Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2258/BVTV-QLSVGHR Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Cục Bảo vệ thực vật Người ký: Ngô Tiến Dũng
Ngày ban hành: 24/11/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2258/BVTV-QLSVGHR
V/v Sửa đổi, bổ sung Quy trình phòng chống bệnh đốm nâu hại thanh long

Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2014

 

Kính gửi: Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh trồng thanh long

Thanh long là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, đã được trồng ở nhiều tỉnh thành. Bệnh đốm nâu do nấm Neoscytalidium dimidiatum gây ra làm giảm giá trị thương phẩm của trái thanh long nghiêm trọng.

Cục Bảo vệ thực vật đã ban hành Quy trình kỹ thuật phòng chống bệnh đốm nâu hại thanh long (qui trình tạm thời) theo Công văn số 1448/BVTV-QLSVGHR ngày 9/7/2013 để hướng dẫn nông dân áp dụng phòng chống bệnh.

Nay, Cục Bảo vệ thực vật sửa đổi, bổ sung qui trình kỹ thuật phòng chống bệnh đốm nâu hại thanh long. Đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Bảo vệ thực vật các tỉnh có trồng thanh long tổ chức phổ biến, hướng dẫn cho nông dân trồng thanh long áp dụng.

Trong quá trình hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện nếu có vấn đề vướng mắc, đề nghị các Chi cục Bảo vệ thực vật phản ánh về Cục Bảo vệ thực vật để kịp thời giải quyết.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng Cao Đúc Phát (để b/c);
- Thứ trưởng Lê Quốc Doanh (để b/c);
- Cục trưởng Nguyễn Xuân Hồng (để b/c);
- Sở NN&PTNT BT, LA, TG;
- CC BVTV BT, LA, TG;
- Trung tâm BVTV phía Nam;
- Viện KHNNVN;
- Lưu VT, KH, QLSVGHR.

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Ngô Tiến Dũng

 

QUY TRÌNH

KỸ THUẬT PHÒNG CHỐNG BỆNH ĐỐM NÂU HẠI THANH LONG
(Quy trình sửa đổi, bổ sung)

I. MỤC TIÊU

Nhằm đưa ra các biện pháp kỹ thuật tạm thời phòng trừ bệnh đốm nâu hại thanh long, giảm tổn thất, góp phần bảo vệ và phát triển sản xuất cây thanh long theo hướng sản xuất an toàn, bền vững.

II. PHẠM VI ÁP DỤNG

Quy trình kỹ thuật tạm thời quản lý bệnh đốm nâu gây hại cây thanh long được áp dụng trong hệ thống tổ chức chuyên ngành Bảo vệ, Kiểm dịch thực vật và các tổ chức, cá nhân có trồng cây thanh long trên lãnh thổ Việt Nam.

III. NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ ĐẶC ĐIỂM GÂY HẠI

1. Nguyên nhân, cơ chế gây bệnh

Bệnh đốm nâu được ghi nhận đã, đang xuất hiện ở một số nước như Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan. Ở Việt Nam, một số vườn thanh long tại các địa phương thuộc tỉnh Bình Thuận và Long An đã xuất hiện loại bệnh này, tuy mới xuất hiện nhưng bệnh có tốc độ lây lan nhanh và gây hại trên diện rộng.

Nguyên nhân gây bệnh đốm nâu hại thanh long là nấm Neoscytalidium dimidiatum (Penz) Crous & Slipper (họ Botryosphaeriaceae, bộ Botryosphaeriales).

Bào tử nấm gây bệnh nảy mầm trên bề mặt tiếp xúc rồi xâm nhập vào trong mô gây hoại tử, bệnh gây hại cả trên thân cành và quả thanh long.

2. Triệu chứng bệnh

- Trên thân cành: khi mới xuất hiện, triệu chứng ban đầu là các vết lõm màu trắng (nên nhiều nơi gọi là bệnh đốm trắng,...), sau đó vết bệnh nổi lên thành những đốm tròn màu nâu như mắt cua. Trong điều kiện thuận lợi bệnh phát triển mạnh, các vết bệnh liên kết với nhau làm cho cành thanh long bị sần sùi, gây thối khô từng mảng.

- Trên quả: tương tự như trên thân cành, những đốm làm cho vỏ quả trở nên sần sùi thối khô từng mảng. Bệnh nặng có thể gây nám (rám) cả quả làm giảm giá trị thương phẩm nghiêm trọng.

3. Phương thức lây lan

Bệnh phát sinh phát triển và lây lan nhanh trong điều kiện thời tiết ẩm ướt, ẩm độ không khí cao, nhất là vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Bệnh phát sinh gây hại nặng hơn trên những vườn thanh long rậm rạp, bón nhiều phân đạm, sử dụng nhiều chất kích thích sinh trưởng. Bệnh đốm nâu cây thanh long lây lan chủ yếu qua: hom giống, cành và quả thanh long bị bệnh, qua gió, dòng nước chảy và qua một số sinh vật (ốc sên, côn trùng).

IV. BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG

Để phòng chống bệnh đốm nâu hại thanh long hiệu quả phải áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM).

4.1. Biện pháp canh tác

- Làm sạch cỏ dại trong vườn, không để vườn quá rậm rạp tạo nơi tích lũy bào từ nấm và làm tăng ẩm độ trong vườn.

- Không tưới nước lên tán cây trong mùa mưa (chỉ được tưới vào gốc cây), trong mùa khô được tưới phun lên tán cây; không tưới nước vào chiều tối (vì sẽ tạo điều kiện ẩm độ cho bào tử nấm gây bệnh nảy mầm, gây hại).

- Cắt bỏ những cành, quả bị bệnh, thu gom và xử lý tiêu hủy bằng chế phẩm sinh học. Tuyệt đối không bỏ cảnh, quả bị bệnh lại trong vườn nếu chưa qua xử lý, không vứt bỏ xuống nguồn nước hay các khu vực công cộng khác.

- Không vận chuyển cành, quả bị bệnh từ khu vực có bệnh sang khu vực khác.

- Cắt bỏ những cành non ra trong mùa mưa, cắt tỉa cành già hợp lý để tạo độ thông thoáng, giảm nơi tích lũy nguồn bệnh và giảm ẩm độ trong vườn.

- Sau khi cắt cành, sử dụng các thuốc có chứa đồng đỏ để sát khuẩn; có thể sử dụng kết hợp với phun thuốc BVTV.

- Bón phân cân đối, tránh bón thừa phân đạm và sử dụng nhiều lần chất kích thích sinh trưởng khi cây bị bệnh. Tăng cường bón lân, kali và phân hữu cơ hoai mục cũng như việc bổ sung thêm phân có hàm lượng canxi, magiê, silic để tăng sức đề kháng cho cây.

4.2. Sử dụng giống sạch bệnh

Sử dụng giống sạch bệnh để trồng; tuyệt đối không sử dụng cành bị bệnh để trồng, không sản xuất giống ở khu vực thanh long đã nhiễm bệnh.

4.3. Biện pháp sinh học

Sử dụng chế phẩm sinh học Tricoderma trộn với phân hữu cơ bón vào đất để tăng khả năng kiểm soát nguồn bệnh trong đất. Liều lượng theo khuyến cáo ghi trên bao bì sản phẩm.

4.4. Biện pháp hóa học

- Rắc vôi bột khử trùng trên mặt đất với liều lượng 1 - 2 tấn/ha.

- Thường xuyên kiểm tra vườn, phát hiện bệnh sớm khi mới chớm xuất hiện để phun trừ kịp thời. Trong mùa mưa, sau mỗi đợt khô kéo dài cằn chú ý kiểm tra bệnh đốm nâu để phun thuốc phòng bệnh kịp thời. Nếu trời mưa liên tục nhiều ngày thì ngay sau khi hết đợt mưa cần phun phòng ngay.

- Tạm thời sử dụng các thuốc chứa hoạt chất gốc đồng, hỗn hợp hoạt chất Azoxytrobin + Difenoconazole để phòng trừ bệnh đốm nâu, lượng dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất in trên bao bì.

Chú ý sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc “4 đúng” và đảm bảo thời gian cách ly ghi trên bao bì.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Qui trình này thay thế Qui trình kỹ thuật phòng chống bệnh đốm nâu thanh long (qui trình tạm thời) ban hành theo Công văn số 1448/BVTV-QLSVGHR ngày 9/7/2013 của Cục BVTV.

Chi cục Bảo vệ thực vật các tỉnh trồng thanh long có trách nhiệm tổ chức triển khai, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng chống bệnh đốm nâu hại thanh long.

Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề phát sinh cần báo cáo kịp thời về Cục Bảo vệ thực vật để cùng phối hợp giải quyết.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 2258/BVTV-QLSVGHR ngày 24/11/2014 sửa đổi, bổ sung Quy trình phòng chống bệnh đốm nâu hại thanh long do Cục Bảo vệ thực vật ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.979

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.145.114
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!