Thực hiện Quyết định số
4113/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ngày 16/6/2009 về việc phê duyệt
Kế hoạch giáo dục áp dụng cho Chương trình song ngữ tiếng Pháp và môn tiếng
Pháp ngoại ngữ 2; căn cứ vào kế hoạch giáo dục, chương trình các môn học,
thực tế dạy học, sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy hiện đang sử dụng, Bộ
GDĐT hướng dẫn thực hiện Chương trình song ngữ và chương trình tăng cường tiếng
Pháp kể từ năm học 2014-2015 như sau:
I.
Yêu cầu chung
1. Đối với nhà trường
Các trường đang triển
khai Chương trình song ngữ tiếng Pháp phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Thực hiện tuyển sinh
đầu cấp theo hướng dẫn của Sở GDĐT, Phòng GDĐT quận/huyện.
- Duy trì lớp song ngữ
tiếng Pháp, đảm bảo tính liên thông giữa các cấp học. Trường hợp nhà trường muốn
rút khỏi Chương trình song ngữ tiếng Pháp phải được sự đồng ý của Sở GDĐT,
Phòng GDĐT quận/huyện.
- Chủ động xây dựng kế
hoạch dạy học chương trình song ngữ của nhà trường trên cơ sở chương trình song
ngữ tiếng Pháp do Bộ GDĐT ban hành kèm theo Quyết định số 3452/QĐ-BGDĐT ngày
18/8/2010 về việc phê duyệt Chương trình các môn học trong Chương trình song ngữ
tiếng Pháp.
- Tạo điều kiện cho đội
ngũ giáo viên song ngữ được bồi dưỡng thường xuyên, có trình độ chuyên môn và
năng lực tiếng Pháp đạt chuẩn quy định (bậc 3 Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của
Việt Nam đối với giáo viên tiểu học, bậc 4 Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của
Việt Nam đối với giáo viên cấp THCS, bậc 5 Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của
Việt Nam đối với giáo viên cấp THPT). Xây dựng nguồn nhân lực cho chương trình
song ngữ tiếng Pháp, đặc biệt là các giáo viên dạy các môn khoa học bằng tiếng
Pháp.
- Vận dụng theo định mức
tiết dạy của giáo viên dạy môn chuyên tại các trường/lớp chuyên, theo quy định
tại Khoản 2d Điều 11 Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày
21/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc ban hành quy định về tính chế độ làm
việc của giáo viên phổ thông trong việc tính định mức tiết dạy cho các giáo
viên tiếng Pháp tham gia giảng dạy chương trình song ngữ.
- Hàng năm, báo cáo Sở
GDĐT, Phòng GDĐT quận/huyện về việc thực hiện chương trình song ngữ, chương
trình tăng cường tiếng Pháp của trường.
2. Đối với giáo
viên
Giáo viên dạy chương
trình song ngữ tiếng Pháp phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Có năng lực ngoại ngữ
đảm bảo giao tiếp và giảng bài hoàn toàn bằng tiếng Pháp trên lớp.
- Thực hiện đổi mới
phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực cho học
sinh:
+ Tăng cường dạy học
tích cực, dạy học theo đường hướng hành động, phát huy tính chủ động sáng tạo của
học sinh, tích hợp các kỹ năng và kiến thức, phát triển năng lực giao tiếp bằng
tiếng Pháp với đầy đủ 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết;
+ Giáo viên tiếng Pháp
cấp tiểu học cần tăng cường dạy học thông qua các trò chơi và hoạt động vui
chơi theo nguyên tắc “học mà chơi, chơi mà học". Phát triển tối ưu kỹ năng
Nghe và Nói một cách tự nhiên, tạo phản xạ tốt trong giao tiếp hàng ngày, chú
trọng rèn luyện phát âm cho học sinh, không đặt yêu cầu quá cao về kiến thức
ngôn ngữ;
+ Giáo viên các môn
khoa học bằng tiếng Pháp cần lưu ý mục tiêu tăng cường và củng cố những kiến thức
và kỹ năng mà học sinh đã được học trong chương trình khoa học bằng tiếng Việt,
tránh sự trùng lặp về nội dung kiến thức, đồng thời giúp học sinh song ngữ tiếng
Pháp có khả năng thi và học tốt tại các trường đại học tuyển sinh theo khối A.
- Tham gia sinh hoạt
chuyên môn định kỳ 2 tuần/lần theo cụm hoặc theo tỉnh/thành phố dành riêng cho
giáo viên tiếng Pháp và các môn khoa học bằng tiếng Pháp. Đối tác Pháp ngữ (Đại
sứ quán Pháp hoặc Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ) có thể sẽ hỗ trợ sư phạm về nhân sự
và tài liệu.
- Tích cực tham gia
các đợt bồi dưỡng chuyên môn, trau dồi nghiệp vụ sư phạm. Chủ động, sáng tạo
trong việc thiết kế bài học, kế hoạch dạy học, tài liệu sư phạm.
3. Đối với học sinh
Ngoài những học sinh
được tuyển vào các lớp song ngữ tiếng Pháp từ đầu cấp, căn cứ trên nhu cầu và
trình độ thực tiễn, học sinh có thể được tuyển bổ sung vào các lớp song ngữ tiếng
Pháp với điều kiện:
- Đã được tuyển sinh
vào học tại trường có giảng dạy song ngữ tiếng Pháp theo đúng quy chế.
- Được nhà trường kiểm
tra trình độ tiếng Pháp và có kết quả phù hợp với lớp cần tuyển bổ sung theo
yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của chương trình song ngữ tiếng
Pháp do Bộ GDĐT ban hành.
II.
Thực hiện chương trình
1. Đối với cấp Tiểu
học
1.1. Môn học và
thời lượng
Môn học: Tiếng Pháp và
các khái niệm khoa học đơn giản được giảng dạy bằng tiếng Pháp lồng ghép vào
quá trình dạy học môn tiếng Pháp, bước đầu làm quen với môn Toán bằng tiếng
Pháp; tổng thời lượng là 10 tiết/tuần.
1.2. Sách giáo
khoa và tài liệu giảng dạy
Sử dụng sách giáo khoa
và tài liệu dùng trong năm học 2013-2014 (La petite grenouille, Ici et
Ailleurs, Ici au Vietnam); Căn cứ trên kế hoạch dạy học chương trình song
ngữ do nhà trường phê duyệt, các giáo viên điều chỉnh và bổ sung các tài liệu cần
thiết, phù hợp với nội dung các bài học theo mục tiêu của từng lớp/môn học và mục
tiêu của Chương trình song ngữ tiếng Pháp mới.
2. Đối với cấp
Trung học cơ sở
2.1. Các môn học
và thời lượng
- Môn học bắt buộc: Tiếng
Pháp (07 tiết/tuần); Toán bằng tiếng Pháp (02 tiết/tuần);
- Môn học tự chọn: Vật
lí bằng tiếng Pháp (02 tiết/tuần); tiếng Anh (từ 02 đến 03 tiết/tuần) theo một
trong các chương trình tiếng Anh hiện hành. Học sinh học theo chương trình song
ngữ có thể chọn 1 trong 2 môn nói trên và được miễn học 02 tiết tự chọn khác
trong chương trình giáo dục phổ thông.
2.2. Sách giáo
khoa và tài liệu giảng dạy
- Môn tiếng
Pháp: Sử dụng bộ sách “Ici et Ailleurs”.
- Môn Toán bằng
tiếng Pháp: Sử dụng bộ sách “Triangle”.
- Môn Vật lí bằng
tiếng Pháp: Sử dụng các tài liệu biên soạn theo chủ đề (Dossiers
thématiques).
- Môn tiếng
Anh: Đối với học sinh song ngữ chọn môn tiếng Anh, nhà trường có thể bố trí dạy
học theo một trong các chương trình và sách giáo khoa tiếng Anh hiện hành.
3. Đối với
cấp Trung học phổ thông
3.1. Các
môn học và thời lượng
- Môn học bắt
buộc: Tiếng Pháp (lớp 10, 11: 07 tiết/tuần; lớp 12: 04 tiết/ tuần); Toán bằng
tiếng Pháp (02 tiết/tuần).
- Môn học tự
chọn: Vật lí bằng tiếng Pháp (02 tiết/tuần); tiếng Anh (theo một trong các
chương trình tiếng Anh hiện hành). Học sinh học theo chương trình song ngữ có
thể chọn 1 trong 2 môn nói trên và được miễn học 02 tiết tự chọn khác trong
chương trình giáo dục phổ thông.
3.2.
Sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy
- Môn tiếng
Pháp: Sử dụng sách giáo khoa và tài liệu dùng trong các năm học trước; Căn cứ
trên kế hoạch dạy học chương trình song ngữ do nhà trường phê duyệt, các giáo
viên điều chỉnh và bổ sung các tài liệu cần thiết trước khi nhận được sách thí điểm
tiếng Pháp theo Chương trình song ngữ chính thức được Bộ GDĐT ban hành.
- Môn Toán và
Môn Vật lí bằng tiếng Pháp: Sử dụng tài liệu biên soạn theo chủ đề (dossiers
thématiques) như những năm học trước.
- Môn tiếng
Anh: Đối với học sinh song ngữ chọn môn tiếng Anh, nhà trường có thể bố trí dạy
theo các chương trình và sách giáo khoa tiếng Anh hiện hành.
III. Kiểm tra, đánh giá
1. Đối với cấp Tiểu học
Kiểm tra đánh giá được thực hiện
theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 về việc Ban hành Quy định đánh
giá học sinh tiểu học. Việc đánh giá định kỳ kết quả học tập môn tiếng Pháp được
thực hiện theo quy định mới về kiểm tra đánh giá các môn học thuộc Chương trình
song ngữ tiếng Pháp trong Kế hoạch giáo dục áp dụng cho Chương trình song ngữ
tiếng Pháp ban hành kèm theo Quyết định số 4113/QĐ-BGDĐT ngày 16/6/2009 về việc phê duyệt Kế hoạch giáo dục áp dụng
cho Chương trình song ngữ tiếng Pháp và môn tiếng Pháp ngoại ngữ 2 theo hướng điều
chỉnh như sau:
- Trong suốt cấp học, kiểm tra,
đánh giá 4 kỹ năng giao tiếp: Nghe, Nói, Đọc, Viết (CO, EO, CE, EE) và Kiến thức
ngôn ngữ (CL). Ngoài ra, ở lớp 4 và 5 có thêm bài kiểm tra Kiến thức Toán và Kiến
thức Khoa học được dạy trong chương trình.
- Thời lượng và các bài kiểm tra
qui định như sau:
STT
|
Nội dung
|
Điểm KT học kỳ (thang điểm 10)
|
1
|
Nghe (CO)
|
1 lần (15 phút)
|
2
|
Đọc (CE)
|
1 lần (20 phút cho lớp 1, 2,
3)
1 lần (30 phút cho lớp 4, 5)
|
3
|
Nói (EO)
|
1 lần (10 phút/ học sinh, kể
cả thời gian chuẩn bị)
|
4
|
Viết (EE)
|
1 lần (20 phút cho lớp 1, 2,
3)
1 lần (30 phút cho lớp 4, 5)
|
5
|
Kiến thức ngôn ngữ (CL)
|
1 lần (20 phút)
|
6
|
Kiến thức Toán (M) và Kiến thức
Khoa học (SC)
|
1 lần cho lớp 4 và lớp 5 (30
phút trong đó M: 20 phút; SC: 10 phút)
|
- Thực hiện việc kiểm tra, đánh
giá như sau:
+ Kỹ năng Nói (EO) có thể được
kiểm tra thường xuyên trong quá trình dạy học thay vì kiểm tra tập trung.
+ Đối với các kỹ năng và kiến
thức khác, thực hiện các bài kiểm tra ghép như sau:
* Nghe (CO) + Viết (EE);
* Kiến thức ngôn ngữ (CL) + Đọc (CO);
* Kiến thức Toán (M) + Kiến thức Khoa học (SC) ở
lớp 4 và 5.
- Đề kiểm tra định kỳ do tổ chuyên môn biên soạn.
- Cách tính điểm môn tiếng Pháp song ngữ đối với
kiểm tra định kỳ cuối học kỳ như sau:
+ Đối với lớp 1, 2, 3: Điểm Trung bình môn (Tbm)
tiếng Pháp đồng thời là điểm Trung bình học lực song ngữ (Tb-HLSN) được tính
theo công thức:
(CO+CE+EE+EO)
x 2 + CL
9
+ Đối với lớp 4, 5: Điểm Tb-HLSN được tính theo
công thức:
Tbm tiếng Pháp
x 2 + Tbm Kiến thức Toán (M) và Kiến thức Khoa học (SC)
3
- Cách tính điểm Tb-HLSN cả năm:
HLSN/HK2 x
HLSN/HK1
3
2. Đối với cấp THCS và THPT
Việc kiểm tra đánh giá thường
xuyên và định kỳ thực hiện theo quy định mới về kiểm tra đánh giá các môn học
thuộc Chương trình song ngữ tiếng Pháp trong Kế hoạch giáo dục áp dụng cho
Chương trình song ngữ tiếng Pháp ban hành kèm theo Quyết định số
4113/QĐ-BGDĐT ngày 16/6/2009 về việc phê duyệt Kế hoạch giáo dục áp dụng cho
Chương trình song ngữ tiếng Pháp và môn tiếng Pháp ngoại ngữ 2 trong việc đánh
giá cụ thể các kỹ năng, đồng thời cách tính hệ số môn tiếng Pháp trong tính điểm
trung bình các môn học kỳ và cả năm được thực hiện theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT
ngày 12/12/2011 về việc Ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và
THPT. Đề kiểm tra thường xuyên và định kỳ do tổ chuyên môn biên soạn.
IV. Thi tốt nghiệp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông
1. Thi tốt
nghiệp Trung học cơ sở
Thực hiện tổ
chức thi tốt nghiệp cấp Trung học cơ sở theo quy định của Kế hoạch giáo dục
áp dụng cho Chương trình song ngữ tiếng Pháp ban hành kèm theo Quyết
định số 4113/QĐ-BGDĐT về việc phê duyệt Kế hoạch giáo dục áp dụng cho Chương
trình song ngữ tiếng Pháp và môn tiếng Pháp ngoại ngữ 2. Cụ thể như sau:
Môn thi
|
Thời lượng
|
Thời điểm thi
|
Cấp tổ chức
|
Tiếng
Pháp bao gồm 03 bài thi thuộc kỹ năng Nghe, Đọc, Viết và 01 bài thi về Kiến
thức ngôn ngữ
|
120 phút
|
Trong 2 tuần cuối của tháng 5
|
Quốc gia
|
Toán bằng
tiếng Pháp
|
60 phút
|
2. Thi tốt
nghiệp Trung học phổ thông
Việc tổ chức
thi tốt nghiệp cấp Trung học phổ thông được điều chỉnh như sau:
2.1.
Đối với học sinh đang học lớp 12 năm học 2014-2015
Học sinh tiếp
tục thi nói môn tiếng Pháp và môn Toán bằng tiếng Pháp vào tháng 3 năm 2015
theo kế hoạch cũ. Cụ thể:
Môn thi
|
Thời lượng
|
Thời điểm thi
|
Cấp tổ chức
|
Tiếng
Pháp (Nói)
|
15 phút/học sinh
|
Tháng 3 năm lớp 12
|
Quốc gia
|
Toán bằng
tiếng Pháp
|
120 phút
|
Nếu trung bình cộng điểm thi của
cả 3 bài thi (Tiếng Pháp thi viết vào tháng 6 năm 2014; Bài thi nói Tiếng Pháp
và Toán bằng tiếng Pháp theo hệ số quy định) không đạt, học sinh có thể đăng ký
dự thi lại tại kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông song ngữ môn viết tiếng
Pháp vào tháng 6 năm 2015.
2.2.
Đối với những học sinh khác
Từ năm học
2014 - 2015, Bộ GDĐT chỉ tổ chức 01 kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông
chương trình song ngữ tiếng Pháp hằng năm như sau:
Môn thi
|
Thời lượng
|
Thời điểm thi
|
Cấp tổ chức
|
Môn viết
tiếng Pháp bao gồm 3 bài
thi thuộc các kỹ năng Nghe, Đọc, Viết. (Phần Kiến thức ngôn ngữ sẽ được lồng
ghép trong phần kiểm tra kỹ năng Đọc và/hoặc Nghe).
|
150 phút
|
- Buổi
sáng ngày thi thứ nhất.
- Tuần cuối
cùng tháng 3 năm lớp 12
|
Quốc gia
|
Toán bằng
tiếng Pháp
|
120 phút
|
- Buổi
chiều ngày thi thứ nhất.
- Tuần cuối
cùng tháng 3 năm lớp 12
|
Môn tiếng
Pháp (Kỹ năng nói)
|
15 phút/ học sinh
|
- Cả ngày
ngày thi thứ hai.
- Tuần cuối
cùng tháng 3 năm lớp 12
|
Bộ GDĐT sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể về các kỳ thi này.
|
V. Tổ chức thực hiện
Các sở GDĐT, các phòng GDĐT quận/huyện
- Căn cứ trên báo cáo, đề xuất
của các trường có giảng dạy Chương trình song ngữ tiếng Pháp và Chương trình
tăng cường tiếng Pháp có trách nhiệm chủ động lên kế hoạch chi tiết phù hợp với
tình hình thực tiễn của địa phương cho việc duy trì và phát triển Chương trình
song ngữ tiếng Pháp, Chương trình tăng cường tiếng Pháp.
- Trực tiếp chỉ đạo các trường
thực hiện Chương trình song ngữ tiếng Pháp, Chương trình tăng cường tiếng Pháp.
- Thiết
lập hệ thống trợ lý sư phạm môn tiếng Pháp và các môn khoa học bằng tiếng Pháp
để điều hành các buổi sinh hoạt chuyên môn theo cụm, tỉnh/thành phố, đồng thời
dự giờ thăm lớp, hỗ trợ các giáo viên. Tính chế độ tiết dạy phù hợp cho đội ngũ
trợ lý sư phạm này.
- Kiểm tra, hướng dẫn, động viên và có hình thức khen thưởng những trường,
giáo viên thực hiện tốt.
- Hướng dẫn thực hiện Chương
trình tăng cường tiếng Pháp như hướng dẫn đối với Chương trình song ngữ tiếng
Pháp. Tuy nhiên, học sinh theo học Chương trình tăng cường tiếng Pháp sẽ không
học môn Toán bằng tiếng Pháp và môn học tự chọn Vật lí bằng tiếng Pháp, đồng thời
không thi môn Toán bằng tiếng Pháp tại kỳ thi Tốt nghiệp THCS và THPT Chương
trình song ngữ tiếng Pháp. Nơi nào có điều kiện, có thể cho phép học sinh học
thêm môn tự chọn tiếng Anh.
- Hàng năm, báo cáo Bộ GDĐT về
tình hình giảng dạy chương trình song ngữ và chương trình tăng cường tiếng
Pháp.
Đề nghị các
sở GDĐT, phòng GDĐT quận/huyện triển khai thực hiện Chương trình song ngữ và
Chương trình tăng cường tiếng Pháp theo hướng dẫn. Trong quá trình thực hiện, nếu
có vướng mắc hoặc cần thông tin bổ sung, xin liên hệ với Vụ Giáo dục Trung học,
Bộ GDĐT theo địa chỉ email: ntthien.gdtrh@moet.edu.vn hoặc điện thoại
0982225744.
Nơi nhận:
- Như kính gửi;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Vụ GDTH (để thực hiện);
- Đề án Ngoại ngữ Quốc gia
2020 (để thực hiện);
- Trung tâm thi Pháp ngữ (để
thực hiện);
- Đề án Tăng cường tiếng Pháp
(để thực hiện);
- Đại sứ quán Pháp (để phối
hợp);
- Lưu : VT, Vụ GDTrH.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Vinh Hiển
|