Kính gửi:
|
- Các Sở Giáo dục và Đào tạo;
- Các Đại học, trường đại học có trường THPT Chuyên[1];
- Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc.
|
Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ
thông năm học 2024-2025 (gọi tắt là Kỳ thi) được thực hiện theo Quy chế thi chọn
học sinh giỏi cấp quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 17/2023/TT-BGDĐT ngày
10/10/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (gọi tắt là Quy chế thi). Để tổ
chức tốt Kỳ thi, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) hướng dẫn các đơn vị dự thi một
số nội dung sau:
1. Lịch thi
a) Ngày 25/12/2024: Thi viết các môn Toán, Vật lí,
Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp,
Tiếng Trung Quốc, Tiếng Nhật và thi lập trình trên máy vi tính đối với môn Tin
học.
b) Ngày 26/12/2024: Thi viết các môn Toán, Vật lí,
Hóa học, Sinh học; Thi nói các môn Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng
Trung Quốc, Tiếng Nhật và thi lập trình trên máy vi tính đối với môn Tin học.
c) Giờ cắt bì đề thi tại phòng thi: 07 giờ 50 phút.
Thời gian bắt đầu làm bài của mỗi buổi thi: 08 giờ 00 phút.
2. Nội dung thi
Theo Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm
theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 được sửa đổi, bổ sung bởi
Thông tư số 13/2022/TT-BGDĐT ngày 03/8/2022, đối với các môn thi ngoại ngữ: Tiếng
Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Nhật theo Chương trình giáo dục phổ
thông hiện hành và Công văn số 4171/BGDĐT-GDTrH ngày 26/8/2022 của Bộ GDĐT hướng
dẫn thực hiện chương trình chuyên sâu các môn chuyên cấp THPT.
3. Công tác vận chuyển và in
sao đề thi
Đề thi sẽ chuyển giao qua hệ thống của Ban Cơ yếu
Chính phủ; việc tiếp nhận và in sao đề thi được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ
GDĐT. Trường hợp phải sử dụng đề thi dự bị, Bộ GDĐT sẽ quyết định và thông báo lịch
thi, hướng dẫn việc sử dụng đề thi dự bị.
4. Sử dụng công nghệ thông tin
Các đơn vị dự thi sử dụng thống nhất phần mềm quản
lý thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia do Bộ GDĐT cung cấp (gọi tắt là phần mềm
thi HSG); phần mềm quản lý thi HSG và hướng dẫn sử dụng phần mềm thi HSG sẽ được
gửi tới các đơn vị trước ngày 30/10/2024.
5. Đăng ký dự thi
a) Quy định mã trong Kỳ thi: Được quy định tại Phụ
lục kèm theo Công văn này.
b) Trước ngày 12/11/2024, các Hội đồng coi thi gửi
bản đăng ký số lượng thí sinh dự thi (bản scan) và file dữ liệu tại Phụ lục 1 của
phần mềm thi HSG về Bộ GDĐT (qua Cục QLCL).
c) Trước ngày 28/11/2024: Các đơn vị dự thi thuộc Hội
đồng coi thi ghép gửi bản Đăng ký dự thi, Danh sách thí sinh đăng ký dự thi và
các dữ liệu cần thiết cho đơn vị dự thi nơi đặt Hội đồng coi thi ghép.
d) Trước ngày 29/11/2024, các Hội đồng coi thi gửi
Danh sách thí sinh đăng ký dự thi (bản cứng) và file dữ liệu tại Phụ lục 2 của phần
mềm thi HSG về Bộ GDĐT (qua Cục QLCL).
6. Tổ chức các Hội đồng coi thi
a) Trước ngày 16/12/2024, Bộ GDĐT sẽ thông báo cho
các đơn vị dự thi về việc tổ chức các Hội đồng coi thi và điều động nhân sự
tham gia các Hội đồng coi thi; ưu tiên bố trí giám thị coi thi môn Tin học, Ngoại
ngữ là giáo viên đang giảng dạy chính môn học đó.
b) Sắp xếp thí sinh trong phòng thi theo đúng quy định
tại Điều 22 Quy chế thi hiện hành.
c) Trước ngày 18/12/2024, các đơn vị dự thi gửi
danh sách nhân sự được cử tham gia Hội đồng coi thi đảm bảo đủ số lượng, đúng
thành phần và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều
8 của Quy chế thi đến các đơn vị dự thi theo điều động của Bộ GDĐT.
d) Trước 15 ngày so với ngày thi, nếu chưa nhận được
giấy thi, túi đựng bài thi, đơn vị dự thi nơi đặt Hội đồng coi thi phải liên hệ
với Bộ GDĐT (qua Cục QLCL) để xử lý kịp thời.
đ) Chuẩn bị nguồn điện, đường truyền Internet: Đơn
vị dự thi nơi đặt Hội đồng coi thi phải chuẩn bị đầy đủ nguồn điện dự phòng bảo
đảm công suất và diện áo, đường truyền Internet dự phòng hoạt động tốt phục vụ
cho việc tổ chức thi.
7. Lịch làm việc của các Hội đồng
coi thi
Các đơn vị dự thi và các Hội đồng coi thi cần xây dựng
kế hoạch triển khai công tác chuẩn bị và tổ chức coi thi như sau:
a) Thời gian bắt đầu làm việc của lãnh đạo Hội đồng
coi thi: Muộn nhất ngày 23/12/2024.
b) Khai mạc Hội đồng coi thi ngày 24/12/2024:
- Tổ chức họp Hội đồng coi thi. Tập trung thí sinh
để phổ biến Quy chế thi và các văn bản có liên quan tới Kỳ thi.
- Hoàn tất việc niêm yết tại mỗi phòng thi: Quy định
về trách nhiệm của thí sinh; quy định về các tài liệu và vật dụng thí sinh được
phép mang vào phòng thi; danh sách thí sinh trong phòng thi.
- Tổ chức cho thí sinh thi thử bài thi nói các môn
Ngoại ngữ, việc thi thử hoàn thành trước 16 giờ 00 phút. Các đơn vị tự chuẩn bị
đề thi nói để thí sinh thi thử hoặc cho thí sinh giới thiệu về bản thân.
c) Lịch làm việc ngày 25 và 26/12/2024:
- Trước 10 giờ 00 phút các ngày thi: Lãnh đạo Hội đồng
coi thi báo cáo nhanh về Ban Chỉ đạo quốc gia báo cáo số lượng thí sinh dự thi
(tổng số và theo từng môn thi) và tình hình tổ chức coi thi. Trong trường hợp xảy
ra sự cố bất thường phải báo cáo ngay bằng điện thoại, kèm văn bản gửi qua
email.
- Ngay sau khi kết thúc buổi thi cuối cùng của Kỳ
thi, Chủ tịch Hội đồng coi thi chịu trách nhiệm gửi về Bộ GDĐT (qua Cục QLCL)
01 (một) bưu kiện gồm: Túi số 4 theo quy định tại Điều 25 Quy chế
thi; Một bì đựng đĩa CD và Danh sách thí sinh dự thi theo Phụ lục 3.1 (bản
in và file lưu trong đĩa CD được xuất từ phần mềm quản lý thi HSG của đơn vị
sau khi đã cập nhật thông tin sau buổi thi cuối của Kỳ thi, có xác nhận của Chủ
tịch Hội đồng coi thi). Bưu kiện được gửi qua hệ thống chuyển phát của Tổng
Công ty Bưu điện Việt Nam; thông tin người nhận sẽ được thông báo tới các đơn vị
trước ngày 23/12/2024.
- Trước 15 giờ 30 phút của ngày 26/12/2024: Cập nhật
thí sinh vắng thi vào phần mềm quản lý thi HSG; sau đó, xuất từ phần mềm ra dữ
liệu file (*.DBF), file Phụ lục 3.1 (file excel), file Phụ lục 3.2 (file
excel); tổng hợp báo cáo công tác coi thi của đơn vị (file scan, file word).
8. Chuẩn bị và tổ chức coi thi
môn Tin học
Việc chuẩn bị và tổ chức coi thi môn Tin học thực
hiện theo Quy chế thi; ngoài ra, cần lưu ý thực hiện các điểm dưới đây:
a) Các phần mềm cần cài đặt cho máy vi tính: Hệ điều
hành Microsoft Windows hoặc Linux; môi trường lập trình Free Pascal/Lazarus,
Code Block/Dev-C++, Python và các môi trường tương đương khác; phần
mềm ghi đĩa CD.
b) Trong quá trình coi thi, giám thị: Quản lý đĩa
CD như quản lý giấy thi; chỉ phát cho thí sinh đĩa CD mới, đựng trong hộp còn
nguyên bao bì.
c) Một số điểm lưu ý đối với thí sinh dự thi: Ghi
rõ các thông tin (kể cả số tờ giấy đã dùng để in bài làm) vào phần phách ở tờ
giấy thứ nhất dùng để in bài làm; đối với các tờ giấy sau, chỉ ghi số báo danh
dự thi; ghi số báo danh, ngày thi và ký tên lên đĩa CD ghi file bài làm. Ngoài
các thông tin vừa nêu, không ghi bất kỳ dấu hiệu nào khác lên tờ giấy in bài
làm.
9. Chuẩn bị và tổ chức coi thi
buổi thi nói của các môn Ngoại ngữ
Việc chuẩn bị và tổ chức coi thi buổi thi nói của
các môn Ngoại ngữ thực hiện theo Quy chế thi; ngoài ra, cần lưu ý thực hiện các
điểm dưới đây:
a) Bố trí phòng thi:
- Phòng thi: Tại mỗi Hội đồng coi thi phải có ít nhất
một phòng thi riêng cho mỗi môn Ngoại ngữ có thí sinh dự thi. Mỗi phòng thi, bố
trí ba (03) giám thị, gồm hai (02) giám thị trong phòng thi và một (01) giám thị
ngoài phòng thi.
- Phòng chờ: Có 02 phòng chờ chung cho tất cả các
môn Ngoại ngữ có thí sinh dự thi (phòng chờ 1 để thí sinh ngồi chờ trước khi
vào phòng thi, phòng chờ 2 để thí sinh ngồi nghỉ sau khi đã hoàn thành phần thi
của mình). Mỗi phòng chờ, bố trí hai (02) giám thị, gồm một (01) giám thị trong
phòng chờ và một (01) giám thị ngoài phòng chờ.
- Các phòng chờ và phòng thi nói phải được bố trí tại
một khu tách biệt với các phòng thi khác, đảm bảo việc thi nói các môn Ngoại ngữ
không gây ảnh hưởng tới việc làm bài thi của thí sinh dự thi các môn khác; đồng
thời, đảm bảo thuận lợi cho việc đi lại của thí sinh giữa phòng chờ và phòng
thi.
b) Yêu cầu đối với máy vi tính:
Mỗi phòng thi có hai (02) máy vi tính (một máy dành
cho thí sinh sử dụng và một máy dự phòng) được cài đặt phần mềm tổ chức thi nói
do Bộ GDĐT cung cấp. Máy vi tính được kết nối internet; bảo đảm việc kết nối với
máy chủ của Bộ GDĐT được liên tục trong suốt thời gian thi.
Máy vi tính (có bàn phím, chuột và headphone kèm
theo) đáp ứng các thông số kỹ thuật tối thiểu sau đây:
- CPU: Intel Pentium 4 3GHz; RAM: 2GB; Hard disk:
40GB; NIC: 10/100mbps; Ổ ghi đĩa CD/DVD; Monitor: 14 inch, độ phân giải tối thiểu:
1024x768, độ sâu màu: 65K; Card sound: Creative Sound Blaster Live hoặc loại
tương thích với phần mềm.
Headphone:
|
Phone
|
Mic
|
Dimension
|
40mm
|
6x5mm
|
Frequency Range
|
20-20,000Hz
|
30-16000Hz
|
Sensitivity
|
103dB S.P.L at 1KHz
|
-58dB±3dB
|
Impedance
|
32Ω
|
|
Rated power
|
15mW
|
|
Power Capability
|
150mV
|
3V
|
Máy vi tính được cài đặt: Hệ điều hành Windows 10
trở lên và được cài đặt phần mềm: .Net framework 4.5; cài đặt chương trình giải
nén 7zip; trình duyệt firefox 46 trở lên, Chrome 50 trở lên, Flash player,
Windows Media firefox plugin; phần mềm tổ chức thi nói đã tích hợp chức năng
ghi đĩa CD/DVD nên máy vi tính không cài đặt phần mềm ghi đĩa CD/DVD để tránh
xung đột.
c) Cài đặt phần mềm tổ chức thi nói:
- Trước ngày 20/12/2024, phần mềm tổ chức thi nói,
hướng dẫn cài đặt và sử dụng phần mềm (đường link download) gửi tới các đơn vị
qua email đăng ký.
- Trước ngày 23/12/2024 các đơn vị cài đặt phần mềm
tổ chức thi nói.
- Ngày 24/12/2024 sau khi kết thúc buổi thi thử, tệp
(file) cấu hình hệ thống chuẩn bị cho buổi thi chính thức (đường link download)
sẽ được gửi tới các đơn vị qua email đăng ký.
d) Công việc của giám thị trong buổi thi nói các
môn ngoại ngữ:
- Trước giờ thi: Tập trung thí sinh của tất cả các
môn thi Ngoại ngữ trong phòng chờ 1. Giám thị trong phòng thi kiểm tra việc kết
nối mạng Internet của các máy vi tính (kể cả máy vi tính dự phòng); kiểm tra, điều
chỉnh ngày, giờ trên hệ thống của các máy vi tính chính xác; nhận giấy nháp,
đĩa CD/DVD, đề thi từ Chủ tịch Hội đồng coi thi rồi chuyển về phòng thi; ký tên
vào giấy nháp.
- Khi có hiệu lệnh, giám thị trong phòng thi lần lượt
gọi các thí sinh vào phòng thi để thực hiện phần thi nói của mình theo đúng thứ
tự trong Danh sách thí sinh của phòng thi; kiểm tra Thẻ dự thi của thí sinh trước
khi cho thí sinh vào phòng thi. Sau khi thí sinh hoàn thành phần thi nói, giám
thị trong phòng thi chứng kiến thí sinh in đĩa CD và ký tên lên đĩa CD chứa dữ
liệu bài thi nói; ký tên lên đĩa CD chứa dữ liệu bài thi nói của thí sinh; yêu
cầu thí sinh ký xác nhận vào Phiếu thu bài thi (kể cả trường hợp thí sinh không
nói gì để ghi âm); cho thí sinh ra khỏi phòng thi và gọi thí sinh tiếp theo vào
phòng thi.
- Trong thời gian thi, giám thị ngoài phòng thi có
trách nhiệm giám sát thí sinh và giám thị trong phòng thi; giám sát việc di
chuyển của thí sinh từ phòng chờ 1 đến phòng thi và từ phòng thi đến phòng chờ
2, đảm bảo thí sinh không tiếp xúc với bất kì ai khác.
- Giám thị trong phòng chờ điều hành hoạt động của
thí sinh trong phòng chờ để đảm bảo giữ trật tự.
- Giám thị ngoài phòng chờ có trách nhiệm giám sát
thí sinh và giám thị trong phòng chờ; giám sát việc thí sinh ra ngoài phòng chờ.
đ) Những lưu ý trong khi ghi âm bài thi nói:
- Khi hệ thống bắt đầu ghi âm, thí sinh phải đọc mã
số của đề thi, nội dung của câu hỏi trong đề thi trước khi bắt đầu trả lời bằng
ngôn ngữ dự thi. Thí sinh không được đọc họ tên, số báo danh, đề cập đến các
thông tin cá nhân trong phần trả lời, tạo ra các tiếng động nhằm đánh dấu phần
thi của mình (nếu vi phạm quy định này, bài thi nói của thí sinh sẽ bị coi là
vi phạm quy định).
- Khi ghi âm bài thi, thí sinh phải nói to, rõ
ràng.
- Giám thị trong phòng thi không được tạo ra tiếng
động khi hệ thống đang ghi âm phần trả lời của thí sinh.
- Trong thời gian tổ chức thi nói, nếu xảy ra các sự
cố mất điện, mất kết nối mạng Internet, các Hội đồng coi thi xử lý theo hướng dẫn
Ban Chỉ đạo.
10. Chế độ báo cáo
a) Các đơn vị gửi về Bộ GDĐT (qua Cục QLCL) email
hsgqg@moet.gov.vn: Các file dữ liệu, bản scan báo cáo của Kỳ thi; bản mềm (file
word) đề thi, hướng dẫn chấm thi Kỳ thi lập đội tuyển của đơn vị theo quy định
tại khoản 2 Điều 36 của Quy chế thi trước ngày 29/11/2024 để
phục vụ công tác đối sánh tránh trùng lặp thông tin với đề thi chính thức, bảo
đảm công bằng Kỳ thi.
b) Địa chỉ tiếp nhận các công văn báo cáo: Cục Quản
lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 35 Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Nhận được Công văn này, các đơn vị nghiên cứu và
nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc
đề xuất cần báo cáo về Bộ GDĐT (qua Cục QLCL) để kịp thời xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- TT. Hoàng Minh Sơn (để p/h);
- Các đơn vị liên quan thuộc Bộ GDĐT;
- Cổng TTĐT của Bộ;
- Lưu: VT, Cục QLCL.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phạm Ngọc Thưởng
|
PHỤ LỤC
QUY ĐỊNH CÁCH ĐÁNH MÃ TRONG KỲ THI
(Kèm theo Công văn số 5974/BGDĐT-QLCL ngày 30 tháng 9 năm 2024)
Mã đơn vị
|
Tên đơn vị
|
Mã đơn vị
|
Tên đơn vị
|
01
|
An Giang
|
37
|
Lào Cai
|
02
|
Bà Rịa - Vũng Tàu
|
38
|
Long An
|
03
|
Bắc Giang
|
39
|
Nam Định
|
04
|
Bắc Kạn
|
40
|
Nghệ An
|
05
|
Bạc Liêu
|
41
|
Ninh Bình
|
06
|
Bắc Ninh
|
42
|
Ninh Thuận
|
07
|
Bến Tre
|
43
|
Phú Thọ
|
08
|
Bình Định
|
44
|
Phú Yên
|
09
|
Bình Dương
|
45
|
Quảng Bình
|
10
|
Bình Phước
|
46
|
Quảng Nam
|
11
|
Bình Thuận
|
47
|
Quảng Ngãi
|
12
|
Cà Mau
|
48
|
Quảng Ninh
|
13
|
Cần Thơ
|
49
|
Quảng Trị
|
14
|
Cao Bằng
|
50
|
Sóc Trăng
|
15
|
Đà Nẵng
|
51
|
Sơn La
|
16
|
Đắk Lắk
|
52
|
Tây Ninh
|
17
|
Đắk Nông
|
53
|
Thái Bình
|
18
|
Điện Biên
|
54
|
Thái Nguyên
|
19
|
Đồng Nai
|
55
|
Thanh Hoá
|
20
|
Đồng Tháp
|
56
|
Thừa Thiên - Huế
|
21
|
Gia Lai
|
57
|
Tiền Giang
|
22
|
Hà Giang
|
58
|
TP. Hồ Chí Minh
|
23
|
Hà Nam
|
59
|
Trà Vinh
|
24
|
Hà Nội
|
60
|
Tuyên Quang
|
25
|
Hà Tĩnh
|
61
|
Vĩnh Long
|
26
|
Hải Dương
|
62
|
Vĩnh Phúc
|
27
|
Hải Phòng
|
63
|
Yên Bái
|
28
|
Hậu Giang
|
65
|
Đại học Quốc gia Hà Nội
|
29
|
Hoà Bình
|
66
|
Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
|
30
|
Hưng Yên
|
67
|
Trường ĐHSP Hà Nội
|
31
|
Khánh Hoà
|
68
|
Trường Đại học Vinh
|
32
|
Kiên Giang
|
69
|
Trường PT Vùng cao Việt Bắc
|
33
|
Kon Tum
|
70
|
Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh
|
34
|
Lai Châu
|
71
|
Đại học Huế
|
35
|
Lâm Đồng
|
72
|
Trường Đại học Tân Tạo
|
36
|
Lạng Sơn
|
|
|
[1] Đại học, trường đại học có trường THPT
tổ chức giảng dạy Chương trình chuyên sâu.