BỘ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3218/BGDĐT-GDTrH
V/v Triển khai mô hình trường học mới đối với
lớp 6 cấp trung học cơ sở
|
Hà Nội, ngày 26
tháng 06 năm 2015
|
Kính gửi: Các
sở giáo dục và đào tạo
Từ năm học 2011-2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT)
triển khai mô hình trường học mới đối với cấp tiểu học với mục tiêu là đổi mới
đồng bộ các hoạt động sư phạm trong nhà trường; bảo đảm cho học sinh được tự
quản, tự tin trong học tập, chiếm lĩnh được kiến thức, kỹ năng qua tự học và
hoạt động tập thể; phù hợp với điều kiện về năng lực đội ngũ giáo viên, thiết
bị giáo dục của hầu hết các trường học Việt Nam, đồng thời có giải pháp thu hút
các gia đình và cộng đồng tích cực tham gia cùng nhà trường thực hiện chức năng
giáo dục. Qua ba năm triển khai ở cấp tiểu
học đã khẳng định trường học mới là một kiểu mô hình nhà trường hiện đại, tiên
tiến, phù hợp với mục tiêu đổi mới và đặc điểm
của giáo dục Việt Nam. Đến năm học 2014 - 2015 đã có 1447 trường tiểu học trên phạm
vi toàn quốc có học sinh học hết lớp 5 theo mô hình này. Từ 1447 trường được hỗ
trợ qua dự án, đã có nhiều trường tự đảm bảo các điều kiện để triển khai áp
dụng mô hình trường học mới. Năm học 2015 - 2016, cả nước có trên 3700 trường
triển khai áp dụng mô hình này.
Nhằm tạo điều kiện cho học sinh THCS học theo mô
hình trường học mới, nhất là những học sinh đã học theo mô hình trường học mới
cấp tiểu học, Bộ GDĐT đã chỉ đạo 6 tỉnh triển
khai thực nghiệm thành công mô hình ở 48 lớp 6 của 24 trường THCS. Hiện
nay đã có hơn 1600 trường THCS đăng ký tham gia triển khai mô hình trường học
mới đối với lớp 6 năm học 2015 - 2016. Bộ GDĐT hướng dẫn các sở GDĐT thực hiện
một số công việc như sau:
1. Báo cáo các cấp lãnh đạo của địa
phương, tuyên truyền và phổ biến về chủ trương, giải pháp triển khai mô hình trường học mới ở cấp tiểu học
và THCS; đặc điểm, ý nghĩa của mô hình trường học mới trong việc triển khai đổi
mới giáo dục phổ thông; tiếp tục cho các trường đăng kí tham gia mô hình trường
học mới năm học 2015 - 2016 và các năm học sau.
2. Chọn cử cán bộ, giáo viên trực tiếp
và thường xuyên thực hiện triển khai mô hình trường học mới cấp THCS với thành
phần và số lượng tối thiểu như sau:
- Đối với các sở GDĐT: Thành lập bộ phận thường
trực gồm 01 lãnh đạo sở; 01 lãnh đạo và một số chuyên viên phòng giáo dục trung
học (GDTrH); 01 lãnh đạo và 01 chuyên viên phòng khảo thí;
- Đối với các phòng GDĐT cấp huyện: Thành lập bộ
phận thường trực gồm 01 lãnh đạo phòng; toàn bộ chuyên viên phụ trách chuyên
môn cấp THCS;
- Đối với các trường: hiệu trưởng, các phó hiệu
trưởng; các tổ trưởng chuyên môn; giáo viên dạy các môn học lớp 6; 01 nhân viên
thí nghiệm.
3. Để đảm bảo cho tất cả học sinh tham
gia mô hình trường học mới đều có sách học - bộ sách Hướng dẫn học lớp 6 theo
mô hình trường học mới do Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành, gồm 8 môn
học: Toán, Khoa học tự nhiên (tích hợp Vật lí, Hóa học, Sinh học), Khoa học xã
hội (tích hợp Lịch sử, Địa lí), Ngữ văn, Giáo dục công dân, Công nghệ, Tin học,
Hoạt động giáo dục), có giá khoảng 350.000 đồng/bộ, đề nghị các sở GDĐT, phòng
GDĐT hướng dẫn các trường thực hiện một số nội dung sau:
- Thông báo và giải thích cho gia đình học sinh và
học sinh hiểu rõ đặc điểm của bộ sách Hướng dẫn học, lưu ý: sách Hướng dẫn học
thay thế toàn bộ sách giáo khoa, sách bài tập truyền thống; dùng cho cả giáo
viên, học sinh và cha mẹ học sinh; học sinh thường xuyên sử dụng sách Hướng dẫn
học để tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên; sách có các đặc điểm về kĩ thuật
và hình thức tốt, có thể sử dụng qua nhiều năm;
- Đề nghị địa phương hỗ trợ kinh phí và sử dụng các
nguồn kinh phí hợp pháp của nhà trường để mua sách trang bị cho thư viện nhà
trường sử dụng làm sách dùng chung cho các đối tượng học sinh diện chính sách,
học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh tự nguyện thuê sách của thư viện và
trả lại vào cuối năm học;
- Nhà trường hướng dẫn học sinh đã mua sách dùng
riêng thì bảo quản sách học thật tốt để sử dụng được cho học sinh các năm học
sau; tổ chức mua lại sách của học sinh khóa trước để cho mượn hoặc bán cho học
sinh khóa sau với giá rẻ hơn.
4. Chọn cử cán bộ quản lý, giáo viên
cốt cán tham gia tập huấn triển khai mô hình trường học mới cấp THCS do Bộ GDĐT
tổ chức trong tháng 7 và tháng 8 năm 2015. Kế hoạch
dự kiến như sau:
4.1. Thành phần, số lượng, yêu cầu tham gia tập
huấn
Mỗi sở GDĐT cử 36 học viên tham gia tập huấn như
sau:
- 10 học viên gồm: đại diện lãnh đạo Sở, đại diện
lãnh đạo và chuyên viên phòng GDTrH; đại diện lãnh đạo và chuyên viên phòng
GDĐT nơi có trường THCS triển khai mô hình trường học mới đối với lớp 6;
- 26 học viên là giáo viên cốt cán được giao nhiệm
vụ tập huấn triển khai mô hình trường học mới đối với lớp 6 tại địa phương (02
giáo viên/phân môn).
Các học viên mang theo máy tính xách tay, USB 3G và
phải có tài khoản trên "Trường học kết nối" để sử dụng trong suốt quá
trình tham gia tập huấn.
4.2. Địa điểm, thời gian tổ chức tập huấn
a) Nhóm tỉnh số 1 (Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh,
Hải Phòng, Yên Bái, Bắc Kạn, Lào Cai, Lai Châu, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hưng
Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Nam Định, Thái Bình):
- Các môn Toán, KHXH (Lịch sử, Địa lí), Hoạt động
giáo dục (Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục) tập huấn tại Hải Phòng, dự kiến từ 14 -
17/7/2015.
- Các môn Ngữ văn, KHTN (Vật lí, Hóa học, Sinh
học), Tin học, Công nghệ, Giáo dục công dân tập huấn tại Thái Nguyên, dự kiến
từ 15 - 18/7/2015.
b) Nhóm tỉnh số 2 (Hà Nội, Hà Giang, Phú Thọ, Điện
Biên, Sơn La, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Hòa Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế):
- Các môn Toán, KHXH (Lịch sử, Địa lí), Hoạt động
giáo dục (Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục) tập huấn tại Nghệ An, dự kiến từ 21 -
24/7/2015.
- Các môn Ngữ văn, KHTN (Vật lí, Hóa học, Sinh
học), Tin học, Công nghệ, Giáo dục công dân tập huấn tại Hà Nội, dự kiến từ 22
- 25/7/2015.
c) Nhóm tỉnh số
3 (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình
Định, Kon Tum, Đắk Nông, Đắk Lắk, Phú Yên, Gia Lai, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình
Thuận, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Lâm Đồng):
- Các môn Toán, KHXH (Lịch sử, Địa lí), Hoạt động
giáo dục (Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục) tập huấn tại Đắk Lắk, dự kiến từ 28 -
31/7/2015.
- Các môn Ngữ văn, KHTN (Vật lí, Hóa học, Sinh
học), Tin học, Công nghệ, Giáo dục công dân tập huấn tại Lâm Đồng, dự kiến từ
29/7 - 01/8/2015.
d) Nhóm tỉnh số 4 (Bà Rịa - Vũng Tàu, TP. Hồ Chí
Minh, Long An, Bình Dương, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Trà Vinh,
Sóc Trăng, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu):
- Các môn Toán, KHXH (Lịch sử, Địa lí), Hoạt động giáo
dục (Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục) tập huấn tại Cần Thơ, dự kiến từ 04 -
07/8/2015.
- Các môn Ngữ văn, KHTN (Vật lí, Hóa học, Sinh
học), Tin học, Công nghệ, Giáo dục công dân tập huấn tại Thành phố Hồ Chí Minh,
dự kiến từ 05 - 08/8/2015.
4.3. Hình thức và kinh
phí tập huấn
a) Hình thức tập huấn
Tổ chức tập huấn trực tiếp cho cán bộ quản lý, giáo
viên cốt cán của các tỉnh, trong đó có sử dụng tài liệu biên soạn và sử dụng
trang mạng "Trường học kết nối".
b) Kinh phí
phục vụ tập huấn do Bộ GDĐT tổ chức
- Dự án mô hình trường học mới GPE-VNEN chi kinh
phí cho các lớp tập huấn do Bộ GDĐT tổ chức về sách Hướng dẫn học, Hướng dẫn
dạy học, Tài liệu tập huấn cho học viên; thuê hội trường/phòng học và trang
thiết bị liên quan phục vụ các lớp tập huấn; thuê phòng nghỉ, tiền ăn cho học
viên tại các ngày diễn ra tập huấn; các khoản chi khác theo quy định (văn phòng
phẩm, phô tô tài liệu, giải khát giữa
giờ...);
- Đơn vị cử người tham dự tập huấn chi trả kinh phí
về phương tiện đi lại, công tác phí (ngày đi, về) cho học viên theo quy định
hiện hành.
5. Tổ
chức tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên tại các địa phương
5.1. Ngay sau khi các lớp tập huấn cán bộ quản lý,
giáo viên cốt cán do Bộ GDĐT tổ chức kết thúc, các sở GDĐT xây dựng kế hoạch,
kinh phí cho việc tập huấn triển khai thực hiện mô hình VNEN đối với lớp 6 tại
địa phương đảm bảo chất lượng và hiệu quả, phù hợp với thời gian bắt đầu năm
học 2015 - 2016. Kế hoạch tập huấn tại địa phương nộp về Bộ GDĐT (qua Vụ Giáo
dục Trung học) trước khi triển khai để phối hợp tổ chức và hỗ trợ qua "Trường
học kết nối".
Phương thức tập huấn tại địa phương là kết hợp tập
huấn tập trung và tự học qua mạng "Trường học kết nối":
- Mỗi giáo viên phải sử dụng tài khoản cá nhân đã
được cấp để đăng nhập và thực hiện các bài học, nộp sản phẩm học tập lên "Trường
học kết nối";
- Các giáo viên cốt cán đã được cử đi tập huấn cấp
Bộ là báo cáo viên, tổ chức, hướng dẫn và hỗ trợ giáo viên tại địa phương thực
hiện các nhiệm vụ học tập qua mạng "Trường học kết nối";
- Sở/phòng GDĐT có trách nhiệm phân công nhiệm vụ
cụ thể cho các giáo viên cốt cán trong việc quản lí hoạt động tập huấn, hướng
dẫn, theo dõi và hỗ trợ giáo viên trong quá trình học tập, nộp sản phẩm trên
mạng "Trường học kết nối”;
- Tài liệu tập huấn: đăng ký mua tài liệu tại Nhà
xuất bản Giáo dục Việt Nam hoặc phô tô tài liệu đã được cấp khi đi tập huấn cốt
cán.
5.2. Sau khi triển khai tập huấn tại địa phương,
các Sở GDĐT gửi báo cáo kết quả tập huấn tại địa phương về Bộ GDĐT (qua Vụ
GDTrH); đồng thời tập trung chỉ đạo các trường tiếp tục đưa nội dung đã tập
huấn vào hoạt động sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn thường xuyên theo tinh thần
"Bồi dưỡng tại công việc".
5.3. Bộ GDĐT sẽ theo dõi, hỗ trợ, kiểm tra, đánh
giá tình hình triển khai tập huấn tại các địa phương qua "Trường học kết
nối", qua đó lựa chọn để tổ chức đoàn đến kiểm
tra, hỗ trợ trực tiếp trong quá trình tập huấn và triển khai thực hiện
tại một số địa phương có nhu cầu.
Nhận được công văn này đề nghị các sở GDĐT triển
khai thực hiện đầy đủ và kịp thời./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Vụ GDTH, Dự án GPE-VNEN;
- Lưu: VT, Vụ GDTrH.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Vinh Hiển
|