BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 626/BGTVT-TCCB
V/v tăng cường thực hiện công tác phòng cháy
và chữa cháy.
|
Hà
Nội, ngày 04 tháng 02 năm 2012
|
Kính
gửi:
|
- Văn phòng Bộ Giao thông vận tải;
- Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ;
- Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam;
- Các Tổng công ty: Đường sắt Việt Nam, Hàng không Việt Nam, Hàng hải Việt
Nam.
|
Từ khi Luật Phòng cháy và chữa cháy
có hiệu lực thi hành (ngày 04/10/2001), công tác phòng cháy chữa cháy đã được
các cơ quan, đơn vị trong Bộ Giao thông vận tải quan tâm và đã đạt được những kết
quả nhất định, hạn chế và ngăn ngừa tối đa để xảy ra cháy, nổ, giảm thiệt hại về
người và của khi có cháy nổ xảy ra …, góp phần bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn
xã hội và sự phát triển của Bộ Giao thông vận tải. Bên cạnh những mặt đã đạt được,
vẫn còn một số cơ quan, đơn vị vẫn chưa thực sự quan tâm đến công tác này, chưa
thành lập bộ phận phòng cháy, chữa cháy cơ sở, chưa đầu tư đúng mức cho phòng
cháy chữa cháy, chưa thường xuyên tuyên truyền, giáo dục pháp luật nâng cao ý
thức của mỗi cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong công tác
phòng cháy chữa cháy. Để thực hiện tốt Luật Phòng cháy chữa cháy; Chỉ thị số 1634/CT-TTg
ngày 31/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo thực hiện một số
nhiệm vụ cấp bách trọng tâm trong công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu
hộ và Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ tại hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện
Luật Phòng cháy và chữa cháy, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu Thủ trưởng các cơ
quan, đơn vị:
1. Phối hợp với cấp ủy Đảng cùng cấp
xác định nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy là nhiệm vụ chính trị thường xuyên, lâu
dài vào trong quá trình thực hiện nhiệm vụ hoặc phạm vi quản lý nhà nước của cơ
quan, đơn vị.
2. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền,
giáo dục pháp luật về phòng cháy chữa cháy đến toàn thể lãnh đạo, cán bộ, công
chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý.
3. Xây dựng trình cơ quan nhà nước
có thẩm quyền ban hành các văn bản quy định về phòng cháy, chữa cháy thuộc phạm
vi quản lý.
4. Thành lập, kiện toàn bộ phận làm
công tác phòng cháy, chữa cháy theo đúng quy định của pháp luật; phối hợp với
cơ quan công an phòng cháy chữa cháy địa phương tổ chức thực tập công tác phòng
cháy, chữa cháy đảm bảo có hiệu quả.
5. Xây dựng, lắp đặt và trang bị
các phương tiện phòng cháy, chữa cháy và tổ chức lực lượng chữa cháy tại chỗ, đặc
biệt là những nơi có nguy cơ gây cháy, nổ cao, có thể gây thiệt hại nghiêm trọng
về người và của; các công trình, dự án, kho tàng, bến bãi … khi triển khai và
đưa vào sử dụng đều phải có thỏa thuận, phê duyệt về công tác phòng cháy và chữa
cháy của cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
6. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc các
đơn vị trực thuộc trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng cháy
và chữa cháy. Nếu phát hiện các trường hợp vi phạm thì phải có biện pháp khắc
phục kịp thời, đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về phòng
cháy, chữa cháy; kịp thời động viên, khen thưởng những tổ chức, cá nhân có
thành tích xuất sắc trong công tác phòng cháy và chữa cháy.
7. Tiến hành sơ kết, đánh giá 02
năm thực hiện Chỉ thị số 1634/CT-TTg ngày 31/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ về
tăng cường chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách trọng tâm trong công tác
phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (có phụ lục kèm theo), gửi báo cáo về Bộ
Giao thông vận tải (qua Vụ Tổ chức cán bộ) trước ngày 25/2/2012 để tổng hợp báo
cáo Bộ trưởng.
8. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị
phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra cháy, nổ trong phạm vi phụ trách. Phối
hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy và chính quyền
địa phương có liên quan để tổ chức thực hiện tốt công tác này. Khi xảy ra cháy,
nổ nghiêm trọng, chết người phải báo cáo ngay cơ quan quản lý nhà nước về phòng
cháy chữa cháy nơi xảy ra cháy, nổ theo thẩm quyền, đồng thời báo cáo về Bộ
Giao thông vận tải (qua Vụ Tổ chức cán bộ). Định kỳ hàng năm, báo cáo tình hình
thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy về Bộ Giao thông vận tải (qua Vụ Tổ
chức cán bộ) trước ngày 31 tháng 12 hàng năm.
9. Các cơ quan báo chí trong ngành
Giao thông vận tải tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về
phòng cháy, chữa cháy tới cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong
ngành giao thông vận tải.
Trên đây là những nội dung cấp bách
trong công tác phòng cháy và chữa cháy, yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị
nghiêm túc thực hiện.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Lưu: VT, TCCB (05b.Ng).
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Hồng Trường
|
PHỤ LỤC
ĐỀ
CƯƠNG BÁO CÁO VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
(Ban hành kèm theo Công văn số 626/BGTVT-TCCB ngày 04 tháng 02 năm 2012)
I. Thời kỳ báo cáo:
Từ 01/01/2010 đến nay
II. Nội dung báo cáo:
1. Khái quát tình hình, chức năng,
nhiệm vụ của đơn vị trong việc chấp hành pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
2. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của
đơn vị và sự phối hợp trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy
và chữa cháy, trong đó tập trung đi sâu đánh giá các nội dung:
a) Việc ban hành các quy định, nội
quy và biện pháp về công tác phòng cháy và chữa cháy;
b) Việc tổ chức thực hiện các quy định,
nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp và yêu cầu bảo đảm an toàn phòng cháy và
chữa cháy;
c) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến
pháp luật, kiến thức phòng cháy và chữa cháy; huấn luyện nghiệp vụ; xây dựng
phong trào quần chúng; quản lý và duy trì hoạt động của đội phòng cháy chữa
cháy cơ sở hoặc đội phòng cháy chữa cháy chuyên ngành;
d) Công tác kiểm tra an toàn về
phòng cháy và chữa cháy; xử lý hoặc đề nghị xử lý các hành vi vi phạm quy định,
nội quy về phòng cháy và chữa cháy; tổ chức khắc phục kịp thời các thiếu sót,
vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy;
đ) Trang bị phương tiện; chuẩn bị
các điều kiện phục vụ chữa cháy; xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa
cháy; tổ chức chữa cháy và giải quyết khắc phục hậu quả cháy;
e) Công tác bảo đảm kinh phí cho
phòng cháy và chữa cháy;
g) Công tác tổ chức, thống kê, báo
cáo định kỳ về tình hình phòng cháy và chữa cháy; thông báo kịp thời cho cơ
quan Cảnh sát có thẩm quyền những thay đổi lớn có liên quan đến bảo đảm an toàn
về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức mình;
h) Công tác phối hợp với các cơ
quan, tổ chức và hộ gia đình xung quanh; việc xử lý các nguồn nguy hiểm cháy, nổ
đối với các cơ quan, tổ chức và hộ gia đình lân lận;
i) Tổ chức tham gia các hoạt động
phòng cháy và chữa cháy khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
k) Các vụ cháy, nổ đã xảy ra (nếu
có), thiệt hại (người, của).
3. Những khó khăn, vướng mắc; những
tồn tại, hạn chế của đơn vị trong tổ chức thực hiện.
4. Đánh giá chung tình hình thực hiện,
những mặt đã đạt được, chưa đạt được, kiến nghị, đề xuất các giải pháp trước mắt
và lâu dài nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện các quy định của pháp
luật về phòng cháy và chữa cháy.
5. Ngoài những nội dung nêu trên, đối
với các Cục quản lý nhà nước chuyên ngành thuộc Bộ Giao thông vận tải đi sâu
đánh giá việc xây dựng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các văn bản
quy định về phòng cháy, chữa cháy, chữa cháy thuộc phạm vi quản lý; việc thẩm định,
phê duyệt các dự án, thiết kế và nghiệm thu công trình xây dựng về phòng cháy
và chữa cháy; kiểm định chứng nhận an toàn phương tiện; xác nhận điều kiện an
toàn về phòng cháy và chữa cháy; việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải
quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trong
phạm vi thẩm quyền; công tác điều tra, xử lý vụ cháy và xử lý vi phạm về phòng
cháy và chữa cháy.