn lực tài chính của địa phương.
2. Ủy ban nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho cơ
quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân thực hiện phân loại chất
thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân; triển khai thực hiện phân
loại chất thải rắn sinh hoạt chậm nhất là ngày 31 tháng 12 năm 2024.
Trong quá trình triển
khai thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị quý Ủy ban phản ánh về Bộ Tài nguyên
và Môi trường (thông qua Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường) để được hướng dẫn
kịp thời hoặc xem xét, điều chỉnh trong trường hợp cần thiết.
Trân trọng./.
Nơi nhận:
-
Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các đơn vị thuộc Bộ TN&MT;
- Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Cổng thông tin điện tử của Bộ TN&MT;
- Lưu VT, KSONMT, Th136
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Võ
Tuấn Nhân
|
HƯỚNG
DẪN KỸ THUẬT
VỀ PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
(Kèm theo Công văn số 9368/BTNMT-KSONMT ngày 02 tháng 11 năm 2023 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Chất thải rắn sinh
hoạt (CTRSH) được nhận diện và phân loại chi tiết như sau:
TT
|
Tên
chất thải
|
Hình
ảnh minh họa
|
Kỹ
thuật trong phân loại
|
Nhóm
1. Chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế
|
1.1
|
Giấy thải
|
|
|
1.1.1
|
Hộp, túi, lọ, ly, cốc
bằng giấy.
|
|
- Loại bỏ nước,
dung dịch chứa bên trong.
- Thu gọn, ép dẹt,
giảm kích thước, thể tích.
|
1.1.2
|
Sách, truyện, vở,
báo cũ, giấy viết,…; Thùng, bìa carton;
Lõi giấy vệ sinh,
giấy bọc gói, bì thư, biên lai, khay đựng trứng bằng giấy,…;
Các loại bao bì giấy
khác không nhiễm bẩn.
|
|
- Loại bỏ thực
phẩm, sản phẩm chứa đựng ban đầu.
- Thu gọn, ép dẹt,
giảm kích thước, thể tích.
|
1.2
|
Nhựa thải
|
|
|
1.2.1
|
Bao bì nhựa đựng
thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm, sản phẩm dùng trong gia dụng, nông nghiệp, y
tế,…(không bao gồm bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật, axit, dầu mỡ công
nghiệp, chất tẩy rửa có thành phần nguy hại).
|
|
- Tháo nắp, loại bỏ
nước, dung dịch hoặc sản phẩm chứa đựng bên trong.
- Thu gọn, giảm
kích thước, thể tích.
|
1.2.2
|
Các loại ghế nhựa,
thau, chậu nhựa;
Ly, cốc nhựa.
|
|
Loại bỏ sản phẩm
chứa đựng bên trong.
|
1.3
|
Kim loại thải
|
|
|
1.3.1
|
Bao bì nhôm, sắt hoặc
kim loại khác đựng thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm, sản phẩm dùng trong gia
dụng, nông nghiệp, y tế,…(không bao gồm bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật,
dầu mỡ công nghiệp, chất tẩy rửa có thành phần nguy hại).
|
|
- Loại bỏ sản phẩm
chứa đựng bên trong.
- Thu gọn, giảm
kích thước, thể tích.
|
1.3.2
|
Đồ dùng nhà bếp
bằng kim loại: xoong, nồi, niêu, ấm nước, bếp gas, vật dụng nhỏ như bát, đĩa,
thìa, dĩa,…;
Các loại vật dụng
kim loại thải khác.
|
|
- Loại bỏ sản phẩm
chứa đựng bên trong.
- Thu, xếp gọn các
vật sắc nhọn để tránh gây thương tích trong quá trình phân loại, thu gom và
xử lý.
|
1.4.
|
Thuỷ tinh thải
|
|
|
1.4.1
|
Chai, lọ thuỷ tinh
đựng bia, rượu, thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm, sản phẩm dùng trong gia dụng,
nông nghiệp, y tế… (không bao gồm bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật, axit,
dầu mỡ công nghiệp, chất tẩy rửa có thành phần nguy hại).
|
|
- Tháo nắp, loại bỏ
sản phẩm chứa đựng bên trong.
- Thu, xếp gọn, hạn
chế va đập, gây vỡ.
|
1.4.2
|
Bình hoa, đồ trang
trí bằng thủy tinh, pha lê.
|
|
Loại bỏ sản phẩm
chứa đựng bên trong; tái sử dụng với đồ vật còn nguyên vẹn.
|
1.4.3
|
Thuỷ tinh thải
khác.
|
|
Thu, xếp gọn các
vật sắc nhọn để tránh gây thương tích trong quá trình phân loại, thu gom và
xử lý.
|
1.5
|
Vải, đồ da
|
|
|
1.5.1
|
Quần áo, phụ kiện;
giày, dép, vali; chăn, màn, rèm cửa bằng vải,…(không dính thuốc bảo vệ thực
vật, axit, dầu mỡ công nghiệp, chất tẩy rửa có thành phần nguy hại).
|
|
- Tái sử dụng đối
với các đồ vật sạch.
- Thu gọn.
|
1.6
|
Đồ gỗ
|
|
|
1.6.1
|
Đồ chơi; vật trang
trí, đồ gia dụng, hộp, khay,…bằng gỗ.
|
|
- Tái sử dụng đối
với vật dụng còn nguyên vẹn.
- Thu gọn, giảm
kích thước, thể tích đối với các vật dụng đã bị hư hỏng để tái chế.
|
1.7.
|
Cao su
|
|
|
1.7.1
|
Đồ chơi bằng cao
su.
|
|
- Tái sử dụng đối
với đồ chơi còn nguyên vẹn.
- Thu gọn, giảm
kích thước, thể tích đối với đồ chơi đã bị hư hỏng để tái chế.
|
1.7.2
|
Săm, lốp, vật dụng
bằng cao su các loại.
|
|
Bó gọn.
|
1.8
|
Thiết bị điện, điện
tử thải bỏ
|
|
|
1.8.1
|
Các thiết bị điện,
điện tử nhỏ như: máy ảnh và máy ghi hình; điện thoại di động và điện thoại để
bàn; dây cáp và phụ kiện máy tính; bảng điều khiển trò chơi; đồ chơi điện tử;
máy tính toán cầm tay; bàn phím; máy tính xách tay và máy tính bảng; máy nhắn
tin; bộ đàm, đèn led, đèn halogen,…
|
|
Giữ nguyên hình
dạng, không tháo dời.
|
1.8.2
|
Các thiết bị điện,
điện tử lớn như: máy tính để bàn và màn hình; máy fax; máy in và máy quét;
dàn âm thanh và loa; tivi; máy đánh chữ; đầu đĩa VCR/DVD, tấm quang năng,…
Tủ lạnh, tủ đông,
máy điều hòa, máy rửa bát, máy giặt, quạt điện, quạt sưởi, bếp điện, bếp từ,
lò nướng, nồi cơm điện,…
|
|
Giữ nguyên hình
dạng, không tháo dời.
|
Nhóm
2: Chất thải thực phẩm
|
2.1
|
Thức ăn thừa;
Thực phẩm hết hạn
sử dụng.
|
|
Bảo đảm được đựng,
chứa trong vật đựng, túi, bao bì,…kín, không rò rỉ, ngăn ngừa mùi phát tán.
|
2.2
|
Các loại rau, củ,
quả, trái cây và các phần thải bỏ sau khi sơ chế, chế biến món ăn,…;
Các sản phẩm bỏ đi
từ thịt gia súc, gia cầm; thủy, hải sản.
|
|
Bảo đảm được đựng,
chứa trong vật đựng, túi, bao bì,…kín, không rò rỉ, ngăn ngừa mùi phát tán.
|
Nhóm
3. Chất thải rắn sinh hoạt khác
|
3.1
|
Chất thải nguy hại
|
|
|
3.1.1
|
Bao bì đựng thuốc
bảo vệ thực vật, axit thải, dung môi thải, kiềm thải, dầu mỡ công nghiệp,
chất tẩy rửa có thành phần nguy hại, bình gas mini,…từ hoạt động sinh hoạt;
Sơn, mực, chất kết
dính (loại có các thành phần nguy hại trong nguyên liệu sản xuất);
Găng tay, giẻ lau
dính dầu, hóa chất;
Kim tiêm, khẩu
trang, bông băng bị nhiễm khuẩn từ người bệnh.
|
|
- Bảo đảm được
đựng, chứa trong vật đựng, túi, bao bì… để an toàn, tránh phát tán CTNH ra
ngoài môi trường.
- Thu, xếp gọn các
vật sắc nhọn (như kim tiêm) để tránh gây thương tích trong quá trình phân
loại, thu gom và xử lý.
|
3.1.2
|
Các loại bóng đèn
huỳnh quang thải; thủy tinh hoạt tính thải; nhiệt kế chứa thuỷ ngân thải.
|
|
- Không đập vỡ.
- Trường hợp bị vỡ
thì lưu giữ bảo đảm an toàn tránh gây thương tích, ngăn ngừa phát tán thủy
ngân trong quá trình phân loại, thu gom và xử lý.
|
3.1.3
|
Các loại pin, ắc
quy thải.
|
|
Giữ nguyên hình
dạng, không tháo dời.
|
3.2.
|
Chất thải cồng kềnh
|
|
|
3.2.1
|
Tủ, bàn ghế, sofa,
giường, nệm, cũ hỏng,…
|
|
Thu gọn, giảm kích
thước, thể tích. Trường hợp tháo dỡ thì chất thải sau đó được phân loại vào
các nhóm chất thải tương ứng.
|
3.2.2
|
Tủ sắt, khung cửa,
cánh cửa,…
|
|
Thu gọn, giảm kích
thước, thể tích. Trường hợp tháo dỡ thì chất thải sau đó được phân loại vào
các nhóm chất thải tương ứng.
|
3.2.3
|
Cành cây, gốc cây,…
|
|
Thu gọn, giảm kích
thước, thể tích.
|
3.3
|
Chất thải khác còn lại
|
|
|
3.3.1
|
Vỏ các loại hạt như
macca, óc chó, hạt điều, dừa, vỏ trứng, xơ dừa, rơm, trấu,…từ hoạt động sinh
hoạt.
Chiếu cói; chiếu tre,
trúc; gối mây, tre,…; Lông gia súc, gia cầm,…;
Bã các loại: cà phê,
trà (túi trà), bã mía, xác mía, lõi ngô (cùi bắp),…;
Chất thải từ làm
vườn từ hộ gia đình như lá, rễ, cành cây nhỏ, cỏ, hoa,…
|
|
Thu gọn, giảm kích
thước, thể tích.
|
3.3.2
|
Phân động vật cảnh;
xác động vật cảnh chết không do dịch bệnh,…
|
|
Chứa trong vật đựng
kín, không rò rỉ, ngăn ngừa phát tán mùi.
|
3.3.3
|
Tã, bỉm, băng, giấy
vệ sinh, giấy ăn đã sử dụng; giấy ướt đã sử dụng; bông tẩy trang, khẩu
trang,…;
Các loại hộp xốp;
các loại sản phẩm nhựa sử dụng một lần;
Bã kẹo cao su, đầu
lọc thuốc lá,…;
Bóng bay, băng keo
dán, tăm bông tai, tăm chỉ kẽ răng;
Vỏ thuốc,…
|
|
Thu gọn, giảm kích
thước, thể tích, bảo đảm tránh rơi vãi.
|
3.3.4
|
Giày, dép nhựa,
thước kẻ, muôi (vá), thìa (muỗng) bằng nhựa;
Bút, bật lửa đã hết
gas, bàn chải đánh răng, vỏ tuýp, hộp kem đánh răng,…;
Các loại nhựa thải
khác.
|
|
Bó gọn.
|
3.3.5
|
Vỏ cứng các loài
thuỷ, hải sản;
Xỉ than từ hoạt
động sinh hoạt,…;
Gốm, sành, sứ thải…
|
|
Thu gọn, giảm thể
tích, bảo đảm tránh rơi vãi.
|
3.3.6
|
Các loại chất thải còn
lại.
|
|
Bó gọn.
|
Công văn 9368/BTNMT-KSONMT năm 2023 hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh
Công văn 9368/BTNMT-KSONMT ngày 02/11/2023 hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
10.542
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|