Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 685-TC/TCT Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Phan Văn Dĩnh
Ngày ban hành: 24/05/1991 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 685-TC/TCT
Về việc xác định lợi tức chịu thuế đối với hộ cá thể

Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 1991

CÔNG VĂN

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 685-TC/TCT NGÀY 24 THÁNG 5 NĂM 1991 VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH LỢI TỨC CHỊU THUẾ ĐỐI VỚI HỘ CÁ THỂ

Căn cứ Điều 20 Luật thuế lợi tức và để phù hợp với tình hình thực tế nêu trên, bảo đảm sự đóng góp công bằng và hợp lý giữa các hộ sản xuất kinh doanh, Bộ Tài chính hướng dẫn các biện pháp xác định lợi tức chịu thuế đối với hộ sản xuất kinh doanh cá thể như sau:

I- ĐỐI VỚI NHỮNG HỘ SXKD THỰC HIỆN NGHIỆM CHỈNH CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN, CHẾ ĐỘ KÊ KHAI NỘP THUÊ

Lợi tức chịu thuế được xác định theo đúng quy định tại mục II phần II Thông tư số 47 TC/TCT ngày 4 tháng 10 năm 1990 của Bộ Tài chính.

Cơ quan thuế khi nhận được tờ khai nộp thuế, phải:

- Đối chiếu nội dung kê khai với mẫu quy định, nếu kê khai chưa đúng thì yêu cầu hộ SXKD kê khai lại cho đúng.

- Kiểm tra lại sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ xem có đúng quy định không, trường hợp sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ không đúng quy định, hộ SCKD phải nộp thuế lợi tức theo phương pháp ấn định lợi tức chịu thuế (hướng dẫn ở phần II).

- Đối chiếu số liệu kê khai với sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ xem số liệu kê khai đã đúng chưa.

+ Về doanh thu: Phải đối chiếu lại từng hoá đơn bán hàng, với sổ kế toán, từ sổ kế toán với tờ kê khai.

+ Về chi phí: Kiểm tra lại việc tính chi phí khấu hao, chi phí vật tư, tiền lương và các chi phí khác xem có đúng quy định không ?

Riêng chi phí vật tư (nguyên vật liệu, giá vốn mua hàng...) cần kiểm tra kỹ giá mua vật tư: các trường hợp mua của các đơn vị kinh tế khác thì phải có hoá đơn hợp lệ, nếu mua ở thị trường tự do thì giá mua không được cao hơn giá trung bình cùng thời điểm.

Các chi phí khác như điện, nước, vệ sinh, tiền thuê chỗ ngồi (nếu thuê địa điểm kinh doanh...) phải tính theo mức bình quân chung không được tính mức cao hơn.

- Ngoài ra cần thường xuyên kết hợp giữa việc quản lý trên sổ sách kế toán, với điều tra tình hình thực tế SXKD qua việc kiểm kê nắm vốn, nắm hàng hoá, nắm tài sản, lao động...; điều tra nắm nguồn hàng hoá mua vào, bán ra, thời vụ sản xuất kinh doanh, địa điểm sản xuất kinh doanh... để tính đúng được doanh thu, lợi tức chịu thuế của hộ sản xuất kinh doanh và yêu cầu hộ sản xuất kinh doanh phải điều chỉnh lại sổ sách kế toán khi số liệu đã ghi không phù hợp.

II- ĐỐI VỚI NHỮNG HỘ SXKD CHƯA THỰC HIỆN CHẾ ĐỘKẾ TOÁN, CHẾ ĐỘ KÊ KHAI NỘP THUẾ

Cơ quan thuế phải hướng dẫn, giúp đỡ và buộc các hộ này thực hiện để có cơ sở tính đúng lợi tức chịu thuế.

Trước mắt, trong khi các hộ SXKD chưa thực hiện có thể xác định lợi tức chịu thuế theo các phương pháp, biện pháp sau đây:

1. Căn cứ vào doanh thu và tỷ lệ lợi tức chịu thuế trung bình theo công thức:

Lợi tức chịu thuế

=

Doanh thu tháng

x

Tỷ lệ lợi tức chịu thuế trung bình của cùng ngành nghề

Tỷ lệ lợi tức chịu Tổng doanh thu - Tổng chi phí KD

/=

thuế trung bình Tổng doanh thu x 100 %

Trong đó: chi phí kinh doanh bao gồm cả chi phí về khấu hao TSCĐ, chi phí về nguyên vật liệu (hay giá vốn mua hàng) chi phí quản lý tiền lương trả cho người lao động thuê ngoài tính trên đơn vị sản phẩm hay doanh thu do UBND tỉnh, thành phố quy định và tiền thuế doanh thu (hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt) phải nộp.

Thí dụ Có tài liệu điều tra 3 hộ bán lẻ các mặt hàng sản xuất trong nước như sau (trong biểu) về tiền lương đối với lao động thuế ngoài UBND tỉnh quy định đối với ngành thương nghiệp là:

Doanh thu đến 5 triệu đồng/tháng được trừ 100.000 đồng .

Doanh thu trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng/tháng được trừ 200.000 đồng.

Đơn vị: 1.000 đồng

Hộ

Doanh thu tháng

KHTSCĐ hay trừ thuế cửa hàng

Giá vốn mua hàng

Chi phí khác (vệ sinh điện)

Thuế doanh thu

Tiền lương trả cho lao động thuê ngoài

Lợi tức chịu thuế

Tỷ lệ (%)

1

2

3

4

5

6

7

8=2-(3+4+5+6+7)

9=8:2

A

5.000

200

4.100

100

100

100

400

8%

B

7.500

200

6.000

100

150

200

850

11%

C

10.000

200

8.300

100

200

200

1.000

10%

22.500

600

18.400

300

450

500

2.250

10,0%

Tỷ lệ lợi tức 22.500.000 - 20.150.000

/chịu thuế trung = x 100% = 10,0%

bình của ngành 22.500.000

Lợi tức chịu thuế của các hộ kinh doanh sẽ là:

Hộ A = 5.000.000 x 10,0% = 0,500 triệu

Hộ B = 7.500.000 x 10,0% = 0,750 -

Hộ C =10.000.000 x 10,0% = 1,00 -

+ Để có cơ sở cho việc xây dựng tỷ lệ lợi tức chịu thuế được đúng, Cục thuế cần tổ chức điều tra kỹ, chọn nhiều hộ có quy mô khác nhau, tính chất SXKD khác nhau từ đó phân tích, đối chiếu từng khoản mục chi phí với các xí nghiệp quốc doanh, các HTX... SXKD cùng ngành nghề và tranh thủ ý kiến của các ngành có liên quan để quy định một tỷ lệ chung áp dụng cho các hộ SXKD cùng ngành nghề, cùng địa bàn. Sáu tháng một lần có thể soát xét, điều chỉnh cho những ngành nghề, địa bàn nếu thấy có biến động mà tỷ lệ quy định không còn phù hợp với thực tế;

+ Tỷ lệ lợi tức chịu thuế do Cục thuế tỉnh thành phố quy định. Đối với những tỉnh, thành phố lớn cần quy định riêng cho từng địa bàn (thành phố, thị xã, huyện đồng bằng... huyện miền núi...). Vì cùng SXKD một ngành nghề ở những địa bàn khác nhau tỷ lệ lãi sẽ khác nhau.

+ Để bảo đảm sự đóng góp công bằng, hợp lý giữa các thành phần SXKD, các loại hộ SXKD, khi xây dựng tỷ lệ lợi tức chịu thuế cần chú ý cân nhắc, tránh tình trạng khi tính thuế lợi tức, tỷ lệ động viên về thuế lợi tức của hộ SXKD trên doanh thu lại quá chênh lệch thậm chí lại thấp hơn so với hộ nhỏ mà Luật quy định thu khoán trên doanh thu.

Trong quá trình quản lý, nếu điều tra hộ SXKD có lợi tức chịu thuế cao hơn tỷ lệ trung bình thì được tính theo lợi tức chịu thuế thực tế, nếu thấp hơn thì tính theo tỷ lệ lợi tức chịu thuế trung bình.

2. Căn cứ vào quy mô kinh doanh:

Quy mô của cơ sở kinh doanh được biểu hiện qua vốn kinh doanh; diện tích cửa hàng của hiệu; lao động và địa điểm kinh doanh...

a) Căn cứ vào vốn kinh doanh: Để nắm được vốn kinh doanh, có thể dựa vào tờ khai đăng ký nộp thuế kết hợp điều tra kiểm kê trực tiếp.

Sau khi nắm được vốn kinh doanh, cơ quan thuế phải tiến hành phần loại những hộ có số vốn như nhau, kinh doanh những ngành như nhau ở cùng một địa bàn, thành những tổ (nhóm). Mỗi tổ điều tra kỹ lợi nhuận thu được của một số hộ để làm cơ sở khi ấn định lợi tức chịu thuế cho tất cả các hộ kinh doanh cùng tổ đó.

Khi điều tra cần kết hợp xem xét thêm nhiều mặt như mức sinh hoạt của gia dình hộ kinh doanh, tiền công thực trả cho lao động thuê ngoài, tài sản mua sắm được... để có thể điều tra được chính xác hơn lợi nhuận của hộ kinh doanh.

b) Tương tự như căn cứ vào vốn kinh doanh, có thể căn cứ vào diện tích kinh doanh, số lao động, địa điểm để phân các hộ SXKD thành những tổ, nhóm có cùng quy mô như nhau rồi điều tra, ấn định lợi tức chịu thuế cho những hộ cùng một tổ, cùng một nhóm theo nguyên tắc những hộ sản xuất kinh doanh cùng ngành nghề, có cùng quy mô như nhau thì lợi tức chịu thuế bằng nhau.

Tuỳ theo đặc điểm cụ thể ở mỗi địa phương, Cục thuế chỉ đạo các Chi cục chọn phương pháp xác định lợi tức chịu thuế cho phù hợp. Trong quá trình thực hiện, có khó khăn, vướng mắc cần báo cáo về để nghiên cứu, hướng dẫn thêm.

Phan Văn Dĩnh

(Đã ký)

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn về việc xác định lợi tức chịu thuế đối với hộ cá thể

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.889

DMCA.com Protection Status
IP: 3.22.61.246
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!