BỘ
LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1046/LĐTBXH-TCDN
V/v Báo cáo sơ kết 6 năm thực hiện Đề
án 1956
|
Hà
Nội, ngày 01 tháng 04 năm 2016
|
Kính
gửi:
|
- Thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương
thực hiện Quyết định số 1956;
- Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
|
Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg
ngày 27/11/2009 về việc phê duyệt Đề án
“Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” và ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ
tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Quyết định
số 1956 tại Văn bản số 931/VPCP-KGVX ngày 05/02/2016 của Văn phòng Chính phủ, Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội đã hoàn thiện Báo cáo tình hình thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn”
trong giai đoạn 2010 - 2015 và Mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện Đề án giai đoạn
2016 - 2020 (Báo cáo kèm theo).
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
xin gửi các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương để chỉ đạo,
triển khai thực hiện Đề án năm 2016 và những
năm tiếp theo./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam (để báo cáo);
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Chính phủ;
- Sở LĐTBXH các tỉnh/thành phố trực thuộc TW;
- Thành viên Tổ công tác giúp việc;
- Lưu: VT, TCDN.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Huỳnh Văn Tí
|
BÁO CÁO
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG
THÔN”GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 VÀ MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2016
- 2020
Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009, thực hiện
trong 11 năm (2010-2020) với Mục tiêu: Dạy nghề cho Khoảng 10,6 triệu lao động
nông thôn, trong đó hỗ trợ dạy nghề cho 6,54 triệu người theo chính sách của Đề án. Đào tạo, bồi dưỡng 1,1 triệu lượt cán bộ,
công chức xã.
Theo lộ trình thực hiện Đề án, trong những năm đầu tập trung vào công
tác xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn và chuẩn bị các Điều kiện để tổ chức
dạy nghề cho lao động nông thôn.
Sau 6 năm thực hiện, nhận thức của bộ
phận lớn cán bộ, giảng viên và người
dân về dạy nghề, phát triển nhân lực nông thôn đã có chuyển biến tích cực; cả hệ thống chính trị đã vào cuộc, thu hút sự quan tâm
các cơ quan báo chí, truyền thông, cộng đồng dân cư trong việc tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn; các hình thức tổ chức dạy nghề đã được đa dạng hóa, phù hợp với nhu cầu của người
học, nghề học, đặc Điểm vùng miền và sự tham gia của các loại hình cơ sở đào tạo theo hướng xã hội
hóa; người dân tham gia học nghề ngày càng tăng. Bước đầu,
kết quả thực hiện Đề án đã được ghi nhận.
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2010-2015
1. Kết quả, hiệu quả dạy nghề
cho lao động nông thôn
1.1. Kết quả thực
hiện 05 năm (2010-2014)
a) Kết quả
- Trong 5 năm (2010-2014), cả nước đã
có gần 3,2 triệu lao động nông thôn được học nghề, đạt 70,8%
Mục tiêu Đề án đặt ra (3,2/4,5 triệu người).
Trong đó, 2.169.562 lao động nông thôn được hỗ
trợ học nghề theo chính sách của Đề án, đạt 90,4% kế hoạch đề ra
(2,169/2,4 triệu người), đạt 33,1% kế hoạch đặt ra trong cả
11 năm (2,169/6,54 triệu người).
Thí Điểm đặt
hàng dạy nghề trình độ cao đẳng, trung
cấp cho 10.534 người thuộc diện hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác
có khó khăn về kinh tế, đạt 2,1% kế hoạch của 11 năm (10.534/512.000 người).
- Trong số 2.169.562 lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề có 994.337 lao động nông thôn được
hỗ trợ học nghề là nữ, chiếm 45,8% tổng số
người được hỗ trợ học nghề. Bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho 198.867 lao động nông
thôn là nữ, tăng 4,6% so với bình quân chung của cả nước trong 3 năm đầu thực hiện Đề án, cụ thể:
+ 927.291 người được hỗ trợ học nghề
nông nghiệp, chiếm 42,7% số người được hỗ trợ học nghề.
Bình quân mỗi năm hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp cho 185.458 người, tăng 15,6%
so với bình quân chung trong 3 năm đầu thực hiện Đề án.
+ 1.242.271 người được hỗ trợ học nghề
phi nông nghiệp, chiếm 57,3% số người được hỗ trợ học nghề. Bình quân mỗi năm hỗ
trợ cho 248.454 người học nghề phi nông
nghiệp, tăng 28,9% so với bình quân chung trong 3 năm đầu
thực hiện Đề án.
+ 45.991 người được hỗ trợ học nghề
thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, chiếm 2,1%
số người được hỗ trợ học nghề. Bình quân mỗi năm hỗ trợ 9.198 người, tăng 0,7%
so với bình quân chung trong 3 năm đầu thực hiện Đề
án.
+ 437.316 người dân tộc thiểu số được hỗ trợ học nghề, chiếm 20,1% tổng số lao động nông thôn được
hỗ trợ học nghề. Bình quân mỗi năm hỗ trợ học nghề cho 87.463 người, tăng 17,2%
so với bình quân chung trong 3 năm đầu thực hiện Đề án và bằng 58,7% tổng số người dân
tộc thiểu số được hỗ
trợ đào tạo nghề qua các chính sách, chương trình, dự án từ năm 2006 đến nay (437.316/744.615 người).
+ 241.413 người được hỗ trợ học nghề
thuộc hộ nghèo, chiếm 11,1% tổng số người
được hỗ trợ học nghề. Bình quân mỗi năm hỗ
trợ 48.282 người, tăng 15,5% so với bình quân chung 3 năm đầu thực hiện Đề án.
+ 46.375 người bị thu hồi đất nông nghiệp được hỗ
trợ học nghề, chiếm 2,1% tổng số
người được hỗ trợ học nghề. Bình quân mỗi năm hỗ trợ 9.275
người, tăng 20,2% so với bình quân chung trong 3 năm đầu thực hiện Đề án.
+ 11.714 người khuyết tật được hỗ trợ
học nghề, chiếm 0,5% tổng số người được hỗ
trợ học nghề. Bình quân mỗi năm hỗ trợ
2.342 người, tăng 3,9% so với bình quân chung trong 3 năm đầu thực hiện Đề án.
+ 92.864 người thuộc hộ cận nghèo được
hỗ trợ học nghề, chiếm 4,2% tổng số
người được hỗ trợ học nghề. Bình quân mỗi
năm hỗ trợ 18.572 người, giảm 3,4% so với bình quân chung trong 3
năm đầu thực hiện Đề án.
+ 1.305.859 lao động nông thôn khác
được hỗ trợ học nghề, chiếm 60,2% tổng số
người được hỗ trợ học nghề. Bình quân mỗi năm hỗ trợ 261.171 người, tăng 26% so
với bình quân chung trong 3 năm đầu thực hiện Đề
án.
b) Hiệu quả
- Trong số 2.169.562 lao động nông
thôn được hỗ trợ học nghề có 1.941.168
lao động nông thôn đã học xong. Trong đó : 1.526.883 người
có việc làm sau học nghề, đạt 78,7%, vượt Mục tiêu Đề án đặt ra 8,7% (70% số lao động nông thôn
có việc làm sau học nghề), trong đó:
+ 347.915 người được doanh nghiệp tuyển dụng, chiếm 22,8% số người có
việc làm sau học nghề. Bình quân mỗi năm có 69.583 lao động nông thôn sau học
nghề được doanh nghiệp nhận tuyển dụng,
tăng 8,1% so với bình quân chung trong 3 năm đầu thực hiện Đề án (lao động nông thôn được doanh nghiệp
tuyển dụng chủ yếu là lao động nông thôn học nghề phi nông
nghiệp, chiếm 87,7% tổng số người được doanh nghiệp tuyển dụng).
+ 153.620 người được doanh nghiệp nhận bao tiêu sản phẩm, chiếm 10,1% số người có việc làm sau học
nghề. Bình quân mỗi năm có 30.724 lao động nông thôn học nghề được doanh nghiệp
nhận bao tiêu sản phẩm, tăng 6,5% so với bình quân chung trong 3 năm đầu thực hiện Đề án (lao động nông thôn được
doanh nghiệp nhận bao tiêu sản phẩm chủ yếu học và làm các nghề tiểu thủ công nghiệp, chiếm 83,6% tổng
số người được doanh nghiệp nhận bao tiêu sản phẩm).
+ 1.007.284 người tiếp tục làm nghề
cũ nhưng năng suất lao động, thu nhập tăng lên, chiếm 65,9% số người có việc làm sau học nghề.
Bình quân mỗi năm có 201.456 người học
xong tự tạo việc làm, tăng 20% so với bình quân chung trong 3 năm đầu thực hiện
Đề án (chủ yếu số người học xong tự tạo việc làm là người
học nghề nông nghiệp, chiếm 64,2% tổng số người học xong tự tạo việc làm).
+ 18.064 người thành lập tổ nhóm sản
xuất, HTX, doanh nghiệp, chiếm 1,2% số người có việc làm sau học nghề. Bình
quân mỗi năm có 3.612 người sau học nghề đã thành lập các
tổ, nhóm sản xuất, HTX, doanh nghiệp, tạo việc làm cho bản thân và lao động khác tại địa phương (chủ yếu số người thành
lập tổ, nhóm sản xuất, HTX sau học nghề học nghề phi
nông nghiệp, chiếm 73,2% tổng
người thành lập tổ, nhóm sản xuất, HTX sau học nghề).
- Các địa phương đã thống kê được
59.285 hộ nghèo có người tham gia học nghề, có việc làm đã
thoát nghèo, chiếm 24,5% tổng số hộ nghèo có người tham gia
học nghề; 98.122 hộ có người tham gia học nghề, có việc
làm, có thu nhập cao hơn mức bình quân tại địa phương (trở thành hộ khá), chiếm 4,5% tổng
số lao động nông thôn tham gia học nghề.
1.2. Kết quả thực hiện năm 2015
Theo báo cáo của các địa phương, năm
2015, cả nước đã đào tạo nghề cho Khoảng
900.000 lao động nông thôn. Trong đó, có Khoảng 550.000 lao động nông thôn được
hỗ trợ học nghề theo chính sách Đề án
1956 (đạt 100% kế hoạch năm). Tỷ lệ
lao động nông thôn có việc làm sau học nghề đạt 78%.
Tổng hợp 6 năm (2010-2015) thực hiện Đề án,
đã có trên 4,1 triệu lao động nông thôn được đào tạo nghề, đạt 74,1% Mục tiêu của giai đoạn
(4,1 triệu/Mục tiêu 5,53 triệu). Riêng số được hỗ trợ học nghề theo chính sách của Đề án 1956 là trên 2,7 triệu người, đạt 91,5% kế hoạch giai đoạn 2010 -
2015 (KH là 2,95 triệu người), đạt 41,3% kế hoạch 11 năm của
Đề án (KH 11 năm là 6,54 triệu người).
Bình quân mỗi năm có 680.000 lao động
nông thôn học nghề, đạt 75,5% Mục tiêu bình quân chung (Mục
tiêu: mỗi năm có 900.000 lao động nông thôn học nghề và 100.000 cán bộ, công chức cấp xã
được đào tạo, bồi dưỡng).
2. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức xã
- Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các
Bộ, ngành liên quan ban hành 26 bộ chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức,
kỹ năng cho các chức danh: Bí thư, Phó Bí thư; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân và trưởng các đoàn thể xã và 7 chức danh công chức xã. Trên cơ sở các bộ tài liệu được ban
hành, tổ chức tập huấn cho giáo viên, giảng
viên của hệ thống các trường chính trị, các trung tâm bồi
dưỡng chính trị huyện, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
các Bộ, ngành, các trường đại học, cao đẳng đáp ứng chương trình, nội
dung giảng dạy.
- Các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ
năng và đào tạo nâng cao trình độ cho Khoảng 485.241 lượt cán bộ, công chức xã,
đạt 80,8% Mục tiêu đề án giai đoạn
2010 - 2015 và đạt 44,1% Mục tiêu của cả giai đoạn 2010 - 2020.
3. Kinh phí
Trong 6 năm (2010 - 2015), tổng kinh phí đã bố trí thực hiện Đề án trên 8.170,53 tỷ đồng, đạt 70% kế hoạch
kinh phí giai đoạn (2010-2015) và đạt 31,5% kinh phí dự kiến bố trí trong 11
năm thực hiện Đề án, trong đó:
- Ngân sách Trung ương hỗ trợ trên
5.870,53 tỷ đồng, chiếm 71,9% tổng
kinh phí.
- Ngân sách địa phương và các nguồn từ
các chương trình, dự án khác: Khoảng 2.300 tỷ đồng, chiếm 28,1% tổng kinh phí.
- Kinh phí sử dụng dạy nghề cho lao động
nông thôn (đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề, hỗ trợ
dạy nghề cho lao động nông thôn...): 7.887,15 tỷ, đạt
62,8% kinh phí dự kiến bố trí thực hiện tại Đề
án giai đoạn 2010 - 2015.
- Kinh phí sử dụng đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ công chức xã: 289,85 tỷ, chiếm 44,6% kinh phí dự kiến bố trí thực hiện tại Đề án giai đoạn 2010 - 2015.
Như vậy, tuy tổng kinh phí hỗ trợ thực hiện Đề án
6 năm (2010-2015) đạt Khoảng 61,9% so với dự kiến kế hoạch, nhưng bằng sự cố gắng, quyết tâm vào cuộc của các Bộ,
ngành, địa phương, công tác đào tạo nghề cho lao động
nông thôn trong 6 năm qua đã đạt được kết quả
tích cực, mang lại hiệu quả thiết thực. Số lao động nông thôn được hỗ trợ
học nghề đạt 91,5% kế hoạch 6 năm (2010- 2015) và bằng 41,3% kế hoạch của cả 11 năm (2010-2020) thực hiện Đề án; số người học xong có việc làm đạt 78,7%, vượt chỉ tiêu đặt ra (70%) số lao động nông thôn học nghề phi nông nghiệp
và có việc làm trong công nghiệp, dịch vụ chiếm
trên 57,2%; 24,5% số người thuộc hộ nghèo sau khi học nghề, có việc làm đã thoát nghèo và
4,5% số người sau khi học nghề, có việc làm đã trở thành hộ khá,...).
II. TÌNH HÌNH THỰC
HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỀ ÁN
1. Công tác chỉ
đạo, Điều hành
1.1. Ở Trung ương
Ban chỉ đạo Trung ương (do Phó Thủ tướng
Chính phủ làm Trưởng
Ban và 15 thành viên là lãnh đạo các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương) đã chỉ đạo quyết
liệt ngay từ khi triển khai thực hiện Đề án.
Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 19-CT/TU
ngày 05/11/2012 về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề
cho lao động nông thôn”. Trong 6 năm (2010-2015), Ban Chỉ đạo Trung ương, các Bộ,
ngành đã ban hành 12 thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban
Chỉ đạo; 04 thông tư liên tịch, 06 thông tư và 35 văn bản
hướng dẫn triển khai
thực hiện Đề án.
Ban Chỉ đạo Trung ương đã phân công
thành viên phụ trách theo vùng, chịu
trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương trong vùng tổ chức triển khai thực hiện, trong
đó tập trung vào 11 tỉnh Điểm, 12 huyện Điểm và 4 nhóm mô hình thí Điểm dạy nghề nông nghiệp, dạy nghề tiểu thủ công nghiệp làng nghề, dạy nghề theo yêu cầu của doanh nghiệp, dạy
nghề cho ngư dân trên tàu đánh bắt trên biển. Hàng năm, Ban Chỉ đạo Trung ương tổ chức các đoàn kiểm
tra, giám sát việc thực hiện Đề án
tại địa phương, đơn vị cơ sở.
Định kỳ 6 tháng, 01 năm, Ban chỉ đạo
Trung ương họp đánh giá công
tác chỉ đạo, Điều hành thực hiện Đề
án và tổ chức các hội nghị trực
tuyến với các địa phương để sơ kết tình
hình thực hiện Đề án, đánh giá những kết
quả đã đạt được, phát hiện những tồn tại, yếu kém và vướng
mắc trong quá trình thực hiện để thảo luận, đề xuất giải
pháp tháo gỡ. Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương đã có ý kiến kết luận, chỉ đạo các Bộ, ngành địa phương thực hiện các giải
pháp nhằm khắc phục các tồn tại, yếu kém, tháo gỡ các vướng
mắc khó khăn để nâng cao hiệu quả thực
hiện Đề án.
1.2. Ở các địa phương
- Trong những năm đầu triển khai thực hiện Đề án, các địa phương tập trung triển khai
các Điều kiện tiền đề thực hiện Đề án,
như: Tổ chức các hội nghị quán triệt Đề án tới cán bộ chủ chốt các cấp (tỉnh, huyện,
xã); tổ chức tập huấn đối với cán bộ cấp
huyện, xã nhằm tạo chuyển biến nhận thức của cán bộ về Mục đích, ý nghĩa về đào
tạo nghề cho lao động nông thôn; hướng dẫn, thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng
dẫn của Ban Chỉ đạo Trung ương, Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội về công tác dạy nghề cho lao động nông thôn. Về
chỉ đạo thực hiện, 100% các tỉnh/thành ủy đã ban hành Chỉ
thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong triển khai thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” hoặc đưa nội dung
“Đào tạo nghề cho lao động nông thôn vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh/thành phố
nhiệm kỳ 2010-2015 để lãnh đạo, chỉ đạo
thực hiện. Vì vậy, đến hết năm 2012, 100% tỉnh, thành phố đã cơ bản hoàn thành các Điều
kiện cần thiết để triển khai thực hiện
Đề án đến cấp xã.
- Nhìn chung các địa phương đều tích
cực, khẩn trương kiện toàn bộ máy chỉ đạo, tổ chức thực hiện Đề
án. Hiện nay, 100% cấp tỉnh, 98,8% cấp huyện và
96,2% cấp xã có lao động nông thôn đã thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ công tác thực hiện Đề
án. Có 8 huyện của 3 tỉnh/ thành phố (Hải Phòng, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu) có ít lao động nông thôn nên không
thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ công tác thực hiện Đề án riêng mà ghép vào các hoạt động của Ban Chỉ đạo giảm nghèo hoặc Ban Chỉ đạo thực hiện
Đề án chung của vùng. Tuy nhiên, còn có
396 xã của 8 tỉnh/thành phố (Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Định, Kon Tum, Cần Thơ, Kiên Giang và Cà Mau) chưa thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ công tác thực hiện Đề án ở cấp xã. Có 410/674 huyện có lao động nông thôn đã bố trí cán bộ chuyên trách về dạy nghề tại Phòng Lao động - Thương
binh và Xã hội huyện (đạt 60,8%), 264 huyện đã bố trí cán
bộ kiêm nhiệm theo dõi về dạy nghề tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
huyện. Như vậy, về cơ bản, 100% các huyện có lao động nông thôn đều có cán bộ
theo dõi về dạy nghề.
- Các tỉnh, thành phố đã chủ động rà
soát, phê duyệt danh Mục nghề đào tạo, định mức chi phí đào tạo làm căn cứ thực hiện. Cụ thể: đã phê duyệt 4.355
lượt nghề đào tạo cho lao động nông thôn (gồm 1.719 nghề nông nghiệp và
2.636 nghề phi nông nghiệp); ban hành định mức
chi phí đào tạo cho 3.657 lượt nghề (gồm 1.457 nghề nông
nghiệp và 2.200 nghề phi nông nghiệp). Các địa phương đã
huy động một lượng lớn cơ sở (1.710 cơ sở) tham gia dạy nghề cho lao động nông
thôn, gồm: 102 trường cao đẳng nghề,
181 trường trung cấp nghề, 593 trung tâm dạy nghề, 273
doanh nghiệp và 561 cơ sở khác có đăng ký hoạt động dạy
nghề tham gia dạy nghề cho lao động
nông thôn.
- Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg (Thông báo số 266/TB-VPCP ngày 09/7/2014 của
Văn phòng chính phủ), các địa phương đã triển khai thực hiện rà soát mạng lưới các
trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục kỹ thuật
tổng hợp - hướng nghiệp. Kết quả, đã có 169 huyện (chiếm 24,8% số huyện
có lao động nông thôn) thực hiện sáp nhập các trung tâm cấp
huyện thành một trung tâm chung thực hiện chức năng dạy
nghề, hướng nghiệp,
giáo dục thường xuyên.
2. Hoạt động Điều tra khảo
sát, tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn
2.1. Hoạt động Điều tra, khảo sát, dự
báo nhu cầu học nghề, xây dựng phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” và kế hoạch dạy nghề hàng năm được thực
hiện khá bài bản, chặt chẽ. Trong 2 năm đầu (2010, 2011), các tỉnh, thành phố đã tiến hành Điều tra, khảo sát, dự
báo nhu cầu học nghề trên địa bàn tỉnh,
làm cơ sở để xây
dựng Đề án “Đào
tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” của địa
phương; từ năm 2012, hàng năm UBND các tỉnh, thành phố đều
chỉ đạo các Sở, ngành, UBND cấp huyện,
các cơ sở dạy nghề thực hiện rà soát nhu
cầu học nghề, việc làm tại cơ sở làm căn cứ xây dựng kế hoạch đào tạo nghề hàng
năm để trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Công tác thông tin, tuyên truyền,
tư vấn học nghề được quan tâm thường xuyên. Các địa phương đã chủ động xây dựng,
tổ chức thực hiện kế hoạch tuyên truyền,
tư vấn học nghề, việc làm và chỉ đạo xây dựng chương trình,
chuyên trang, chuyên Mục riêng trên đài phát thanh, truyền hình, báo đài địa phương. Nội dung tuyên truyền bao gồm chính sách, pháp luật về dạy
nghề; các chính sách hỗ trợ học nghề, tạo việc làm; hướng
dẫn kỹ thuật, kiến thức sản xuất, hướng nghiệp; các mô hình, cá nhân điển hình trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
2.2. Hoạt động Điều tra, khảo sát việc
làm của lao động nông thôn sau học nghề: Năm 2014 - 2015, Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội đã tổ chức khảo sát về học nghề,
việc làm và thu nhập của trên 2.600 lao động nông thôn sau học nghề tại 24 xã
thuộc 22 tỉnh, thành phố; trong đó:
- Năm 2014 khảo sát trên 600 lao động
nông thôn sau học nghề tại 6 xã thuộc 6 tỉnh, thành phố: Điện Biên, Hà Nội, Quảng
Bình, Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Tháp.
- Năm 2015: khảo sát trên 2.000 lao động
nông thôn sau học nghề tại 18 xã thuộc 16 tỉnh, thành phố:
Hà Giang, Tuyên Quang, Ninh Bình, Nam Định, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum, Kiên Giang, An Giang, Đồng Nai, Bình Dương, Cà
Mau, Bạc Liêu.
Kết quả khảo sát cho thấy:
- 100% các xã được khảo sát có Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án; các thành
viên Ban Chỉ đạo nắm được những vấn đề
cơ bản các chính sách về Đề án; Ban Chỉ đạo
đã tổ chức, phối hợp các ban, ngành, hội,
đoàn thể tham gia tuyên truyền, vận động
người dân tham gia học nghề;
- 100% các xã được khảo sát đã xây dựng
quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng
nông thôn mới, trong đó có quy hoạch sản xuất nông nghiệp, quy hoạch phát triển
ngành nghề ở địa phương;
- 48,6% lao động nông thôn tham gia học
nghề để tự tạo việc làm, phát triển sản xuất; 12,5% học
nghề để làm việc cho doanh nghiệp tại
địa phương: 32,9 % học nghề để cung cấp sản phẩm
cho HTX, doanh nghiệp (được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm) tăng thu nhập;
4% học nghề để biết và chỉ có 2%
không xác định được Mục đích học nghề;
- 100% người học nghề nắm được các chính sách hỗ trợ về dạy nghề cho lao động nông thôn;
- 46,7% người học có nhu cầu vay vốn
để phát triển sản xuất,
tuy nhiên chỉ có 3% số người học nghề đã được
vay vốn, hỗ trợ sản xuất (do nguồn vốn từ Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm còn hạn chế).
Sau 6 năm triển khai thực hiện, có thể thấy: nhận thức của cán bộ, đảng viên và người
dân về dạy nghề, phát triển nhân lực nông thôn nhìn chung có sự chuyển biến tích cực. Số người đăng ký học nghề hàng năm đều tăng; người dân có sự nhận thức sâu sắc
hơn về nghề nghiệp, từ chỗ học theo phong trào, học để nhận tiền hỗ trợ, học chỉ để
cho biết, chuyển sang học
nghề để tìm việc
làm chuyển đổi nghề nghiệp; học nghề để nắm vững
khoa học kỹ thuật, ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp, có
năng suất thu nhập cao hơn. Các địa phương ngày càng chủ động hơn trong việc xây dựng kế hoạch
đào tạo nghề hàng năm, gắn đào tạo nghề với quy hoạch phát triển sản xuất,
quy hoạch xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
3. Thí Điểm, nhân rộng các mô hình dạy nghề cho lao động
nông thôn
3.1. Sau khi hoàn thành việc triển
khai thí Điểm các mô hình dạy nghề cho
lao động nông thôn trong 2 năm (2010 - 2011), Hội nghị Sơ kết 3 năm triển khai thực hiện Đề án (năm 2013) đã tổng kết, đánh giá việc triển khai thực hiện
thí Điểm mô hình dạy nghề cho lao động
nông thôn, làm tiền đề chỉ đạo hoàn thiện, nhân rộng mô hình dạy nghề có hiệu
quả trong những năm tiếp theo. Đến năm 2012, 2013, các Bộ:
Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Bảo trợ người tàn tật và
Trẻ mồ côi Việt Nam... đã thực hiện triển khai hoàn thiện nhân rộng mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
đã tổ chức nhân rộng mô hình đã thí Điểm
có hiệu quả tại 24 tỉnh, thành phố với 24 nghề tiểu thủ
công nghiệp; 26 nghề đào tạo theo vị trí làm việc tại doanh nghiệp; 2 nghề đào tạo cho ngư dân tàu đánh cá xa bờ. Qua triển khai
hoàn thiện, nhân rộng mô hình dạy nghề có hiệu quả, đã xây
dựng được 05 quy trình dạy nghề cho lao động nông thôn để phổ biến cho các địa phương tại Hội nghị giao ban giữa Thường trực Ban Chỉ đạo
Trung ương với Thường trực Ban Chỉ đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại 3 miền Bắc, Trung, Nam
và đưa vào nội dung chỉ đạo các địa
phương triển khai thực hiện Đề án hàng năm. Các quy trình dạy nghề được ban
hành gồm:
+ Quy trình tổ chức lớp dạy nghề tiểu thủ công nghiệp cho lao động nông thôn tại
các làng nghề;
+ Quy trình tổ chức lớp dạy nghề thuyền trưởng, máy trưởng
cho ngư dân tàu đánh cá xa bờ;
+ Quy trình tổ chức lớp dạy nghề theo vị trí việc làm tại
doanh nghiệp cho lao động nông thôn;
+ Quy trình tổ chức lớp dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn.
Như vậy, cùng với các hoạt động triển khai thực hiện Đề án, việc triển khai thí Điểm, hoàn thiện và
nhân rộng các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn là một hoạt động cần thiết và mang lại hiệu quả thiết thực.
3.2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thí Điểm thẻ học nghề nông nghiệp tại 2 tỉnh Thanh Hóa và Bến
Tre cho 8.935 người học nghề nông nghiệp trình
độ sơ cấp, dạy nghề dưới 3 tháng. Sau khi tổng kết, đánh
giá, Bộ đã quyết định kết thúc việc thí Điểm. Như vậy, từ sau Hội nghị sơ kết 3 năm triển khai thực hiện Đề án, không tiếp tục triển
khai cấp thẻ học nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn tại
2 tỉnh Thanh Hóa và Bến Tre và không triển khai nhân rộng.
3.3. Năm 2015, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Liên minh hợp tác xã Việt Nam, Trung ương Hội phụ nữ, Trung
ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam; Hội Bảo
trợ Người tàn tật và Trẻ mồ côi, Hội
Người mù, Hội
Chữ thập đỏ Việt Nam nhân rộng các mô hình đào tạo nghề
cho 10.400 lao động nông thôn và 12.600 người khuyết tật.
4. Phát triển đội
ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề
4.1. Phát triển đội ngũ giáo
viên, người dạy nghề
- Trong 3 năm (2010 - 2013), Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội đã phối hợp với
các Bộ, ngành, địa phương tổ chức bồi dưỡng kỹ năng dạy nghề theo
chương trình của Tổ chức Lao động quốc tế
(ILO) cho gần 5.000 người dạy nghề cho lao động nông thôn; đào tạo nghiệp vụ sư phạm dạy nghề cho gần 2.000
sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng nghề là
nguồn giáo viên dạy nghề ở các trung tâm dạy nghề. Đồng thời, các địa phương đã
chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức đào
tạo, bồi dưỡng giáo viên, người dạy nghề tham gia dạy nghề cho lao động nông
thôn trên địa bàn tỉnh. Tính đến hết năm 2014, cả nước có
trên 22.000 giáo viên, người dạy nghề được đào tạo nghiệp vụ sư phạm dạy nghề, kỹ năng dạy học, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy
nghề trên địa bàn.
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
phối hợp với Tổ chức lao động quốc tế (ILO), Hiệp hội Dạy nghề và Nghề công tác xã hội, các Bộ,
ngành, địa phương đã tổ chức
đào tạo 16 giảng viên cấp cao, 320 giảng viên nguồn, 500 giáo viên giảng dạy kiến thức
kinh doanh, khởi sự doanh nghiệp trong chương trình dạy
nghề cho 1 triệu lao động nông thôn và đã tổ chức đào tạo thí Điểm cho gần 1.000 lao động nông thôn về kiến thức kinh doanh,
khởi sự doanh nghiệp.
4.2. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề
- Các địa phương đã chủ động bố trí cán bộ theo dõi về dạy nghề lại Phòng Lao động - Thương binh
và Xã hội huyện. Đến nay, 100% cấp huyện có cán bộ theo
dõi về dạy nghề, trong đó, 400/674 huyện có lao động nông thôn đã bố trí cán bộ chuyên trách (đạt
59,3%); 274 huyện còn lại đã bố trí cán
bộ kiêm nhiệm theo dõi về dạy nghề (đạt 40,7%).
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
đã xây dựng và ban hành chương trình,
tài liệu tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý về dạy nghề cho lao động nông thôn đối với cán bộ quản lý dạy nghề ở cấp huyện và cán bộ cấp xã; tổ chức tập huấn,
bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý về dạy nghề
cho gần 20.000 lượt người; 100% cán bộ quản lý dạy nghề cấp
huyện, cấp xã được tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản
lý dạy nghề cho lao động nông thôn.
5. Phát triển các
chương trình dạy nghề
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
đã chỉ đạo các địa phương rà soát danh Mục nghề đào tạo,
xây dựng mức chi phí đào tạo cho từng nghề và rà soát
lại các cơ sở dạy nghề, các chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn, đảm bảo cung cấp cho người học các kiến thức, kỹ
năng thực hành nghề và các kỹ năng mềm (về
pháp luật lao động, an toàn lao động, kỹ năng làm việc theo tổ, nhóm, kiến thức kinh doanh và khởi sự doanh nghiệp).
- Trong 2 năm (2010 - 2012), Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội đã thí Điểm
xây dựng 55 chương trình dạy nghề; 39 danh Mục thiết bị dạy nghề trình độ sơ cấp; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, ban hành 132 chương trình dạy
nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng,
làm cơ sở để các cơ sở tham gia dạy nghề nông nghiệp cho
lao động nông thôn tham khảo, xây dựng chương trình.
Trên cơ sở kết quả thí Điểm, kể từ
năm 2012, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã giao cho
địa phương chỉ đạo các cơ sở dạy nghề chủ động rà soát,
xây dựng, phê duyệt chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn cho phù hợp với Điều kiện
thực tế và đặc Điểm tình hình của từng
địa phương (theo Thông tư số
31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp).
- Tại địa phương, các sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cơ sở dạy nghề xây dựng các
chương trình dạy nghề trong danh Mục các nghề đã được phê
duyệt, trong đó tập trung triển
khai chương trình dạy nghề theo vị trí làm việc tại
doanh nghiệp và có sự tham gia của doanh nghiệp.
Tính đến hết năm 2014, các địa phương, cơ sở
dạy nghề đã thực hiện rà soát, biên soạn lại hoặc xây dựng mới 4.347 lượt chương
trình dạy nghề cho lao động nông thôn, trong đó 1.722 lượt chương trình dạy nghề nông nghiệp và 2.625
lượt chương trình dạy nghề phi nông nghiệp,
6. Tăng cường cơ sở vật chất,
thiết bị dạy nghề
- Việc hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất,
thiết bị dạy nghề được tập trung triển khai thực hiện và hoàn
thành trong giai đoạn đầu của Đề án (từ 2010 - 2012). Đến năm 2013,
2014, một số các cơ sở dạy nghề đang đầu tư dở dang đã được UBND tỉnh, thành phố
bố trí một phần kinh phí từ Đề
án để hoàn thành đầu tư.
- Trong 5 năm (2010-2014), tổng kinh phí hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, thiết
bị dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề công lập là trên 4.139 tỷ đồng, trong đó:
+ Trung ương hỗ trợ 3.147,15 tỷ đồng,
chiếm 58,58% tổng kinh phí Trung ương
hỗ trợ thực hiện Đề án và bằng 80,6% dự
kiến kinh phí hỗ trợ đầu tư cơ sở
vật chất, thiết bị dạy nghề tại Đề
án (3.905 tỷ đồng).
+ Các địa phương
bố trí gần 1.000 tỷ đồng kinh phí từ ngân sách địa phương hoặc lồng ghép các chương trình, dự
án để đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề công lập
trên địa bàn tỉnh, bằng 31,8% kinh phí Trung ương hỗ trợ đầu tư cơ sở vật
chất, thiết bị dạy nghề (3.139 tỷ đồng).
- Đã có 623 cơ sở dạy nghề công lập được hỗ trợ
đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề, gồm 357 trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện; 100
trung tâm giáo dục thường xuyên, kỹ thuật tổng
hợp - hướng nghiệp; 8 trường trung cấp
nghề thủ công mỹ nghệ; 6 trường cao đẳng nghề; 74 trường
trung cấp nghề; 13 trung tâm giới thiệu việc làm; 17 trung tâm giáo dục lao động
xã hội và 48 trung tâm công lập khác có tham gia dạy nghề, trong đó: 612 cơ sở
dạy nghề (98,2%) được hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết
bị dạy nghề đã tích cực tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn, còn 11 cơ sở
của 7 tỉnh/thành phố (Cao Bằng, Sơn La, Quảng Ninh, Hà Nội,
Bình Định, Bình Phước, Bến Tre) được
hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị
dạy nghề chưa đi vào hoạt động (chiếm 1,8%), gồm:
+ 2 trung tâm dạy nghề tại tỉnh Cao Bằng
(TTDN huyện Trùng Khánh, TTDN huyện Trà Lĩnh) mới được hỗ trợ 50 triệu đồng mỗi
trung tâm (năm 2011). Tuy nhiên, xét thấy không phù
hợp với quy hoạch, cơ cấu nguồn vốn lớn, nên tỉnh Cao Bằng đã tạm dừng đầu tư để xây dựng lại
quy hoạch;
+ 6 cơ sở dạy
nghề của 3 tỉnh Sơn La, Quảng Ninh, Bến Tre (TTDN huyện
Yên Châu, TTDN huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La; TTDN huyện Vân Đồn, TTDN huyện Đông Triều và trung tâm hướng nghiệp tổng hợp huyện đảo Côtô tỉnh Quảng Ninh, trường
trung cấp nghề Mỏ Cày) đang trong giai đoạn hoàn thành, dự
kiến tham gia dạy nghề trong năm 2015, trong đó, TTDN huyện Yên Châu tỉnh Sơn
La được chọn là 1 trong 4 trung tâm Điểm của tỉnh thực hiện
sáp nhập các trung tâm công lập cấp huyện (TTDN, trung tâm GDTX).
+ 2 trung tâm giáo dục thường xuyên gồm: trung tâm GDTX huyện Đan Phượng, TP.Hà Nội được
hỗ trợ đầu tư năm 2012 và trung tâm giáo
dục thường xuyên - hướng nghiệp huyện An Lão, tỉnh Bình Định
mới được hỗ trợ đầu tư năm 2014 chưa tham gia dạy nghề cho lao động
nông thôn.
+ 01 trung tâm dạy
nghề đã giải thể (TTDN huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước), tỉnh đã Điều chuyển thiết bị dạy nghề sang cơ sở
dạy nghề công lập khác để sử dụng có
hiệu quả.
Như vậy, về cơ bản, hầu hết các cơ sở dạy nghề được hỗ trợ đầu tư cơ sở
vật chất, thiết bị dạy nghề đều tham gia dạy nghề cho lao động
nông thôn. Tuy nhiên, do các cơ sở được hỗ trợ đầu tư từ năm đầu thực hiện Đề án, nên khó tránh khỏi những lúng túng, dàn trải trong đầu tư cơ sở vật chất và mua sắm thiết bị dạy nghề. Cùng với đó là sự thay
đổi cơ cấu,
quy hoạch ngành nghề tại
một số địa phương, Điều này đã dẫn tới tình trạng thiết bị dạy nghề tại một số cơ sở dạy nghề còn chưa sử dụng
hoặc sử dụng chưa đạt hiệu quả cao. Sau công
tác kiểm tra, giám
sát của Ban Chỉ đạo Trung Lương và các đoàn thanh tra, kiểm toán, phản ánh của cơ quan báo chí, đã có những chỉ đạo để Điều chỉnh, khắc phục.
Tại Hội nghị sơ kết 3 năm triển
khai thực hiện Đề án, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, cơ quan Thường trực của Đề án đã có văn bản đề nghị các địa phương thực hiện rà soát việc sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề được đầu tư; có phương án Điều chuyển thiết
bị tại các cơ sở dạy nghề không có
nhu cầu sử dụng, hoặc sử dụng không hiệu quả sang các cơ sở dạy nghề đang có nhu cầu sử
dụng để đảm bảo sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị
dạy nghề đã được đầu
tư.
Theo báo cáo của các địa phương,
đã có 8 tỉnh (Hà Giang, Bình Phước, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang và Đồng Tháp) đã thực hiện Điều chuyển thiết bị từ các cơ sở sử dụng chưa hiệu quả sang các cơ sở đang có nhu cầu
sử dụng.
7. Công tác kiểm tra, giám sát
tình hình thực hiện Đề án
Ban Chỉ đạo Trung ương đã kiểm tra, giám sát thực hiện Đề án tại 60 tỉnh, thành phố, bình quân mỗi thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương đi kiểm tra, giám sát tại 1 tỉnh/thành phố/năm.
Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương, Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo Trung ương đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa
phương thực hiện thanh tra, kiểm tra, báo
cáo kết quả thực hiện về Ban Chỉ đạo Trung ương và trực tiếp kiểm tra, giám sát 6-10 tỉnh, thành phố về
việc thực hiện Đề án.
- Các địa phương đã chủ động xây dựng
kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát việc
thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh. Trong
6 năm (2010-2015), đã có gần 23.000 lượt kiểm
tra, giám sát việc thực hiện Đề án
tại địa phương, bình quân mỗi năm, mỗi địa phương tổ
chức gần 60 lượt kiểm tra, giám
sát các cấp (tỉnh, huyện).
8. Thực hiện chế
độ báo cáo
Hàng năm, Thường trực Ban Chỉ đạo
Trung ương hướng dẫn các địa phương tổ chức sơ kết 6 tháng, năm và tổng hợp, báo cáo kết quả
thực hiện Đề án về Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương.
Các địa phương triển khai thực hiện
hướng dẫn của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương, tổng
hợp báo cáo kết quả, hiệu quả thực hiện Đề án theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương. Tuy nhiên một số địa phương
báo cáo chậm: nội dung, số liệu báo cáo chưa đầy đủ, nhất là số liệu về kết quả,
hiệu quả dạy nghề cho lao động nông thôn.
9. Về Khen thưởng
Để biểu dương những đóng góp trong việc thực hiện Đề án
“Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, Thường
trực Ban Chỉ đạo Trung ương đã hướng dẫn các Bộ, ngành, địa
phương lựa chọn những tập thể, cá nhân có thành tích xuất
sắc trong 05 năm thực hiện Đề án, tổng
hợp, trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ
trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tặng Bằng khen.
Kết quả, có 09 tập thể, 05 cá nhân có thành tích xuất sắc được tặng Bằng
khen của Thủ tướng Chính phủ; 44 tập thể và 68 cá nhân được
tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Có danh
sách kèm theo).
III. ĐÁNH GIÁ
CHUNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2010-2015
1. Mặt được
1.1. Rút kinh nghiệm sau 3 năm đầu triển khai thực hiện Đề án, hệ thống tổ chức thực hiện Đề án từ Trung ương tới cấp
xã đã được kiện toàn để thống nhất chỉ đạo thực hiện công
tác dạy nghề cho lao động nông thôn
nói riêng và chỉ đạo việc thực hiện các chương trình, dự
án khác có hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn nói chung.
1.2. Thường trực Ban Chỉ đạo Trung
ương đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương kịp thời
ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện Đề án tương đối đồng
bộ, làm cơ sở để các địa phương triển khai thực hiện Đề
án.
1.3. Đã động viên được sự quan tâm, tham gia của cả hệ thống chính trị, các cơ quan báo
chí, truyền thông trong việc tổ chức
thực hiện và giám sát thực hiện dạy nghề cho lao động nông
thôn. Qua giám sát của các cơ quan chức năng, phản ánh của các cơ quan báo chí, truyền thông, đã kịp thời phát hiện
những hạn chế, thiếu sót trong những năm đầu thực hiện Đề án để có giải pháp chấn
chỉnh, khắc phục kịp thời. Nhờ đó, đã hạn chế được những sai sót, thực hiện dạy
nghề có hiệu quả cao hơn trong những năm tiếp theo.
1.4. Nhận thức của cộng đồng nói
chung và người lao động nói riêng, của các cấp, các ngành về Mục tiêu, tác động của đào tạo nghề cho lao động nông
thôn bước đầu có chuyển biến tích cực:
- Đa số lao động đã có nhận thức đúng
đắn về sự cần thiết, Mục tiêu học nghề,
từ chỗ học theo phong trào, học để được hỗ trợ tiền ăn, học
cho biết chuyển sang học nghề để mưu sinh, phát triển sản xuất, để
tìm được việc làm;
- Các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương đã chủ động trong việc xây dựng kế hoạch dạy nghề hàng năm, rà soát danh Mục nghề đào tạo, chỉ
đạo thực hiện phương châm "chỉ đào tạo nghề khi xác định được việc làm và thu nhập sau học nghề"; tình
trạng chạy theo số lượng, chỉ tiêu đã được khắc phục tích cực; dạy nghề gắn với
thế mạnh địa phương, với quy hoạch phát triển sản xuất, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch xây dựng
nông thôn mới;
- Các cơ sở dạy nghề chuyển từ dạy theo năng lực sẵn có sang đào tạo theo
yêu cầu, nhu cầu của doanh nghiệp, dạy nghề theo nhu cầu học
nghề của lao động nông thôn gắn với
thực hiện tuyên truyền, tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho lao động nông thôn.
1.5. Sau 3 năm đầu (2010-2012) cơ
bản đã hoàn thành việc chuẩn bị các Điều kiện tiền đề thực hiện Đề án, với
sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị,
từ năm 2013, hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn đã
dần đi vào nề nếp, ổn định và từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả:
- Số lượng lao động
nông thôn được hỗ trợ học nghề hàng năm tăng (năm 2013, 2014, 2015 tăng 20% so với bình quân
chung trong 3 năm đầu); số lao động
nông thôn là nữ tăng 4,6%; số lao động nông thôn thuộc nhóm các đối tượng được ưu tiên được hỗ trợ ngày càng tăng (số người dân tộc thiểu số
được hỗ trợ học nghề tăng 17,2%, người thuộc hộ nghèo tăng
15,5%, người khuyết tật tăng 3,9% so với bình quân chung
trong 3 năm đầu).
- Tỷ lệ lao động nông thôn có việc
làm sau học nghề luôn đạt từ 75% - 79%,
cao hơn mức chỉ tiêu tối thiểu trong Đề án đề ra
(5% -9%); một bộ phận đã được các doanh
nghiệp tuyển dụng sau học nghề, một số đã thành lập tổ, nhóm, sản xuất, doanh nghiệp tạo việc
làm cho nhiều lao động nông thôn khác tại địa phương và một
bộ phận tiếp tục làm nghề cũ, nhưng năng suất lao động
tăng, Tiết kiệm chi phí sản xuất (10-20%), tăng thêm thu
nhập, ổn định và bước
đầu nâng cao chất lượng cuộc sống và trên thực tế đã xuất hiện ngày càng nhiều những mô hình tốt, cách làm hay, mang lại hiệu
quả thiết thực.
1.6. Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện Đề án
được thực hiện có hiệu quả nên từ năm 2013 đến nay đã không xảy ra trường hợp vi phạm nổi cộm
trong dạy nghề cho lao động nông thôn. Hàng năm, các thành viên Ban Chỉ
đạo Trung ương kiểm tra,
giám sát tại 01 địa phương, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung
ương, Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo
Trung ương kiểm tra, giám sát và đi thực tế 6 - 10 địa phương (bình quân mỗi năm, Ban Chỉ đạo Trung ương, Tổ công tác
giúp việc Ban Chỉ đạo Trung ương luân phiên kiểm
tra, giám sát tại 22 tỉnh, thành phố).
Tại các địa phương, bình quân mỗi năm
có gần 60 đoàn kiểm tra, giám sát các cấp
(tỉnh, huyện, xã) theo phương châm Ban Chỉ đạo cấp tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động Đề án đối với tất cả các huyện; Ban Chỉ đạo cấp
huyện thực hiện kiểm tra, giám sát đối với
tất cả các xã; cấp xã kiểm tra, giám
sát tất cả các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn.
2. Một số tồn tại và nguyên
nhân
a) Một số tồn tại
- Kết
quả dạy nghề cho lao động nông thôn chưa đạt được Mục tiêu, kế hoạch đề ra, cụ thể: trong 6 năm
(2010 - 2015), số lao động nông thôn học nghề cả nước đạt 91,5% kế hoạch hỗ trợ
lao động nông thôn học nghề (thực hiện được 2,7/kế hoạch
2,95 triệu lao động nông thôn học nghề). Việc triển khai đặt hàng dạy nghề trình độ trung cấp, cao đẳng cho các đối tượng người thuộc diện hộ nghèo, người
dân tộc thiểu số, lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế trong giai đoạn qua mới chỉ dừng lại ở mức độ thí Điểm
nên đạt chỉ tiêu thấp so với Mục tiêu của Đề án (chỉ đạt 2,1% kế hoạch 11 năm đã được
phê duyệt trong Quyết định số 1956/QĐ-TTg).
- Kết
quả, hiệu quả dạy nghề cho lao động nông thôn không đồng đều giữa các vùng trong cả nước. Các vùng Trung du và Miền núi Phía
Bắc, Tây Nguyên có số lao động nông thôn được hỗ trợ học
nghề và tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau học nghề thấp hơn các vùng
khác, trong khi kinh phí Trung ương hỗ
trợ bình quân luôn bằng hoặc cao hơn mức hỗ trợ bình quân
chung của các vùng khác trong cả nước.
Đáng chú ý là đối tượng lao động nông thôn học nghề và lao
động nông thôn sau khi học nghề được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm còn rất hạn chế nên việc
phát huy hiệu quả học nghề chưa cao.
- Việc xác định danh Mục nghề đào tạo cho lao động nông thôn, nhất là danh Mục nghề nông nghiệp ở một số địa phương vẫn còn dàn trải, chưa xuất phát từ quy hoạch
sản xuất nông nghiệp, quy hoạch xây dựng nông thôn mới và
yêu cầu làm nông nghiệp tiên tiến hiện đại gắn với tái cơ
cấu ngành nông nghiệp dẫn đến hiệu quả sau học nghề không cao. Lao động học một
số nghề phi nông nghiệp chưa tìm được việc làm, do thị trường tại chỗ không có
nhu cầu hoặc do tay nghề chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế; một số lao động học
nghề nông nghiệp, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được hoặc
tiêu thụ rất khó khăn.
- Việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị
dạy nghề ban đầu còn dàn trải, thiếu đồng
bộ. Nhiều cơ sở dạy nghề mới chỉ đầu tư thiết bị dạy nghề cho một số nghề
hoặc xây dựng một phần cơ sở vật chất (Khoảng 258 cơ sở, chiếm
41,4%) nhưng đã được huy động tham gia dạy nghề cho lao động
nông thôn; một số cơ sở dạy nghề (10 cơ sở) mới được hỗ trợ
đầu tư (từ 2013) đến nay vẫn chưa hoàn thành; 01 trung tâm dạy nghề được hỗ trợ
đầu tư đã giải thể (thiết bị dạy nghề đã được Điều chuyển sang cơ sở dạy nghề khác).
- Một số tỉnh, thành phố chưa phê duyệt
định mức chi phí đào tạo cho từng nghề mà xây dựng định mức chi phí đào tạo theo thời gian đào tạo nghề hoặc phê duyệt chung theo nhóm nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp.
- Hiện nay, cùng với chính sách hỗ trợ
dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg, còn có các
chính sách, chương trình, dự án, đề án khác sử dụng ngân
sách nhà nước để dạy nghề cho lao động
khu vực nông thôn do các Bộ, ngành quản lý, chỉ đạo thực hiện, nên có sự phân tán nguồn lực trùng lặp đối tượng thụ hưởng và
khó khăn trong theo dõi, thống kê, tổng
hợp kết quả, hiệu quả dạy nghề. Người dân thiếu thông tin để có thể tiếp cận
đầy đủ, hiệu quả chính sách của Nhà
nước.
- Hàng năm, Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội đã có hướng dẫn các địa phương dành tối thiểu 10% chỉ tiêu hỗ trợ dạy nghề cho lao động nông
thôn từ ngân sách nhà nước để tổ
chức dạy nghề, tạo việc làm cho người
khuyết tật. Tuy nhiên, trong kế
hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn hàng năm của một số địa phương không có chỉ
tiêu này và không bố trí kinh phí riêng để tổ chức dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật.
b) Nguyên nhân
- Những năm qua, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp
ngừng hoạt động hoặc thu hẹp sản xuất dẫn đến hạn chế tuyển dụng lao động mới. Điều
đó đã gián tiếp giảm động lực của người lao động trong học nghề, giảm tỷ lệ lao động có việc làm mới sau khi học
xong.
- Nguồn kinh phí
bố trí thực hiện Đề án 6 năm (2010 - 2015) đạt Khoảng
61,7% so với dự kiến kế hoạch; nhiều địa phương chưa chủ động bố
trí kinh phí địa phương hoặc huy động, lồng ghép các chương trình, dự án khác để
dạy nghề cho lao động nông thôn.
- Những địa phương khu vực miền núi,
vùng sâu, vùng xa khó khăn về Điều kiện địa lý, tự nhiên, khí hậu; việc áp dụng
kiến thức, kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế; số
lượng doanh nghiệp sản xuất,
dịch vụ ít nên nhu cầu sử dụng lao động
thấp, khó có Điều kiện để người dân chuyển đổi sang
lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ sau học nghề. Mặt khác, do
đây là những vùng có Điều kiện khó khăn, đối tượng tham gia học nghề chủ yếu thuộc hộ
người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo nên ngoài việc hỗ trợ chi
phí đào tạo còn hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại nên kinh phí hỗ trợ đào tạo bị giảm trong tổng mức hỗ trợ chung.
- Việc triển
khai quy hoạch sản xuất, quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở một số địa
phương còn chậm, chất lượng chưa cao, là trở ngại lớn đối với việc xác định nghề
đào tạo và nhu cầu học nghề, ảnh hưởng đến kết
quả, hiệu quả thực hiện đào tạo nghề cho lao động
nông thôn, gây lãng phí. Nhiều địa phương chưa
gắn chặt giữa đào tạo nghề, phát
triển ngành nghề với thế mạnh và Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Chưa chú trọng công tác
tuyên truyền, tư vấn, vận động người dân đăng ký nhu cầu học
nghề phù hợp;
chưa chủ động trong hỗ trợ tìm kiếm việc làm, hướng dẫn vay vốn sau đào tạo và hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm.
- Một số địa phương, công tác quy hoạch,
phê duyệt Đề án thành lập cơ sở dạy nghề còn có hạn chế,
bất cập. Phê duyệt quy mô và tổng mức đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề lớn nhưng lại chỉ
chờ nguồn hỗ trợ của Trung ương,
không chủ động bố trí nguồn lực địa phương đối ứng hoặc huy động xã hội hóa, dẫn đến việc đầu tư dàn trải, nhiều
cơ sở chưa hoàn thành.
- Công tác trình, ban hành chính sách
hỗ trợ dạy nghề cho
lao động nông thôn và các chính sách hỗ trợ đặc thù cho các nhóm đối lượng do nhiều Bộ, ngành
quản lý và tổ chức thực hiện, thiếu sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ
dẫn đến sự chồng chéo, trùng lặp đối tượng
và phân tán về nguồn lực.
- Việc triển
khai đặt hàng dạy nghề gặp nhiều khó khăn do: (1) Chưa có định mức kinh
tế - kỹ thuật trong đào tạo nghề và chưa ban hành giá dịch vụ sự nghiệp công sử
dụng ngân sách nhà nước để làm cơ sở tổ chức đấu thầu, đặt hàng,
giao nhiệm vụ đào tạo. (2) Chưa có cơ chế, chính sách ràng
buộc giữa người sử dụng lao động với cơ sở dạy nghề, với
người học nghề và với cơ quan quản lý nhà nước về
dạy nghề ở Trung ương, địa phương. (3) Một số nghề nặng nhọc, độc hại, nghề cần
cho ngành kinh tế trọng Điểm khó tuyển sinh; nghề có mức chi phí đào tạo cao các cơ sở
dạy nghề không muốn tham gia đào tạo,
việc xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, xác định đơn giá đặt hàng đào tạo hoặc triển khai còn chậm.
IV. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ THỰC HIỆN
ĐỀ ÁN GIAI ĐOẠN 2016-2020
Giai đoạn 2016 - 2020, Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã
được đề xuất là một trong những nội dung dự
án thành phần của Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới. Kinh phí ngân sách Trung ương hỗ trợ các địa phương thực hiện
các nhiệm vụ, hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn (bao gồm cả đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ công chức xã) được phân bổ chung trong
kinh phí hỗ trợ thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
1. Mục tiêu
a) Đào tạo nghề cho Khoảng 5.500.000
lao động nông thôn, trong đó hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới
03 tháng theo chính sách của Đề án Khoảng 3.840.000 người.
Bình quân mỗi năm, đào tạo nghề cho Khoảng 1.100.000
lao động nông thôn, trong đó hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03
tháng theo chính sách của Đề án cho Khoảng
760.000 người
b) Sau đào tạo, có từ 80% số người học
có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất,
thu nhập cao hơn.
c) Đào tạo, bồi dưỡng cho Khoảng
500.000 lượt cán bộ, công chức xã (bình quân mỗi năm đào tạo,
bồi dưỡng Khoảng 100.000 lượt cán bộ, công chức xã).
2. Nhiệm vụ
2.1. Đối với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
2.1.1. Căn cứ nhu cầu học nghề của
lao động nông thôn, yêu cầu về chuyển dịch cơ cấu lao động,
nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, khả năng cân đối các nguồn kinh phí và trên cơ
sở thực tế triển khai công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2010 - 2015, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo rà soát và phê duyệt Điều chỉnh các chỉ tiêu, nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động
nông thôn giai đoạn 2016 - 2020 của địa phương, trong đó, xác định
cụ thể chỉ tiêu, nhiệm vụ hỗ trợ đào tạo nghề đối với lao động nông thôn, người khuyết
tật, lao động nữ hàng năm, 5 năm (2016 - 2020) và phê duyệt kế hoạch đào tạo
trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng cho lao động nông thôn, người khuyết tật,
lao động nữ theo đối tượng, chính sách quy định đáp ứng
nhu cầu sử dụng lao động của doanh
nghiệp.
2.1.2. Chỉ đạo công tác đào tạo nghề
trình độ sơ cấp, đào tạo dưới
03 tháng đối với lao động nông thôn, người khuyết tật, lao động nữ theo quy định và chịu
trách nhiệm về kết quả, hiệu quả đào tạo nghề trên địa bàn. Theo đó, đề nghị địa phương:
a) Rà soát lại danh Mục nghề đào tạo
trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng để phê duyệt lại cho phù hợp với nhu cầu
sử dụng lao động của doanh nghiệp và yêu cầu của thị trường lao động, phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới, đáp ứng nhiệm vụ tái cơ cấu ngành, lĩnh vực và giảm
nghèo bền vững trên cơ
sở quán triệt và thực hiện nghiêm túc phương châm “chỉ đào tạo nghề khi xác định được việc làm và thu nhập sau học nghề”.
b) Chỉ đạo các cơ sở đào tạo xây dựng,
phê duyệt chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo theo quy định, sát với thực
tiễn; tổ chức dạy nghề thông qua nhiều
hình thức linh hoạt, phù hợp. Bên cạnh việc đào tạo, bồi
dưỡng kiến thức, kỹ năng thực hành nghề cần thiết, nên chú trọng bồi dưỡng kiến
thức, kỹ năng mềm (về pháp luật lao động,
an toàn lao động, kiến thức kinh doanh và khởi sự doanh
nghiệp trong Điều kiện cạnh tranh của cơ chế thị trường,…).
c) Gắn chặt việc rà soát, xác định
danh Mục nghề đào tạo với làm tốt công tác định hướng, tư
vấn nghề để người lao động lựa chọn. Có những biện pháp tích cực giải quyết đầu
ra cho sản phẩm nông nghiệp. Tạo mọi Điều kiện thuận lợi để người lao động được vay vốn sản
xuất kinh doanh và tạo việc làm sau khi học để phát huy hiệu
quả dạy và học nghề.
d) Tiếp tục đẩy mạnh việc sáp nhập các trung tâm dạy nghề, trung
tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp; Rà soát và làm tốt việc
Điều chuyển, khai thác, phát huy hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị dạy nghề giữa các trung tâm, các vùng.
e) Chỉ đạo các cơ quan phát thanh,
truyền hình, báo, đài của địa phương xây dựng, duy trì, cập nhật chuyên trang,
chuyên Mục tuyên truyền về đào tạo nghề, tạo việc làm đối với lao động nông thôn, người khuyết tật, lao động nữ.
f) Trên cơ sở các
bộ tài liệu đã chỉnh sửa và ban hành mới, phấn đấu tổ chức bồi dưỡng cho Khoảng 490.000 lượt cán bộ,
công chức xã và các hoạt động khác có liên quan.
2.1.3. Chủ động bố trí kinh phí từ
ngân sách của địa phương, thực hiện lồng ghép, huy động các nguồn lực từ các
chương trình, dự án để cùng với
nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Trung ương của Đề án, thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đào tạo nghề cho người khuyết tật và lao động nữ. Xây dựng, phê duyệt mức chi phí đào tạo đối với từng nghề và mức hỗ trợ cụ thể đối với từng đối tượng theo quy định tại Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng
Chính phủ.
2.1.4. Tổ
chức thanh tra, kiểm tra, giám sát
kết quả thực hiện Đề án và định kỳ (6 tháng, hàng năm) báo cáo về
Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2.2. Đối với thành viên Ban chỉ đạo Trung ương thực
hiện Quyết định 1956
a) Theo chức năng, nhiệm vụ được phân
công, thực hiện rà soát, đánh giá các giải pháp đã triển
khai để Điều chỉnh, bổ sung
cho phù hợp với thực tiễn. Đồng thời phối hợp chặt chẽ, xử lý kịp thời những
vấn đề vướng mắc phát sinh trong quá
trình thực hiện để hoạt động đào tạo
nghề cho lao động nông thôn tiến
hành thuận lợi, đạt kết quả cao.
b) Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tổ chức thực hiện; hướng dẫn việc đánh giá, tổng kết công tác đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo Mục tiêu đã đề ra; chủ
trì tổ chức chỉnh sửa các bộ tài liệu đã ban hành và biên soạn các bộ tài liệu mới
cập nhật kiến thức, nâng cao kỹ năng đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức xã và một số hoạt động khác có liên quan
trong giai đoạn 2016 - 2020. Tổng hợp nhu cầu và phân bổ kinh phí hàng năm về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức xã cho các địa phương gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng
hợp, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội và các Bộ, ngành liên quan đi sâu nghiên cứu, tổng kết mô hình đào tạo
nghề có hiệu quả ở từng vùng, từng địa phương để phát huy, nhân rộng; tăng cường
kiểm tra, hướng dẫn xây dựng chương
trình, giáo trình phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn khẩn trương tham mưu, đề xuất chính phủ ban hành cơ
chế quản lý, Điều
hành Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trong đó cần phân định rõ nội dung ưu tiên nguồn lực để thực hiện việc đào tạo nghề cho lao động nông
thôn giai đoạn 2016 - 2020 đạt Mục tiêu đã
được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg.
d) Các thành viên chủ động thực hiện
tăng cường kiểm tra, giám sát để phát hiện, uốn nắn những thiếu sót, lệch lạc, phát huy những nơi làm tốt, kiến nghị xử lý những vấn đề bất cập ngoài phạm vi chức
năng, quyền hạn của từng Bộ.
2.3. Đề nghị
Chính phủ tăng thêm nguồn vay quỹ quốc gia giải quyết việc
làm từ ngân sách nhà nước và chỉ đạo; Ngân
hàng nhà nước, Ngân hàng Chính sách
xã hội có cơ chế phù hợp, tạo nguồn vốn để có thêm nguồn lực giải
quyết nhu cầu vay vốn của lao động nông thôn sau khi học nghề./.
DANH SÁCH
ĐỀ NGHỊ TẶNG BẰNG KHEN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CHO TẬP THỂ, CÁ NHÂN ĐẠT
THÀNH TÍCH XUẤT SẮC TRONG 05 NĂM THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 1956
A. Danh sách tập thể
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
tỉnh Yên Bái.
2. Phòng Quản lý Đào tạo nghề, Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Tháp.
3. Trung tâm dạy nghề huyện Krông
Ana, tỉnh Đắk Lắk.
4. Trung tâm dạy
nghề và hỗ trợ nông dân, Hội Nông dân tỉnh Bình Phước
5. Kênh truyền hình Nông nghiệp -
Nông thôn, Đài truyền hình Kỹ thuật số (VTC16)
B. Danh sách cá nhân
1. Nguyễn Tiến Hải, Phó Bí thư tỉnh ủy,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau.
2. Ông Đào Văn
Tiến, Vụ trưởng Vụ Dạy nghề
thường xuyên, Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội, Thường trực Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg.
3. Nguyễn Văn Hoàng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thới Lai, Trưởng ban chỉ đạo
thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg huyện Thới Lai, Thành
phố Cần Thơ.
4. Ông Nguyễn Đăng Nhượng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Yên Định, Trưởng ban chỉ đạo thực hiện Quyết định số
1956/QĐ-TTg huyện Yên Định, tỉnh
Thanh Hóa.
5. Ông Nguyễn Thanh Bình, Trưởng
phòng Dạy nghề và Việc làm, Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội tỉnh Lào Cai.
6. Ông Nguyễn Thế Dũng, Phó Giám đốc
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Giang.
7. Ông Nguyễn Thanh Thủy, Phó Giám đốc
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hòa Bình.
8. Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch
Ủy ban nhân dân huyện Đoan Hùng, Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định số
1956/QĐ-TTg huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.
9. Ông Lâm Thanh Phong, Giám đốc Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng.
DANH SÁCH
ĐỀ NGHỊ TẶNG BẰNG KHEN CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
ĐỐI VỚI TẬP THỂ, CÁ NHÂN ĐẠT THÀNH TÍCH XUẤT SẮC TRONG 05 NĂM THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1956
A. Danh sách tập thể
1. Tổng
cục Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Vụ Dạy nghề thường xuyên, Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Phòng Các vấn đề Thời sự, Ban Thời
sự, Đài Truyền hình Việt Nam
4. Hệ Văn hóa - Đời sống - Khoa giáo
(VOV2), Đài Tiếng nói Việt Nam
5. Hội bảo trợ
Người tàn tật và Trẻ mồ côi Việt Nam
6. Ban Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
7. Cục Kiểm định chất lượng dạy nghề,
Tổng cục Dạy nghề Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
8. Ban Tín dụng Học sinh, sinh viên
và các đối tượng, chính sách khác
9. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
tỉnh Tiền Giang.
10. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
thành phố Đà Nẵng.
11. Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đến năm 2020”, tỉnh
Hậu Giang.
12. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
tỉnh Khánh Hòa.
13. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
tỉnh An Giang.
14. Phòng Quản lý Dạy nghề, Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội tỉnh Hòa Bình
15. Phòng Dạy nghề - Việc làm, Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lai Châu.
16. Phòng Dạy nghề, Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh.
17. Phòng Dạy nghề, Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Giang.
18. Phòng Dạy nghề, Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Giang.
19. Phòng Quản lý Dạy nghề, Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Kạn.
20. Phòng Dạy nghề, Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội tỉnh Tuyên Quang.
21. Phòng Quản lý dạy nghề, Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Nông.
22. Phòng Quản lý dạy nghề, Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà
Mau.
23. Phòng Lao động - Thương binh và
Xã hội huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí
Minh.
24. Phòng Lao động - Thương binh và Xã
hội huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh.
25. Phòng Lao động - Thương binh và
Xã hội huyện Phổ Yên, tỉnh Thái
Nguyên.
26. Ban Chỉ đạo Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện
Phú Tân, tỉnh An Giang.
27. Ủy
ban nhân dân huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
28. Trường Cao đẳng nghề Long Biên, Bộ
Công Thương;
29. Trường Trung cấp nghề Hội nông
dân Việt Nam
30. Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh.
31. Trường Trung
cấp nghề Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.
32. Trường Trung cấp nghề Thới Lai, TP. Cần Thơ.
33. Trung tâm đào tạo Vinataba, Tổng công ty Thuốc Lá Việt Nam, Bộ Công Thương.
34. Trung tâm dạy nghề huyện Đà Bắc,
tỉnh Hòa Bình.
35. Trung tâm Dạy nghề thành phố Lào
Cai, tỉnh Lào Cai.
36. Trung tâm dạy nghề Hội liên hiệp
phụ nữ tỉnh Bắc Kạn.
37. Trung tâm dạy nghề huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.
38. Trung tâm Dạy nghề huyện Gia
Bình, tỉnh Bắc Ninh.
39. Trung tâm Dạy nghề huyện Phú
Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
40. Trung tâm Dạy nghề huyện Cư
M’gai, tỉnh Đắk Lắk.
41. Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Dạy nghề huyện Châu Thành, Trà Vinh
42. Trung tâm Giáo dục thường xuyên
và Dạy nghề huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh.
43. Ủy ban nhân dân xã Bưng Riềng,
huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
44. Ủy
ban nhân dân xã Thu Ngạc, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
B. Danh sách cá nhân
1. Ông Măng Đung, Nguyên Phó chủ tịch
UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo thực hiện Đề án Đào tạo nghề
cho lao động nông thôn tỉnh Gia Lai.
2. Bà Vũ Thị Bích Việt, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện Đề án
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Tuyên Quang.
3. Bà Nguyễn Thị Hằng, Giám đốc Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội ,
Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo thực hiện Đề
án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên.
4. Ông Ma Xuân Thu, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Phó trưởng ban thường trực Ban
chỉ đạo thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho Lao động nông thôn tỉnh Bắc Kạn.
5. Ông Hoàng Đức Vượng, Giám đốc Sở
Lao động -Thương binh và Xã hội, Phó trưởng ban thường trực
Ban chỉ đạo thực hiện Đề án
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Yên Bái.
6. Ông Lê Hữu Thuận, Giám đốc Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội, Phó trưởng ban thường trực
Ban chỉ đạo thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hưng Yên.
7. Ông Nguyễn Đức Nguyên, Giám đốc Sở
Nội vụ, Nguyên Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Nông.
8. Ông Lê Tấn Bản, Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa.
9. Bà Đặng Thị Thanh Thủy, Phó giám đốc
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh.
10. Ông Lê Văn
Háu, Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,
Phó Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện Đề
án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Tuyên Quang.
11. Ông Nguyễn Thành Long, Phó Giám đốc
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Giang.
12. Ông Mai Xuân
Trí, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Khánh Hòa.
13. Ông Nguyễn Văn Chính, Phó Chủ tịch
UBND huyện, Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao
động nông thôn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
14. Ông Ngô Minh Đoàn, Phó chủ tịch
UBND huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
15. Ông Nguyễn Hồng Hải, Chủ tịch UBND huyện Quán Bạ, tỉnh Hà Giang.
16. Ông An Hải Nam, Phó chủ tịch UBND huyện
Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
17. Ông Nguyễn Thanh Hùng, nguyên Phó
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hòa
Vang, TP. Đà Nẵng.
18. Ông Hồ Viết Nhuận, Phó chủ tịch
UBND Huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
19. Ông Nguyễn Mạnh Việt, Phó Chủ tịch
UBND huyện, Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện Đề
án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Đạ Te’h, tỉnh Lâm Đồng.
20. Ông Kpă Ngun, Phó Chủ tịch UBND
huyện, Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện
Krông Pa, tỉnh Gia Lai.
21. Bà Nguyễn Thúy Phượng, Phó Chủ tịch
Ủy ban nhân dân huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.
22. Lê Văn Thuận, Phó chủ tịch UBND
huyện Cái Bè, Trưởng ban thực hiện
Đề án đào tạo nghề
cho lao động nông thôn huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
23. Ông Trần Văn Hiển, Trưởng phòng dạy nghề, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh.
24. Bà Kiều Thị Thanh Trang, Trưởng
phòng dạy nghề, Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội TP.Đà Nẵng.
25. Ông Nguyễn Văn Thoản, Trưởng
phòng dạy nghề, Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế.
26. Ông Nguyễn Xuân Hòa, Trưởng phòng
Quản lý Dạy nghề, Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Nông.
27. Lê Quang Hân, Trưởng Phòng dạy
nghề, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm Đồng.
28. Ông Huỳnh Quốc Cường, Trưởng
phòng Quản lý dạy nghề, Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau.
29. Ông Hồng Xuân Bình, Trưởng phòng
Việc làm - Lao động Tiền lương, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hậu Giang.
30. Ông Ngô Văn Lâm, Chuyên viên
Phòng Dạy nghề - Việc làm, Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội tỉnh Lai Châu.
31. Ông Ngô Đức Lượng, Phó trưởng
phòng Công tác thanh niên và Đào tạo bồi dưỡng, Sở Nội vụ
tỉnh Lào Cai.
32. Ông Phạm Thanh Hải, Hiệu trưởng
Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Bắc Bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
33. Ông Nguyễn Thành Vân, Hiệu trưởng
Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
34. Bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Hiệu
trưởng Trường trung cấp nghề Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.
35. Bà Nguyễn Thị Là, Giám đốc Trung
tâm dạy nghề huyện Mai Châu, tỉnh Hòa
Bình.
36. Ông Cấn Văn Chương, Giám đốc
Trung tâm dạy nghề huyện Sìn Hồ, tỉnh
Lai Châu.
37. Ông Hoàng Anh Tuấn, Giám đốc
Trung tâm dạy nghề huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ.
38. Bà Nguyễn Thị Phương Liên, Giám đốc
Trung tâm dạy nghề huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
39. Ông Nguyễn Ngọc Giao, Giám đốc
Trung tâm dạy nghề huyện Cư
M’gar, tỉnh Đắk Lắk.
40. Bà Đinh Thị Danh, Giám đốc Trung
tâm Dạy nghề huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk.
41. Ông Nguyễn Thành Nguyện, Giám đốc
Trung tâm dạy nghề Tây Đô, Thành phố Cần Thơ.
42. Bà Hoàng Thị Anh, Phó giám đốc
Trung tâm dạy nghề và Giới thiệu việc làm huyện Than Uyên,
tỉnh Lai Châu.
43. Ông Trần Thế Minh, Phó trưởng
phòng dạy nghề, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Bình Phước.
44. Ông Nguyễn Văn Quang, Tổ trưởng Tổ
dạy nghề, Trung tâm Dạy nghề - Giáo dục
thường xuyên huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
45. Ông Lâm Thành Danh, Phó trưởng
phòng Lao động - Thương binh Xã hội huyện Cần Giờ, TP.Hồ Chí Minh.
46. Ông Phạm Công Tấn, Trưởng phòng
Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Hoóc Môn, TP.Hồ Chí Minh.
47. Ông Trần Quốc Thanh, Trưởng phòng
Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
48. Ông Võ Văn Bé Tư, Phó trưởng
phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.
49. Bà Đinh Thị Trúc My, Q.Chủ tịch
UBND xã Phước Thuận, Huyện Xuyên Mộc, Nguyên Trưởng phòng
Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu.
50. Ông Nguyễn Văn Cử, Phó Chủ tịch
UBND xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương, tỉnh
Thái Nguyên.
51. Phạm Văn Đẳng,
Hội viên Hội nông dân xã Phước Lập,
huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.
52. Ông Trương Hoàng Trung, thôn Hiệp
Hòa, xã Quảng Hiệp, huyện Cư M’gar, tỉnh Đăk Lăk.
53. Ông Đoàn Xuân Thu, Thôn 4, xã Bình Hòa, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk.
54. Ông Phùng Văn Vịnh, thôn Huề
Đông, xã Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.
55. Bà Trần Thị Thoa, thôn Tân Thịnh,
xã Bồng Lai, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
56. Ông Nguyễn Văn Lý, Phó Tổng Giám đốc
Ngân hàng Chính sách xã hội, Thành viên Ban Chỉ đạo Trung
ương thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
57. Ông Lều Vũ
Điều, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Thành viên Ban Chỉ đạo
Trung ương thực hiện Đề án 1956
58. Ông Đào Trọng Độ, Phó vụ trưởng Vụ
dạy nghề thường xuyên, Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội.
59. Ông Nguyễn Ngọc Sơn, chuyên viên
Vụ Dạy nghề thường xuyên, Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội.
60. Bà Nguyễn Kha Thoa, Giám đốc Kênh
truyền hình Nông nghiệp - Nông thôn, Đài truyền hình Kỹ thuật số (VTC16).
61. Bà Thái Thị Anh Thư, Biên tập
viên, Phòng Các vấn đề Thời sự. Ban Thời sự, Đài truyền hình Việt Nam.
62. Ông Lê Sĩ Khỏe, Phóng viên chính,
Phòng Các vấn đề Thời sự, Ban Thời sự, Đài truyền hình Việt Nam.
63. Bà Phạm Kim Nhuận - Phó Giám đốc
Ban Tín dụng Học sinh, sinh viên và các đối tượng chính
sách khác.
64. Bà Đỗ Thị Huệ, Trưởng ban Bảo trợ,
Hội Bảo trợ Người tàn tật và Trẻ mồ côi Việt Nam.
65. Ông Trần
Xuân Phương, Chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ,
Bộ Thông tin và Truyền thông.
66. Bà Nguyễn Thị Cầu, Trưởng phòng đào tạo Trường Trung cấp nghề Hội Nông dân Việt Nam.
67. Bà Nguyễn Thị Minh Phượng, Phụ
trách kế toán, Hội Bảo trợ Người tàn
tật và Trẻ mồ côi.
68. Bà Nguyễn Thị Thanh Nga, Cán bộ
Lao động - Thương binh và Xã Hội, UBND xã Bưng Riềng, Huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.