BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3606/BGDĐT-TCCB
V/v
khảo sát chính sách tiền lương và thu nhập đối với công chức, viên chức
và người lao động trong các cơ sở giáo dục
|
Hà Nội, ngày 17 tháng 7
năm 2015
|
Kính gửi: Các cơ sở giáo dục công
lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo
Theo Thông báo số 92/TB-VPCP ngày 18
tháng 3 năm 2015 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Văn
Ninh tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo
hiểm xã hội và ưu đãi người có công, Bộ Giáo dục và Đào tạo được giao
nhiệm vụ phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan liên quan
nghiên cứu, xây dựng bảng lương trên cơ sở tính đủ theo nhu cầu tối thiểu áp
dụng đối với các đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ theo Kết luận
số 63-KL/TW ngày 27 tháng 5 năm 2013 của Trung ương; đồng thời nghiên cứu
chuyển các khoản thu nhập ổn định từ Ngân sách Nhà nước thành lương theo Kết
luận số 23-KL/TW ngày 29 tháng 5 năm 2012 của Trung ương.
Để có cơ sở thực tiễn thực hiện
nhiệm vụ nêu trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các cơ sở giáo dục
công lập trực thuộc Bộ báo cáo về các nội dung theo đề cương và biểu
mẫu gửi kèm công văn này.
Báo cáo bằng văn bản của các
đơn vị gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Tổ chức cán bộ, số 35, Đại
Cồ Việt, Hà Nội) trước ngày 29 tháng 7 năm 2015 và gửi kèm file điện tử
qua Email: [email protected] để tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương.
Trân trọng.
Nơi nhận:
-
Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- TT Phạm Mạnh Hùng (để b/c);
- Lưu: VT, TCCB.
|
TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ TỔ CHỨC CÁN BỘ
Trịnh
Xuân Hiếu
|
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO
VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
TIỀN LƯƠNG VÀ THU NHẬP ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC
ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP TRỰC THUỘC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
(Kèm theo công văn số 3606/BGDĐT-TCCB ngày 17/7/2015 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo)
A. MỤC ĐÍCH:
Nghiên cứu, xây dựng bảng lương trên
cơ sở tính đủ theo nhu cầu tối thiểu áp dụng đối với các đơn vị sự nghiệp công
lập được giao quyền tự chủ theo Kết luận số 63-KL/TW ngày 27 tháng 5 năm 2013
của Trung ương; đồng thời nghiên cứu chuyển các khoản thu nhập ổn định từ Ngân
sách Nhà nước thành lương theo Kết luận số 23-KL/TW ngày 29 tháng 5 năm 2012
của Trung ương.
B. NỘI DUNG:
I. Về chính sách tiền lương và
thu nhập
1. Về tiền lương theo ngạch, bậc,
chức danh đối với công chức, viên chức của đơn vị:
- Số lượng công chức trong chỉ tiêu
biên chế, viên chức theo vị trí việc làm và người lao động thuộc phạm vi đơn vị
quản lý; Tiền lương theo ngạch bậc, chức danh đối với công chức, viên chức và
người lao động thuộc danh sách trả lương.
- Đánh giá những mặt được, mặt còn
hạn chế trong việc xếp lương theo ngạch, bậc chức danh đối với công chức, viên
chức và người lao động của đơn vị.
2. Về các chế độ phụ cấp lương:
Đánh giá những mặt được, mặt còn hạn
chế về phạm vi, đối tượng áp dụng phụ cấp; điều kiện áp dụng và mức hưởng phụ
cấp,… của từng loại phụ cấp lương đang áp dụng tại đơn vị.
3. Về các khoản thu nhập tăng thêm:
Đánh giá những mặt được, mặt còn hạn
chế về phạm vi, đối tượng áp dụng; điều kiện áp dụng và mức hưởng khi thực hiện
chi trả thu nhập tăng thêm, trong đó nêu rõ:
- Số người, mức hưởng, điều kiện áp
dụng;
- Các nguồn kinh phí chi trả thu
nhập tăng thêm (từ hệ số tiền lương tăng thêm; tăng thêm theo chế độ khoán, tự
chủ; từ nguồn hợp pháp khác,...);
- Cách thức chi trả các khoản thu
nhập tăng thêm (chi trả theo bình quân, theo phân loại mức độ hoàn thành nhiệm
vụ, theo hệ số lương...).
4. Về quản lý tiền lương và thu
nhập:
Đánh giá mặt được, mặt còn hạn chế
về quản lý tiền lương và thu nhập đối với công chức, viên chức tại các đơn vị,
theo các tiêu chí:
- Xây dựng và thực hiện quy chế chi
tiêu nội bộ của đơn vị.
- Việc chi trả tiền lương, thu nhập
gắn với kết quả, chất lượng và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của công chức, viên
chức.
- Đánh giá các nguồn kinh phí để trả
lương và thu nhập đối với các đối tượng hưởng lương ngân sách nhà nước (các
nguồn, tính ổn định, thường xuyên, tính bình quân trong phân phối, sự khác biệt
khi sử dụng các nguồn...).
- Việc bổ sung thu nhập đối với công
chức, viên chức từ nguồn kinh phí của đơn vị như: Tiền bồi dưỡng họp, bồi dưỡng
đối với người chủ trì hoặc tham gia đóng góp xây dựng văn bản, đề án, đề tài,
làm thêm ngoài giờ, hỗ trợ ăn trưa,...
- Chế độ khen thưởng định kỳ, đột
xuất đối với công chức, viên chức gắn với hiệu quả công việc và thành tích đóng
góp vào hoạt động của đơn vị từ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi được trích lập
theo quy định.
5. Đánh giá mức thu nhập bình quân
của công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị so với thu nhập bình
quân của người lao động trong các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập
và nông dân trên địa bàn.
II. Về cơ chế tự chủ của đơn vị sự
nghiệp công lập
1. Báo cáo, đánh giá việc thực hiện
cơ chế tự chủ của đơn vị hiện nay: [Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường
xuyên và chi đầu tư; Đơn vị sự nghiệp công bảo đảm chi thường xuyên; Đơn vị sự
nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên (nêu tỷ lệ % bảo đảm chi
thường xuyên so với kinh phí Nhà nước bảo đảm); Đơn vị sự nghiệp công do ngân
sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên].
2. Việc sử dụng nguồn tài chính được
giao tự chủ (phần được để lại chi hoạt động thường xuyên) để chi thường xuyên
theo quy định trong đó có chi tiền lương.
3. Việc trích lập Quỹ dự phòng ổn
định thu nhập, Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi theo các loại hình tự chủ của
đơn vị sự nghiệp.
4. Việc sử dụng các Quỹ dự phòng ổn
định thu nhập, Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi để chi trả thu nhập đối với công
chức, viên chức đơn vị sự nghiệp theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
5. Đánh giá mặt được và mặt hạn chế
của việc thực hiện cơ chế tự chủ (về tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ
máy và nhân sự; về tài chính, trong đó có việc xây dựng quy chế chi tiêu nội
bộ.
III. Kiến nghị, đề xuất
1. Đề xuất mức lương tối thiểu đối
với công chức, viên chức và người lao động tại đơn vị, lý do đề xuất.
2. Đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ
sung đối tượng, điều kiện áp dụng, mức hưởng, cách chi trả phụ cấp lương và hệ
số tiền lương tăng thêm hiện hành trong mối tương quan giữa các ngành, nghề; lý
do đề xuất.
3. Để thực hiện cơ chế trả lương đối
với các đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm chi thường xuyên, đơn vị lựa chọn cơ
chế trả lương nào sau đây, lý do lựa chọn cơ chế đó:
a) Cơ chế trả lương như các doanh
nghiệp nhà nước;
b) Xây dựng thang bảng lương riêng;
c) Trả lương đối với công chức, viên
chức và người lao động thuộc các đơn vị sự nghiệp công lập gắn với vị trí việc
làm và hiệu quả công tác của từng người theo hướng khống chế mức thu nhập trần
cao nhất, thấp nhất;
d) Xây dựng bảng lương tính đủ theo
nhu cầu tối thiểu đối với từng chức danh nghề nghiệp;
e) Đề xuất khác.
4. Giải pháp thực hiện cơ chế tự chủ
(tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và nhân sự; tự chủ về tài chính;
lộ trình tính giá và phí dịch vụ sự nghiệp công) đối với đơn vị sự nghiệp.
5. Đề xuất, kiến nghị chuyển những
khoản thu nhập ổn định từ ngân sách nhà nước ngoài tiền lương, phụ cấp lương và
các khoản thu nhập tăng thêm thành lương, lý do đề xuất các khoản thu nhập
đó./.
(Đồng thời đề nghị báo
cáo theo Phụ lục kèm theo)
FILE ĐƯỢC
ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|