BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------
|
Số: 930/GDMN
V/v hướng dẫn thực hiện chuyên đề “ Nâng cao
chất lượng Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm” năm học 2003-2004
|
Hà
Nội, ngày 13 tháng 2 năm 2004
|
Kính
gửi: các Sở giáo dục và Đào tạo
Căn cứ vào chỉ thị số 38/
2003/CT-BGD & ĐT ngày 4/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về
những nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành năm học 2003 - 2004.
Thực hiện kế hoạch triển khai
chuyên đề Nâng cao chất lượng Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm
năm học 2003 - 2004. Vụ Giáo dục Mầm non đề nghị các Sở Giáo dục và Đào tạo
thực hiện một số nội dung hoạt động chính trong thời gian tới như sau:
- Hướng dẫn các cơ sở giáo dục
mầm non cách sử dụng bảng điểm đánh giá chuyên đề Giáo dục dinh dưỡng và thực
hiện vệ sinh an tòan thực phẩm. Đây là bảng điểm chính thức, Vụ Giáo dục Mầm
non sẽ căn cứ vào thang điểm này để tiến hành kiểm tra giám sát, đánh giá việc
thực hiện chuyên đề ở một số tỉnh ( chi tiết xem phụ lục 1 )
- Tham mưu với lãnh đạo các cấp
trong việc đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ chuyên đề xây dựng bếp ăn
đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo nguồn thực phẩm sạch. Đẩy mạnh
phối hợp liên ngành trong việc thực hiện các hoạt động Phòng chống suy dinh
dưỡng, huy động tối đa các nguồn lực để tăng cường cơ sở vật chất trang thiết
bị phục vụ chuyên đề.
- Triển khai liên hoan Gia đình
và dinh dưỡng trẻ thơ cấp cơ sở ( chi tiết xem phụ lục 2 )
- Các địa phương căn cứ vào thực
tế cụ thể của địa phương mình có thể tổ chức thi giáo viên nuôi dưỡng và giáo
viên giáo dục đinh dưỡng giỏi hoặc thi Bé Tập làm nội trợ . Nội dung, hình thức
và cấp độ các hội thi này do Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định dựa trên cơ sở
điều kiện, khả năng thực tế của từng địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình
thực hiện cần quan tâm đến mục tiêu tuyên truyền nâng cao chất luợng, chú ý đảm
bảo an tòan cho trẻ, tránh quá tải đối với cơ sở và ảnh hưởng đến sức khoẻ của
trẻ.
- Tổ chức sơ kết chỉ đạo điểm,
tổ chức tham quan học tập các mô hình tốt để chỉ đạo cơ sở nhân ra diện rộng,
phát triển mô hình phòng chống suy dinh dưỡng trẽ em, vườn cây của bé phù hợp
với tình hình thực tế địa phương.
- Phối hợp với gia đình trong
việc giáo dục dinh dưỡng và thực hiện vệ sinh an tòan thực phẩm , góp phần giảm
suy dinh dưỡng và phòng chống béo phì ở trẻ mầm non.
- Mỗi tỉnh chọn 2 sáng kiến,
kinh nghiệm tốt trong việc thực hiện chuyên đề gửi về vụ để phổ biến cho các
địa phương khác qua tạp chí Giáo dục Mầm non.
- Tổ chức sưu tầm, tuyển chọn
thực đơn, trò chơi, câu đố, ca dao, thơ ca về dinh dưỡng và sức khỏe (Xem phụ
lục 3).
Dựa vào văn bản gói ý của Vụ đề
nghị các Sở gửi báo cáo sơ kết về Vụ trước ngày 30 tháng 5 năm 2004.
Các vấn đề cần trao đổi xin liên
hệ với Bs. Nguyễn Hồng Thu Chuyên viên Vụ Giáo dục Mầm non, điện thọai
04.8438102, FAX 04.7337256
Nơi nhận:
Như trên
Lưu VP/ Vụ GDMN
|
|
GỢI Ý BÁO CÁO
SƠ
KẾT 2 NĂM THỰC HIỆN “ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC DINH DƯỠNG VÀ THỰC HIỆN VỆ
SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG CÁC CƠ SỞ GÍAO DỤC MẦM NON ”
I. CÁC HOẠT ĐỘNG ĐĂ TRIỂN
KHAI ( TẬP TRUNG PHÂN TÍCH ĐIỂM NỔI BẬT SO VỚI NHỮNG NĂM TRƯỚC ):
1. Chỉ đạo điểm
2. Triển khai giáo dục dinh
dưỡng cho : giáo viên, trẻ mầm non, cha mẹ
- Nội dung
- biện pháp triển khai
- Kết quả triển khai
Số trẻ được giáo dục dinh dưỡng ( Các hình
thức khác + Bé tập
làm nội trợ ) / số trẻ ra lớp
Số trừơng, lớp triển khai. “Bé tập làm nội
trợ”, số trẻ được
thực hiện / tổng số trẻ được GDDD
Số giáo viên được tập huấn về dinh dưỡng và
thực hiện VSATTP/ Tổng
số giáo viên
Số cha mẹ được tuyên truyền hướng dẫn về dinh
dưỡng và
VSATTP
- Đánh giá kết quả thực hiện
Tình hình và kết quả tổ chức các hội thi
Đánh giá điểm nổi bật khác so với năm học
trước
Khó khăn / Nguyên nhân / để xuất biện pháp
2. Thực hiện vệ sinh an tòan
thực phẩm
- Các biện pháp đã triển khai
- Kết quả thực hiện
Số bếp được cải tạo, nâng cấp / Số bếp được
xây dựng mới
Số bếp ăn, chiếm bao nhiêu phần trăm so với số
trường hiện có,
Kết quả chấm điểm bếp ăn theo bảng điểm thực
hiện vệ sinh an
tòan thực phẩm
Số trẻ được ăn tại nhà trẻ / mẫu giáo / Tỷ lệ
so với tổng số
trẻ ra lớp / tăng giảm so với năm trước.
Số trẻ được theo dõi biểu đồ, trong đó số trẻ
kênh A/ Tỷ lệ
trẻ bị suy dinh dưỡng/ Tỷ lệ trẻ béo phì
- Đánh giá việc thực hiện
Mặt mạnh
Tồn tại
Biện pháp khắc phục.
3. Thực hiện mô hình phòng chống
suy dinh dưỡng bậc học mầm non
- Số điểm trường có mô hình, tỷ
lệ % so với tổng số trường.
- Tỷ lệ suy dinh dưỡng tại các
điểm mô hình
- Các biện pháp triển khai mở
rộng mô hình
4. Tình hình đầu tư cơ sở vật
chất cho chuyên đề:
- Nguồn kinh phí, trong đó:
Từ ngân sách
Phụ huynh đóng góp
Từ nguồn khác
- Nội dung đầu tư: trong đó:
Đầu tư cho cơ sở vật chất: xây dựng cải tạo,
mua sắm trang thiết
bị
Hỗ trợ cho Hội nghị, hội thảo, tập huấn chuyên
môn, tham quan
học tập
Hỗ trợ cho các hội thi liên quan tới chuyên đề
- Đánh giá hiệu quả đầu tư
5. Các họat động khác
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ
TRIỂN KHAI TRONG NĂM HỌC 2002-2003 VÀ 2003-2004.
III. NHỮNG BÀI HỌC KINH
NGHIỆM RÚT RA TỪ THỰC TIỄN TRIỂN KHAI CHUYÊN ĐỀ
IV. PHƯƠNG HƯỚNG TRONG NĂM
HỌC TỚI
V. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
PHỤ LỤC 1:
HƯỚNG
DẪN CHẤM ĐIỂM ĐÁNH GIÁ CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC DINH DƯỠNG VÀ THỰC HIỆN VỆ SINH AN
TÒAN THỰC PHẨM
I. Đánh giáo nhóm lớp: tổng
số điểm : 100 điểm
Nội
dung
|
Tổng
số điểm
|
Điểm
chi tiết
|
1. Điều kiện thực hiện :
|
25
|
|
- Có kế họach tổ chức hoạt
động chăm sóc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ
|
|
2
|
- Giáo viên được tập huấn về
dinh dưỡng
|
|
3
|
- Tuyên truyền giáo dục cha mẹ
có nội dung dinh dưỡng và sức khỏe :
|
7
|
|
+ Có góc tuyên truyền GD
cha mẹ: vị trí, nội dung, hình thức phong phú, hợp lý, đẹp
|
|
2
|
+ Thường xuyên tổ chức
các hoạt động giáo dục cha mẹ
|
|
2
|
+ Cha mẹ tham gia vào
các hoạt động chăm sóc giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an tòan thực phẩm của nhà
trường
|
|
3
|
- Có đủ đồ dùng, đồ chơi,
tranh, ảnh, sách vờ, lô tô để giáo dục dinh dưỡng cho trẻ ( tối thiểu 1 đồ
chơi / trẻ)
|
|
5
|
- Góc chơi phân vai có bố trí
“ Bé tập làm nội trợ ” được sắp xếp hợp lý, sạch sẽ, an tòan, hấp dẫn trẻ
|
|
3
|
- Giáo viên có giáo án đảm bảo
mục tiêu, yêu cầu nội dung cơ bản của môn học, đưa nội dung giáo dục dinh
dưỡng và sức khỏe phù hợp, đúng vớp phương pháp môn học ( MTXQ )
|
|
5
|
2. Nội dung, phương pháp tổ
chức thực hiện giáo dục dinh dưỡng của giáo viên
|
35
|
|
- Nội dung đảm bảo tính khoa
học, sát với thực tế
|
|
4
|
- Phù hợp với nhận thức của trẻ
|
|
3
|
- Hệ thống câu hỏi liên quan
tới dinh dưỡng và sức khỏe hợp lý, đa dạng, có tính chất gợi mở, phát triển
trí tuệ của trẻ
|
|
3
|
- Đảm bảo đ1ung phương pháp bộ
môn, sử dụng đồ dùng, đồ chơi có hiệu quả cao. Sử dụng trò chơi kết hợp với
các hình thức thực hàng một cách linh họat, phù hợp với nội dung
|
|
4
|
- Bao quát lớp, kịp thời xử lý
các tình huống, biết phân phối thời gian một cách hợp lý
|
|
3
|
- Thường xuyên tổ chức thực
hành “Bé tập làm nội trợ” cho trẻ
|
|
2
|
- Thể hiện sự sáng tạo trong
việc đưa nội dung giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe vào các hoạt động học tập,
vui chơi một cách hấp dẫn, trẻ được hoạt động tích cực ( Thành phố: 90%, nông
thôn 80% số trẻ trở lên dc hoạt động tích cực)
|
|
8
|
- Thực hiện giáo dục dinh
dưỡng và sức khỏe ờ mọi lúc mọi nơi trong các hòan cảnh phù hợp
|
|
8
|
3. Tổ chức ăn tại nhóm lớp;
|
15
|
|
- Bữa ăn có giới thiệu các món
ăn, kết hợp giáo dục dinh dưỡng
|
|
4
|
- Tổ chức bữa ăn gọn gàng,
sạch sẽ, hợp lý
|
|
5
|
- Trẻ có thói quen vệ sinh ăn
uống
|
6
|
|
\Rửa tay trước khi ăn, ăn hết
suất, không làm vương vãi thức ăn
|
|
3
|
\Ăn xong biết thu dọn, súc
miệng, uống nước chín
|
|
2
|
\Không kiêng khem vô lý
|
|
1
|
4. Kết quả trên trẻ :
|
25
|
|
4/5 số trẻ mẫu giáo, 3/5 trẻ
nhà trẻ dc khảo sát ngẫu nhiên có một số kiến thức dinh dưỡng tối thiểu (tùy
theo lứa tuổi)
|
|
10
|
- Trẻ khỏe mạnh, đạt kênh A
|
15
|
|
\Trên 80%
|
|
15
|
\Từ 70 – 79%
|
|
12
|
\Dưới 70%
|
|
10
|
Xếp loại nhóm lớp : Tốt : từ 90 điểm trở lên
Khá : 70 - 89 diểm
Trung bình : 50 – 69 điểm.
Yếu kém : dưới 50 điểm
II. Điểm đánh giá đối với
trường : Tổng số 100 điểm :
1. Công tác quản lý, triển
khai thực hiện các hoạt động của ban giám hiệu
|
50
|
|
- Có kế hoạch triển khai
chuyên đề trong 3 năm
|
|
2
|
- Tổ chức thực hiện theo đúng
kế hoạch và nề nếp
|
|
2
|
- Tập huấn cho 100% số giáo
viên về dinh dưỡng và VSATTP
|
|
2
|
- 100% nhóm lớp có góc tuyên
truyền giáo dục cha mẹ với nội dung dinh dưỡng – sức khỏe và VSATTP
- Cứ 20% số nhóm lớp không có
góc tuyên truyền trừ đi 1 điểm
|
|
5
|
- 100% nhóm lớp thực hiện tốt
nội dung tuyên truyền phổ biến kiến thức về dinh dưỡng – sức khỏe cho các bậc
cha mẹ
- Cứ 20% số nhóm lớp thực hiện
chứ tốt trừ đi 1 điểm
|
|
5
|
- Tổ chức sinh họat chuyên đề
và tham quan học tập
|
|
2
|
- Đảm bảo vệ sinh an tòan thực
phẩm ( theo bảng điểm đánh giá về vệ sinh an tòan thực phẩm trong các cơ sở
GDMN )
|
15
|
|
+ Trường đạt lọai tốt
|
|
15
|
+ Trường đạt lọai khá
|
|
12
|
+ Trường trung bình
|
|
10
|
+ Trường yếu kém
|
|
trừ
8 điểm
|
- Đầu tư CSVC cho CĐ đạt hiệu
quả
|
|
9
|
- Có tổ chức sưu tầm, biên
sọan, sáng tác trò chơi câu đố ca dao, thơ truyện có nội dung giáo dục dinh
dưỡng và sức khỏe
|
|
2
|
- Sưu tầm tuyển chọn thực đơn
tốt, phục vụ cho bữa ăn của trẻ
|
|
2
|
- Tổ chức, tham gia các hội
thi về dinh dưỡng và sức khỏe
|
|
4
|
2. Kết quả nhóm lớp
|
40
|
|
- 100% nhóm lớp đạt khá, tốt
|
|
40
|
- Cứ 10% nhóm lớp không đạt
khá tốt trừ đi 4 điểm
|
|
|
3. Điểm khuyến khích :
|
10
|
|
- Bếp đảm bảo quy trình một
chiều, sạch, đẹp đảm bảo vệ sinh, an tòan thực phẩm
|
|
2
|
- 100% số nhóm lớp có đủ đồ
dùng, d8ồ chới giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe
|
|
2
|
- Tự làm đồ dùng, đồ chơi giáo
dục dinh dưỡng
|
|
2
|
- Ít nhất 1 giáo viên có sáng
kiến kinh nghiệm liên quan tới nội dung hoạt động chuyên đề được công nhận từ
cấp huyện trở lên
|
|
2
|
- Ít nhất 1 giáo viên giỏi cấp
huyện chuyên đề giáo dục dinh dưỡng vệ sinh an tòan thực phẩm trở lên
|
|
2
|
Xếp loại trường : Tốt : từ 90 điểm trở lên
Khá : 70 - 89 diểm
Trung bình : 50 – 69 điểm.
Yếu kém : dưới 50 điểm
III. Cấo Quận Huyện 100 điểm
I. Công tác qủan lý, Chỉ đạo
|
40
|
40
|
- Có kế hoạch triển khai
chuyên đề trong 3 năm
|
|
2
|
- Tổ chức thực hiện theo đ1ung
kế hoạch và nề nếp
|
|
2
|
- có nhiều biện pháp sáng tạo
trong chỉ đạo chuyên đề
|
|
6
|
- Chỉ đạo tập huấn cho 100% số
gvm cán bộ quản lý và nhân viên
|
|
2
|
- có sáng kếin kinh nghiệm
được cấp có thẩm quyền côgn nhận và xếp lọai
|
|
4
|
- Tham mưu đầu tư CSVC cho CĐ
đạt hiệu quả cao
|
|
10
|
- Có tổ chức sưu tầm, biên
sọan, sáng tác trò chơi câu đố ca dao, thơ truyện có nội dung giáo dục dinh
dưỡng và sức khỏe
|
|
4
|
- Có tổ chức tuyển chọn thực
đơn từ các cấp
|
|
4
|
- Tổ CHứC và tham gia các hội
thi về dinh dưỡng – sức khỏe
|
|
4
|
- Báo cáo đ1ung thời hạnh và
có chất lượng
|
|
2
|
2. Kết quả trường
|
40
|
40
|
- 100% trường đạt khá, tốt
|
|
40
|
- Cứ 10% trường không đạt khá
tốt trừ 1 điểm
|
|
|
3. Điểm khuyến khích :
|
20
|
20
|
- 70% số bếp đảm bảo quy trình
1 chiều sạch, đẹp đảm bảo vệ sinh an tòan thực phẩm
|
|
4
|
- 80% trường, lớp có đủ đồ
dùng đồ chơi giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe
|
|
4
|
- 80% trường lớp tự làm đồ
dùng, đồ chơi giáo dục dinh dưỡng
|
|
4
|
- 5-10% số trường có ít nhất 1
giáo viên có sáng kiến kinh nghiệm liên quan tới nội dung hoạt động chuyên đề
được công nhận từ cấp huyện trờ lên
|
|
2
|
- 5-10% số trường có ít nhất 1
giáo viên giỏi cấp dưỡng giỏi các cấp chuyên đề giáo dục dinh dưỡng vệ sinh
an tòan thực phẩm trở lên
|
|
2
|
- Có thực đơn được Sở Giáo dục
và Đào tạo tuyển chọn
|
|
2
|
- có trò chơi câu đố ca dao,
thơ ca có nội dung giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe được Sở Giáo dục và Đào
tạo tuyển chọn
|
|
2
|
Xếp loại quận huyện: Tốt : từ 90 điểm trở lên
Khá : 70 - 89 diểm
Trung bình : 50 – 69 điểm.
Yếu kém : dưới 50 điểm
VỤ
GIÁO DỤC MẦM NON
PHỤ LỤC 2
HƯỚNG
DẪN TỔ CHỨC LIÊN HOAN “GIA ĐÌNH VÀ DINH DƯỠNG TRẺ THƠ “ CẤP CƠ SỞ
I. Mục đích :
- Tuyền truyền sâu rộng trong
cộng đồng về kiến thức và thực hành trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ và
giáo dục dinh dưỡng - sức khoẻ trẻ thơ. Tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ em phát
triển hài hoà cả về thể chất và tinh thần.
- Tăng cường sự phối hợp giữa
gia đình, nhà trường và cộng đồng trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ và
giáo dục dinh dưỡng - sức khoẻ trẻ thơ.
- Huy động sự tham gia của chính
quyền, các ban ngành đoàn thể, tổ chức quần chúng trong việc nuôi dưỡng, chăm
sóc sức khoẻ và giáo dục dinh dưỡng - sức khỏe trẻ thơ.
II. Yêu cầu cần đạt :
Phải thể hiện được 2 phấn “ hội
“ và “ thi “
l. Huy động được sự tham gia của
nhiều tầng lớp nhân dân ( gia đình, trẻ em, thầy cô giáo) , các tổ chức quần
chúng, đòan thể, chính quyền địa phương, các nhà lãnh đạo
2. Nội dung phải thiết thực, phù
hợp với giáo dục mầm non, mọi người đều có thể hiểu và thực hiện được.
3. Cuộc thi hào hứng, không gây
căn thẳng cho trẻ
4. Phát huy, kế thừa các hội thi
đã có, thể hiện sự sáng tạo trong tổ chức thực hiện các nội dung chuyên đề.
III. Nộí dung :
1. Đối tượng và số lượng
- Các bậc cha mẹ: Bố, mẹ, ông,
bà : 1 - 2 người/gia đình/ đội
- Trẻ 3-5 tuổi ( tuỳ theo ): 1
-2 trẻ/ đội
- Giáo viên : 1-2 giáo viên /
đội
- Có 4 đội / hội thi
2. Nội dung : Mang tính tổng
hợp, bao gồm:
Các nội dung về nuôi dưỡng và
chăm sóc sức khỏe, biện pháp tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ em phát triển hài
hòa cả về thể chất và tinh thần:
+ Kiến thức và thực hành của cha
mẹ, cô giáo trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, bào vệ sức khỏe cho trẻ.
+ Qua hội thi thể hiện một số
hiểu biết biết về vệ sinh, dinh dưỡng, nề nếp thói quen trong vệ sinh dinh
dưỡng và bảo vệ sức khỏe
+ Mong muốn của gia đình và trẻ
đối với trẻ em thế kỷ 21. Chúng ta cần làm gì để thực hiện niềm ước muốn đó....
Tài liệu tham khảo :
+ Giáo dục dinh dưỡng và sức
khoẻ qua trò chơi, câu đố, ca dao - NXBGD.
+ Dinh dưỡng và sự phát triển
trẻ thơ - NXBGD
+ Bé Tập làm nội trợ - NXBGD
+ Hướng dẫn vệ sinh an toàn thực
phẩm trong các cơ sở GDMN - NXBGD
+ Hỏi đáp về dinh dưỡng - NXBYhọc
Các văn bản hướng dẫn chuyên đề,
tài liệu tập huấn hè từ năm 2002 đến nay
B. Hình thức thi và cách chấm
điểm: Tổng số 50 điểm
a. Nguyên tắc: văn hóa, văn
nghệ, khoa học, có thể dưới dạng : thơ ca, hò vè, tấu, tiểu phẩm và các hoạt
động mang tính thực hành ( phần thi hành động), các trò chơi .....
b. Hình thức thi và cách chấm
điểm: Tổng số 50 điểm
Vụ chỉ hướng dẫn biểu diễn
chung, chi tiết do các địa phương vận dụng cho phù hợp)
1. Màn chào hỏi 15 điểm ( 7
phút): Giới thiệu về trường hoặc địa phương mình. thể hiện hiểu biết, kỹ năng
thực hành đi và chăm sóc bảo vệ sức khỏe
- Các thành viên trong đội cùng
tham gia, tùy từng địa phương có thể có thêm các vai phụ khác tham gia.
- Các nội dung trên được thể
hiện dưới dạng tiểu phẩm, thơ ca, tấu , hò vè ....
(Điểm của phần thi này được tính
cho cả đội – kí hiệu là A)
2. Thi trắc nghiệm : 20 điểm
Thí sinh bốc thăm câu hỏi theo
hình thức hái hoa dân chủ để trả lời hoặc hình thức bấm chuông
Trong 3 đối tượng, ưu tiên trẻ
thi trước sau đó đến cha mẹ và cô,
Đối với trẻ : câu hỏi cho trẻ
cần chọn câu đơn giản, phù hợp với nhận thức của trẻ có thể dưới dạng đố, giải
đố, tô màu, chọn tranh, hành động đúng, chọn thực phẩm đúng theo yêu cầu của cô
(Tham khảo 2 tài liệu Giáo dục đi và sức khỏe qua trò chơi, câu đố, ca dao –
NXBGD và Bé tập làm nội trợ - NXBGD)
Một câu trả lời không quá 1 phút
Nếu trả lời đúng đáp án thì tính
điểm cho cá nhân đó. Người được điểm tối đa là người chọn đúng đáp án, giải
thích nhắn gọn, rõ ràng, có tính thuyết phục.
Điểm đồng đội trong phần này
tính như sau: băng tổng số điểm của các cá nhân chia cho số người tham gia thi
trắc nghiệm ( Ký hiệu B)
3. Cả nhà cùng chung sức 15 điểm
: 7 phút
Trò chơi vận động mang tính tổng
hợp : cha mẹ - cô giáo - trẻ cùng tham gia : trò chơi về đúng nhà, xây nhà,
thực đơn và đi chợ, thi ai nhanh, ai khéo, vượt qua chướng ngại vật lấy thực
phẩm theo yêu cầu (trò chơi chuyển thực phẩm về kho ).....
Hoặc trò chơi mang tính trí tuệ
như cả nhà cùng vẽ, nặn xé dán... một bức tranh có nội dung về đi và sức khỏe
......
Cả nhà cùng sắp xếp bàn ăn, cắm
hoa, làm món ăn....
(Điểm của phần thi này dc tính
cho cả đội – kí hiệu là C)
Cách tính điểm :
-Điểm đồng đội: X=A+B+C
- Điểm cá nhân: Điểm của từng cá
nhân thi trắc nghiệm. Tuy nhiên căn cứ vào thực tế có thể cộgn thêm điểm cho
những cá nhân xuất sắc ở các phần thi mang tính tập thể.
Trên đây là một số gợi ý, các
địa phương có thể chủ động sáng tạo trong việc tổ chức triển khai liên hoan cho
phù hợp với tình hình thực tế
VỤ
GIÁO DỤC MẦM NON
PHỤ LỤC 3
HƯỚNG
DẪN SƯU TẦM, SÁNG TÁC, TUYỂN, CHỌN THỰC ĐƠN VÀ TRÒ CHƠI, CÂU ĐỐ, THƠ CA CÓ NỘI
DUNG GIÁO DỤC DINH DƯỠNG VÀ SỨC KHỎE
1. Đối với thực đơn chế biến các
món ăn cho trẻ dưới 6 tuổi:
Thực dơn phải đảm bảo 1 số
nguyên tắc sau: đảm bảo khẩu phần ăn của trẻ, đủ năng lượng, chất đi, cân đối,
hợp lý, phù hợp với trẻ mầm non và mùa vụ, vùng miền. Thực đơn được áp dụng
thường xuyên tại trường. ghi rõ mức tiền ăn/ ngày/ trẻ.
Thực đơn được xây dựng cho trẻ
nhà trẻ và mẫu giáo theo ngày, tuần, mùa. Mỗi tỉnh tuyển và chọn 2 thực đơn ( 1
nhà trẻ, 1 mẫu giáo), theo mùa đông hoặc mùa hè.
Kèm theo thực đơn là cách chế
biến 3 món ăn cho cả 3 chết độ bột, cháo cơm. Món ăn được chọn phải là món mà
đa số trẻ thích ăn, được sử dụng thường xuyên, mang tính đặc thù của địa phương
và được thển hiện theo hình thức sau ( nếu có ảnh càng tốt )
Tên món ăn
Người sưu tầm hoặc sáng tác - địa chỉ
1. Nguyên liệu: Tính cho 10 xuất
ăn, đơn vị tính là gam hoặc ml
2. Cách làm:
3. Yêu cầu sản phẩm
2. Đối với các trò chơi, câu đố,
thơ ca:
Các trò chơi, câu đố, thơ ca có
nội dung giáo dục đi và sức khỏe phải phù hợp với nhận thức và hiểu biết của
trẻ dưới 6 tuổi. Riêng thể lọai sưu tầm cần ghi rõ tác giả, nguồn gốc xuất xứ
và tên người sưu tầm
Hình thức thể hiện:
a. Đối với các trò
chơi:
Tên trò chơi
Người sưu tầm hoặc sáng tác - địa chỉ
1. Mục đích của trò chơi
2. Luật chơi
3. Chuẩn bị
4. Cách chơi ( có thẻ có minh
họa kèm theo)
b. Đối với các câu đố, thơ ca:
- Dạng thơ lục bát hoặc thơ mới.
Mỗi bài có từ 1-3 khổ thơ, mỗi khổ không quá 8 dòng
- Dưới mỗi bài, đọan ca dao có
thể ghi rõ người sưu tầm, nguồn gốc sưu tầm
- Dưới mỗi câu đố cần có câu trả
lời.
3. Đối với bài hát: Các bài hát
có nội dung giáo dục đi và sức khỏe nội dung dễ hiểu, phù hợp với lứa tuổi mầm
non, có hướng dẫn động tác minh họa càng tốt
Hình thức thể hiện
- Tên bài hát
- Nhạc và lời
- Nếu là dân ca thì cần ghi rõ
xuất sứ, nguồn gốc
4. Số lượng tuyển, chọn (số
lượng tối đa/ tỉnh ): Thực đơn: 2, trò chơi : 4, câu đố 4, thơ ca, đồng dao :
4, bài hát: 1
Các địa phương căn cứ vào văn
bản hướng dẫn của Vụ, tổ chức tuyển chọn và gửi về vụ trước ngày 30 tháng 5 năm
2004
VỤ
GIÁO DỤC MẦM NON