BỘ KẾ HOẠCH VÀ
ĐẦU TƯ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 8576/BKHĐT-KTNN
V/v gợi ý, hướng dẫn nguồn vốn ngân sách
Trung ương lồng ghép cho Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.
|
Hà Nội, ngày 25
tháng 10 năm 2012
|
Kính
gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương
Tại văn bản số 243/TB-VPCP ngày
10/7/2012 của Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh - Trưởng
ban chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
đã giao “Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì,
phối hợp với Bộ Tài chính khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn, gợi ý các địa
phương về cân đối các nguồn vốn từ ngân sách Trung ương để lồng ghép thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới”.
Thực hiện Ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ
tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh tại văn bản nêu trên, căn cứ Chỉ thị số 19/CT-TTg
ngày 18/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 và kế hoạch đầu tư từ
ngân sách nhà nước 3 năm 2013 - 2015, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gợi ý, hướng dẫn tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương về cân đối các nguồn
vốn từ ngân sách Trung ương để lồng
ghép thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới chi tiết như phụ lục
kèm theo.
Xin thông báo để Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương biết và triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: Tài chính, NN&PTNT;
- Các Vụ: ĐP, TH, TCTT;
- Lưu: VT, Vụ KTNN. Hiên.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đào Quang Thu
|
PHỤ LỤC
GỢI Ý,
HƯỚNG DẪN NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG ĐỂ LỒNG GHÉP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
(Kèm theo CV số 8576/BKHĐT-KTNN ngày 25/10/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư)
Tỉnh
Lạng Sơn
A. Các nguồn vốn ngân sách Trung
ương đầu tư trên địa bàn xã
I. Các nguồn vốn hỗ trợ có mục
tiêu từ ngân sách Trung ương
1. Chương trình phát triển kinh tế -
xã hội các vùng
2. Hỗ
trợ đầu tư trụ sở xã
3. Hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất và nước
sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo (Quyết định 134/QĐ-TTg)
4. Chương trình bố trí sắp xếp dân cư
nơi cần thiết
5. Bảo vệ và phát triển rừng bền vững
6. Chương trình di dân, định canh, định
cư cho đồng bào dân tộc thiểu số
7. Đầu tư phát triển kinh tế xã hội tuyến
biên giới Việt Trung
II. Các Chương trình mục tiêu quốc gia
1. Xây dựng nông thôn mới
2. Nước sạch và Vệ sinh môi trường
nông thôn
3. Việc làm (Dự án Đào tạo nghề cho
lao động nông thôn).
4. Giảm nghèo bền vững
5. Văn hóa
6. Phòng chống ma túy (Dự án xây dựng
xã, phường, thị trấn không tệ nạn ma túy)
7. Giáo dục và Đào tạo
8. Đưa thông tin về cơ sở miền núi,
vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo
9. An toàn vệ sinh thực phẩm
10. Dân số và kế hoạch hóa gia đình
11. Ứng phó với biến đổi khí hậu
III. Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ
Chương trình kiên cố hóa trường lớp học:
- Trường mầm non: Hùng Sơn; 10/10; Đại Đồng; Chi
Lăng (huyện Tràng Định); Hồng Phong (huyện Bình Gia); Nhật Tiến (huyện Hữu Lũng).
- Trường tiểu học: Quốc Khánh (huyện Tràng Định); Bắc
La (huyện Văn Lang); Vĩnh Quang; Quý Hòa (huyện Bình Gia); Thượng Cường (huyện
Chi Lăng);
- Trường THCS: Nhạc Kỳ (huyện Văn Lang); Hoa Thám,
Hồng Phong, Hưng Đạo (huyện Bình Gia); Trấn Yên, Chiến Thắng (huyện Chi Lăng);
Hữu Liên, Yên Vượng (huyện Hữu Lũng).
IV. Dự án ODA
- Chương trình đảm bảo chất lượng trường học SEQAP
V. Nguồn vốn sự nghiệp
1. Chương trình khuyến nông quốc gia
2. Chương trình khuyến công quốc gia
VI. Nguồn vốn ngân sách Trung ương khác
Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để thực
hiện các Chương tình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông
thôn, hạ tầng nuôi trông thủy sản và hạ tầng làng nghề ở nông thôn từ năm
2012-2015.
B. Nguyên tắc lồng ghép
- Việc lồng ghép các nguồn vốn phải được thực hiện
từ khâu lập, phân bổ, giao dự toán ngân sách và kế
hoạch đầu tư phát triển;
- Trong quá trình thực hiện lồng ghép các nguồn vốn
phải đảm bảo nguyên tắc không làm thay đổi mục tiêu, nhiệm vụ của từng chương
trình;
- Có thể lồng ghép nhiều nguồn vốn để thực hiện một
công trình (mỗi một nguồn vốn thực hiện một hợp phần của công trình);
- Việc lồng ghép các nguồn vốn phải phân định rõ được
từng khối lượng đối với từng nguồn vốn, tránh chồng chéo, trùng lắp.