Kính
gửi:
|
- Các Sở, ngành: Y tế, Công
Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Giao thông vận tải,
Công an Thành phố, Cục Quản lý thị trường Hà Nội;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- Các doanh nghiệp trong hệ thống phân phối hàng hóa.
|
Thực hiện Chỉ thị số 17/CT-UBND
ngày 23/7/2021 của Chủ tịch UBND Thành phố về thực hiện giãn cách xã hội trên địa
bàn thành phố Hà Nội để phòng chống dịch COVID-19, trong đó việc đảm bảo cung ứng
hàng hóa phục vụ nhu cầu nhân dân gắn với công tác phòng chống dịch Covid 19
trên địa bàn là rất cần thiết khi thực hiện giãn cách xã hội.
Xét đề nghị của Sở Công Thương tại
văn bản số 3355/SCT-QLTM ngày 26/7/2021, UBND Thành phố chỉ đạo các sở, ngành,
UBND các quận, huyện, thị xã, các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện các nội
dung sau:
1. UBND các quận,
huyện, thị xã:
- Tổ chức triển khai hiệu quả Kế hoạch
đảm bảo hàng hóa đã ban hành, chủ động điều phối hàng hóa và chịu trách nhiệm đảm
bảo thực hiện phương châm “4 tại chỗ” và “3 sẵn sàng”, đủ hàng hóa phục vụ nhân
dân trên địa bàn.
- Chủ trì, tổ chức các giải pháp đảm
bảo hoạt động của các hệ thống bán hàng hóa thiết yếu (TTTM, siêu thị, cửa hàng
tiện lợi, chợ, cửa hàng tạp hóa, chuỗi kinh doanh nông sản, thực phẩm, các cửa
hàng chuyên doanh kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, các cửa hàng trái cây....)
trên địa bàn diễn ra bình thường, thực hiện đầy đủ các phương án phòng chống dịch
theo quy định, không để lây nhiễm dịch bệnh tại các hệ thống; Chỉ đạo cơ quan Y
tế địa phương nhanh chóng thực hiện phun khử khuẩn, điều tra dịch tễ đối với
các hệ thống phân phối liên quan đến trường hợp F0 để sớm mở cửa trở lại bán hàng
phục vụ nhân dân.
Trong trường hợp dịch Covid
19 bùng phát mạnh, diễn biến phức tạp trên địa bàn:
- Khuyến khích các điểm cung ứng
hàng hóa thiết yếu (TTTM, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chuỗi kinh doanh nông sản,
thực phẩm, các cửa hàng chuyên doanh kinh doanh các mặt hàng thiết yếu...) trên
địa bàn (kể cả mở cửa 24/24h nếu cần thiết và phù hợp với quy định phòng chống
dịch) sẵn sàng phục vụ nhân dân nhằm giãn cách người dân không tập trung đông
vào một thời điểm. Đẩy mạnh bán hàng qua các kênh thương mại điện tử.
- Đối với các chợ trên địa bàn:
+ Thực hiện giãn cách các quầy bán
hàng thiết yếu đảm bảo khoảng cách và yêu cầu về phòng chống dịch theo quy định
của Bộ Y tế; Hỗ trợ hoặc vận động các tiểu thương tăng cường các biện pháp tự phòng
chống dịch (đeo khẩu trang, tấm chắn giọt bắn, sát khuẩn thường xuyên khi tiếp
xúc với hàng hóa, đeo găng tay, mặc đồ bảo hộ, giữ khoảng cách an toàn khi giao
nhận hàng hóa và tiếp xúc với người mua hàng...). Các chợ đầu mối phải bố trí địa
điểm trung chuyển hàng hóa; yêu cầu tiểu thương giãn thời gian giao nhận hàng với
các đầu mối để tránh tụ tập đông người, hàng hóa ùn lại trong các giờ cao điểm.
+ Triển khai rà soát vị trí các khu
đất trống để sẵn sàng bố trí cho các tiểu thương trong chợ dân sinh di chuyển địa
điểm khi chợ bị dừng hoạt động hoặc bố trí cho người dân, doanh nghiệp có nhu cầu
bán nông sản thực phẩm thiết yếu phục vụ nhân dân trên địa bàn; Chỉ đạo các phường,
xã, chủ đầu tư các công trình có khu vực đất trống, phân công các đơn vị (phòng
Y tế, Kinh tế, Công an, Quân đội, Quản lý thị trường, các đoàn thể...) và các
cán bộ phối hợp với các hệ thống phân phối để triển khai thực hiện, tuyệt đối
phải thực hiện nghiêm các quy định phòng chống dịch thì mới cho phép hoạt động
và tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh
môi trường, phòng cháy chữa cháy.
- Vận động các đơn vị, cá nhân có địa
điểm kinh doanh các mặt hàng, dịch vụ không thiết yếu (phải thực hiện đóng cửa
trong thời gian giãn cách xã hội) đăng ký để chính quyền địa phương trưng dụng
tổ chức làm kho, điểm bán cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân khi cần
thiết.
- Rà soát và công khai danh sách
các địa điểm bán lương thực, thực phẩm và hàng hóa phòng chống dịch để người
dân thuận tiện mua sắm (Chi tiết: mặt hàng, địa chỉ, số điện thoại người
bán).
- Bố trí các vị trí làm địa điểm
trung chuyển, sang mạn hàng hóa của các tỉnh, thành phố về cung ứng hàng hóa
cho Hà Nội để phát luồng ngay đi các hệ thống phân phối, hạn chế tập trung tại
các chợ đầu mối.
2. Các Sở,
ngành, đơn vị
- Sở Công Thương: Chủ
trì, thống nhất với các sở, ngành liên quan xây dựng và ban hành Kế hoạch Đảm bảo
nguồn cung lương thực, thực phẩm và cung ứng các mặt hàng thiết yếu phòng chống
dịch phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội theo
Chỉ thị 17/CT-UBND ngày 23/7/2021 của UBND Thành phố.
- Sở Y tế: Chỉ đạo
phòng Y tế, Trung tâm Y tế các địa phương hướng dẫn các đơn vị phân phối thực
hiện nghiêm công tác phòng chống dịch theo quy định, tạo mọi điều kiện cho cán
bộ, nhân viên trong hệ thống phân phối được xét nghiệm (khi có yêu cầu) và tiêm
vắc-xin phòng chống dịch, đặc biệt là các điểm mới mở của quận, huyện, thị xã
và các hệ thống phân phối.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn: Chủ trì phối hợp với Sở Công Thương, UBND các quận huyện rà
soát các điểm trung chuyển hàng hóa để giảm tải cho các chợ đầu mối. Chỉ đạo
lĩnh vực sản xuất trên địa bàn đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho các hệ
thống phân phối và phục vụ tự cung tự cấp của nhân dân trên địa bàn; phối hợp với
Sở Công Thương đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
- Sở Tài chính: Hướng
dẫn doanh nghiệp thực hiện niêm yết giá, bán theo giá niêm yết và các nhiệm vụ
liên quan đến công tác quản lý nhà nước về giá trên địa bàn.
- Sở Giao thông vận tải, Công
an Thành phố: Hỗ trợ tối đa cho các hệ thống phân phối vận chuyển lưu
thông hàng hóa trong và ngoài Thành phố; trong trường hợp xe vận chuyển của các
doanh nghiệp chưa đăng ký được vào “Luồng xanh” thì yêu cầu các lái xe xuất
trình Hợp đồng hoặc Hóa đơn giao nhận hàng hóa, các giấy tờ chứng minh việc
giao nhận, vận chuyển hàng hóa cho các hệ thống phân phối được phép lưu thông từ
các tỉnh vào Thành phố và trong địa bàn Thành phố; Hướng dẫn, tạo mọi điều kiện
cho các doanh nghiệp đăng ký “Luồng xanh” theo quy định;
Thống nhất các chốt kiểm tra trên địa
bàn Thành phố về thành phần giấy tờ kiểm tra đối với nhân viên, người lao động
thuộc các đơn vị sản xuất, kinh doanh hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động
theo chỉ thị 17/CT-UBND của UBND Thành phố.
- Cục Quản lý thị trường Hà Nội:
Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát thị trường chống đầu cơ, găm hàng, tăng
giá...
3. Các doanh
nghiệp cung ứng hàng hóa thiết yếu:
- Chấp hành nghiêm túc và đảm bảo
công tác phòng chống dịch đối với các cơ sở kinh doanh, vận chuyển hàng hóa khi
tham gia lưu thông theo quy định.
- Tăng cường khai thác, dự trữ hàng
hóa về các kho, điểm bán của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố; Đẩy mạnh thực
hiện bán hàng qua các ứng dụng thương mại điện tử, bán hàng online, điện thoại...
- Bố trí đầy đủ phương tiện, nhân lực
sẵn sàng vận chuyển hàng hóa đến các điểm cung ứng hàng hóa, giao hàng đến người
tiêu dùng, việc thực hiện đảm bảo tuân thủ theo hướng dẫn, quy định hoạt động
phương tiện vận tải của ngành Giao thông vận tải hiện nay.
- Xây dựng phương án sẵn sàng huy động
và tổ chức Điểm bán hàng lưu động trên địa bàn các quận, huyện, thị xã.
- Đăng ký các điểm cung ứng hàng
hóa thiết yếu của doanh nghiệp mở cửa 24/24h sẵn sàng phục vụ nhân dân, gửi các
sở, cơ quan quản lý chuyên ngành để tổng hợp và chỉ được thực hiện khi có sự
cho phép của Thành phố.
- Chủ động phối hợp với các cơ quan
thông tấn, báo chí trong công tác tuyên truyền về việc đảm bảo cung ứng hàng
hóa thiết yếu đến người tiêu dùng yên tâm mua sắm.
- Đăng ký tham gia vận chuyển hàng
hóa vào hệ thống “Luồng xanh” theo quy định; hướng dẫn lái xe mang đầy đủ các
giấy tờ liên quan và hợp đồng, phiếu giao nhận vận chuyển...để xuất trình với
các cơ quan chức năng làm cơ sở cho việc đảm bảo lưu thông hàng hóa bình thường.
- Chấp hành nghiêm việc điều tiết,
cung ứng hàng hóa của Thành phố khi có yêu cầu.
UBND Thành phố đề nghị các sở,
ngành, đơn vị, UBND quận, huyện, thị xã, các doanh nghiệp chủ động trong việc
phối hợp triển khai thực hiện các nội dung trên. Trong quá trình thực hiện có
khó khăn vướng mắc báo cáo Thành phố để được giải quyết kịp thời./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Các Bộ: CT, NN&PTNT;
- Đồng chí Bí thư Thành ủy;
- TTr: Thành ủy, HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các PCT UBND Thành phố;
- UBND các tỉnh, thành phố;
- BCĐ phòng, chống dịch TP;
- Các DN cung ứng hàng hóa thiết yếu
(giao Sở Công Thương gửi thông tin)
- Đài PT&TH Hà Nội, Báo Hà Nội mới,
Báo Kinh tế đô thị (để đưa tin);
- VPUB: CVP, PCVP, KT, KGVX, TKBT;
- Lưu: VT, KTVân.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Mạnh Quyền
|