BỘ TƯ PHÁP
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1242/BTP-KHTC
V/v
thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2015 theo Nghị
quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2015 của Chính phủ
|
Hà Nội,
ngày 16 tháng 4 năm 2015
|
Kính gửi: Thủ trưởng
các đơn vị dự toán thuộc Bộ
Thực hiện Nghị quyết
số 01/NQ-CP ngày 03/01/2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu
chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán
ngân sách năm 2015; Công văn số 3695/BTC-HCSN ngày 20/3/2015 của Bộ Tài chính
về việc thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2015 theo
Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2015 của Chính phủ, Bộ Tư pháp hướng dẫn một
số nội dung về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2015 có liên
quan đến việc tổ chức thực hiện dự toán của các đơn vị dự toán thuộc Bộ, cụ thể
như sau:
1. Về việc
dừng thực hiện và hủy bỏ đối với các khoản chi thường xuyên
1.1. Dừng thực hiện
và hủy bỏ đối với các khoản kinh phí mua sắm, sửa chữa đã bố trí trong dự toán
ngân sách giao đầu năm, nhưng đến ngày 30/6/2015 chưa được phê duyệt dự toán,
chưa thực hiện bất kỳ công việc nào của công tác tổ chức lựa chọn nhà thầu theo
quy định của Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn Luật (trừ một số trường
hợp: các khoản kinh phí được phép thực hiện theo tiến độ quy định tại các văn
bản pháp luật hiện hành và các trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết
định).
Các đơn vị dự toán thực
hiện rà soát và gửi kết quả rà soát cắt giảm kinh phí mua sắm, sửa chữa đã bố
trí trong dự toán ngân sách giao đầu năm, nhưng đến ngày 30/6/2015 chưa thực
hiện về Bộ (Vụ Kế hoạch-Tài chính) để Bộ quyết định điều chỉnh giảm dự toán của
đơn vị và gửi Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước (nơi kiểm soát, thanh toán) để
thực hiện kiểm soát chi (theo mẫu tại Phụ lục kèm theo).
Trường hợp các đơn vị
không gửi kết quả rà soát, cắt giảm thì Kho bạc Nhà nước tiếp tục thực hiện
kiểm soát thanh toán cho đơn vị theo dự toán ngân sách nhà nước được giao theo
quy định hiện hành. Trong quá trình kiểm soát chi, trường hợp Kho bạc Nhà nước
phát hiện các khoản kinh phí mua sắm, sửa chữa đã bố trí trong dự toán ngân
sách giao đầu năm nhưng đến ngày 30/6/2015 chưa được phê duyệt dự toán, chưa
thực hiện bất kỳ công việc nào của công tác tổ chức lựa chọn nhà thầu, thì Kho
bạc Nhà nước sẽ tạm dừng thanh toán, đồng thời báo cáo Bộ Tài chính để tổng hợp
báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
1.2. Đối với việc mua
sắm xe ô tô thực hiện theo hướng dẫn tại Mục 1.1 Phần III Công văn số 582/BTP-KHTC
ngày 27/02/2015 của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn thực hiện ngân sách nhà nước
năm 2015.
2. Về tiết
kiệm các khoản chi thường xuyên, đề nghị các đơn vị dự toán thực hiện các nội
dung sau:
2.1. Thực hiện các yêu cầu về tiết
kiệm, chống lãng phí theo Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Nghị định
số 84/2014/NĐ-CP ngày 08/9/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của
Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Thông tư số 188/2014/TT-BTC ngày
10/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số
84/2014/NĐ-CP ngày 08/9/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của
Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
2.2. Thực hiện tiết kiệm triệt để các
khoản chi thường xuyên, chi cho bộ máy quản lý nhà nước, chi hoạt động của đơn
vị sự nghiệp công, nhất là các khoản chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng
phẩm, sách, báo, tạp chí, xăng dầu, chi phí khánh tiết, hội nghị, hội thảo, lễ
hội, lễ kỷ niệm, động thổ, khởi công, khánh thành công trình, công tác phí
trong nước và đi công tác nước ngoài từ ngân sách nhà nước. Cụ thể như sau:
a) Chi đi công tác nước ngoài: Thực
hiện rà soát để dừng các đoàn đi công tác nước ngoài không thực sự cần thiết
theo đúng tinh thần Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 21/7/2014 của Bộ Chính trị về tăng
cường quản lý các đoàn đi công tác nước ngoài.
b) Chi phí đi
công tác trong nước: Rà soát việc tổ chức các đoàn công tác theo tinh thần
triệt để tiết kiệm, nắm thông tin trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao của
các cơ quan, đơn vị. Trường hợp cần thiết phải tổ chức đoàn công tác, phải xác
định cụ thể nhiệm vụ của từng thành viên trong đoàn, triệt để ngăn chặn việc
kết hợp đi công tác với tham quan, du lịch. Rà soát kỹ các chương trình kiểm
tra, thanh tra, các đoàn công tác từ cấp trên xuống cấp dưới, bảo đảm gọn nhẹ,
tiết kiệm, hiệu quả; không tổ chức đón tiếp gây tốn kém chi phí đối với cấp
dưới và các cơ quan có liên quan.
c) Chi phí văn phòng phẩm: Triệt để
tiết kiệm trong sử dụng văn phòng phẩm, thực hiện nhận văn bản chỉ đạo qua mạng
công nghệ thông tin để hạn chế in, sao chụp giấy tờ không cần thiết, tăng cường
tận dụng giấy in 2 mặt.
d) Chi phí sử dụng điện: Thực hiện
tiết kiệm điện theo Thông tư liên tịch số 111/2009/TTLT-BTC-BCT ngày 01/6/2009
của liên Bộ Tài chính - Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện tiết kiệm điện trong
các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.
e) Chi khánh tiết, hội nghị, hội thảo,
lễ hội, lễ kỷ niệm, động thổ, khởi công, khánh thành công trình:
- Thực hiện nghiêm túc quy định về chế
độ chi tiêu tổ chức hội nghị, hội thảo; chế độ tiếp khách trong nước và quốc
tế; hạn chế tình trạng phô trương, hình thức, tiếp khách tràn lan gây lãng phí
ngân sách nhà nước. Cắt giảm tối đa các khoản chi khánh tiết, hội nghị, hội
thảo, lễ hội, tổ chức các lễ kỷ niệm, lễ khởi công, lễ khánh thành; không tổ
chức các hội nghị, hội thảo có nội dung không thiết thực.
- Thực hiện lồng ghép các nội dung,
vấn đề, công việc cần xử lý và kết hợp hợp lý các loại cuộc họp; chuẩn bị kỹ
đầy đủ đúng yêu cầu, nội dung cuộc họp, tùy theo tính chất, nội dung, mục đích,
yêu cầu của cuộc họp, người triệu tập cuộc họp phải cân nhắc kỹ và quyết định
thành phần, số lượng người tham dự cuộc họp cho phù hợp, bảo đảm tiết kiệm và
hiệu quả.
- Tăng cường sử dụng hình thức họp
trực tuyến trong chỉ đạo điều hành và xử lý các công việc liên quan… qua đó
tiết kiệm chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, xăng dầu, tiếp khách
trong nước, đi lại, ăn ở của đại biểu.
- Hạn chế tối đa việc tổ chức họp tập
trung (trừ các cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước); đối với các cuộc họp, hội
nghị bắt buộc phải tổ chức trên phạm vi toàn quốc, toàn ngành phải được cấp có
thẩm quyền đồng ý bằng văn bản (cuộc họp do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức phải được sự
đồng ý của Thủ tướng Chính phủ).
2.3. Thực hiện công khai đối với các
khoản chi phí khánh tiết, hội nghị, hội thảo, lễ hội, động thổ, khởi công,
khánh thành công trình và đi công tác nước ngoài từ ngân sách nhà nước. Cụ thể
như sau:
- Nội dung công khai:
Dự toán đã bố trí, kinh phí đã phân bổ, sử dụng, số lượng đoàn đi công tác nước
ngoài.
- Hình thức công khai: Phù hợp với
hoạt động của đơn vị (niêm yết công khai tại trụ sở làm việc, trên trang thông
tin điện tử...).
3. Về chế độ báo cáo
Định kỳ hàng quý các đơn vị dự toán báo
cáo tình hình thực hiện trước ngày 25 của tháng cuối các quý II, III,
IV để Bộ tổng hợp báo cáo gửi Bộ Tài chính theo quy định.
Riêng đối với các nội dung quy định
tại Mục 1 Công văn này, các đơn vị dự toán thực hiện báo cáo tình hình thực
hiện (cùng với các nội dung nêu tại Mục 2) vào quý III và quý IV (trước ngày 25
của tháng cuối quý).
Căn cứ hướng dẫn tại Công văn này, các
đơn vị dự toán cấp II có trách nhiệm hướng dẫn việc tổ chức thực hiện và chế độ
báo cáo cho các đơn vị dự toán trực thuộc.
Trong quá trình thực hiện, nếu có
vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ (Vụ Kế hoạch - Tài chính) để hướng dẫn, giải
quyết kịp thời./.
Nơi nhận:
-
Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Lưu: VT, Vụ KHTC.
|
TL. BỘ
TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ KẾ HOẠCH -TÀI CHÍNH
Nguyễn Đình Tạp
|
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|