Kính
gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Nhằm tăng cường quản lý các
vùng đất ngập nước trên toàn quốc và thực thi hiệu quả Công ước về các vùng đất
ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (Công ước Ramsar), Chính phủ đã ban hành
Nghị định số 66/2019/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2019 về Bảo tồn và sử dụng bền vững
các vùng đất ngập nước.
Căn cứ quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 31, Nghị định số 66/2019/NĐ-CP về trách
nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này, Bộ Tài nguyên và Môi trường trân trọng
đề nghị Quý Ủy ban chỉ đạo tổ chức triển khai các nội dung của Nghị định số
66/2019/NĐ-CP , trong đó tập trung vào một số hoạt động sau đây:
1. Tổ chức điều tra, đánh giá
các vùng đất ngập nước thuộc địa bàn quản lý và đề xuất danh mục các vùng đất
ngập nước quan trọng của địa phương theo tiêu chí quy định tại Điều
8 Nghị định 66/2019/NĐ-CP theo mẫu Phụ lục kèm
theo công văn và gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 20 tháng 3 năm
2020 theo địa chỉ Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học, Tổng cục Môi trường,
số 10 Tôn Thất Thuyết, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
2. Lồng ghép nội dung bảo tồn
và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước, danh mục các vùng đất ngập nước
quan trọng vào quy hoạch tỉnh; bổ sung các điểm quan trắc chất lượng môi trường
nước, trầm tích, chế độ thủy văn tại các vùng đất ngập nước quan trọng của địa
phương.
3. Tổ chức xây dựng báo cáo về
các vùng đất ngập nước thuộc địa bàn quản lý và gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường
trước ngày 30 tháng 11 năm 2020.
4. Tổ chức điều tra, lập dự án
thành lập, chuyển đổi, chuyển hạng, chuyển cấp các khu bảo tồn đất ngập nước cấp
quốc gia, cấp tỉnh có toàn bộ diện tích thuộc địa bàn quản lý; phối hợp với Bộ
Tài nguyên và Môi trường thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết
định thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp quốc gia; chủ trì tổ chức thẩm định,
thành lập, chuyển đổi đối với khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh.
5. Tổ chức lập hồ sơ đề cử vùng
đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (khu Ramsar), gửi Bộ Tài nguyên và Môi
trường để tổ chức thẩm định, trình Ban thư ký Công ước Ramsar công nhận; tổ chức
quản lý, đầu tư bảo tồn và phát triển bền vững các khu Ramsar; định kỳ 03 năm một
lần đánh giá hiệu quả quản lý các khu Ramsar và báo cáo kịp thời sự biến đổi đặc
tính sinh thái của khu Ramsar gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường.
6. Tổ chức xây dựng và ban hành
Quy chế phối hợp quản lý vùng đất ngập nước quan trọng thuộc địa bàn quản lý;
không triển khai các hoạt động, dự án đầu tư gây tổn hại đến chức năng, dịch vụ
hệ sinh thái đất ngập nước, làm thay đổi đặc tính sinh thái vùng đất ngập nước
quan trọng; đảm bảo cơ chế chia sẻ lợi ích giữa các bên liên quan trong việc sử
dụng dịch vụ hệ sinh thái vùng đất ngập nước quan trọng.
7. Đảm bảo các nguồn lực tổ chức
vận hành quản lý khu Ramsar, các khu bảo tồn đất ngập nước và thực hiện hiệu quả
các hoạt động, nhiệm vụ về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước
trên địa bàn theo quy định tại Nghị định số 66/2019/NĐ-CP .
Chi tiết liên hệ Bà Đàm Thị Quỳnh
Nga; Điện thoại: 04.39756868, số máy lẻ: 3111/di động: 0986.101.328. Email: [email protected].
Trân trọng cảm ơn sự phối hợp
chặt chẽ của các Quý Ủy ban./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng Trần Hồng Hà (để báo cáo);
- Lưu: VT, TCMT, KT.68.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Võ Tuấn Nhân
|
PHỤ LỤC.
DANH MỤC VÙNG ĐẤT NGẬP NƯỚC QUAN TRỌNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG
(Kèm theo Công văn số……/BTNMT-TCMT ngày ... tháng ... năm 2020 về việc tổ chức
thực hiện Nghị định số 66/2019/NĐ-CP về Bảo tồn và phát triển bền vững các vùng
đất ngập nước)
DANH MỤC VÙNG ĐẤT NGẬP NƯỚC
QUAN TRỌNG TẠI….. (tên Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)
I. Thông tin chung về các
vùng đất ngập nước quan trọng tại tỉnh, thành phố….
- Tổng số vùng đất ngập nước
(ĐNN) quan trọng: …… vùng, tổng diện tích…….. ha
- Số lượng vùng ĐNN đáp ứng
tiêu chí vùng đất ngập nước quan trọng đối với quốc gia: ….. vùng
- Số lượng vùng ĐNN đáp ứng
tiêu chí vùng đất ngập nước quan trọng đối với địa phương: ….. vùng
- Số lượng vùng ĐNN đáp ứng
tiêu chí của khu bảo tồn (KBT): ……………. vùng
- Số lượng vùng ĐNN đề xuất
thành lập khu bảo tồn:…………..khu, trong đó: có…..KBT cấp quốc gia; ……KBT cấp tỉnh
II. Danh mục các vùng ĐNN
quan trọng tại….. (tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)
TT
|
Tên vùng đất ngập nước (Tên vùng ĐNN)
|
Ranh giới (tên xã, huyện, tỉnh)
|
Vị trí địa lý
|
Diện tích vùng ĐNN (ha)
|
*Kiểu ĐNN
|
*Hiện trạng quản lý, bảo tồn hiện nay
|
*Tiêu chí đáp ứng vùng ĐNN quan trọng
|
*Phân cấp vùng ĐNN quan trọng (quốc gia, địa phương)
|
*Hình thức quản lý, bảo tồn vùng ĐNN đề xuất
|
*Đơn vị quản lý
|
*Ghi chú
|
Kinh độ
|
Vĩ độ
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
11
|
12
|
13
|
I
|
Quận/Huyện…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tên
vùng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
ĐNN…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II
|
Quận/Huyện…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tên
vùng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
ĐNN…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III
|
Quận/Huyện
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tên
vùng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
ĐNN…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
*7. Kiểu ĐNN: là các kiểu
đất ngập nước có trong vùng đất ngập nước. Ghi rõ tên các kiểu đất ngập nước được
xác định theo Quyết định số 1093/QĐ-TCMT ngày 22/8/2016 của Tổng cục Môi trường
ban hành hướng dẫn kỹ thuật phân loại đất ngập nước.
*8. Hiện trạng quản lý, bảo
tồn hiện nay: là hình thức quản lý, bảo tồn vùng đất ngập nước tại thời điểm
kiểm kê năm nay. Ví dụ; vùng ĐNN đang được quản lý, bảo tồn dưới hình thức là
vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ
cảnh quan hoặc đang quản lý là rừng phòng hộ… .
*9. Tiêu chí đáp ứng vùng
ĐNN quan trọng: là các tiêu chí xác định vùng đất ngập nước quan trọng theo
quy định tại Điều 8 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2019 về Bảo
tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước. Đề nghị cung cấp các thông tin
cụ thể minh chứng cho từng tiêu chí đáp ứng vùng ĐNN quan trọng.
*10. Phân cấp vùng ĐNN quan
trọng: là hình thức vùng ĐNN quan trọng đối với quốc gia và địa phương (được
phân cấp là cấp quốc gia, cấp địa phương) theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4
Điều 8 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP ngày 29 tháng
7 năm 2019 về Bảo tồn và sử dụng
bền vững các vùng đất ngập nước. Đề nghị đề xuất rõ vùng ĐNN quan trọng ở cấp
nào?
*11. Hình thức quản lý, bảo
tồn vùng ĐNN đề xuất: là hình thức đề xuất quản lý, bảo tồn vùng ĐNN được
thể hiện trong các quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học đã có của tỉnh/thành phố
trực thuộc Trung ương hoặc đề xuất thành lập mới các khu bảo tồn (như Vườn quốc
gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh
quan) hoặc hình thức quản lý phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương;
Nêu rõ thời gian dự kiến thành lập.
*12. Đơn vị quản lý: là
tên cơ quan, đơn vị đề xuất quản lý vùng ĐNN quan trọng. Ví dụ là thành lập Ban
quản lý đối với khu bảo tồn hoặc nêu rõ cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên
và môi trường cấp tỉnh, huyện quản lý để quản lý vùng ĐNN quan trọng.
*13. Ghi chú: đề xuất đề
cử các danh hiệu quốc tế như khu Ramsar, Vườn di sản ASEAN, khu dự trữ sinh quyển…
. Làm rõ tiêu chí đạt được và nêu rõ thời gian dự kiến đề cử công nhận; Hoặc
làm rõ các danh hiệu quốc tế hiện có và thời gian được công nhận đối với từng
vùng đất ngập nước được liệt kê.
III. Thông tin bổ sung của
vùng ĐNN quan trọng:….. (tên của vùng ĐNN quan trọng tại địa phương)
1. Diện tích các kiểu ĐNN có
trong vùng (nếu có):
2. Các chức năng, dịch vụ hệ sinh
thái của vùng ĐNN: cung cấp các thông tin có liên quan đến các chức năng, dịch
vụ hệ sinh thái của vùng đất ngập nước quan trọng như: dịch vụ cung cấp, ví dụ
lương thực, nước cho sinh hoạt, công nghiệp, giao thông vận tải, tưới tiêu
trong nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, thuốc chữa bệnh; dịch vụ văn hóa
như du lịch sinh thái, giải trí và văn hóa; dịch vụ điều tiết như điều hòa khí
hậu, giảm thiểu lũ lụt, kiểm soát dịch bệnh; và dịch vụ hỗ trợ, ví dụ chu trình
dinh dưỡng giúp duy trì các điều kiện sống trên trái đất (nếu có).
3. Các hoạt động chia sẻ lợi
ích tại vùng ĐNN trong vùng (nếu có):
4. Các mối đe dọa đến vùng ĐNN
(nếu có):
5. Tên loài và số lượng các cá
thể chim nước, loài bản địa ở vùng ĐNN (nếu có):
6. Danh sách các loài nguy cấp
quý hiếm của vùng ĐNN (nếu có)