|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
3435/BNN-TCLN
|
|
Loại văn bản:
|
Công văn
|
Nơi ban hành:
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
|
Người ký:
|
Bùi Bá Bổng
|
Ngày ban hành:
|
21/10/2010
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số: 3435/BNN-TCLN
V/v báo
cáo tình hình nghiên cứu và phát triển cây Cọc rào (Jatropha curcas L.) ở
Việt Nam
|
Hà Nội, ngày 21 tháng
10 năm 2010
|
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng
Nguyễn Sinh Hùng tại văn bản số 1005/VPCP-KTN ngày 26/8/2010 của Văn phòng
Chính phủ về tình hình phát triển cây Jatropha ở Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn báo cáo như sau:
Theo Đề án Phát triển nhiên liệu sinh học đến
năm 2015 và tầm nhìn 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
177/2007/QĐ-TTg ngày 20/11/2007, trong giai đoạn 2011 - 2015 sẽ phát triển mạnh
sản xuất và sử dụng nhiên liệu sinh học để thay thế một phần nhiên liệu truyền
thống, mở rộng mạng lưới phân phối phục vụ giao thông và các sản xuất công
nghiệp khác, đảm bảo cung cấp đủ và đa dạng hóa nguồn nguyên liệu cho quá trình
chuyển hóa sinh khối thành nhiên liệu sinh học.
Đối với nước ta, trong số những loài cây có
khả năng sản xuất diesel sinh học thì cây Cọc rào (Jatropha curcas L.) được chú
ý hơn cả do dễ trồng, biên độ sinh thái rộng, khả năng chống chịu tốt và hàm
lượng dầu trong hạt khá cao. Vì vậy, ngày 19/6/2008 Bộ Nông nghiệp và PTNT đã
có Quyết định số 1842/QĐ-BNN-LN phê duyệt Đề án “Nghiên cứu, phát triển và sử
dụng sản phẩm cây Cọc rào (Jatropha curcas L.) ở Việt Nam giai đoạn 2008 - 2015
và tầm nhìn đến năm 2025”.
Sau 2 năm thực hiện Đề án, đã có những kết quả
bước đầu được ghi nhận, nhưng cũng xuất hiện một số khó khăn, bất cập trong
việc nghiên cứu, gây trồng cây Cọc rào cần được xem xét điều chỉnh và giải
quyết. Cụ thể như sau:
1. Thực trạng về nghiên cứu:
Mặc dù việc nghiên cứu về cây Cọc rào ở Việt
Nam còn khá mới mẻ, song trong những năm gần đây, một số cơ quan và doanh
nghiệp đã mạnh dạn đầu tư nghiên cứu và thử nghiệm với những kết quả bước đầu
khả quan.
1.1. Nghiên cứu về giống cây Cọc rào
- Từ năm 2007, Trung tâm Công nghệ sinh học
(thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) đã triển khai đề tài “Nghiên cứu
gây trồng phát triển cây Cọc rào (Jatropha curcas)”; đến nay đã thu thập
được 8 xuất xứ Cọc rào (4 xuất xứ ở trong nước và 4 xuất xứ nhập từ nước ngoài)
đồng thời đã tuyển chọn được 29 cây trội với các đặc tính vượt trội về sinh
trưởng, năng xuất hạt từ 2,5 - 5,0 kg/cây và hàm lượng dầu trong hạt đạt 25-39%,
nhưng theo kết quả theo dõi của đề tài: cây mẹ có năng suất cao lại không trùng
với cây mẹ có hàm lượng dầu cao. Đơn vị này cũng phối hợp với Công ty
GreenEnergy Việt Nam nghiên cứu trồng thử nghiệm tại nhiều tỉnh với tổng diện
tích là 38 ha. Trong các mô hình thử nghiệm đã tiến hành áp dụng các biện pháp
kỹ thuật lâm sinh nhằm nâng cao năng suất 15% so với ban đầu.
- Trường Đại học Thành Tây cũng đang thực
hiện đề tài “Chọn tạo giống và nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật phát triển
cây Cọc rào thành vùng nguyên liệu sản xuất diesel sinh học”. Nhà trường
đang nghiên cứu khảo nghiệm các xuất xứ giống có năng suất cao của Việt Nam
(40-50 xuất xứ) và một số nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ,
Malaixia, Indonexia (5 xuất xứ) nhằm đánh giá năng suất và trồng thử nghiệm ở
một số tỉnh (vùng sinh thái khác nhau) của Việt Nam. Trường đã và đang trồng
giống Ưu tuyển số 6 của Quảng Tây và giống nhập từ Côn Minh (Trung Quốc) trên
diện tích khá lớn ở Lạng Sơn. Trường cũng nghiên cứu kỹ thuật giâm hom và nhân
giống bằng phương pháp nuôi cấy mô. Trường Đại học Thành Tây đã xây dựng vườn
giống từ giai đoạn cuối năm 2007 và hiện nay đang bắt đầu thu hạt.
- Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Lũng
Lô 5: đang thực hiện dự án “Phát triển vùng chuyên canh cây Ba đậu nam (Cọc
rào) và xây dựng nhà máy chế biến nhiên liệu sinh học, phụ phẩm kèm theo tại
địa bàn tỉnh Quảng Trị ; Năm 2008, Công ty đã tiến hành nhập các giống Cọc
rào từ một số quốc gia trong khu vực, dưới sự hợp tác giúp đỡ của chuyên gia
Nhật bản, hiện nay đã tạo được vườn ươm diện tích trên 1ha với số lượng hàng
vạn cây giống. Đơn vị này hiện đang chuẩn bị giai đoạn trồng thử nghiệm.
- Viện nghiên cứu Dầu và cây có Dầu (Bộ Công
Thương) hiện đã và đang triển khai đề tài “Nghiên cứu khả năng thích nghi
của các giống Jatropha sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất dầu biodiesel”
từ năm 2007 tới nay; Đã thu thập và khảo nghiệm tập đoàn gồm 41 mẫu giống trong
và ngoài nước như: Úc, Pháp, Ấn Độ, Brazin, Indonesia, Lào, Thái Lan, Trung
Quốc tại vườn lưu giữ tập đoàn tại Tây Ninh. Hàm lượng dầu của các mẫu giống từ
33-39% (ở ẩm độ hạt là 5%). Đã bố trí khảo nghiệm giống tại vùng Đông Nam Bộ và
Duyên hải Miền Trung đồng thời tiến hành rất nhiều các nghiên cứu thử nghiệm về
trồng trọt và kỹ thuật chăm sóc (kỹ thuật tạo tán, mật độ trồng, chế độ bón
phân, chế độ tưới nước, các biện pháp kỹ thuật giâm cành Cọc rào). Viện đang
hợp tác với số 1 đơn vị của Ấn Độ và CHLB Đức trong lĩnh vực nghiên cứu chọn
tạo giống, kỹ thuật canh tác và chế biến các sản phẩm từ Cọc rào.
Để phục vụ nghiên cứu thử nghiệm, từ năm 2008
đến 2010, Tổng cục Lâm nghiệp đã cấp giấy phép cho 07 đơn vị nhập giống để
trồng khảo nghiệm cây Cọc rào với số lượng là 28.608 kg.
Ngoài những đơn vị kể trên còn một số đơn vị
khác ở các tỉnh cũng tham gia vào việc nghiên cứu, thử nghiệm trồng Cọc rào.
Song, vấn đề quan trọng nhất đang được đặt ra là cần phải lựa chọn được giống
cho năng suất hạt và hàm lượng dầu cao, thích nghi được với các điều kiện sinh
thái khác nhau và có thể gây trồng trên diện rộng với năng suất ổn định.
1.2. Nghiên cứu về tạo dầu diesel sinh học
Viện Sinh học nhiệt đới (Viện KHCN Việt Nam)
đã nghiên cứu chiết xuất thành công dầu diesel từ hạt dầu mè (Cọc rào) với tỷ
lệ dầu tới 32-37%.
Trong 2 năm vừa qua Viện Hóa học công nghiệp
Việt Nam cũng đã thử nghiệm đánh giá về thành phần của dầu chiết từ cây Cọc rào
có từ nhiều xuất xứ khác nhau và ở nhiều vùng sinh thái khác nhau. Bằng cách sử
dụng công nghệ este hóa chéo đã chế tạo được 2 mẫu biodiesel với hiệu suất trên
96%. Các mẫu biodiesel thu được có các tính chất nhiên liệu chính có thể đáp
ứng tiêu chuẩn theo dự thảo TCVN về nhiên liệu sinh học gốc B100.
Ngày 09/7/2009, Bộ Công thương đã có Quyết
định số 3477/QĐ-BCT phê duyệt đề án “Hoàn thiện công nghệ và xây dựng mô
hình hệ thống thiết bị sản xuất thử nghiệm dầu diesel sinh học gốc B100 từ hạt
cây Jatropha” cho Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Lũng Lô 5 thực hiện
từ năm 2010 - 2012.
Những nghiên cứu khác về sản xuất biodiesel
từ cây Cọc rào ở Việt Nam nhìn chung mới đang ở giai đoạn quy mô phòng thí
nghiệm bởi thực chất chúng ta chưa có nguồn nguyên liệu. Hơn nữa việc quan tâm
đến cây Cọc rào để lấy dầu cũng mới chỉ bắt đầu trong khoảng 5 - 6 năm trở lại
đây. Tuy nhiên, Việt Nam có thể áp dụng công nghệ đã được hoàn thiện ở nhiều
quốc gia và tập trung vào giải quyết vấn đề cải tiến công nghệ, nâng cao hiệu
suất và hạ giá thành sản phẩm.
2. Thực trạng về gây trồng cây Cọc rào
(Jatropha):
Theo tổng hợp số liệu báo cáo của 49 tỉnh gửi
về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến thời điểm tháng 9 năm 2010, đã có
hàng chục doanh nghiệp trong và ngoài nước xúc tiến xây dựng các dự án đầu tư
trồng cây Cọc rào ở nhiều tỉnh. Trong đó, có khoảng hơn 10 Công ty đã gây trồng
(phần lớn quy mô nhỏ) để thăm dò với tổng diện tích đã trồng cây Cọc rào ở Việt
Nam là 3.358,8 ha trên địa bàn 19 tỉnh (Có biểu thống kê kèm theo). Còn một số
diện tích do dân tự trồng phân tán, làm hàng rào, … không thống kê được.
Tuy nhiên, phần lớn cây trồng mới được từ 2 -
3 năm tuổi, nghĩa là bắt đầu cho thu hoạch nên chưa có các đánh giá về năng
suất cũng như hàm lượng dầu ở hạt một cách ổn định, cần phải có thêm thời gian
2-3 năm nữa mới có đủ các dẫn liệu ban đầu về năng suất cũng như chất lượng
nguyên liệu.
Mặc dù theo các tài liệu nghiên cứu ở một số
quốc gia trên Thế giới như Mỹ, Úc, đã có thông tin có giống đạt năng suất từ
15-20 tấn/ha/năm. Tuy vậy, nghiên cứu ở Ấn Độ cho thấy trong 3 năm đầu chưa thể
đạt năng suất 1 tấn/ha/năm. Trên các diện tích trồng thử nghiệm hiện nay ở Việt
Nam mới chỉ đặt ra mục tiêu năng suất (hạt) từ 5-6 tấn/ha/năm, nhưng thực tế
gây trồng trong thời gian qua cho thấy năng suất chưa đạt như mong muốn. Một số
mô hình thử nghiệm của các xuất xứ giống khác nhau được trồng trên các vùng
sinh thái khác nhau của Trung tâm Công nghệ sinh học Lâm nghiệp (Viện KHLN Việt
Nam) và nhiều đơn vị khác cũng mới được tiến hành từ đầu năm 2008 nên kết quả
đánh giá chỉ đạt ở các chỉ tiêu như tỷ lệ sống, số cành nhánh tạo ra sau một
thời gian trồng, tỷ lệ cây ra hoa,… Bên cạnh đó, kỹ thuật canh tác chưa được đề
cập và ứng dụng, người dân không biết cách chăm sóc, chưa được hướng dẫn các
biện pháp kỹ thuật lâm sinh cần thiết (như mật độ trồng, kỹ thuật tạo tán, chế
độ bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh hại,…) để nâng cao năng suất cây
trồng.
Trong tổng số 3.358,8 ha đã trồng cây Cọc rào
(bao gồm nhiều giống khác nhau), có tới 2.473 ha do Công ty Núi Đầu trồng tại
Tràng Định (Lạng Sơn), nhưng qua kiểm tra sản xuất của Bộ Nông nghiệp và PTNT
năm 2009 cho thấy phần lớn cây sinh trưởng kém, cây non (trồng từ hạt) bị sâu
bọ cắn, phá, tỷ lệ cây chết nhiều, … Các diện tích còn lại của các doanh
nghiệp, tổ chức, cá nhân trồng ở các tỉnh hầu như chưa có đánh giá kết quả.
Về thị trường tiêu thụ: Hiện tại, một lượng
nhỏ nguyên liệu (hạt) Cọc rào thu được trong tự nhiên (mọc dại) và trong các mô
hình trồng hiện nay đang được bán sang Trung Quốc với giá từ 3.200 - 3.500
đ/kg, (theo năng suất dự kiến 3 tấn hạt/ha/năm thì thu nhập bình quân khoảng 10
triệu VNĐ/ha/năm). Tuy nhiên, nếu chỉ bán hạt mà không tính đến các giá trị
khác từ cây Cọc rào (ép dầu thô, nghiên cứu sản xuất các sản phẩm khác như:
phân bón, chế biến thức ăn chăn nuôi, làm dược liệu,…) thì giá trị thu nhập từ
loài cây này chưa thực sự hấp dẫn.
3. Đánh giá chung về thuận lợi, khó khăn
trong nghiên cứu, phát triển cây Cọc rào ở Việt Nam:
3.1. Thuận lợi
1. Tiềm năng đất đai có thể tận dụng để phát
triển trồng cây Cọc rào ở Việt Nam là khá lớn bao gồm: đất trống đồi núi trọc
quy hoạch cho rừng sản xuất, đất bằng chưa sử dụng, đất vườn tạp cần được cải
tạo, đất nương rẫy đang canh tác kém hiệu quả và diện tích trồng sắn, ngô trên
đất dốc gây xói mòn nghiêm trọng cần chuyển đổi. Ngoài ra, còn những diện tích
đất nông lâm kết hợp, đất chưa sử dụng, kể cả đất trồng cây phân tán cũng có
thể trở thành tiềm năng trồng loài cây này.
2. Phát triển năng lượng sinh học đang ngày
càng được Thế giới quan tâm. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Phát
triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015 và tầm nhìn 2025”; Dự báo thị trường
tiêu thụ trong nước và trên Thế giới có nhiều tín hiệu khả quan.
3.2. Những khó khăn, hạn chế:
Là một loài cây trồng còn khá mới mẻ nên
trong Đề án phát triển của loại cây này chắc chắn sẽ gặp phải không ít khó
khăn.
1. Hiện tại Việt Nam chưa lựa chọn được giống
Cọc rào ưu tú. Cách làm hiện nay chưa tập trung, mỗi đơn vị đang sở hữu một số
giống, nếu đem trồng ồ ạt sẽ dẫn đến giảm hiệu quả kinh tế.
2. Kinh nghiệm và kỹ thuật về trồng trọt,
thâm canh loài này không nhiều nên chưa có sự đánh giá chính xác về năng suất,
để từ đó đưa ra bài toán kinh tế cho việc phát triển loài này so với trồng các
cây nông lâm nghiệp khác. Sau 2 năm trồng ồ ạt, hiện nay một số đơn vị đang gặp
phải những vấn đề như tình hình sâu bệnh hại, kỹ thuật tạo tán, chăm sóc, thu
hái quả (quả không chín đều theo vụ mà rải rác trong năm gây khó khăn trong thu
hái), năng suất đạt thấp, … Nghĩa là các biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng
cho điều kiện ở Việt Nam chưa được hoàn thiện.
3. Chưa có những nghiên cứu toàn diện để sử
dụng tổng hợp các sản phẩm (dầu Diesel sinh học và các sản phẩm khác) từ cây
Cọc rào để từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế sản phẩm (bài toán kinh tế đối với
cây Cọc rào); vấn đề xử lý chất thải và công nghệ xử lý chất thải trong quá
trình chế biến Biodiesel từ cây Cọc rào cũng chưa được đề cập.
4. Chưa có nghiên cứu mang tính tổng thể về
chuỗi thị trường và tiềm năng hợp tác giữa các công ty trồng, chế biến Cọc rào,
người nông dân và nhà tiêu thụ để phục vụ cho chính sách phát triển Cọc rào ở
Việt Nam.
5. Đề án “Nghiên cứu, phát triển và sử
dụng sản phẩm cây Cọc rào (Jatropha curcas L.) ở Việt Nam giai đoạn 2008-2015
và tầm nhìn đến năm 2025” ra đời ở thời điểm thị trường quốc tế và giá cả
nguyên liệu có bước tăng trưởng nóng (Dầu thô tăng giá liên tục từ năm 2001 giá
1 thùng dầu thô trên thế giới là 20 USD, đến tháng 6 năm 2007 là 70 USD/thùng,
đến tháng 11/2007 đã đạt xấp xỉ 100 USD/thùng, và đến tháng 5 năm 2008 đã vượt
mức 130USD/thùng, nay chỉ còn ở mức khoảng 80USD/thùng và đi vào ổn định). Cùng
với sự thổi phồng của thông tin báo chí về ưu thế của loài cây này, dẫn đến
nhiều tổ chức, doanh nghiệp cá nhân đầu tư trồng cây Cọc rào trên diện rộng mà
chưa tính toán kỹ đến các yếu tố giống, kỹ thuật, thị trường tiêu thụ.
4. Đánh giá và kiến nghị của Bộ Nông nghiệp
và PTNT:
Theo Đề án “Nghiên cứu, phát triển và sử
dụng sản phẩm cây Cọc rào (Jatropha curcas L.) ở Việt Nam giai đoạn 2008-2015,
tầm nhìn đến 2025” của Bộ Nông nghiệp và PTNT:
- Về quỹ đất để trồng cây Cọc rào: chỉ xác
định 4 vùng sinh thái có lợi thế cạnh tranh để trồng cây Cọc rào là Tây Bắc,
Đông Bắc, Bắc Trung bộ và duyên hải Nam Trung bộ.
- Về mục tiêu giai đoạn 2008-2010: chỉ triển
khai nghiên cứu, trồng thử nghiệm, khảo nghiệm và sản xuất thử, xây dựng cơ chế
chính sách.
- Bên cạnh tính khả thi, Đề án cũng đã đưa ra
dự báo về rủi ro (về vấn đề kỹ thuật tạo giống, trồng chăm sóc cây Jatropha và
về giá cả kinh doanh của mặt hàng diesel sinh học).
Trên thực tế diện tích trồng cây Cọc rào chưa
nhiều, chủ yếu do các tổ chức, doanh nghiệp trồng thử nghiệm, còn lại là các
diện tích nhỏ trồng phân tán (chủ yếu làm hàng rào) trong dân. Tuy nhiên, do
những khó khăn, hạn chế như đã nêu, Bộ Nông nghiệp và PTNT dự kiến sẽ điều
chỉnh mục tiêu của Đề án “Nghiên cứu, phát triển và sử dụng sản phẩm cây Cọc
rào (Jatropha curcas L.) ở Việt Nam giai đoạn 2008 - 2015, tầm nhìn đến 2025”,
đồng thời đề nghị các địa phương chỉ cho phép triển khai mở rộng gây trồng khi
có các kết quả nghiên cứu, khảo nghiệm thành công./.
Nơi nhận:
-
Như trên;
- Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng;
- Bộ trưởng;
- VPCP;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Tổng cục V-Bộ Công an;
- Lưu: VT, TCLN.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Bùi Bá Bổng
|
BIỂU TỔNG HỢP
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN
JATROPHA TRÊN TOÀN QUỐC (ĐẾN THÁNG 9/2010)
(Kèm theo báo cáo số 3435/BC-BNN-LN ngày 21/10/2010 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn)
STT
|
Tổ chức, cá nhân
trồng Jatropha theo địa phương
|
DT dự kiến theo
giấy phép hoặc DA đầu tư (ha)
|
DT đất đã được
giao, cho thuê (ha)
|
Loại đất
|
DT đã trồng
Jatropha (ha)
|
Địa điểm
trồng
|
Thời gian
trồng
|
Tình hình
sinh trưởng, phát triển; năng suất
|
Ghi chú
|
I
|
Các tỉnh BC có gây
trồng Jatropha
|
86,360.2
|
26,930.2
|
|
3,358.8
|
|
|
|
|
1
|
Lai Châu
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Công ty cổ phần Minh Sơn (Dự án đầu
tư trồng rừng gắn với XD nhà máy chế biến gỗ và dầu Diesel sinh học từ cây
Jatropha)
|
5,140.2
|
5,140.2
|
đất trống QH rừng SX
|
64.0
|
H. Tân Uyên
|
2009
|
sinh trưởng PT kém
|
|
2
|
Cao Bằng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Công ty Tâm Việt + Tỉnh đoàn
|
|
|
|
6.0
|
Xã Lý Quốc, H.Hạ Lang
|
2009
|
mới trồng thử nghiệm, chưa có đánh giá
|
|
3
|
Hà Giang
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Công ty TNHH Đại Đồng (dự án Trồng
rừng nguyên liệu bằng cây Jatropha lấy hạt ép dầu biodiezel)
|
30,000.0
|
|
|
|
|
|
xin thuê đất và LDLK với dân nhưng chưa
triển khai thực hiện
|
Phê duyệt DA năm 2009
|
4
|
Yên Bái
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Công ty TNHH Trấn Gia
|
|
|
|
4.0
|
H. Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn
|
2008
|
Tình hình sinh trưởng và phát triển kém. Do
trồng thử nghiệm đang trong thời kỳ xây dựng cơ bản nên chưa đánh giá năng
suất
|
|
5
|
Phú Thọ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Công ty năng lượng Quốc tế CHLB Đức
ONYX - Hội KH đất Việt Nam
|
|
21.0
|
Đất Lâm nghiệp
|
5.0
|
Xã Phương Thịnh, Quang Húc, Hương
Nộn
|
Năm 2007, 2008
|
Cây sinh trưởng, phát triển kém
|
Hiện còn 1,0 ha
|
|
|
|
5.2
|
Xã Hưng Hóa
|
2009
|
Cây sinh trưởng, phát triển kém
|
Hiện còn 0 ha
|
|
|
|
5.5
|
Xã Dị Dậu
|
2009
|
Cây sinh trưởng, phát triển kém
|
Hiện còn 2,0 ha
|
|
|
|
4.3
|
Xã Dậu Dương
|
2009
|
Cây sinh trưởng, phát triển kém
|
Hiện còn 2,0 ha
|
|
|
|
1.0
|
Xã Dị Dậu
|
2010
|
Cây mới trồng
|
Hiện còn 1,0 ha
|
6
|
Lạng Sơn
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Công ty TNHH Núi Đầu (liên kết
với dân trồng)
|
|
|
|
2,473.0
|
X. Hữu Kiên, Nhân Lý - H. Chi Lăng;
X Chiêu Vũ, Tân Lập - H. Bắc Sơn; và 16 xã H. Tràng Định
|
2007-2009
|
Một số diện tích kiểm tra tỷ lệ cây sống
90%, Tuy nhiên, còn một số diện tích khác trồng không thành công, đang xác
định nguyên nhân
|
Công ty liên kết trồng trên đất của dân
(đầu tư cây giống, tiền công và nhận bao tiêu sản phẩm sau thu hoạch)
|
7
|
Bắc Giang
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Công ty TNHH Long Đỉnh Nguyên
|
|
|
|
2.0
|
X. Đông Sơn, H. Yên Thế
|
2009
|
|
|
8
|
Thanh Hóa
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Kiểm lâm vùng II
|
|
|
Phòng hộ
|
10,0
|
H. Hà Trung
|
2008
|
Sinh trưởng bình thường
|
Mô hình thử nghiệm làm đường băng cản lửa
|
|
2. TT NC, UD KHCNLN Thanh Hóa
|
|
|
3,62
|
H. Hà Trung
|
2008
|
|
3. Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn (Dự án
CDM đầu tư phát triển cây Jatropha và sản xuất nhiên liệu sinh học tại Thanh
Hóa)
|
|
100.0
|
Sản xuất
|
50,0
|
H. Thọ Xuân
|
2008
|
Sinh trưởng bình thường
|
|
|
4. Công ty giống cây trồng Nông - Lâm
nghiệp Đại Thịnh (Đề tài Trồng thử nghiệm và sản xuất dầu diesel sinh học)
|
|
|
Sản xuất
|
1,0
|
H. Thạch Thành
|
2007
|
Sinh trưởng bình thường
|
|
|
1,0
|
H. Thường Xuân
|
Năng suất 1987 kg/ha (H. Thạch Thành)
|
|
|
Dân tự trồng
|
|
|
|
100.0
|
H. Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát
|
|
Sinh trưởng bình thường
|
|
9
|
Nghệ An
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Công ty TNHH Kiều Phương
|
Trồng thử nghiệm trên đất công ty
|
Trồng thử nghiệm trên đất công ty
|
Đồi núi (feralit đỏ vàng)
|
25.0
|
Tiểu khu 860 - Xã Nghĩa Dũng - huyện Tân Kỳ
|
2008
|
Sinh trưởng kém, chết nhiều, chưa cho hoa
quả
|
Nên trồng trên đất cát, cát pha, thoát nước
tốt
|
|
2. Doanh nghiệp vườn rừng Chăn Bòng
|
Trồng thử nghiệm trên đất công ty
|
Trồng thử nghiệm trên đất công ty
|
Đất nông nghiệp
|
50.0
|
Xã Quỳnh Vinh - huyện Quỳnh Lưu
|
2008
|
Sinh trưởng kém, chết nhiều, chưa cho hoa
quả
|
Nên trồng trên vùng có khí hậu ổn định, ít
xảy ra sương muối
|
10
|
Quảng Bình
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Công ty TNHH Thương mại Tân Nhật Linh
|
20,873.0
|
18,569.0
|
đất NL
|
40.0
|
H. Lệ Thủy
|
2009
|
trung bình
|
|
|
|
|
2,304.0
|
đất NoN
|
80.0
|
TP Đồng Hới, H Quảng Ninh, Minh Hóa, Tuyên Hóa,
Quảng Trạch
|
2009
|
trung bình
|
|
11
|
Quảng Trị
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1. Công ty cổ phần Năng lượng xanh
|
25.0
|
25.0
|
Đất QH Lâm nghiệp
|
25.0
|
Huyện Hướng Hóa, Vĩnh Linh
|
Năm 2008
|
H(m): 0,4 - 0,7; D(cm): 0,2-0,4; Cành: 2-3
nhánh
|
|
|
2. Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển
Lũng Lô 5.
|
30,000.0
|
469.0
|
Đất QH Lâm nghiệp
|
34.5
|
Huyện Hướng Hóa
|
Năm 2009
|
Chưa có kiểm tra
|
|
12
|
TT Huế
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Công ty Năng lượng xanh
|
|
|
đất cát
|
10.0
|
xã Quảng Thái
|
12/2008
|
kém phát triển, 9 tháng sau khi trồng tỷ lệ
cây chết trên 50%. Lập địa đất cát không phù hợp. Chịu hạn tốt nhưng không
chịu được ngập úng mùa mưa
|
|
|
|
|
|
đất cát, đất đồi
|
71.9
|
các xã Phong Thu, Phong Hiền, Vinh Giang,
Vinh Hải, Phong Sơn, Lộc Thủy, Dương Hòa
|
2010
|
Khắc phục mô hình 2008, năm 2010 đã bố trí
trồng trên nhiều dạng lập địa. Hiện đang trong thời gian theo dõi, tỷ lệ sống
ban đầu cao, cây ổn định
|
|
13
|
Đắk Nông
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
HTX dịch vụ NN Sông Cầu
|
213.3
|
213.3
|
|
|
H. Krông Nô
|
|
dự kiến trồng hỗn giao với Dó bầu
|
chưa triển khai
|
|
|
|
|
|
3.0
|
H. Cư Jút
|
2009
|
trồng khảo nghiệm
|
vườn hộ gia đình
|
14
|
Lâm Đồng
Doanh nghiệp
|
|
|
|
5.0
|
H. Đức Trọng
|
2009
|
mới trồng thử nghiệm, chưa có số liệu đánh
giá
|
|
15
|
Quảng Nam
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Công ty TNHH SX-TM-DV Năng lượng xanh
|
|
|
|
4.0
|
xã Bình Tú, H. Thăng Bình
|
2007
|
Cây không phát triển được trên đất cát nội
đồng, hiện tỷ lệ cây sống rất ít
|
Trồng thử nghiệm
|
|
Ban Chủ nhiệm Đề tài KHCN thuộc Sở Nông
nghiệp và PTNT
|
1.0
|
1.0
|
đất sỏi, cát
|
1.0
|
H.Phú Ninh, Thăng Bình
|
2009
|
trồng khảo nghiệm, sinh trưởng bình thường
|
|
16
|
Khánh Hòa
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
BQL rừng phòng hộ Cam Luân
|
|
|
sườn đồi
|
1.8
|
xã Cam Phước Tây, H. Cam Lâm
|
Oct-09
|
tỷ lệ sống 95%, cây sinh trưởng trung bình
|
|
|
Hộ gia đình
|
|
|
đất cát
|
10.0
|
xã Vạn Bình. H. Vạn Ninh
|
Oct-10
|
tỷ lệ sống 98%, cây sinh trưởng trung bình
|
|
17
|
Bình Thuận
|
|
|
|
7.9
|
H. Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình,
Tuy Phong
|
2008
|
cây sinh trưởng kém, tỷ lệ ra hoa kết quả
thấp
|
|
18
|
Ninh Thuận
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Công ty CP Năng lượng xanh
|
20.0
|
|
đất cát, hoang hóa, bạc màu
|
317.7
|
các H. Ninh Thuận, Bác Ái, Ninh Sơn, Thuận
Nam, Ninh Phước
|
Sep-08
|
Tỷ lệ cây sống 95%
|
Cty dự kiến hợp đồng trồng trong dân từ
5.000 - 10.000 ha
|
Công ty TNHH RIN - Việt Nam
|
2.0
|
Ninh Sơn
|
Aug-10
|
Vườn giống
|
19
|
Bình Phước
BQL rừng phòng hộ Lộc Ninh
|
87.7
|
87.7
|
|
|
H. Lộc Ninh
|
|
đang hoàn thiện hồ sơ Dự án, dự kiến trồng
2011
|
Chưa trồng
|
II
|
Các tỉnh có BC không gây trồng Jatropha
|
|
|
|
|
|
1
|
Sơn La
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Tuyên Quang
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Thái Nguyên
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4
|
Vĩnh Phúc
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5
|
Bắc Kạn
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6
|
Quảng Ninh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7
|
Hải Phòng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8
|
Bắc Ninh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9
|
Hải Dương
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10
|
Thái Bình
|
|
|
|
|
|
|
|
|
11
|
Nam Định
|
|
|
|
|
|
|
|
|
12
|
Hà Tĩnh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
13
|
Đà Nẵng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
14
|
Kon Tum
|
|
|
|
|
|
|
|
|
15
|
Đắk Lắk
|
|
|
|
|
|
|
|
|
16
|
Lâm Đồng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
17
|
Bến Tre
|
|
|
|
|
|
|
|
|
18
|
Tiền Giang
|
|
|
|
|
|
|
|
|
19
|
Quảng Ngãi
|
|
|
|
|
|
|
|
|
20
|
Đồng Nai
|
|
|
|
|
|
|
|
|
21
|
Bà Rịa - Vũng Tàu
|
|
|
|
|
|
|
|
|
22
|
Tp Hồ Chí Minh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
23
|
Kiên Giang
|
|
|
|
|
|
|
|
|
24
|
Tây Ninh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
25
|
Đồng Tháp
|
|
|
|
|
|
|
|
|
26
|
Long An
|
|
|
|
|
|
|
|
|
27
|
Hậu Giang
|
|
|
|
|
|
|
|
|
28
|
An Giang
|
|
|
|
|
|
|
|
|
29
|
Bạc Liêu
|
|
|
|
|
|
|
|
|
30
|
Cà Mau
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Công văn 3435/BNN-TCLN báo cáo tình hình nghiên cứu và phát triển cây Cọc rào (Jatropha curcas L.) ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh
Công văn 3435/BNN-TCLN ngày 21/10/2010 báo cáo tình hình nghiên cứu và phát triển cây Cọc rào (Jatropha curcas L.) ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
3.281
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|