TÒA
ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 22/TANDTC-KHTC
V/v thực hiện Chương trình tổng thể
của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí năm 2022
|
Hà Nội, ngày 09 tháng 02 năm 2022
|
Kính
gửi:
|
- Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương;
- Các đơn vị trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao.
|
Thực hiện Quyết định số 2262/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
hành Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
năm 2022, Tòa án nhân dân tối cao triển khai thực hiện các nội dung như sau:
I. Mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm của thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022
1. Mục tiêu
Mục tiêu của thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí (sau đây gọi tắt là THTK, CLP) năm 2022 là tăng cường THTK, CLP
trong quản lý và sử dụng nguồn ngân sách nhà nước được giao hàng năm. Nâng cao ý thức, nhận thức của công chức, viên chức,
người lao động về THTK, CLP trong quá trình thực thi nhiệm vụ được giao góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng nguồn kinh phí,
đảm bảo hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu
cầu cải cách tư pháp và các chỉ tiêu, yêu cầu mà các Nghị quyết của Quốc hội đề
ra.
2. Yêu cầu
- Bám sát các yêu cầu, nhiệm vụ, chỉ
tiêu, giải pháp tại Chương trình tổng thể về THTK, CLP của Chính phủ giai đoạn
2021-2025;
- Phải đảm bảo
thực chất, có kết quả cụ thể, gắn với tăng cường công tác
thanh tra, kiểm tra, giám sát, thúc đẩy cải cách hành
chính, sắp xếp tổ chức bộ máy, phòng chống tham nhũng,
tiêu cực.
3. Nhiệm vụ trọng tâm
Công tác THTK,
CLP năm 2022 cần tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
a) Quản lý chặt chẽ
việc sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước; bảo đảm chi ngân sách nhà nước tiết kiệm, hiệu quả và theo đúng dự toán được giao;
b) Tăng cường quản lý, quyết liệt đẩy
mạnh giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công gắn với sử dụng
vốn đầu tư công có hiệu quả;
c) Đẩy mạnh triển khai thi hành Luật
Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật,
góp phần quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, khai thác có
hiệu quả tài sản công, phòng, chống thất
thoát, lãng phí, tham nhũng;
d) Tiếp tục đổi
mới, sắp xếp tổ chức bộ máy đảm bảo
tinh gọn, hoạt động hiệu quả. Tinh giản biên chế gắn với
cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để sử dụng hiệu quả chi thường xuyên của ngân sách nhà nước, góp phần cải
cách chính sách tiền lương;
e) Tăng cường ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động chuyên môn nghiệp vụ và trong hoạt động quản lý, điều
hành; tiếp tục đổi mới thủ tục hành chính - tư pháp, đảm bảo công khai minh
bạch các hoạt động của Tòa án;
f) Tăng cường công tác phổ biến,
tuyên truyền cũng như thanh tra, kiểm tra về THTK, CLP gắn
với cơ chế khen thưởng, kỷ luật kịp thời nhằm tạo sự chuyển biến rõ nét về nhận thức và tổ chức thực hiện ở các đơn vị.
II. Một số chỉ tiêu tiết kiệm,
chống lãng phí
1. Trong quản lý, sử dụng kinh phí
chi thường xuyên của ngân sách nhà nước
Quản lý chặt chẽ việc sử dụng kinh
phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước; bảo đảm chi ngân sách nhà nước tiết kiệm, hiệu quả
và theo đúng dự toán được giao. Triệt để tiết kiệm ngay từ
khâu lập, phân bổ, giao dự toán ngân sách cho các đơn vị, trong đó:
- Tiết kiệm và cắt giảm bình quân 10%
dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp
theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo
chế độ) so với dự toán năm 2021;
- Tiếp tục triệt để tiết giảm các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách như đoàn ra, đoàn vào, khánh tiết, hội thảo, hội nghị...;
- Tiết kiệm triệt để trong quản lý,
sử dụng kinh phí của đề tài nghiên cứu khoa học, không đề
xuất, phê duyệt các đề tài nghiên cứu khoa học có nội dung trùng lặp, thiếu
tính khả thi. Thực hiện công khai về nội dung thực hiện nhiệm vụ khoa học và
công nghệ theo quy định pháp luật;
- Sử dụng hiệu quả kinh phí ngân sách
nhà nước thực hiện nhiệm vụ giáo dục, đào tạo;
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả
hoạt động đơn vị sự nghiệp công lập theo tinh thần Nghị quyết số
19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp
hành Trung ương Đảng khóa XII. Triển khai việc giao quyền tự chủ toàn diện cho
khu vực sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày
21/6/2021 của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công
lập. Các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên thuộc
Tòa án nhân dân tối cao xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2022 giảm
tối thiểu 2,5% chi hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước.
2. Trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư
công
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các
quy định của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 và các văn
bản hướng dẫn Luật;
- Thực hiện tiết kiệm từ chủ trương
đầu tư, chỉ quyết định chủ trương đầu tư các dự án có hiệu quả và phù hợp với
khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công; đảm bảo 100% các
dự án đầu tư công có đầy đủ thủ tục theo quy định của Luật
đầu tư công.
- Tập trung đầu tư có trọng điểm các
dự án xây dựng trụ sở Tòa án nhân dân cấp tỉnh, bố trí vốn đúng quy định, đảm
bảo sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả, tránh đầu tư dàn trải, lãng phí, kém hiệu
quả;
- Tăng cường công tác quản lý đầu tư
xây dựng cơ bản: kịp thời cập nhật và hướng dẫn chủ đầu tư các dự án thuộc hệ
thống Tòa án nhân dân các quy định mới của pháp luật về
đầu tư công, quản lý dự án; xây dựng kế hoạch đi kiểm tra
thực tế các dự án; tăng cường công tác giám sát việc phê duyệt dự án đầu tư, dự
toán xây dựng công trình của chủ đầu tư;
- Nâng cao công tác thẩm định phê
duyệt quyết toán dự án hoàn thành: Có kế hoạch mở các lớp tập huấn cho bộ phận
thẩm định quyết toán dự án hoàn thành bảo đảm việc thẩm định được chặt chẽ,
tránh sai số;
- Tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư theo
đúng quy định của Nhà nước đảm bảo tiến độ thực hiện dự án và thời hạn giải
ngân, sử dụng vốn hiệu quả. Tăng cường công tác quyết toán dự án hoàn thành.
3. Trong quản lý, sử dụng tài sản công
- Tiếp tục triển khai đồng bộ Luật
Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 và thực hiện nghiêm các văn bản hướng
dẫn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công và khai thác hợp lý
các nguồn lực từ tài sản công theo Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 10/12/2019 của Thủ
tướng Chính phủ.
- Tiếp tục tổ chức rà soát, sắp xếp
lại tài sản công, đặc biệt là đối với các cơ sở nhà, đất theo quy định tại Nghị
định số 167/2017/NĐ-CP về sắp xếp lại, xử lý tài sản công, Nghị định số
67/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 167/2017/NĐ-CP , bảo
đảm tài sản công sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức theo chế độ quy
định và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ; kiên quyết thu hồi các tài sản sử dụng
sai đối tượng, sai mục đích, vượt tiêu chuẩn, định mức; tổ chức xử lý tài sản
đúng pháp luật, công khai, minh bạch, không để lãng phí, thất thoát tài sản
công. Thực hiện nghiêm quy định pháp luật về đấu giá khi bán, chuyển nhượng tài sản công; xử lý nghiêm các sai phạm trong quản lý, sử dụng
tài sản công.
- Thực hiện mua sắm tài sản theo đúng
tiêu chuẩn, định mức và chế độ quy định đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, công khai,
minh bạch; triển khai đồng bộ, có hiệu quả phương thức mua
sắm tập trung.
- Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lý tài sản công. Đây là nhiệm vụ
thiết thực trong công tác quản lý, những hiệu quả mang lại từ công nghệ không
chỉ giúp giảm bớt số lượng sổ sách
ghi chép mà còn giúp tiết kiệm chi phí, thời gian trong quản lý theo dõi tài
sản, tăng tính chính xác về thông tin tài sản.
4. Trong quản lý, sử dụng lao động và
thời gian lao động
- Tiếp tục đổi
mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống Tòa án tinh gọn, hiệu quả; tinh giản
biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức, người lao động;
- Xây dựng chế độ chính sách tiền
lương mới phù hợp với tính chất công việc đặc thù của Tòa
án nhân dân theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII;
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành
chính, gắn kết chặt chẽ với việc kiện toàn tổ chức, bảo
đảm dân chủ, công khai, minh bạch, chuyên nghiệp, phục vụ nhân dân. Tăng cường
ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Tòa án nhân dân, hướng tới xây
dựng Tòa án điện tử đáp ứng yêu cầu
cải cách tư pháp trong thời đại số.
III. Giải pháp thực hiện
1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ
đạo về THTK, CLP tại các Tòa án. Thủ trưởng các đơn vị quán triệt việc thực
hiện các mục tiêu, chỉ tiêu THTK, CLP năm 2022 theo định hướng,
chủ trương của Đảng về THTK, CLP, xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, xuyên
suốt cả nhiệm kỳ công tác. Xây dựng kế hoạch thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu
tiết kiệm cho từng năm, trong đó cần phân công rõ ràng trách nhiệm của từng đơn
vị trực thuộc, từng cán bộ, công chức, viên chức, gắn với công tác kiểm tra,
đánh giá thường xuyên, đảm bảo việc thực hiện Chương trình đạt hiệu quả.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật về THTK, CLP và các chủ trương, chính sách mới của
Đảng và Nhà nước có liên quan đến THTK, CLP thông qua các hình thức đa dạng
nhằm nâng cao, thống nhất nhận thức, trách nhiệm về mục tiêu, yêu cầu, ý nghĩa
của công tác THTK, CLP.
3. Tăng cường công tác chỉ đạo, điều
hành và tổ chức THTK, CLP trên các lĩnh vực, nhất là trong quản lý, sử dụng
ngân sách nhà nước, quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý, sử dụng tài
sản công: Điều hành, quản lý chi trong phạm vi dự toán
được giao, đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ quy định; thực hiện triệt để
tiết kiệm toàn diện trên các nội dung chi, nâng cao hiệu quả
sử dụng ngân sách đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lý tài sản công; tổ chức triển khai thực hiện đúng
các quy định của luật đầu tư công; thực hiện tốt công tác chuẩn bị đầu tư; nâng
cao chất lượng công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, bảo đảm lực chọn nhà thầu
có đầy đủ năng lực thực hiện dự án theo đúng tiến độ quy định; Công khai, minh
bạch thông tin và tăng cường giám sát, đánh giá, kiểm tra trong quá trình đầu
tư công; chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí trong đầu tư công; tăng cường
công khai, minh bạch trong hoạt động công vụ; thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, góp phần nâng
cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống Tòa án nhân dân...
4. Đẩy mạnh thực hiện công khai, nâng
cao hiệu quả giám sát THTK, CLP. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước phải thực hiện trách nhiệm
công khai theo đúng quy định của pháp luật; trong đó, chú trọng thực hiện công
khai việc sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính được giao, các nội
dung đầu tư công theo quy định của pháp luật; thực hiện công khai hành vi lãng
phí, kết quả xử lý hành vi lãng phí theo quy định.
5. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm
tra, giám sát việc xây dựng và thực hiện Chương trình THTK, CLP; thanh tra,
kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong các lĩnh vực theo quy
định của Luật THTK, CLP; xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể một số nội dung như:
quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, nhà công vụ, tình hình triển khai thực hiện
các dự án đầu tư công, mua sắm, trang bị quản lý, sử dụng phương tiện đi lại,
trang thiết bị làm việc..., công tác tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ... Thủ trưởng
các đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra, tự kiểm tra tại các đơn vị mình
và chỉ đạo công tác kiểm tra, tự kiểm tra tại đơn vị cấp dưới trực thuộc. Đối
với những vi phạm được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra, thủ trưởng
đơn vị phải khắc phục, xử lý hoặc đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền có
biện pháp xử lý.
6. Đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện
đại hóa quản lý; gắn THTK, CLP với công tác đấu tranh
phòng, chống tham nhũng; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông
tin trong hoạt động của hệ thống Tòa án nhân dân, hướng tới xây dựng Tòa án
điện tử đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong thời đại số.
IV. Tổ chức thực hiện
1. Căn cứ Chương trình tổng thể về
THTK, CLP năm 2022, yêu cầu Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc Tòa án
nhân dân tối cao chỉ đạo, quán triệt, triển khai cụ thể hóa
các mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm, chỉ tiêu đánh giá tiết kiệm và yêu cầu chống lãng
phí của cơ quan, đơn vị mình; xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm cũng như những giải
pháp, biện pháp cần thực hiện để đạt được mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm đặt ra.
2. Nâng cao trách nhiệm của người
đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện kiểm tra, kịp thời làm rõ lãng
phí khi có thông tin phát hiện để xử lý nghiêm đối với các
tổ chức, cá nhân trong phạm vi quản lý có hành vi lãng phí. Tăng cường công tác
thanh tra, kiểm tra, giám sát việc xây dựng và thực hiện Chương trình THTK, CLP
năm 2022 trong phạm vi quản lý.
3. Thực hiện công khai trong THTK,
CLP đặc biệt là công khai các hành vi lãng phí và kết quả xử lý hành vi lãng
phí.
4. Hàng năm,
thực hiện báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Chương trình THTK, CLP và thực
hiện đánh giá kết quả THTK, CLP trong chi thường xuyên
theo tiêu chí quy định tại Thông tư số 129/2017/TT-BTC ngày 04/12/2017 của Bộ
Tài chính gửi về Tòa án nhân dân tối
cao để tổng hợp báo cáo tình hình
thực hiện Chương trình tổng thể của Chính phủ về THTK, CLP.
Giao các đơn vị chuyên môn thuộc Tòa án nhân dân tối cao thực hiện kiểm tra việc triển khai thực
hiện các quy định của pháp luật về THTK, CLP của Tòa án nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương, trong đó có kiểm tra việc triển
khai thực hiện Chương trình THTK, CLP của hệ thống Tòa án nhân dân và việc xây
dựng, ban hành Chương trình THTK, CLP của các đơn vị, báo cáo lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao để báo cáo Chính phủ theo quy định./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Đ/c Chánh án (để b/c);
- Đ/c PCA Nguyễn Văn Du (để chỉ đạo);
- Các Đ/c Phó Chánh án TANDTC (để biết);
- Bộ Tài chính;
- Văn phòng chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử TANDTC (để đăng);
- Lưu: VT. Cục KHTC.
|
KT. CHÁNH ÁN
PHÓ CHÁNH ÁN
Nguyễn Văn Du
|