BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số: 3893/BNN-PC
V/v báo cáo kết quả thi hành Luật TNBT của
Nhà nước năm 2010
|
Hà
Nội, ngày 23 tháng 11 năm 2010
|
Kính
gửi: Bộ Tư pháp
Trả lời công văn
số 3759/BTP-PLDSKT ngày 22/10/2010 của Bộ Tư pháp về việc báo cáo tình hình triển
khai thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2010, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn báo cáo như sau:
I. CÔNG TÁC TRIỂN
KHAI THI HÀNH LUẬT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC
1. Chương
trình, kế hoạch triển khai thi hành luật
Thi hành Luật
Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và Chỉ thị số 1565/CT-TTg ngày 21/01/2010 của
Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định
số 178/QĐ-BNN-PC ngày 21/01/2010 ban hành kế hoạch thực hiện Chỉ thị
1565/CT-TTg (sau đây viết tắt là kế hoạch 178). Một số Tổng cục, Cục thuộc
Bộ đã đưa nội dung triển khai Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước vào chương
trình, kế hoạch công tác pháp chế hoặc hoạt động thanh tra năm 2010 (Cục Quản
lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Thanh tra Bộ).
2. Các hoạt động
thực tế đã được triển khai
- Công tác xây dựng
văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của
Nhà nước: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Bộ kinh tế chuyên ngành,
không được cơ quan cấp trên giao thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật
hướng dẫn thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, do vậy Bộ triển
khai công tác này theo văn bản của cơ quan cấp trên và hướng dẫn của Bộ Tư
pháp.
- Công tác tuyên
truyền, phổ biến: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ động quán triệt,
tổ chức triển khai Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Chỉ thị 1565/CT-TTg
đến cán bộ công chức của đơn vị. Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn đã tổ chức tập huấn một số nội dung cơ bản về trách nhiệm bồi thường của
Nhà nước cho Chánh thanh tra, Thanh tra viên các Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Lãnh đạo và Chánh Thanh tra các Tổng cục, Cục quản lý Nhà nước
chuyên ngành thuộc Bộ (300 lượt người), Lãnh đạo và Chánh Thanh tra,
Thanh tra viên và cán bộ các cơ quan đơn vị thuộc Bộ (230 lượt người).
Một số Cục thuộc
Bộ đã ban hành văn bản yêu cầu cán bộ công chức triển khai thực hiện Luật Trách
nhiệm bồi thường của Nhà nước, nhằm nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm
trong thi hành công vụ, tránh sai sót dẫn tới việc phải giải quyết yêu cầu bồi
thường (Cục Bảo vệ thực vật, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản);
chủ động tổ chức tuyên truyền, quán triệt nội dung Luật Trách nhiệm bồi thường
của Nhà nước tại Cục và các đơn vị trực thuộc (Cục Quản lý chất lượng nông
lâm sản và thủy sản).
- Công tác rà
soát các quyết định, hành vi hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
đã chủ trì, phối hợp với các Cục, Vụ có liên quan rà soát, lập danh mục các quyết
định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường theo
quy định tại Điều 13 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước.
Đến nay đã có 40 đơn vị có báo cáo kết quả tự rà soát gửi về Thanh tra Bộ để tổng
hợp. Công tác rà soát các hành vi hành chính, quyết định hành chính có thể phát
sinh bồi thường nhà nước sẽ được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục
thực hiện thường xuyên.
- Việc bố trí
kinh phí đảm bảo công tác bồi thường Nhà nước: Tại kế hoạch số 178, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các đơn vị hàng năm xác định nhu cầu
kinh phí và lập dự toán ngân sách cho công tác bồi thường nhà nước gửi về Vụ tài
chính để tổng hợp dự toán, xét duyệt, quyết toán kinh phí theo quy định. Tuy
nhiên, Chỉ thị số 1565/CT-TTg và kế hoạch số 178 ban hành sau thời điểm lập kế
hoạch ngân sách năm 2010 nên các đơn vị thuộc Bộ chưa lập dự toán kinh phí năm
2010 cho công tác bồi thường nhà nước.
II. KẾT QUẢ
GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG
Trong năm 2010,
các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa nhận được đơn đề
nghị bồi thường nào theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
III. CÔNG TÁC
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BỒI THƯỜNG
1. Phân công
trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ quản lý Nhà nước về bồi thường
Tại kế hoạch
178, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao nhiệm vụ triển
khai thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước cho các đơn vị, cụ thể:
- Vụ Pháp chế có
trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc tổ chức triển khai thi hành Luật
Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước của các đơn vị thuộc Bộ; tổng hợp báo cáo về
công tác bồi thường của nhà nước theo yêu cầu của Chính phủ, Bộ Tư pháp; thực
hiện việc tuyên truyền, phổ biến Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước;
- Thanh tra Bộ
có trách nhiệm chủ trì rà soát các quyết định hành chính thuộc thẩm quyền của Bộ
thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường quy định tại Điều 13 Luật
Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; là đơn vị đầu mối giúp Bộ hướng dẫn thủ
tục giải quyết bồi thường Nhà nước cho các đơn vị; tổ chức tập huấn kỹ năng,
nghiệp vụ giải quyết bồi thường nhà nước cho cán bộ;
- Vụ Tài chính
có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị lập dự toán kinh phí hàng năm cho công tác
bồi thường Nhà nước, tổng hợp dự toán, xét duyệt quyết toán kinh phí phục vụ
công tác bồi thường Nhà nước của các đơn vị thuộc Bộ theo quy định của pháp luật;
- Văn phòng Bộ,
các Tổng cục, Cục thuộc Bộ tự rà soát các quyết định hành chính thuộc thẩm quyền
của đơn vị mình; phân công cán bộ theo dõi, thực hiện công tác bồi thường Nhà
nước; thực hiện giải quyết bồi thường nhà nước khi có đơn yêu cầu của tổ chức,
cá nhân bị hại liên quan đến hoạt động của đơn vị. Tại các Tổng cục, Cục đầu mối
thực hiện công tác này là Phòng Thanh tra – Pháp chế hoặc Văn phòng.
2. Công tác bố
trí cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về bồi thường
Tại Quyết định
178, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã yêu cầu các Tổng cục, Cục, Thanh
tra Bộ, Văn phòng Bộ phân công 01 Lãnh đạo và 02 chuyên viên có nhiệm vụ theo
dõi, giải quyết yêu cầu bồi thường khi có phát sinh trường hợp cán bộ, công chức
của đơn vị mình có hành vi vi phạm pháp luật thuộc phạm vi quy định tại Điều 13 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Đến nay, mỗi
vị đã cử 01 đồng chí Lãnh đạo và 01-02 chuyên viên giúp việc về công tác bồi
thường Nhà nước. Tuy nhiên, việc phân công cán bộ nói trên lấy từ nguồn cán bộ
hiện có của từng đơn vị, không có việc bổ sung thêm biên chế cán bộ thực hiện
nhiệm vụ quản lý Nhà nước về bồi thường, cán bộ được phân công hoạt động theo
chế độ kiêm nhiệm.
IV. CÁC KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC
1. Khó khăn,
vướng mắc
- Hiện tại việc
xác định các hành vi hành chính thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường nhà nước
theo Điều 13 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước còn
chung chung, cần hướng dẫn thể để các đơn vị thuộc Bộ xác định chính xác các
quyết định hành chính, hành vi hành chính có thể phát sinh bồi thường nhà nước.
- Chưa có văn bản
hướng dẫn việc xây dựng dự trù kinh phí cho hoạt động bồi thường nhà nước.
- Bồi thường nhà
nước là vấn đề mới nên công chức thực hiện còn bỡ ngỡ, chưa đủ kiến thức, trình
độ để có thể xử lý ngay những trường hợp yêu cầu bồi thường nhà nước. Lực lượng
cán bộ này cần phải được tập huấn kiến thức, kỹ năng thực hiện công tác bồi thường
Nhà nước.
- Tại các Bộ
kinh tế chuyên ngành không có biên chế cán bộ chuyên trách thực hiện công tác
quản lý Nhà nước về bồi thường.
2. Kiến nghị
- Đề nghị Bộ Tư pháp
tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ giải quyết bồi thường nhà nước cho
công chức các Bộ, cơ quan ngang Bộ.
- Kiến nghị cơ
quan nhà nước có thẩm quyền sớm có văn bản hướng dẫn Điều 13 Luật
Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước áp dụng trong hoạt động quản lý hành
chính nhà nước.
- Kiến nghị Bộ
Tư pháp, Bộ Tài chính liên tịch ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể việc tính
toán, xác định nhu cầu kinh phí và lập dự toán ngân sách cho công tác bồi thường
Nhà nước.
Trên đây là kết
quả thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2010 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, đề nghị Bộ Tư pháp tổng hợp, báo cáo Chính phủ.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Lưu: VT, PC.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Diệp Kỉnh Tần
|