BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số: 9890/BGDĐT-GDTH
V/v: Hướng dẫn nội dung, phương pháp giáo dục
cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
|
Hà
Nội, ngày 17 tháng 09 năm 2007
|
Kính
gửi: Ông (Bà) Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo
Căn cứ Luật Giáo dục 2005 của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Điều lệ trường tiểu học được ban hành theo Quyết định số
51/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31/8/2007;
Căn cứ Chỉ thị số 39/2007/CT-BGDĐT ngày 31/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo
dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp và các trường, khoa sư phạm trong năm
học 2007 – 2008;
Nhằm đưa công tác giáo dục trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đi vào nền nếp, đạt chất
lượng thật sự và thực hiện công bằng trong giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng
dẫn các Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố thực hiện nội dung và phương
pháp giáo dục cho đối tượng này như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG
a) Học sinh có hoàn cảnh khó
khăn có thể xếp vào 3 loại đối tượng chính:
- Trẻ em người dân tộc thiểu số
khi vào lớp 1 chưa biết Tiếng Việt; trẻ em sống ở vùng sâu, vùng xa, núi cao,
biên giới, hải đảo.
- Trẻ em mồ côi không nơi nương
tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em lang thang; trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học;
trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với
chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ
em nghiện ma túy; trẻ em vi phạm pháp luật.
- Trẻ em khuyết tật, tàn tật (gọi
chung là khuyết tật) không bình thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ Điều
kiện để thực hiện quyền cơ bản và hòa nhập với gia đình, cộng đồng.
Các đối tượng trên sau đây gọi
chung là học sinh khó khăn.
b) Đặc điểm:
Học sinh khó khăn có đặc Điểm chung
là: không có đủ thời gian cho học tập, Điều kiện thiếu thốn; tâm lý không ổn định,
thiếu tự tin trong học tập; ngôn ngữ tiếng Việt bị hạn chế; thiếu sự quan tâm,
chăm sóc của gia đình và sự hỗ trợ của cộng đồng. Riêng học sinh khuyết tật:
ngôn ngữ chậm phát triển, hạn chế về nhận thức; có tổn thương về nhận thức cảm
tính: cảm giác, tri giác, nhận thức lý tính: tư duy, trí nhớ, chú ý, tưởng tượng,
khái quát hóa và trừu tượng hóa đều kém phát triển.
II. YÊU CẦU, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
1. Nội dung dạy học
Nội dung dạy học cơ bản dựa vào
chương trình và sách giáo khoa chung do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
Đối với học sinh khó khăn nói
chung cần tập trung giảng dạy vào 2 môn Tiếng Việt và Toán. Các môn còn lại xem
như học để hiểu và hỗ trợ cho môn Tiếng Việt. Môn Tự nhiên Xã hội ở lớp 1, 2, 3
và môn Khoa học, Lịch sử và Địa lý ở lớp 4, 5 được dạy như phân môn tập đọc. Việc
chọn lựa nội dung chính trong 1 tiết để dạy cho từng đối tượng học sinh trong một
lớp do giáo viên quyết định.
Quá trình vận dụng vào các đối
tượng được quy định cụ thể như sau:
1.1. Lớp 1, lớp 2, lớp 3
- Tập trung dạy 2 môn Tiếng Việt,
Toán đảm bảo yêu cầu tối thiểu về kiến thức và kỹ năng ở mỗi tiết của môn học.
- Các môn còn lại lựa chọn các nội
dung đơn giản dạy cho học sinh để có hiểu biết nhằm bồi dưỡng kỹ năng sống và củng
cố môn Tiếng Việt.
- Riêng môn hát nhạc có thể dạy
cho học sinh hát các bài truyền thống của địa phương hoặc một số bài đơn giản
trong chương trình.
1.2. Lớp 4, lớp 5
- Nội dung cơ bản thực hiện như ở
lớp 1, lớp 2, lớp 3 (Mục 1.1).
- Riêng các môn Khoa học, Lịch sử
và Địa lý được dạy như phân môn tập đọc. Số lượng câu trong mỗi tiết để học
sinh tập đọc cũng như nội dung cần thiết cho học sinh đọc do giáo viên lựa chọn
sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh của lớp do giáo viên phụ trách.
1.3. Đối với học sinh khuyết tật,
tàn tật
Ngoài việc chọn nội dung tương tự
như trên (Mục 1.1 và 1.2), giáo viên có thể:
Tăng cường dạy cho trẻ phát triển
năng khiếu, chẳng hạn học sinh có năng khiếu âm nhạc thì tăng thời gian dạy
hát; trẻ có năng khiếu thể thao thì giúp trẻ tăng cường hoạt động thể dục thể
thao, hoặc trẻ có năng khiếu mỹ thuật thì tăng cường dạy vẽ, nặn, …
2. Về phương pháp dạy học
2.1. Thực hiện theo sự chỉ đạo tại
công văn số 896/BGDĐT-GDTH về việc Hướng dẫn Điều chỉnh việc dạy và học cho học
sinh tiểu học.
Giáo viên phải bám sát yêu cầu
cơ bản của chuẩn kiến thức, kỹ năng, để lựa chọn nội dung, thời lượng, phương
pháp và hình thức thích hợp, kể cả việc sử dụng đồ dùng dạy học gần gũi với cuộc
sống xung quanh học sinh. Việc dạy học phù hợp với khả năng nhận thức và Điều
kiện học tập của nhóm đối tượng này là vô cùng cần thiết. Giáo viên chỉ cần
giúp học sinh hiểu được phần cốt lõi của bài cũ trước khi học bài mới kế tiếp.
2.2. Cán bộ quản lý cần nắm chắc
đối tượng học sinh khó khăn trong mỗi lớp, có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức, tạo
mọi Điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp dạy
học để học sinh được học tập có kết quả thiết thực.
Phương pháp dạy học cơ bản cho học
sinh khó khăn là cách đưa ra vấn đề đơn giản để học sinh bắt chước làm theo,
không áp đặt. Cần tạo không khí vui vẻ và sự tự tin cho trẻ trong quá trình học
tập, nên có những câu hỏi vừa sức để học sinh trả lời dựa trên nội dung bài học
và khả năng thực tế của học sinh.
2.3. Giáo viên cần chú ý không dạy
nhiều kiến thức cùng một lúc; dạy ít nhưng phải chắc chắn và đảm bảo 3 yêu cầu
cơ bản:
- Các em hiểu mình đang học cái
gì.
- Bài tập chỉ vừa đủ để học sinh
có thể hiểu và làm đúng. Với một vài đối tượng học sinh đặc biệt chỉ cần làm 1
bài tập dạng cơ bản và cần thiết trong một tiết học.
- Việc dạy học cần đảm bảo sao
cho học sinh sau lớp 1 có thể đọc được 30 chữ/1 phút; chép đúng được 1 bài
trong 15 phút với 30 chữ và cộng trừ nhanh trong phạm vi 10, cộng trừ không có
nhớ trong phạm vi 100 một cách chắc chắn. Học sinh học hết lớp 5 đọc được trôi
chảy, làm đúng 4 phép tính, giải được 1 bài toán đố có 2 hoặc 3 câu lời giải;
viết được 1 bài tập làm văn Khoảng 15 câu theo một chủ đề của chương trình môn
học.
2.4. Mỗi lớp học hòa nhập bố trí
từ 1 đến 3 học sinh khó khăn (nếu có), hoặc 1 đến 2 học sinh khuyết tật, tàn tật.
Ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng có nhiều học sinh dân tộc nếu cần dạy tập trung
thì bố trí 1 giáo viên chủ nhiệm dạy tối đa 15 học sinh khó khăn/lớp.
2.5. Đối với lớp ghép, bố trí học
sinh học 2 môn tiếng Việt và Toán riêng theo từng nhóm với nội dung và phương
pháp như đối với học sinh khó khăn, chẳng hạn nhóm này học toán, nhóm khác học
Tiếng Việt. Với các môn còn lại, giáo viên chọn nội dung nào thích hợp, vừa sức
trong chương trình cho học sinh học chung một cách có hệ thống.
III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
CỦA HỌC SINH
1. Yêu cầu chung về đánh
giá
Trong thực tiễn bất cứ ở một lớp
học nào đều có thể có từ một đến vài học sinh khó khăn (trong khuôn khổ của văn
bản này). Sau khi thực hiện dạy học với nội dung và phương pháp đã quy định ở
phần trên (Mục II), giáo viên tiến hành đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh cần phải nghiêm túc, trách nhiệm cao
và thực chất sau mỗi học kỳ, đặc biệt ở học kỳ 2.
2. Đánh giá kết quả học tập
của học sinh
2.1. Đối với học sinh khuyết
tật, tàn tật
- Nếu học sinh hòa nhập theo được
như một học sinh bình thường thì được đánh giá theo quy định chung.
- Nếu học sinh hòa nhập nhưng
thuộc diện khó khăn đặc biệt thì mỗi học sinh được lập một phiếu theo dõi kết
quả học tập (theo mẫu đính kèm); mỗi tháng học sinh có 1 bài kiểm tra Tiếng Việt
(1 bài tập làm văn, hoặc tập chép đối với lớp 1) và 1 bài tập toán. Giáo viên
lưu giữ phiếu theo dõi và các bài kiểm tra đó của học sinh để bàn giao cho năm
học kế tiếp.
Những học sinh khuyết tật được lập
phiếu theo dõi kết quả học tập thì giáo viên lập danh sách báo cáo Hiệu trưởng
để tổ chức khảo sát xem xét sự tiến bộ của học sinh sau một năm học. Hiệu trưởng
xác nhận vào danh sách đó. Số học sinh này cần được huy động đi học để hưởng
quyền được giáo dục và chăm sóc, không được xem là đối tượng ngồi nhầm lớp.
- Riêng đối với lớp 1, giáo viên
báo cáo danh sách các học sinh khó khăn cho Hiệu trưởng ngay sau khi có kết quả
kiểm tra học kỳ 1.
- Phiếu theo dõi cùng các bài kiểm
tra cần được lưu giữ cho đến hết cấp học.
2.2. Đối với học sinh khó khăn
còn lại
- Nếu trong quá trình học tập,
những học sinh có đủ khả năng thì được đánh giá theo quy định chung. Chẳng hạn
có trường hợp học sinh ở lớp 1 thuộc diện khó khăn nhưng lớp 3 không còn thuộc
diện khó khăn thì học sinh đó được dạy học và đánh giá như học sinh bình thường.
- Với học sinh khó khăn, việc
đánh giá chỉ tập trung vào 2 môn Tiếng Việt và Toán theo yêu cầu cơ bản đã được
quy định tại Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo. Các môn còn lại, học sinh cần học để hiểu nhằm hỗ trợ học tốt môn Tiếng
Việt và Toán. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh kiểm tra nhưng không cần ghi nhận
xét vào học bạ.
- Yêu cầu kiểm tra:
+ Đối với lớp 1: môn Tiếng Việt
kiểm tra học sinh đọc được 30 chữ/phút; nhìn – viết (tập chép) tốc độ 30 chữ/15
phút. Môn Toán học sinh cộng trừ đúng không có nhớ trong phạm vi 100.
+ Đối với lớp 5: môn Tiếng Việt
yêu cầu học sinh viết được 1 bài tập làm văn Khoảng 15 câu theo một chủ đề có
trong sách giáo khoa; làm đúng 4 phép tính và biết giải 1 bài toán có hai đến
ba bước tính.
+ Đối với lớp 2, 3, 4 cũng yêu cầu
theo mức độ kiến thức, kỹ năng ở 2 môn Tiếng Việt và Toán đã được quy định theo
Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT.
Đối với những trường học có đủ
1,5 giáo viên/lớp để dạy 2 buổi/ngày cho học sinh, thì buổi thứ nhất do giáo
viên chủ nhiệm phụ trách, buổi thứ hai do giáo viên khác đảm nhận. Đối với lớp
1 nên 4 buổi/tuần, lớp 2 đến lớp 5 học 5 buổi/tuần; dành 2 tiết/buổi để củng cố
kiến thức hàng ngày đã được học ở buổi thứ nhất, giúp học sinh tự tin, luyện
nghe nói và phát triển tư duy độc lập của các em, thời gian còn lại tổ chức cho
học sinh vui chơi, sinh hoạt tập thể.
IV. TỔ CHỨC, THỰC HIỆN
1. Ở vùng đặc biệt khó khăn thì
nên xếp tối đa 20 học sinh/lớp để giáo viên có thể giúp đỡ trực tiếp đến từng học
sinh.
2. Ở vùng thuận lợi chỉ xếp từ 1
đến 3 học sinh khó khăn/lớp và quá trình giảng dạy cho học sinh vẫn thực hiện
theo tinh thần của công văn này.
3. Phân công 1 giáo viên chủ nhiệm
lớp, căn cứ vào tình hình cụ thể có thể phân theo sở trường của một số giáo
viên để đảm bảo việc dạy và học có chất lượng thực. Giáo viên tăng cường sử dụng
sách tham khảo để cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy.
4. Đảm bảo thực hiện dạy thật, học
thật và đánh giá đúng thực chất. Việc đánh giá cần phản ảnh đúng thực tế khách
quan với Mục tiêu để giáo viên hiểu đúng học sinh và tìm phương pháp khuyến
khích học sinh học tốt hơn.
5. Thực hiện định kỳ báo cáo
tình hình giáo dục học sinh có hoàn cảnh khó khăn của nhà trường cho cấp trên.
Căn cứ vào hướng dẫn này, các Sở
Giáo dục và Đào tạo cần triển khai tới các trường, các cơ sở giáo dục của địa
phương để chỉ đạo, thực hiện các hoạt động cụ thể và những yêu cầu của Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
Quá trình chỉ đạo thực hiện các
nhiệm vụ giáo dục hòa nhập trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, nếu có những vấn đề vướng
mắc hoặc chưa rõ, các Sở Giáo dục và Đào tạo cần phản ánh kịp thời về Bộ Giáo dục
và Đào tạo để được giải đáp hoặc tìm hướng giải quyết.
Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để báo cáo)
- Các Thứ trưởng (để báo cáo)
- Các Sở GD&ĐT (để thực hiện)
- Các đơn vị có liên quan (để p/h chỉ đạo)
- Website Bộ GD&ĐT
- Lưu VT, Vụ GDTH
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đặng Huỳnh Mai
|
MẪU
PHIẾU
THEO DÕI KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH KHÓ KHĂN
(Kèm theo công văn số 9890/BGDĐT-GDTH ngày 17/9/2007)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
PHIẾU HỌC TẬP CỦA HỌC SINH KHÓ KHĂN
Họ
và tên học sinh:
Lớp:
Năm học:
Tháng
|
Nhận
định chung
|
Nội
dung và yêu cầu cần đạt
|
Môn
năng khiếu
|
Môn
Tiếng Việt
|
Môn
Toán
|
9
|
|
|
|
|
10
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
4
|
|
|
|
|
5
|
|
|
|
|
(MẪU 2)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
DANH SÁCH HỌC SINH KHÓ KHĂN
(Mẫu
dùng cho Trường hoặc lớp)
Lớp:
Năm học:
Số
TT
|
Họ
và tên
|
Đặc
Điểm khó khăn
|
Môn
năng khiếu
|
Môn
Tiếng Việt
|
Môn
Toán
|
1
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
3
|
|
|
|
|
|
4
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|