Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 789/BNN-HTQT Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Bùi Bá Bổng
Ngày ban hành: 25/03/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 789/BNN-HTQT
V/v: Tình hình hợp tác giữa Việt Nam và Niu Di-lân

Hà Nội, ngày 25 tháng 03 năm 2011

 

Kính gửi: Bộ Ngoại giao

Phúc đáp công văn số 807/BNG-ĐNA-m ngày 26/5/2010 của Bộ Ngoại Giao về tình hình hợp tác giữa Niu Di-lân, Bộ Nông nghiệp và PTNT xin báo cáo như sau:

1. Tình hình hợp tác chung

Hiện nay các chương trình hợp tác giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT và Niu Di-lân chủ yếu tập trung trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực: đào tạo tiếng Anh, đào tạo sau đại học các chuyên ngành thú y và dịch tế học thú y, trồng trọt, kinh tế học nông nghiệp, nông học và khoa học làm vườn, quản lý tài nguyên, an toàn thực phẩm và chất lượng thực phẩm.

Ngoài ra, Chính phủ Niu Di-lân rất tích cực trong việc hỗ trợ Việt Nam phòng chống cúm gia cầm thông qua tài trợ: “Chương trình hành động Quốc gia Phòng chống cúm gia cầm và cúm ở người”, dự án “Phát triển các kỹ năng dịch tễ học và thông tin kỹ thuật nhằm hỗ trợ công tác quản lý và khống chế cúm gia cầm thể độc lực cao tại Việt Nam”.

Bên cạnh đó, Chính phủ Niu Di-lân còn hỗ trợ Bô Nông nghiệp và PTNT một số dự án nhỏ như: hỗ trợ khẩn cấp để khôi phục sản xuất trồng trọt ở một số tỉnh miền Bắc sau đợt lũ lụt vụ Mùa, vụ Đông 2008 hoặc dự án vùng như: “Tăng cường năng lực kiểm dịch thực vật”; “An toàn đập nước”.

2. Đề xuất hợp tác

2.1. Trong lĩnh vực nông nghiệp

- Về lĩnh vực trồng trọt: Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tiến hành lập hồ sơ kỹ thuật để tiếp cận thị trường Niu Di-lân cho một số hàng nông sản – trái cây tươi như thanh long, xoài, vải… và đã gửi phía Niu Di-lân. Hiện tại hồ sơ về thanh long và vải đã được phía Niu Di-lân chấp thuận; tháng 5/2011 sẽ có một đoàn chuyên gia vào kiểm tra thực địa đối với hai loại trái cây này để chính thức cấp phép nhập khẩu cho Việt Nam. Đề nghị phía bạn tiếp tục hỗ trợ Việt Nam đào tạo cán bộ đặc biệt là về lĩnh vực phân tích dịch hại, xử lý kiểm dịch thực vật, ngoại ngữ…; hỗ trợ xây dựng các chương trình giám sát dịch hại đặc biệt đối với các loại sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu; chuyển giao công nghệ xử lý sau thu hoạch đối với quả tươi để đáp ứng yêu cầu nhập khẩu của Niu Di-lân.

- Về lĩnh vực chăn nuôi: Việt Nam đã nhập khẩu các sản phẩm động vật như sữa bột, bột thịt xương từ Niu Di-lân nhưng chưa xuất khẩu sản phẩm động vật nào sang Niu Di-lân và cũng chưa có một văn bản nào trong lĩnh vực thú y được ký kết giữa hai nước. Vì vậy đề nghị có sự trao đổi và ký kết thỏa thuận giữa hai nước trong lĩnh vực thú y dựa trên tiềm năng chăn nuôi, thú y và sự buôn bán động vật và sản phẩm của nó giữa hai nước.

2.2. Trong lĩnh vực thủy sản

Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT với Cơ quan An toàn thực phẩm Niu Di-lân thuộc Bộ Nông Lâm nghiệp Niu Di-lân đã ký Thỏa thuận về kiểm soát nhuyễn thể hai mảnh vỏ (NT2MV) của Việt Nam xuất khẩu sang Niu Di-lân. Theo đó Niu Di-lân yêu cầu việc xuất khẩu NT2MV phải được thu hoạch tại các vùng được kiểm soát trong Chương trình kiểm soát an toàn vệ sinh trong thu hoạch NT2MV; phải được giám sát an toàn vệ sinh trong thu hoạch, vận chuyển; phải qua xử lý nhiệt hoặc được làm sạch tại các cơ sở trong danh sách Châu Âu công nhận. Đồng thời, các lô hàng NT2MV phải kèm theo chứng thư do Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng cấp theo mẫu quy định. Thỏa thuận có hiệu lực kể từ ngày 01/02/2010 và thời gian chuyển đổi là 12 tháng (đến 01/02/2011) để thông báo cho các đơn vị có liên quan và thiết lập hệ thống chứng nhận phù hợp.

Ngoài ra theo yêu cầu của Cơ quan An ninh sinh học Niu Di-lân công bố ngày 20/3/2009, tất cả các lô hàng cá Tra/Basa của Việt Nam xuất khẩu sang Niu Di-lân phải kèm theo Chứng thư an toàn vệ sinh do Cơ quan thẩm quyền Việt Nam cấp, bao gồm các nội dung các nội dung về an toàn dịch bệnh, điều kiện chế biến, bảo quản và xuất xứ lô hàng (mã số công nhận ao nuôi).

Cơ quan An toàn thực phẩm này cũng đã cung cấp cho Việt Nam hồ sơ đăng ký các doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm có nguồn gốc động vật vào Việt Nam. Cho đến thời điểm hiện tại, 63 doanh nghiệp thủy sản và 34 doanh nghiệp sản xuất thịt của Niu Di-lân được công nhận xuất khẩu sản phẩm vào Việt Nam.

Trong lĩnh vực này đề nghị phía bạn thường xuyên trao đổi và cung cấp thông tin cập nhật cho phía Việt Nam về các quy định, tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng an toàn vệ sinh sản phẩm thủy sản xuất nhập khẩu giữa hai nước. Trao đổi kinh nghiệm, công nghệ bảo quản sau thu hoạch và chế biến sản phẩm nông lâm thủy sản thông qua các chuyến thăm quan, khảo sát, trao đổi chuyên gia. Đàm phán để tiến tới ký kết Thỏa thuận công nhận lẫn nhau trong lĩnh vực kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản xuất nhập khẩu giữa hai nước (hiện nay chỉ có Thỏa thuận về kiểm soát nhuyễn thể hai mảnh vỏ được ký kết).

2.3. Trong lĩnh vực Lâm nghiệp

- Về sử dụng rừng: Niu Di-lân có nguồn nguyên liệu gỗ dồi dào và công nghiệp chế biến gỗ phát triển. Nếu được đề nghị có những thỏa thuận hợp tác cụ thể với phía bạn, ví dụ như Niu Di-lân cung cấp gỗ nguyên liệu cho Việt Nam đồng thời hỗ trợ Việt Nam cải tiến công nghệ chế biến, nâng cao năng suất, chất lượng, tỷ lệ thành khí và hạ giá thành sản phẩm, thông qua hình thức hợp tác kỹ thuật, tham quan học tập và chuyển giao công nghệ.

- Về phát triển rừng: Hai bên xây dựng kế hoạch nghiên cứu và trao đổi chuyên gia về lĩnh vực giống cây rừng, lâm học và điều tra rừng.

- Về quản lý rừng: Đề nghị phía Niu Di-lân giúp chuyên gia Việt Nam về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, giúp Việt Nam tăng cường vai trò của rừng trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu và chống hoang mạc hóa.

- Đề nghị phía bạn hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực tăng cường năng lực: (i) đào tạo sau đại học, nghiên cứu lâm nghiệp trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và quản lý quy hoạch sử dụng đất và công nghệ chế biến gỗ (ii) hợp tác nghiên cứu giữa các Viện của hai nước, xúc tiến hợp tác giữa các trường đại học của hai nước xây dựng chương trình bài giảng theo hướng tín chỉ, tăng cường cơ sở vật chất cho ngành Lâm nghiệp trong lĩnh vực đào tạo.

Trên đây là báo cáo và đề xuất hợp tác của Bô Nông nghiệp và PTNT với Niu Di-lân để Quý Bộ xem xét và tổng hợp./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu VT, HTQT (NTH-04).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Bá Bổng

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 789/BNN-HTQT ngày 25/03/2011 về tình hình hợp tác giữa Việt Nam và Niu Di-lân do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.509

DMCA.com Protection Status
IP: 98.80.143.34
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!