BỘ LAO ĐỘNG
- THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2677/LĐTBXH-KHTC
V/v xây dựng dự toán ngân sách trung ương thực
hiện Pháp lệnh ưu đãi NCC với cách mạng năm 2021 và kế hoạch tài chính – NSNN
03 năm 2021-2023
|
Hà Nội, ngày
17 tháng 7 năm 2020
|
Kính gửi:
Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương
Thực hiện Luật ngân sách nhà nước; căn cứ các
Nghị định của Chính phủ: số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước; số 45/2017/NĐ-CP quy định chi
tiết lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm; căn cứ
các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính: số 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày
21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân
sách nhà nước; số 69/2017/TT-BTC ngày 07/7/2017 hướng dẫn lập kế hoạch tài
chính 05 năm và kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm. Để đảm bảo thời gian xây dựng
và tổng hợp dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 và kế hoạch tài chính – ngân
sách nhà nước 03 năm 2021-2023, Bộ hướng dẫn Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
các tỉnh, thành phố xây dựng dự toán ngân sách trung ương thực hiện Pháp lệnh
ưu đãi Người có công với cách mạng năm 2021 và kế hoạch tài chính – ngân sách
nhà nước 03 năm 2021-2023 như sau:
I. Đánh
giá tình hình thực hiện nhiệm vụ ngân sách nhà nước năm 2020 và giai đoạn
2016-2020
1. Căn cứ đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ ngân
sách nhà nước năm 2020 và giai đoạn 2016-2020
- Tình hình
biến động tăng, giảm đối tượng và số đối tượng thực tế hiện đang hưởng các chế
độ trợ cấp giai đoạn 2016-2019; tình hình thực hiện 6 tháng đầu năm và dự kiến
thực hiện cả năm 2020.
- Tình hình
thực hiện dự toán ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2019 thực hiện Pháp lệnh ưu
đãi người có công với cách mạng; tình hình thực hiện 6 tháng đầu năm và dự kiến
thực hiện cả năm 2020 (bao gồm cả điều chỉnh, bổ sung - nếu có).
- Các Công
văn của Bộ hướng dẫn triển khai dự toán thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có
công với cách mạng giai đoạn 2016-2019 và năm 2020.
- Thực hiện
các kết luận, kiến nghị của các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm toán… trong
quản lý kinh phí thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công.
- Báo cáo
đánh giá tình hình thực hiện và những khó khăn, vướng mắc trong quá thực hiện
các nhiệm vụ, cơ chế, chính sách và chế độ chi tiêu; đồng thời kiến nghị những
giải pháp khắc phục.
2.
Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên năm 2020
Tình hình
triển khai phân bổ, giao dự toán và thực hiện dự toán NSNN 6 tháng đầu năm và dự
kiến cả năm 2020 kinh phí thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
kết quả thực hiện; những khó khăn, vướng mắc và đề xuất biện pháp xử lý.
II. Xây
dựng dự toán năm 2021
1.
Kinh phí chi trả trợ cấp thường xuyên:
Kinh phí chi
trả trợ cấp hàng tháng và các khoản trợ cấp 1 lần theo chế độ thường xuyên: Căn
cứ Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết,
hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
Nghị định số 56/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng
dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà
mẹ Việt Nam anh hùng”; các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số
142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008, số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010 và số
62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011… và tình hình quản lý đối tượng thực tế tại địa
phương tại thời điểm báo cáo để xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Pháp lệnh
ưu đãi người có công với cách mạng năm 2021; mức trợ cấp, phụ cấp căn cứ theo
Nghị định số 58/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định mức trợ cấp,
phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng, tính đủ 12 tháng.
2.
Kinh phí chi trả trợ cấp 1 lần
Xây dựng dự
toán thực hiện trên cơ sở số hồ sơ của đối tượng còn tồn đọng, tiến độ duyệt hồ
sơ và các định mức chi trả theo quy định hiện hành và dự kiến số đối tượng mới,
kinh phí thực hiện các chế độ trợ cấp 1 lần theo Quyết định số 290/QĐ-TTg, Quyết
định số 59/QĐ-TTg; Quyết định số 62/QĐ-TTg, Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày
27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định số 23/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của
Chính phủ, Nghị định số 56/2013/NĐ-CP của Chính phủ…
3.
Kinh phí chi công việc phục vụ chế độ ưu đãi người có công
3.1. Đối với
kinh phí chi trả trang cấp dụng cụ chỉnh hình, phương tiện trợ giúp, kinh phí
điều trị - điều dưỡng và kinh phí mộ - nghĩa trang liệt sĩ: Căn cứ lập dự toán
theo Thông tư số 101/2018/TT-BTC ngày 14/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy
định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với
cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành Lao động - Thương
binh và Xã hội quản lý, gồm:
a/ Đối với
kinh phí chi trả trang cấp dụng cụ chỉnh hình và phương tiện trợ giúp: căn cứ
vào đối tượng, niên hạn cấp phát, mức chi trang cấp dụng cụ chỉnh hình và
phương tiện trợ giúp theo quy định.
b/ Đối với
kinh phí điều trị - điều dưỡng:
- Kinh phí
điều trị: căn cứ đối tượng người có công đang được nuôi dưỡng, điều trị tại
Trung tâm để làm cơ sở tính toán kinh phí hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh thông thường tại cơ sở; thuốc đặc trị
và các điều trị đặc biệt khác không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y
tế.
- Kinh phí
điều dưỡng: căn cứ chế độ điều dưỡng theo quy định và dự kiến cơ cấu điều dưỡng
tập trung và điều dưỡng tại gia đình để xây dựng dự toán kinh phí thực hiện điều
dưỡng đảm bảo tất cả các đối tượng đến niên hạn đều được hưởng chế độ điều dưỡng
theo quy định.
b/ Đối với
kinh phí công tác mộ, nghĩa trang liệt sỹ: Xây dựng kế hoạch chi tiết đến từng
công việc và công trình cụ thể, trong đó đảm bảo kinh phí cho công tác mộ; đồng
thời, sắp xếp thứ tự để ưu tiên bố trí vốn đối với các công trình đã hoàn
thành, bàn giao nhưng chưa bố trí đủ vốn; các công trình đang triển khai dở
dang; các công trình bị hư hỏng, xuống cấp do bão lụt, thiên tai cần sửa chữa gấp;
các công trình ghi công liệt sỹ của các xã, huyện mới chia tách hoặc chưa được
hỗ trợ. Dự toán kinh phí mộ, nghĩa trang liệt sĩ năm 2021 phải thuyết minh cụ
thể, rõ ràng, chi tiết phù hợp với khả năng đảm bảo của ngân sách nhà nước và
phải được trình duyệt, hoàn tất thủ tục theo đúng quy định tại Thông tư số
92/2017/TT-BTC ngày 18/9/2017 của Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, phân bổ
và quyết toán kinh phí để thực hiện sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng
cơ sở vật chất.
3.2. Đối với
kinh phí Hỗ trợ hoạt động của cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công:
a/ Báo cáo
số Trung tâm thực hiện công tác nuôi dưỡng, điều dưỡng (trong đó nêu rõ quy mô
của các cơ sở thực hiện công tác điều dưỡng tập trung: số giường điều dưỡng, tổng
số lượt điều dưỡng có thể thực hiện trong năm).
b/ Hỗ trợ
chi hoạt động phục vụ công tác nuôi dưỡng người có công tập trung: căn cứ số đối
tượng người có công đang được nuôi dưỡng, điều trị tập trung tại Trung tâm để
xây dựng dự toán kinh phí hỗ trợ.
c/ Kinh phí
hỗ trợ chi phí điện, nước và chi văn hóa văn nghệ, thể thao phục vụ công tác điều
dưỡng tập trung: Căn cứ cơ cấu điều dưỡng tập trung và mức chi để xây dựng dự
toán theo theo quy định
Đối với các
nội dung hỗ trợ mua sắm, sửa chữa đề nghị thuyết minh rõ mục đích, quy mô, dự
trù kinh phí; việc sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất phải được trình duyệt và
hoàn tất thủ tục theo đúng quy định tại Thông tư số 92/2017/TT-BTC ngày
18/9/2017 của Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh
phí để thực hiện sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất.
3.3. Kinh
phí chi công tác quản lý:
Căn cứ nội
dung chi quy định tại Thông tư số 101/2018/TT-BTC và các nhiệm vụ quản lý kinh phí,
quản lý đối tượng tại địa phương để xây dựng dự toán đảm bảo thực hiện các công
việc theo quy định.
III. Xây
dựng kế hoạch tài chính – NSNN 03 năm 2021-2023
1. Yêu cầu lập kế hoạch
Theo quy định
tại Luật NSNN năm 2015, Nghị định số 45/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi
tiết lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm và Thông
tư số 69/2017/TT-BTC ngày 07/7/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập kế hoạch tài
chính 05 năm và kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm, việc lập kế hoạch tài chính -
NSNN 03 năm 2021-2023 đảm bảo các yêu cầu sau:
Căn cứ kế
hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2020-2022 đã được xây dựng và nhu cầu kinh phí thực
hiện năm 2021; mức trợ cấp, phụ cấp theo Nghị định số 58/2019/NĐ-CP ngày
01/7/2019 của Chính phủ để xây dựng kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2021-2023
kinh phí thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Trường hợp nhu
cầu chi của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trong các
năm 2021-2023 tăng, giảm mạnh so với dự toán năm 2020 đã được giao và ước thực
hiện năm 2020, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố thuyết
minh, giải trình cụ thể nội dung tăng, giảm.
Việc lập,
báo cáo, tổng hợp và trình kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm
2021-2023 được tiến hành đồng thời với quá trình lập dự toán ngân sách nhà nước
năm 2021, sử dụng số dự kiến dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2021 làm cơ sở
xác định kế hoạch chi NSNN cho 02 năm 2022 và năm 2023.
2. Lập
kế hoạch chi NSNN 03 năm 2021-2023
- Kế hoạch
chi ngân sách nhà nước 03 năm 2021-2023 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
các tỉnh, thành phố được lập trên cơ sở dự kiến dự toán chi ngân sách nhà nước
năm 2021.
- Lập kế hoạch
phải đánh giá đầy đủ và phản ánh tình hình tăng, giảm đối tượng hưởng chế độ và
có nhiệm vụ, công việc phát sinh theo quy định để dự kiến và báo cáo nhu cầu
kinh phí thực hiện.
- Trong quá
trình xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2021, Sở Lao động – Thương
binh và Xã hội các tỉnh, thành phố xác định chi tiết chi tiêu cơ sở, chi tiêu mới
của địa phương mình cho năm dự toán 2021 để làm căn cứ xác định chi tiêu cơ sở,
chi tiêu mới và tổng hợp nhu cầu kinh phí trong kế hoạch chi năm 2022, năm 2023
(Lưu ý: Thuyết minh đầy đủ đối với kế hoạch tài chính – NSNN 03 năm
2021-2023).
Trường
hợp Bộ Tài chính có hướng dẫn bổ sung các nội dung mới trong việc xây dựng dự
toán ngân sách nhà nước năm 2021 và kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03
năm 2021-2023, Bộ sẽ hướng dẫn để Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh,
thành phố xây dựng dự toán bổ sung.
Yêu cầu các
đồng chí Giám đốc Sở chỉ đạo các đơn vị chuyên môn khẩn trương xây dựng dự toán
ngân sách trung ương thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng đầy
đủ các nội dung chi; thuyết minh cụ thể làm căn cứ tổng hợp và phân bổ dự toán
ngân sách năm 2021; tổng hợp kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 03 năm
2021-2023 theo các biểu mẫu (kèm Công văn hoặc địa chỉ http://www.molisa.gov.vn/Pages/VanBan/ChiDaoDieuHanh.aspx)
và gửi về Bộ (qua Vụ Kế hoạch - Tài chính, Cục Người có công) trước
ngày 27/7/2020, đồng thời gửi theo địa chỉ email:
[email protected]. Đối với các nội dung không đưa vào dự toán hoặc thuyết
minh không đầy đủ, kịp thời sẽ không được tổng hợp và phân bổ dự toán theo đúng
quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
Trong quá
trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ (qua Vụ Kế hoạch - Tài
chính, điện thoại: 043.8.269.544) để được hướng dẫn, giải đáp./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/cáo);
- TT Lê Tấn Dũng (để b/cáo);
- Cục NCC (p/hợp t/hiện);
- Lưu: VT, Vụ
KHTC.
|
TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ KẾ HOẠCH – TÀI CHÍNH
Phạm Quang Phụng
|
THUYẾT MINH DỰ TOÁN NĂM 2021
1. Tình hình thực hiện
dự toán năm 2020 và giai đoạn 2016-2020
- Báo cáo về
tổng số đối tượng đang đang hưởng trợ cấp.
- Đánh giá
tình hình thực hiện phân bổ, giao và chấp hành dự toán.
- Đánh giá,
báo cáo việc thực hiện các văn bản chỉ đạo, điều hành của Bộ.
- Thực hiện
các kết luận, kiến nghị của cơ quan thanh tra, kiểm toán.
- Những khó
khăn, vướng mắc trong quá thực hiện các nhiệm vụ, cơ chế, chính sách và chế độ
chi tiêu; kiến nghị giải pháp khắc phục.
2. Xây dựng dự toán
năm 2021
- Căn cứ đối tượng
đang hưởng trợ cấp hàng tháng năm 2020 và dự kiến biến động tăng, giảm trong
năm 2021 để dự toán kinh phí thực hiện.
- Kinh phí điều trị:
Căn cứ số đối tượng đang được nuôi dưỡng, điều trị tập trung tại các Trung tâm
(chi tiết từng loại đối tượng) để xây dựng dự toán kinh phí mua thuốc điều trị
cho đối tượng.
- Kinh phí điều dưỡng:
Căn cứ số đối tượng đến niên hạn hưởng chế độ điều dưỡng, căn cứ khả năng thực
hiện điều dưỡng tập trung để xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí điều dưỡng tập
trung và điều dưỡng tại gia đình.
- Kinh phí chi dụng cụ
chỉnh hình và phương tiện trợ giúp: Rà soát, xây dựng dự toán theo chế độ, niên
hạn cấp dụng cụ chỉnh hình và phương tiện trợ giúp của các đối tượng theo quy định.
- Kinh phí
Hỗ trợ hoạt động của cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công: Báo cáo về quy
mô hoạt động của các cơ sở thực hiện nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công,
trong đó: Đối với các cơ sở nuôi dưỡng, báo cáo về cơ sở vật chất, tổng số đối
tượng đang nuôi dưỡng tập trung (chi tiết từng loại đối tượng). Đối với các cơ
sở điều dưỡng tập trung: Báo cáo về quy mô đầu tư, tổng số giường điều dưỡng, tổng
số lượt điều dưỡng dự kiến trong năm.
- Kinh phí
hỗ trợ chi phí điện, nước và chi văn hóa văn nghệ, thể thao phục vụ công tác điều
dưỡng tập trung: Căn cứ cơ cấu điều dưỡng tập trung và mức chi để xây dựng dự
toán theo theo quy định
- Kinh phí
mộ - nghĩa trang liệt sĩ: Báo cáo tổng số mộ, nghĩa trang liệt sĩ, các công
trình ghi công liệt sĩ đang quản lý; kế hoạch xây dựng, nâng cấp, sửa chữa mộ,
nghĩa trang liệt sĩ, các công trình ghi công liệt sĩ; trong đó sắp xếp thứ tự
ưu tiên: Các công trình đã hoàn thành, đưa vào sử dụng chưa bố trí đủ kinh phí;
các công trình đang triển khai dở dang tiếp tục bố trí vốn để hoàn thành năm
2021; các công trình bị ảnh hưởng bão lụt, thiên tai cần sửa chữa gấp; các công
trình tại địa bàn mới chia tách tái lập chưa được hỗ trợ kinh phí.
- Kinh phí
chi công tác quản lý: Căn cứ nội dung chi quy định tại Thông tư số
101/2018/TT-BTC và các nhiệm vụ quản lý kinh phí, quản lý đối tượng tại địa
phương để xây dựng dự toán đảm bảo thực hiện các công việc theo quy định.
- Những kiến nghị, đề
xuất khác (nếu có)./.