Kính
gửi:
|
- Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương;
- Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế;
- Tổng công ty Dược Việt Nam.
|
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính
phủ tại Quyết định số 87/QĐ-TTg ngày 12/01/2016 về việc tổ chức Tháng hành động
về an toàn, vệ sinh lao động; Thông tư Số 02/2017/TT-BLĐTBXH ngày 20/02/2017 của
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động;
Công văn số 4914/KH-BCĐTƯ ngày
18/11/2019 của Ban chỉ đạo Tháng hành động an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) Trung ương, Bộ Y tế hướng dẫn Kế hoạch triển khai Tháng
hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2020 trong ngành Y tế với các nội
dung cụ thể như sau:
I. Mục đích, yêu cầu
1. Mục đích
- Thông tin, tuyên truyền sâu rộng về
các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm
có hại tại nơi làm việc nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành,
các cơ sở lao động, người lao động trong công tác cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo sức khỏe, phòng chống bệnh
nghề nghiệp, bảo đảm tính mạng của người lao động.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông
tin, tuyên truyền triển khai Luật An toàn, vệ sinh lao động
và các văn bản hướng dẫn thi hành đến cơ sở lao động và người lao động; Kế hoạch
549/KH-BYT ngày 06 tháng 6 năm 2014 của Bộ Y tế thực hiện Chỉ thị 29-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường công
tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
- Thúc đẩy các
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và các đơn vị sự
nghiệp triển khai các chương trình hành động cụ thể để phòng ngừa tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN), xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc, góp phần
hạn chế TNLĐ, BNN, đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững trong hoạt động sản
xuất kinh doanh.
2. Yêu cầu: Tổ chức Tháng hành động ATVSLĐ năm 2020 hướng về doanh nghiệp, cơ sở
lao động, người lao động cả trong khu vực có quan hệ lao động và
không có quan hệ lao động, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức, lãng
phí và thu hút được sự tham gia, phối hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức,
cơ quan truyền thông, doanh nghiệp và người lao động.
II. Chủ đề của
Tháng hành động an toàn, vệ sinh lao động: “Đẩy mạnh
cải thiện điều kiện lao động và kiểm soát các nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ
sinh lao động tại nơi làm việc”.
III. Thời gian và
phạm vi triển khai:
- Thời gian tổ chức: Tháng hành động
về an toàn vệ sinh lao động được tổ chức từ ngày 01 đến
ngày 31 tháng 5 năm 2020.
- Phạm vi triển khai: trên phạm vi
toàn quốc.
- Địa phương trọng điểm: Thành phố Hà
Nội là địa phương trọng điểm được chọn để tổ chức Lễ phát động và một số hoạt
động mang tính quốc gia trong Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2020.
IV. Nội dung hoạt
động trong tháng hành động an toàn vệ sinh lao động
1. Tổ chức Lễ
phát động
Lễ phát động sẽ được Ban chỉ đạo Trung ương tổ chức vào ngày 05/5/2020 dự
kiến tại Nhà khách Chính phủ, 37 Hùng Vương.
Chương trình và nội dung Lễ phát động:
- Phần 1: Tổ chức Lễ phát động Tháng hành
động về ATVSLĐ.
- Phần 2: Tổ chức
đối thoại của Hội đồng quốc gia
ATVSLĐ kết hợp họp báo thông tin về tình hình tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp.
2. Hoạt động
thông tin, tuyên truyền
- Phát động phong trào thi đua về an
toàn, vệ sinh lao động trong các cơ quan đơn vị;
- Xây dựng, gửi, phát các thông điệp,
tài liệu, video truyền thông về các nguy cơ rủi ro mất an toàn lao động cũng
như các biện pháp kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc;
tuyên truyền Luật an toàn, vệ sinh lao động và các văn bản
hướng dẫn.
- Xây dựng các tài liệu, hướng dẫn về
kỹ năng làm việc an toàn cụ thể cho người lao động để phòng ngừa tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
- Cung cấp các nội dung về công tác
an toàn lao động, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe và phòng chống bệnh nghề
nghiệp cho người lao động cho cơ quan thông tin đại chúng
trên địa bàn.
3. Hoạt động
thanh tra, kiểm tra:
Chủ động phối hợp liên ngành thực hiện
thanh tra, kiểm tra vệ sinh lao động, công tác quan trắc môi trường lao động,
chăm sóc sức khỏe người lao động, cải thiện điều kiện làm việc đối với các cơ sở
có nhiều yếu tố độc hại, có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp.
Tập trung các cơ sở sản xuất có sử dụng hóa chất, dung môi trong ngành da giày, dệt may, điện tử. Kiểm tra các tổ chức
công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động, khám sức
khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp.
4. Hoạt động
chuyên đề:
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, cơ sở
lao động đóng trên địa bàn thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe
người lao động, cải thiện điều kiện lao động, phòng chống
bệnh nghề nghiệp và thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với người lao động.
- Tổ chức thăm hỏi, động viên các trường
hợp bị bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động trong ngành y tế theo chương trình bảo
vệ Blouse trắng.
- Phối hợp với người sử dụng lao động
trong các cơ sở lao động lập kế hoạch và tổ chức khám sức khỏe phát hiện bệnh
nghề nghiệp cho người lao động, quan trắc môi trường lao động
theo quy định hiện hành.
- Tổ chức các hội thi, hội thảo, tọa
đàm, mit tinh, tập huấn, huấn luyện,... về chủ đề an toàn,
vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
- Tại một số trường đại học Y-Dược tổ chức cho sinh viên, học sinh mít tinh hưởng ứng Tháng hành động
an toàn, vệ sinh lao động.
5. Công tác khen
thưởng về ATVSLĐ trong ngành Y tế:
5.1. Đối tượng: các tập thể, cá nhân
trong ngành Y tế
5.2. Tiêu chuẩn:
5.2.1. Đối với tập thể: Lập thành
tích xuất sắc được bình xét theo chuyên đề về ATVSLĐ, cụ
thể:
- Hai năm liên tục không để xảy ra
tai nạn lao động tại cơ quan, đơn vị;
- Hưởng ứng các hoạt động Tháng hành
động về an toàn vệ sinh lao động do Chính phủ phát động; Có tổ chức y tế chăm
sóc sức khỏe cho người lao động tại nơi làm việc theo quy định
của pháp luật hiện hành;
- Quản lý và lập hồ sơ chăm sóc sức
khỏe người lao động; Trang bị đủ phương tiện phòng hộ cá nhân cho người lao động
theo quy định hiện hành; Tổ chức khám sức khỏe định kỳ,
khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động hàng năm;
- Tổ chức quan trắc môi trường lao động, lập hồ sơ vệ sinh môi trường lao động tại cơ quan đơn vị; Tổ chức
huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho người lao động;
- Chấp hành tốt chủ trương, chính
sách pháp luật của Đảng và Nhà nước;
5.2.2. Đối với cá nhân: Lập thành
tích xuất sắc được bình xét theo chuyên đề về ATVSLĐ, cụ thể:
- Trong hai năm liên tục luôn gương mẫu,
đi đầu trong việc chấp hành pháp luật về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ
sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp;
- Tham gia tích cực các hoạt động an
toàn vệ sinh lao động phòng chống bệnh nghề nghiệp; Có sáng kiến, giải pháp hiệu
quả trong lĩnh vực cải thiện điều kiện làm việc, chăm sóc
sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp;
- Tham gia tích cực các hoạt động
tuyên truyền, huấn luyện về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng
chống bệnh nghề nghiệp; Được cơ quan, đơn vị suy tôn;
- Chấp hành tốt chủ trương, chính
sách pháp luật của Đảng và Nhà nước;
5.3. Số lượng, hồ sơ và thời gian đề nghị khen thưởng:
5.3.1. Số lượng:
- Mỗi đơn vị trực
thuộc Bộ Y tế đề xuất 01 tập thể và 02 cá nhân;
- Mỗi tỉnh, thành phố đề xuất 05 tập thể và 05 cá nhân.
5.3.2. Hồ sơ khen thưởng: 01 bộ, gồm:
- Tờ trình đề nghị tặng bằng khen
- Biên bản họp Hội đồng xét khen thưởng
- Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân:
đề nghị thực hiện theo Thông tư số 38/2018/TT-BYT ngày 30/11/2018 của Bộ Y tế
hướng dẫn công tác Thi đua, Khen thưởng trong Ngành y tế.
(Đối với
địa phương: Hồ sơ đề nghị do Sở Y tế xét duyệt).
5.3.3. Thời gian: Hồ sơ đề nghị khen
thưởng gửi về Cục Quản lý môi trường y tế trước ngày 20/02/2020 để
tổng hợp trình Bộ trưởng.
IV. Tổ chức thực
hiện
A. Trung ương:
1. Cục Quản lý môi trường y tế:
- Chủ động phối hợp với các đơn vị
thuộc Ban chỉ đạo trung ương, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức triển khai Luật
An toàn, vệ sinh lao động và các văn bản hướng dẫn Luật
trong toàn ngành Y tế và cộng đồng và các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về
an toàn, vệ sinh lao động năm 2020.
- Phối hợp với Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện thanh tra, kiểm tra cơ sở lao động về an toàn, vệ sinh lao động.
- Phối hợp với Vụ Truyền thông - Thi đua khen thưởng hướng dẫn
và tổ chức thực hiện công tác thi đua khen thưởng đối với các
tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác an toàn, vệ sinh lao động.
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo
chuyên đề về vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
2. Các Vụ, Cục:
- Cục Quản lý khám bệnh, chữa bệnh; Vụ Pháp chế; Vụ Bảo hiểm y tế; Vụ Truyền thông và Thi đua khen
thưởng; Văn phòng Bộ thực hiện Luật An toàn, vệ sinh lao động theo chức năng
nhiệm vụ được giao;
- Vụ Kế hoạch -
Tài chính bố trí nguồn ngân sách đảm bảo cho các hoạt động hưởng ứng của ngành
Y tế.
3. Các viện thuộc hệ y tế dự
phòng:
Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường
Phối hợp với Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành
phố Hà Nội tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp miễn phí cho người lao động
tại một số doanh nghiệp của thành phố Hà Nội (số lượng cụ
thể do Viện xây dựng kế hoạch);
Chỉ đạo các địa phương triển khai Luật
An toàn, vệ sinh lao động, các văn bản hướng dẫn Luật và các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động
năm 2020 theo khu vực được phân công chỉ đạo tuyến;
Tiếp tục đào tạo cấp chứng chỉ bệnh
nghề nghiệp, chứng chỉ quan trắc môi trường lao động cho các đơn vị.
Giám sát hỗ trợ các Trung tâm Kiểm
soát bệnh tật, Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm bảo vệ sức khỏe lao động và
môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đảm bảo
năng lực quan trắc môi trường lao động theo đúng quy định tại Nghị định
140/2018/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 02/2019/TT-BYT,
Thông tư 10/2019/TT-BYT của Bộ Y tế về ban hành QCVN bụi, hóa học.
3.3. Các Trường Đại học Y, dược, Đại học Y tế công cộng: tiếp tục tổ chức đào tạo để cấp chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động, chứng chỉ quan trắc môi trường lao
động, bệnh nghề nghiệp, kỹ năng sơ cứu, cấp cứu tại nơi
làm việc.
3.4. Các cơ quan thông tấn, báo chí
thuộc ngành y tế thường
xuyên cập nhật thông tin và phản ánh các hoạt động của
ngành y tế về an toàn, vệ sinh lao động trên các phương tiện thông tin đại
chúng.
B. Tại địa
phương (Sở Y tế):
1. Tiếp tục triển khai luật An toàn,
vệ sinh lao động và các văn bản hướng dẫn Luật tới toàn thể người lao động và
cộng đồng, quan tâm đến công tác thống kê, báo cáo; rà soát và
công bố Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp tại các đơn vị trong ngành y tế;
phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành
động về an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống
bệnh nghề nghiệp và dự toán kinh phí trình Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố phê duyệt để triển khai thực hiện;
2. Tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực
giám sát, quan trắc môi trường lao động,
khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho các Trung tâm kiểm soát bệnh tật, Trung tâm
Y tế dự phòng, Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
C. Đối với thành phố Hà Nội được Ban chỉ đạo Tháng hành động an toàn vệ sinh lao động Trung ương
giao tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động, Bộ Y tế đề nghị:
1. Cục Quản lý
môi trường y tế phối hợp với các Vụ, Cục liên quan và Viện
Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường chỉ đạo, hỗ trợ Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát
bệnh tật thành phố Hà Nội chuẩn bị tốt các hoạt động của
ngành Y tế trong thời gian diễn ra Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động.
2. Báo Sức khỏe
và Đời sống, Báo Gia đình và Xã hội, Trung tâm Truyền
thông giáo dục sức khỏe Trung ương phối hợp chặt chẽ với Cục Quản lý môi trường
y tế, Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội và các kênh thông
tin đại chúng để thường xuyên phản ánh các hoạt động của ngành Y tế trong Tháng
hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2020.
3. Sở Y tế,
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội lập kế hoạch, kinh phí hoạt động
của ngành Y tế về công tác ATVSLĐ; chủ động và phối hợp với Ban chỉ đạo của
thành phố, các cơ quan Trung ương và các ngành chức năng tại địa phương tổ chức
thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, các
phương án sơ cấp cứu, vận chuyển nạn nhân trong buổi Lễ
phát động và các hoạt động khác trong Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động.
V. Công tác xây dựng
kế hoạch và báo cáo tổng kết:
Các địa phương, các đơn vị trực thuộc
Bộ Y tế, Tổng công ty Dược Việt Nam xây dựng kế hoạch,
kinh phí tổ chức thực hiện Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm
2020 trong kế hoạch về ATVSLĐ hàng năm
của đơn vị; Kế hoạch hoàn thành trước ngày 30 tháng 01 năm 2020 và gửi về Bộ Y
tế (Cục Quản lý môi trường y tế). Kết thúc Tháng hành động
về an toàn, vệ sinh lao động các đơn vị tiến hành tổng kết,
đánh giá, rút kinh nghiệm và tổng hợp số liệu, báo cáo về Cục Quản lý môi trường
y tế trước ngày 10/6/2020 (theo mẫu gửi kèm) để tổng hợp và báo cáo Ban chỉ
đạo Trung ương.
Bộ Y tế đề nghị các đơn vị chuẩn bị
và triển khai tốt Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2020.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Ban Chỉ đạo Tháng hành động về ATVSLĐ TW (để báo cáo);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Công đoàn Y tế Việt Nam (để phối hợp);
- Các Viện; SKNN&MT, Pasteur Nha Trang, YTCC TP. Hồ chí Minh, Vệ sinh dịch
tễ Tây Nguyên (để thực hiện);
- Trung tâm CDC, Y tế dự phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (để thực
hiện); Trung tâm BVSKLĐ&MT tỉnh Bình Dương (để thực hiện);
- Vụ TT&TĐKT, KH-TC, Pháp chế, BHYT, Cục QLKCB, VPB (để thực hiện);
- Cục ATLĐ, Bộ LĐTBXH (để phối hợp);
- Lưu: VT, MT (04 bản).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Trường Sơn
|
PHỤ LỤC 1
BÁO CÁO TỔNG KẾT THÁNG HÀNH ĐỘNG VỀ AN
TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG
I. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THÁNG HÀNH ĐỘNG
1. Công tác chỉ đạo, ban hành kế
hoạch triển khai, kiểm tra, đôn đốc thực hiện.
2. Lễ phát động
Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động (nếu có).
3. Nội dung các hoạt động đã triển khai
trong Tháng hành động
4. Kinh phí tổ chức Tháng hành động về
an toàn, vệ sinh lao động
- Ngân sách nhà nước hoặc kinh phí của
cơ sở sản xuất kinh doanh
- Ngân sách hỗ trợ, vận động từ doanh
nghiệp và các nguồn hợp pháp khác (nếu có)
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Những kết quả
đã đạt được; bài học kinh nghiệm
2. Khó khăn, tồn tại
3. Kiến nghị, đề xuất
4. Bảng tổng hợp số liệu các hoạt động
tổ chức Tháng hành động (thống kê theo Mẫu số 1).
Mẫu số 1
BẢNG TỔNG HỢP SỐ LIỆU KẾT QUẢ TỔ CHỨC
THÁNG HÀNH ĐỘNG
(Kèm theo báo cáo kết quả tổ chức Tháng
hành động về an toàn, vệ sinh lao động)
STT
|
Các
hoạt động
|
Đơn
vị
|
Số
lượng
|
Ghi
chú
|
1
|
Các lớp tập huấn, huấn luyện trong Quý II năm……
hưởng ứng Tháng hành động
|
lớp
|
|
|
Tổng số người được huấn luyện,
trong đó:
|
người
|
|
|
Huấn luyện cho người quản lý phụ
trách công tác an toàn, vệ sinh lao động (nhóm 1)
|
người
|
|
|
Huấn luyện người làm công tác an
toàn, vệ sinh lao động (nhóm 2)
|
người
|
|
|
Huấn luyện cho người lao động làm
công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động (nhóm 3)
|
người
|
|
|
Huấn luyện cho nhóm 4 - người lao động
|
người
|
|
|
Huấn luyện cho người làm công tác y
tế (nhóm 5)
|
người
|
|
|
Huấn luyện cho an toàn, vệ sinh
viên (nhóm 6)
|
người
|
|
|
Huấn luyện cho người lao động làm
việc không theo hợp đồng lao động (nếu có)
|
Người
|
|
|
2
|
Tổ chức tọa đàm, phóng sự, tin,
bài đưa tin trên truyền hình, báo chí
|
Tin, bài/ cuộc
|
|
|
3
|
Ấn phẩm thông tin (Sách,
báo, tờ rơi, tranh áp phích)
|
quyển/ tờ
|
|
|
4
|
Phát động, triển khai các chiến
dịch, phong trào thi đua về ATVSLĐ
|
phong trào/ chiến dịch
|
|
|
Số tập thể/ cá
nhân tham gia
|
Tập thể/ cá nhân
|
|
|
5
|
Tổ chức
thi tìm hiểu pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
|
cuộc thi
|
|
|
Số lượng người
tham gia
|
Người
|
|
|
6
|
Tổ chức thi an toàn vệ sinh viên
giỏi
|
cuộc thi
|
|
|
Số lượng người tham gia
|
người
|
|
|
7
|
Số cuộc thanh tra, kiểm tra liên ngành và từng ngành về an toàn, vệ sinh lao động được tổ
chức trong Quý II.
|
Cuộc
|
|
|
Số doanh nghiệp,
cơ sở được thanh tra, kiểm tra
|
Cơ sở
|
|
|
Số vi phạm được phát hiện
|
Vi phạm
|
|
|
8
|
Tự kiểm tra về ATVSLĐ; rà soát
phát hiện các nguy cơ rủi ro, bổ sung các nội quy,
trình làm việc an toàn.
|
|
|
|
Các nguy cơ, rủi ro được phát hiện
|
Nguy cơ
|
|
|
Các nội quy,
quy trình làm việc an toàn được xây dựng, bổ sung
|
Nội quy/ quy
trình
|
|
|
9
|
Quan trắc môi trường lao động
|
|
|
|
Số cơ sở sản xuất thực hiện quan trắc
môi trường lao động
|
Cơ sở
|
|
|
Số cuộc thực hiện quan trắc môi trường
lao động (đối với cơ sở sản xuất),
|
Số cuộc
|
|
|
10
|
Tổ chức
khám sức khỏe cho người lao động (Quý II năm)
|
cuộc
|
|
|
|
Tổng số người được khám
|
người
|
|
|
11
|
Số cơ sở sản xuất tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động
|
cuộc
|
|
|
12
|
Thăm gia đình nạn nhân, người bị
nạn
|
Nạn nhân/gia đình
|
|
|
13
|
Tổ chức hội thảo/hội nghị
|
cuộc
|
|
|
14
|
Số vụ tai nạn xảy ra trong Quý
II
Trong đó:
|
vụ
|
|
%
tăng, giảm so với cùng kỳ Quý II năm trước
|
Tổng số người
bị tai nạn
|
người
|
|
Số người chết
|
người
|
|
Số người bị thương nặng
|
người
|
|
15
|
Kinh phí
|
|
|
|
|
Ngân sách nhà nước/ hoặc kinh phí của cơ sở sản xuất kinh doanh
|
đồng
|
|
|
|
Kinh phí hỗ trợ, huy động từ các
nguồn hợp pháp khác (nếu có)
|
đồng
|
|
|
16
|
Các nội dung khác (nếu có)
|
|
|
|
PHỤ LỤC 2
MỘT SỐ THÔNG ĐIỆP, KHẨU HIỆU TUYÊN TRUYỀN
HƯỞNG ỨNG THÁNG HÀNH ĐỘNG ATVSLĐ NĂM 2020
1. Nhiệt liệt hưởng ứng Tháng hành động
về An toàn, vệ sinh lao động năm 2020.
2. Kiểm soát tốt các yếu tố nguy hiểm,
có hại tại nơi làm việc giúp phòng ngừa hiệu quả tai nạn
lao động và bệnh nghề nghiệp.
3. Cơ sở lao động và người lao động
tích cực chủ động thực hiện các quyền và trách nhiệm của mình theo Luật An
toàn, vệ sinh lao động.
4. An toàn lao động để trở về bên gia
đình.
5. Chủ động phòng ngừa tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
6. Hãy sử dụng phương tiện bảo vệ cá
nhân đảm bảo chất lượng để phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp.
7. Nghĩ về an toàn và làm việc an
toàn.
8. Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động
để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của chính mình và đồng nghiệp.
9. Cải thiện điều kiện làm việc vì sức
khỏe, tính mạng và sự an toàn của người lao động
10. Phòng ngừa tai nạn, bệnh nghề
nghiệp trong lao động, sản xuất là trách nhiệm của doanh nghiệp và người lao động.