Kính gửi:
|
- Các sở giáo dục và đào tạo;
- Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên; Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2; Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Trường Đại học Vinh; Trường Đại học Sư phạm
- Đại học Huế; Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng; Trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh; Học viện Quản lý Giáo dục.
|
Thực hiện Quyết định số 1336/QĐ-BGDĐT
ngày 19/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) phê duyệt Sổ tay hướng
dẫn thực hiện Chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội
ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (ETEP), Bộ GDĐT đề nghị
các sở GDĐT lựa chọn và cử giáo viên cốt cán, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ
thông cốt cán (sau đây gọi tắt là cán bộ quản lý cốt cán) tham gia các đợt tập
huấn giáo viên cốt cán, cán bộ quản lý cốt cán để hỗ trợ giáo viên cơ sở giáo dục
phổ thông (sau đây gọi tắt là giáo viên), cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ
thông (sau đây gọi tắt là cán bộ quản lý) bồi dưỡng thường xuyên, phát triển
nghề nghiệp; cụ thể như sau:
I. Mục tiêu
Phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán,
cán bộ quản lý cốt cán để hỗ trợ giáo viên, cán bộ quản lý bồi dưỡng thường
xuyên, nâng cao năng lực theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên và chuẩn hiệu trưởng
cơ sở giáo dục phổ thông (sau đây gọi chung là trường).
II. Lựa chọn giáo
viên cốt cán và cán bộ quản lý cốt cán
1. Lựa chọn
giáo viên cốt cán
a) Tiêu chuẩn, quy trình lựa chọn
giáo viên cốt cán được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT
ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo
viên cơ sở giáo dục phổ thông (sau đây gọi tắt là Thông tư 20) và Công văn số
4530/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 01/10/2018 về việc hướng dẫn thực hiện Thông tư số 20;
ưu tiên lựa chọn người có uy tín về chuyên môn, nghiệp vụ, tích cực đổi mới
phương pháp dạy học và có kinh nghiệm hỗ trợ đồng nghiệp bồi dưỡng thường
xuyên; tích cực tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường; sử dụng thành
thạo công nghệ thông tin trong các hoạt động chuyên môn.
b) Mỗi trường lựa chọn 1 giáo viên cốt
cán; đối với trường liên cấp, mỗi cấp học lựa chọn 1 giáo viên cốt cán; đối với
trường thuộc vùng khó khăn có từ 2 điểm trường trở lên lựa chọn 2 giáo viên cốt
cán. Trong mỗi nhóm trường gần nhau về khoảng cách địa lý lựa chọn đủ giáo viên
cốt cán theo môn học, hoạt động giáo dục (sau đây gọi chung là môn học) để thuận
lợi cho giáo viên cốt cán thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ đồng nghiệp phát triển
chuyên môn liên tục; cân đối về tỷ lệ nam, nữ và ưu tiên giáo viên cốt cán là
người dân tộc thiểu số; đủ thời gian công tác từ 3 năm trở lên.
2. Lựa chọn
cán bộ quản lý cốt cán
a) Tiêu chuẩn, quy trình lựa chọn cán
bộ quản lý cốt cán thực hiện theo quy định tại Thông tư số 14/2018/TT-BGDĐT
ngày 20/7/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng cơ sở
giáo dục phổ thông (sau đây gọi tắt là Thông tư 14) và Công văn số
4529/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 01/10/2018 về việc hướng dẫn thực hiện Thông tư số 14;
ưu tiên lựa chọn người có năng lực tốt về quản lý nhà trường và có kinh nghiệm
chỉ đạo xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường; có uy tín về chuyên môn, nghiệp
vụ và có kinh nghiệm hỗ trợ đồng nghiệp bồi dưỡng thường xuyên; sử dụng thành
thạo công nghệ thông tin trong các hoạt động chuyên môn và quản lý giáo dục.
b) Số lượng cán bộ quản lý cốt cán được
lựa chọn theo tỷ lệ 7 trường cùng cấp (đối với trường liên cấp thì lấy theo cấp
học cao nhất) gần nhau về khoảng cách địa lý lựa chọn 1 cán bộ quản lý cốt cán
(trường hợp lẻ từ 4 trường cùng cấp trở lên được lựa chọn thêm 1 cán bộ quản lý
cốt cán); đảm bảo cân đối về tỷ lệ cán bộ quản lý cốt cán theo môn học, nam, nữ
và ưu tiên cán bộ quản lý cốt cán là người dân tộc thiểu số; còn đủ thời gian
công tác từ 3 năm trở lên.
3. Nhiệm vụ và
quyền lợi của giáo viên cốt cán, cán bộ quản lý cốt cán
a) Nhiệm vụ của giáo viên, cán bộ
quản lý cốt cán
Nhiệm vụ của giáo viên cốt cán quy định
tại khoản 3 Điều 12 Thông tư 20; nhiệm vụ của cán bộ quản lý
cốt cán quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư 14. Các giáo
viên cốt cán và cán bộ quản lý cốt cán trong khuôn khổ Chương trình ETEP phải
có cam kết bằng văn bản về việc tham gia hỗ trợ đồng nghiệp phát triển chuyên
môn theo chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên, cán bộ quản lý và thực hiện các nội
dung như sau:
- Đầu mỗi năm học, giáo viên cốt cán
và cán bộ quản lý cốt cán xây dựng kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp phát triển
chuyên môn liên tục và triển khai thực hiện kế hoạch đó tại các trường được
phân công phụ trách. Kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp của giáo viên cốt cán và cán bộ
quản lý cốt cán phải được hiệu trưởng nhà trường phê duyệt.
- Giáo viên cốt cán, cán bộ quản lý cốt
cán thực hiện hỗ trợ đồng nghiệp (qua mạng và trực tiếp) trong các đợt tập huấn,
bồi dưỡng thường xuyên và trong quá trình dạy học, sinh hoạt tổ, nhóm chuyên
môn tại trường và cụm trường. Trong quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch hỗ
trợ đồng nghiệp phát triển chuyên môn, giáo viên cốt cán và cán bộ quản lý cốt
cán cần thường xuyên trao đổi, đề nghị sự hỗ trợ của giảng viên sư phạm chủ chốt
và giảng viên quản lý giáo dục chủ chốt (sau đây gọi chung là giảng viên sư phạm
chủ chốt), lãnh đạo và chuyên viên phòng GDĐT, sở GDĐT, Bộ GDĐT để thực hiện tốt
các nội dung sau:
+ Chủ động trao đổi với giáo viên,
cán bộ quản lý về các nội dung tập huấn, bồi dưỡng tập trung; giải đáp thắc mắc,
chủ trì trao đổi về các vấn đề nảy sinh tại các đợt tập huấn trực tiếp hoặc
sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn tại trường, cụm trường;
+ Thường xuyên trao đổi, thảo luận,
giải đáp thắc mắc cho giáo viên, cán bộ quản lý tham gia bồi dưỡng thường xuyên
trực tuyến trên hệ thống quản lý học trực tuyến (LMS); tham gia và hỗ trợ giáo
viên, cán bộ quản lý trao đổi, thảo luận với giảng viên sư phạm chủ chốt trong
quá trình tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên (theo kế hoạch thống nhất giữa các
trường sư phạm, Học viện Quản lý giáo dục với địa phương);
+ Chia sẻ rộng rãi trên LMS và các
phương tiện thông tin khác các vấn đề mới, những kinh nghiệm tốt để giáo viên,
cán bộ quản lý trên cả nước cùng tham khảo.
b) Quyền lợi của giáo viên cốt
cán, cán bộ quản lý cốt cán
Căn cứ vào nhiệm vụ, giáo viên cốt
cán và cán bộ quản lý cốt cán được tham dự các khóa tập huấn, bồi dưỡng chuyên
môn theo kế hoạch và được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng (nếu đạt
yêu cầu); được hưởng chế độ quy đổi thời gian tham gia tập huấn, bồi dưỡng thường
xuyên, hỗ trợ đồng nghiệp phát triển chuyên môn ra số tiết dạy để tính số giờ
giảng dạy theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Thông tư số
15/2017/TT-BGDĐT ngày 09/6/2017 của Bộ trưởng Bộ GDĐT sửa đổi, bổ sung một
số điều của Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành
kèm theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GDĐT,
Thông tư số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 08/3/2013 Hướng dẫn thực hiện chế độ
trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập và
các chế độ theo quy định tại các văn bản khác có liên quan.
II. Tổ chức tập
huấn giáo viên, cán bộ quản lý
2. Nội dung, thời gian và địa
điểm tập huấn
Giáo viên cốt cán, cán bộ quản lý cốt
cán được tập huấn về các nội dung bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý thuộc
Chương trình ETEP và chương trình bồi dưỡng thường xuyên của Bộ GDĐT.
Trong năm 2019, nội dung tập huấn cho
các đối tượng giáo viên cốt cán và cán bộ quản lý cốt cán tập trung vào hướng dẫn
thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Thời gian, địa điểm, thành phần tham
dự tập huấn đối với từng đối tượng cho mỗi đợt tập huấn sẽ được thông báo trong
các công văn triệu tập riêng.
3. Kinh phí
Chi phí đi lại, ăn, ở của giáo viên cốt
cán, cán bộ quản lý cốt cán trong thời gian tham gia các đợt tập huấn thuộc
Chương trình ETEP do Ban quản lý ETEP tại các trường Đại học sư phạm, Học viện
Quản lý giáo dục tham gia Chương trình ETEP chi trả từ nguồn kinh phí của
Chương trình ETEP. Công tác phí cho học viên trong ngày đi, ngày về và các chế
độ khác (nếu có) do địa phương chi trả.
Kinh phí tổ chức tập huấn, bồi dưỡng
thường xuyên cho giáo viên, cán bộ quản lý tại địa phương do địa phương bảo đảm.
III. Tổ chức thực
hiện
1. Lựa chọn giáo viên cốt cán
và cán bộ quản lý cốt cán
Các sở GDĐT tổ chức lựa chọn và lập
danh sách giáo viên cốt cán, cán bộ quản lý cốt cán theo hướng dẫn tại Công văn
này và tiếp tục phát triển đội ngũ giáo viên cốt cán, cán bộ quản lý cốt cán
phù hợp với yêu cầu phát triển chuyên môn liên tục cho giáo viên, cán bộ quản
lý tại địa phương.
2. Tập huấn giáo viên cốt cán
và cán bộ quản lý cốt cán
a) Các cục, vụ thuộc Bộ GDĐT
- Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo
dục chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng chương trình bồi dưỡng
thường xuyên cho giáo viên, cán bộ quản lý; giám sát, kiểm tra, đánh giá, quản
lý kết quả bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý;
- Vụ Giáo dục Trung học chủ trì, phối
hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, cán
bộ quản lý cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông;
- Vụ Giáo dục Tiểu học chủ trì, phối
hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo tổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, cán
bộ quản lý cấp tiểu học.
b) Ban Quản lý Chương trình ETEP
Xây dựng kế hoạch và hướng dẫn các
trường đại học sư phạm, Học viện Quản lý giáo dục tham gia Chương trình ETEP
xây dựng kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý; tổ chức triển
khai, giám sát, đánh giá công tác tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản
lý thuộc Chương trình ETEP.
c) Các trường đại học sư phạm, Học
viện Quản lý giáo dục tham gia Chương trình ETEP
- Phối hợp với các sở GDĐT tổ chức
các khóa tập huấn cho giáo viên cốt cán, cán bộ quản lý cốt cán; hỗ trợ các địa
phương, giáo viên cốt cán, cán bộ quản lý cốt cán triển khai tập huấn đại trà
cho giáo viên, cán bộ quản lý tại địa phương (theo hình thức qua mạng và trực
tiếp);
- Tổ chức giám sát, đánh giá quá
trình và kết quả tập huấn của từng giáo viên cốt cán, cán bộ quản lý cốt cán,
giáo viên, cán bộ quản lý tham gia tập huấn;
- Cấp giấy chứng nhận cho giáo viên cốt
cán, cán bộ quản lý cốt cán đã hoàn thành khóa tập huấn, bồi dưỡng thuộc Chương
trình ETEP và theo chương trình bồi dưỡng thường xuyên của Bộ GDĐT;
- Phối hợp với các sở GDĐT trong việc
hỗ trợ và đánh giá hiệu quả hoạt động hỗ trợ đồng nghiệp của đội ngũ giáo viên
cốt cán, cán bộ quản lý cốt cán tại địa phương;
- Phân công nhiệm vụ tập huấn, bồi dưỡng
giáo viên cốt cán, cán bộ quản lý cốt cán cho từng giảng viên sư phạm chủ chốt
đã được lựa chọn theo Công văn số 1806/BGDĐT-GDTrH ngày 26/4/2019 về việc tập
huấn giảng viên sư phạm chủ chốt và giảng viên quản lý giáo dục chủ chốt. Giao
nhiệm vụ cho giảng viên sư phạm chủ chốt hằng tuần phải trả lời các câu hỏi, thắc
mắc của giáo viên cốt cán, cán bộ quản lý cốt cán trên LMS.
Danh sách phân công các trường Đại học
sư phạm và Học viện Quản lý giáo dục tham gia Chương trình ETEP phụ trách tập
huấn giáo viên cốt cán, cán bộ quản lý cốt cán và hỗ trợ triển khai tập huấn
giáo viên, cán bộ quản lý của các tỉnh tại Phụ lục 3
kèm theo công văn này.
c) Các sở giáo dục và đào tạo
- Cử giáo viên cốt cán, cán bộ quản
lý cốt cán tham gia các khóa tập huấn theo các công văn triệu tập của Bộ GDĐT
và của các trường đại học sư phạm, Học viện Quản lý giáo dục tham gia Chương
trình ETEP;
- Quản lý, sử dụng đội ngũ giáo viên
cốt cán, cán bộ quản lý cốt cán; bảo đảm các nhiệm vụ và quyền lợi của giáo
viên cốt cán, cán bộ quản lý cốt cán theo nội dung nêu tại Mục 3 của Công văn
này;
- Phối hợp với Ban Quản lý ETEP và
các trường đại học sư phạm, Học viện Quản lý giáo dục tham gia Chương trình
ETEP tổ chức tập huấn cho giáo viên cốt cán, cán bộ quản lý cốt cán của địa
phương;
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển
khai các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên, cán bộ quản
lý tại địa phương;
- Quản lý, chỉ đạo, phê duyệt kế hoạch
và đánh giá việc thực hiện kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp phát triển nghề nghiệp
liên tục của đội ngũ giáo viên cốt cán, cán bộ quản lý cốt cán cấp trung học phổ
thông tại địa phương;
- Báo cáo kết quả hoạt động của đội
ngũ giáo viên cốt cán, cán bộ quản lý cốt cán tại địa phương về Bộ GDĐT vào cuối
Học kỳ I và cuối Học kỳ II hằng năm học.
d) Các phòng giáo dục và đào tạo
- Cử giáo viên cốt cán, cán bộ quản
lý cốt cán tham gia các khóa tập huấn theo các công văn triệu tập của sở GDĐT,
Bộ GDĐT và của các trường đại học sư phạm, Học viện Quản lý giáo dục tham gia
Chương trình ETEP;
- Quản lý, sử dụng đội ngũ giáo viên
cốt cán, cán bộ quản lý cốt cán của địa phương; bảo đảm các nhiệm vụ và quyền lợi
của giáo viên cốt cán, cán bộ quản lý cốt cán theo quy định tại Mục 3 của Công
văn này;
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển
khai các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên, cán bộ quản
lý theo hướng dẫn của sở GDĐT, Bộ GDĐT;
- Quản lý, chỉ đạo, phê duyệt kế hoạch
và đánh giá việc thực hiện kế hoạch hỗ trợ đồng nghiệp phát triển nghề nghiệp
liên tục của đội ngũ giáo viên cốt cán, cán bộ quản lý cốt cán cấp tiểu học và
cấp trung học cơ sở tại địa phương;
- Báo cáo kết quả hoạt động của đội
ngũ giáo viên cốt cán, cán bộ quản lý cốt cán của địa phương về sở GDĐT vào cuối
Học kỳ I và cuối Học kỳ II hằng năm học.
e) Các cơ sở giáo dục phổ thông
- Quản lý, sử dụng, tạo điều kiện cho
giáo viên cốt cán, cán bộ quản lý cốt cán của nhà trường và của các đơn vị khác
được cử đến làm nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên, cán bộ quản lý tại
trường; bảo đảm các nhiệm vụ và quyền lợi của giáo viên cốt cán, cán bộ quản lý
cốt cán theo quy định tại Mục 3 của Công văn này;
- Cử giáo viên cốt cán, cán bộ quản
lý cốt cán, giáo viên, cán bộ quản lý tham gia các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng
thường xuyên theo kế hoạch của phòng GDĐT, sở GDĐT, Bộ GDĐT; triển khai các hoạt
động bồi dưỡng thường xuyên cho toàn thể giáo viên, cán bộ quản lý tại nhà trường
theo kế hoạch và hướng dẫn của phòng GDĐT, sở GDĐT, Bộ GDĐT;
- Phê duyệt (vào đầu mỗi năm học) và
theo dõi, đánh giá (vào cuối Học kỳ I và cuối Học kỳ II) kế hoạch hỗ trợ đồng
nghiệp phát triển nghề nghiệp liên tục của giáo viên cốt cán, cán bộ quản lý cốt
cán; tham gia nhận xét, đánh giá hoạt động hỗ trợ đồng nghiệp của giáo viên cốt
cán, cán bộ quản lý cốt cán được cử đến làm việc tại trường. Việc nhận xét,
đánh giá phải căn cứ vào nhận xét, phản hồi của giáo viên, cán bộ quản lý trong
trường mà giáo viên cốt cán đang công tác hoặc được cử đến làm việc.
Nhận được Công văn này, đề nghị các
đơn vị triển khai thực hiện kịp thời. Danh sách giáo viên cốt cán, cán bộ quản
lý cốt cán (theo mẫu tại Phụ lục 1 và Phụ lục 2 của Công văn này) gửi về Bộ GDĐT trước ngày
15/9/2019 theo địa chỉ: Vụ Giáo dục Trung học - Bộ Giáo dục và Đào tạo; số
35 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Bản mềm danh sách giáo viên cốt cán,
cán bộ quản lý cốt cán gửi về các hộp thư điện tử theo địa chỉ:
[email protected]; [email protected]; [email protected].
Trong quá trình triển khai thực hiện,
nếu có vướng mắc đề nghị liên hệ với ông Đỗ Anh Dũng, chuyên viên Vụ Giáo dục
Trung học (số điện thoại: 0916831885); ông Trần Ngọc Khoa, chuyên viên Vụ Giáo
dục Tiểu học (số điện thoại: 0915551503) hoặc bà Ngô Thị Thanh Thủy, chuyên
viên Chương trình ETEP (số điện thoại: 0915377128) để phối hợp, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Như kính gửi;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Ngân hàng Thế giới (để báo cáo);
- Cục NGCB, QLCL, CNTT; Vụ GDTH, GDĐH, GDTX, GDDT (để thực hiện);
- Ban quản lý các dự án (để thực hiện);
- Ban quản lý ETEP, RGEP (để thực hiện);
- Lưu: VT, GDTrH.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Hữu Độ
|
PHỤ LỤC 1
SỞ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ...
---------------------
|
|
DANH SÁCH TỔNG HỢP GIÁO VIÊN CƠ SỞ GIÁO DỤC
PHỔ THÔNG CỐT CÁN THAM DỰ TẬP HUẤN
(Kèm theo Công văn số 3587/BGDĐT-GDTrH ngày 20 tháng 8 năm
2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
TT
|
Họ và tên
|
Ngày/tháng/ năm sinh
|
Nữ
|
Dân tộc thiểu số
|
Xếp loại đạt chuẩn nghề nghiệp GV
|
Trình độ đào tạo
|
Môn học phụ trách
|
Cơ sở giáo dục đang công tác
|
Quận/ Huyện
|
Điện thoại
|
Email
|
Ghi chú
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
(9)
|
(10)
|
(11)
|
(12)
|
(13)
|
|
Giáo viên
TH cốt cán
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Giáo viên
THCS cốt cán
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Giáo viên
THPT cốt cán
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Danh sách này gồm ... người, trong
đó có ... là nữ.
Ghi chú: Cột (4) nếu là nữ chỉ cần
đánh dấu X; Cột (5) nếu là người dân tộc thiểu số đánh dấu X; Cột (6) nếu đạt
chuẩn mức tốt viết chữ T, mức khá viết chữ K;
PHỤ LỤC 2
SỞ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ...
---------------------
|
|
DANH SÁCH TỔNG HỢP CÁN BỘ QUẢN LÝ CƠ SỞ
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CỐT CÁN THAM DỰ TẬP HUẤN
(Kèm theo Công văn số 3587/BGDĐT-GDTrH ngày 20 tháng 8 năm
2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
TT
|
Họ và tên
|
Ngày/tháng/ năm sinh
|
Nữ
|
Dân tộc thiểu số
|
Chức vụ
|
Xếp loại đạt chuẩn hiệu trường
|
Trình độ đào tạo
|
Môn học phụ trách
|
Cơ sở giáo dục đang công tác
|
Quận/ Huyện
|
Điện thoại
|
Email
|
Ghi chú
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
(7)
|
(8)
|
(9)
|
(10)
|
(11)
|
(12)
|
(13)
|
(14)
|
|
Cán bộ quản
lý TH cốt cán
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cán bộ quản
lý THCS cốt cán
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cán bộ quản
lý THPT cốt cán
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Danh sách này
gồm ... người, trong đó có ... là nữ.
Ghi chú: Cột (4) nếu là nữ chỉ cần đánh dấu X; Cột (5) nếu là người
dân tộc thiểu số đánh dấu X; Cột (6) nếu đạt chuẩn mức tốt viết chữ T, mức khá
viết chữ K;
PHỤ LỤC 3
PHÂN CÔNG ĐỊA BÀN PHỤ TRÁCH BỒI DƯỠNG CỦA
CÁC TRƯỜNG ĐHSP, HỌC VIỆN QLGD TRONG KHUÔN KHỔ CHƯƠNG TRÌNH ETEP
(Kèm theo Công văn số 3587/BGDĐT-GDTrH ngày 20 tháng 8 năm 2019 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo)
1. Phân công bồi dưỡng giáo viên
cơ sở giáo dục phổ thông
TT
|
Tên trường đại học
|
Phụ trách các sở GDĐT
|
1
|
Trường ĐHSP Hà
Nội
|
Gồm 10 sở GDĐT:
Hà Nội, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà
Nam, Nam Định và Ninh Bình.
|
2
|
Trường ĐHSP Hà
Nội 2
|
Gồm 07 sở GDĐT:
Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Giang, Phú Thọ và Vĩnh Phúc.
|
3
|
Trường ĐHSP -
ĐH Thái Nguyên
|
Gồm 08 sở GDĐT:
Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La và Hòa
Bình.
|
4
|
Trường ĐH Vinh
|
Gồm 03 sở GDĐT:
Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.
|
5
|
Trường ĐHSP -
ĐH Huế
|
Gồm 10 sở GDĐT:
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định,
Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.
|
6
|
Trường ĐHSP -
ĐH Đà Nẵng
|
Gồm 06 sở GDĐT:
Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và Đà Nẵng.
|
7
|
Trường ĐHSP
Thành phố Hồ Chí Minh
|
Gồm 19 sở GDĐT:
Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tp Hồ Chí
Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang,
Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.
|
2. Phân công bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông
Học viện Quản lý Giáo dục là đơn vị
chủ trì, phối hợp với ít nhất 1 trường đại học tham gia Chương trình ETEP và với
các sở GDĐT ở các vùng/khu vực phù hợp để bồi dưỡng tăng cường năng lực cho cán
bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán của vùng/khu vực đó, đồng thời huy
động giảng viên là cán bộ quản lý giáo dục địa phương (của các sở/phòng giáo dục
và đào tạo, Hiệu trưởng trường phổ thông đủ tiêu chuẩn) cùng tham gia.