Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Công văn 3174/BGDĐT-GDTrH 2021 chỉnh sửa tài liệu giáo dục địa phương lớp 6

Số hiệu: 3174/BGDĐT-GDTrH Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Nguyễn Xuân Thành
Ngày ban hành: 29/07/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3174/BGDĐT-GDTrH
V/v chỉnh sửa, hoàn thiện tài liệu giáo dục địa phương lớp 6

Hà Ni, ngày 29 tháng 07 năm 2021

 

Kính gửi: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu

Thực hiện Thông tư số 33/2020/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định việc thẩm định tài liệu giáo dục địa phương, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thành lập Hội đồng tư vấn phê duyệt tài liệu để tổ chức kiểm tra về nội dung và quá trình biên soạn, thẩm định tài liệu giáo dục địa phương lớp 6 kèm theo Công văn đề nghị phê duyệt tài liệu nội dung giáo dục địa phương của tỉnh Lai Châu. Căn cứ vào kết quả kiểm tra của Hội đồng tư vấn, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu báo cáo, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện tài liệu theo khuyến nghị của Hội đồng tại Phụ lục kèm theo Công văn này; gửi 10 bộ tài liệu đã hoàn thiện, kèm theo báo cáo tiếp thu, giải trình và cam kết bảo đảm chất lượng của tài liệu về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Vụ Giáo dục Trung học) trước ngày 10/8/2021 để trình Bộ trưởng phê duyệt.

Nhận được Công văn này đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu triển khai thực hiện kịp thời. Thông tin chi tiết xin liên hệ với ông Nguyễn Xuân Trường chuyên viên cao cấp Vụ Giáo dục Trung học; điện thoại 0904692668; email [email protected]/.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ (để báo cáo);
- Lưu: VT, Vụ GDTrH.

TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC




Nguyễn Xuân Thành

 

PHỤ LỤC

GÓP Ý HOÀN THIỆN TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH LAI CHÂU
 (Kèm theo Công văn số    / BGDĐT-GDTrH ngày   tháng 7 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. Lưu ý chung

1. Rà soát, bảo đảm sự phù hợp giữa nội dung chủ đề với chương trình các môn học, hoạt động giáo dục lớp 6 trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trường hợp nội dung của chủ đề chưa phù hợp với chương trình môn học, hoạt động giáo dục cần chuyển chủ đề đó sang tài liệu ở khối lớp phù hợp để tạo thuận lợi cho học sinh trong học tập và liên hệ nội dung kiến thức đã học trong chương trình môn học và hoạt động giáo dục với thực tiễn địa phương.

2. Lựa chọn nội dung trong các chủ đề mang tính đặc trưng, đặc thù của địa phương và phù hợp với mục tiêu của chủ đề; hạn chế trình bày những nội dung học sinh đã được học trong các chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình chung toàn quốc.

3. Đặc biệt lưu ý, bảo đảm tính chính xác, khoa học, đúng quy định về chủ quyền biển đảo, di tích lịch sử, chính trị, văn hóa, dân tộc, tín ngưỡng... đối với các ngữ liệu, bản đồ, biểu đồ, hình ảnh… đưa vào tài liệu.

4. Thống nhất tên tài liệu theo Thông tư số 33/2020/TT-BGDĐT: "Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh/thành phố (tên tỉnh/thành phố) lớp 6".

5. Không ghi tên nhà xuất bản và các thông tin về nhà xuất bản trong tài liệu giáo dục địa phương gửi về Bộ GDĐT đề nghị phê duyệt.

II. Góp ý cụ thể

Chủ đề 1: Truyn ctích các dân tc Lai Châu (trang 6-trang 12)

- Tên chủ đề: Phù hợp

- Nội dung chủ đề:

+ Hình ảnh: Tên chủ đề và văn bản là truyện cổ tích nhưng tranh ảnh minh họa không thể hiện truyện cổ tích truyền thuyết, truyện cổ dân gian (khó hình dung truyện cổ tích là thế nào).

+ Hoạt động khám phá (từ trang 7- trang 9): Đưa 01 văn bản là ít, đề nghị bổ sung thêm văn bản.

+ Hoạt động luyện tập: Bổ sung câu hỏi để thông qua đó giáo dục học sinh cái hay, đẹp ý nghĩa của các truyện cổ tích ở Lai Châu.

- Một số lưu ý khi chỉnh sửa, hoàn thiện chủ đề:

+ Cần chỉ ra đặc sắc của truyện cổ của địa phương Lai châu, từ đó giúp học sinh tự hào về kiến thức trong kho tàng truyện cổ của Lai Châu.

+ Các ngữ liệu về truyện cổ nên 1-2 truyện làm ví dụ, tuy nhiên phải chú ý đến các dân tộc khác nhau (khi chọn các ví dụ phải chú ý lý giải tại sao chọn truyện này không chọn truyện kia).

+ Nên đưa ra một danh mục các truyện cổ của các dân tộc ở Lai Châu để học sinh chọn đọc tìm hiểu từ đó giáo dục cái hay, đẹp ý nghĩa của các truyện cổ tích của dân tộc mình.

Chủ đề 2: Phong tục truyền thống ở Lai Châu (trang 13-trang 20)

- Tên chủ đề: Tên chủ đề nên sửa thành Phong tục, tập quán truyền thống ở Lai Châu

- Nội dung chủ đề:

+ Hoạt động khám phá: Các khái niệm về dân tộc chưa đúng (nên dùng khái niệm người Thái, người Mường…thay cho dân tộc Thái, dân tộc Mường…). Tên mục 1. Về miền phong tục truyền thống không phù hợp; Thông tin về ngữ liệu về các phong tục tập quán khi đưa ra cần khái quát và lựa chọn những phong tục đặc sắc làm ví dụ minh họa. Chủ đề là phong tục nhưng nội dung là lễ hội. Đề nghị sửa lại là thay thông tin là các phong tục. Cần bổ sung danh mục các phong tục, tập quán của các dân tộc ở Lai Châu để học sinh chọn đọc tìm hiểu từ đó giáo dục cái hay, đẹp ý nghĩa của các phong tục tập quán của dân tộc mình. Câu hỏi khó: Ví dụ yêu cầu học sinh tìm giá trị văn hóa (khó).

+ Hoạt động luyện tập: Quá nhiều câu hỏi. Đề nghị gọn lại tập trung vào câu hỏi hệ thống hóa, củng cố, khắc sâu các kiến thức về phong tục tập quán ở phần khám phá chứ không nhiều câu hỏi và lặp lại các câu hỏi ở phần Khám phá.

+ Hoạt động vận dụng: tập trung vào việc hướng dẫn tìm hiểu các phong tục, tập quán của dân tộc của học sinh ở Lai Châu để học sinh chọn đọc tìm hiểu, qua đó giáo dục cái hay, đẹp ý nghĩa của các phong tục tập quán của dân tộc mình (phải gắn với việc tìm hiểu phong tục, tập quán của dân tộc của học sinh).

Chủ đề 3: Nhạc cụ dân tộc ở Lai Châu

- Tên chủ đề: Phù hợp

- Nội dung chủ đề:

+ Hoạt động khám phá: Một số khái niệm về loại hình và thể loại nhạc cụ và diễn tấu chưa chính xác, đề nghị chỉnh sửa lại cho đúng; các hình ảnh là biểu diễn chứ không phải là hình ảnh có tính truyền thống, đề nghị thay bằng các hình ảnh có tính truyền thống. Mục 2. Tìm hiểu một số nhạc cụ dân tộc ở Lai Châu không có ngữ liệu để học sinh trả lời, đề nghị bổ sung ngữ liệu.

+ Hoạt động luyện tập: Không đúng bản chất của luyện tập, cần sửa theo hướng tập trung vào hệ thống hóa, củng cố, khắc sâu các kiến thức về các một số loại nhạc cụ ở Lai Châu.

+ Hoạt động vận dụng: cần tập trung vào việc tìm hiểu các nhạc cụ của các dân tộc ở Lai Châu để học sinh chọn đọc tìm hiểu từ đó giáo dục cái hay, cái đẹp, ý nghĩa và nét đặc sắc của các nhạc cụ của dân tộc mình.

Chủ đề 4: Vị trí địa lý của tỉnh Lai Châu

- Tên chủ đề: Phù hợp với chương trình môn Địa lý lớp 6

- Nội dung chủ đề:

+ Hoạt động mở đầu: câu hỏi khó không phù hợp. Đề nghị sửa lại đúng với bản chất của hoạt động mở đầu là tạo hứng thú học tập và xác định được nhiệm vụ học tập, hay vấn đề cần giải quyết của chủ đề.

+ Hoạt động khám phá: Mục 1. Tìm hiểu về vị trí địa lý của tỉnh Lai Châu, lược đồ cần phối lại màu giữa các huyện của tỉnh khác màu với tỉ lệ khác; thôn tin mục không chính xác đề nghị sửa lại; Mục 2. Thông tin không đủ dữ liệu để trả lời câu hỏi, đề nghị bổ sung thôn tin với nội dung phù hợp với tên mục.

+ Hoạt động luyện tập: Trùng với câu hỏi mục 2 của hoạt động Khám phá, đề nghị thay thế đúng với loại câu hỏi ở hoạt động này.

+ Hoạt động vận dụng: Bổ sung thêm từ nên chọn 1 trong 2 câu để học sinh chủ động thực hiện 1 trong 2 câu của hoạt động này và bảo đảm tính vừa sức đối với học sinh.

Chủ đề 5: Điều kiện tự nhiên đặc trưng của tỉnh Lai Châu

- Tên chủ đề: Phù hợp với chương trình môn Địa lý lớp 6

- Mục tiêu: viết theo dạng văn nói, đề nghị sửa lại.

- Nội dung chủ đề

+ Hoạt động khám phá: Mục 2. Tìm hiểu khí hậu của tỉnh Lai Châu: thông tin mục không chính xác đề nghị sửa lại bảo đảm chính chính xác của thông tin về nội dung khí hậu của tỉnh Lai Châu.

+ Hoạt động luyện tập: nhiều câu hỏi và mức độ quá tải, đề nghị giảm bớt câu hỏi và mức độ khó.

+ Hoạt động vận dụng: Quá tải về số câu hỏi, bổ sung thêm cụm từ chọn 1 trong 3 câu hỏi của hoạt động này và bảo đảm tính vừa sức đối với học sinh.

Chủ đề 6: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ ở Lai Châu

- Tên chủ đề: phù hợp với môn GDCD lớp 6

- Nội dung chủ đề:

+ Hoạt động mở đầu: câu hỏi vi phạm thông tư về thẩm định tài liệu GDDP (điều kiện tiên quyết), đề nghị thay thế câu hỏi ở phần này.

+ Hoạt động khám phá: Mục 2,3,4,5,6 không có dữ liệu, thông tin để hoạt động. Đề nghị bổ sung thông tin phù hợp với tên của mục. Mục 6: Câu hỏi định kiến giới, đề nghị thay thế.

+ Hoạt động luyện tập: Không đúng bản chất của luyện tập, cần sửa theo hướng tập trung vào hệ thống hóa, củng cố, khắc sâu các kiến.

+ Hoạt động vận dụng: Câu hỏi: Đóng vai người quản lý quá tải không phù hợp với học sinh, cần thay thế.

Chủ đề 7: Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên ở Lai Châu

- Tên chủ đề: phù hợp với môn GDCD lớp 6

- Mục tiêu: không phù hợp với chủ đề, đề nghị sửa lại

- Nội dung chủ đề:

+ Hoạt động khám phá: Mục 2,4 không có dữ liệu, thông tin để học sinh hoạt động. Đề nghị bổ sung thông tin phù hợp với tên của mục và bảo đảm tính vừa sức đối với học sinh.

+ Hoạt động luyện tập: Không đúng bản chất của luyện tập, cần sửa theo hướng tập trung vào hệ thống hóa, củng cố, khắc sâu các kiến thức về bảo vệ cảnh quan ở tỉnh Lai Châu.

Chủ đề 8: Khám phá nghề nghiệp ở Lai Châu

- Tên chủ đề: Phù hợp với môn GDCD lớp 6

- Nội dung chủ đề:

+ Hoạt động khám phá: Mục 1. Tìm hiểu cơ hội phát triển nghề nghiệp ở Lai Châu thông tin không chính xác, không khả thi để trả lời câu hỏi, đề nghị thay thế thông tin. Mục 2,3,4,5 không có dữ liệu, thông tin để hoạt động. Đề nghị bổ sung thông tin phù hợp với tên của mục và bảo đảm tính vừa sức đối với học sinh. Mục 4 Khảo sát về mức độ quan tâm…viết lại; Hình ảnh trang 56 không phù hợp, đề nghị thay thế hình ảnh cho phù hợp.

+ Hoạt động luyện tập: Không đúng bản chất của luyện tập, cần sửa theo hướng tập trung vào hệ thống hóa, củng cố, khắc sâu các kiến về nghề nghiệp ở Lai Châu.

+ Hoạt động vận dụng: Mục 6 phân tích nghề nghiệp ở Lai Châu là không phù hợp ở phần vận dụng, để nghị thay thế câu hỏi đúng với bản chất của hoạt động vận dụng là vận dụng kiến thức mới vào tìm hiểu nghề nghiệp của chính địa phương em đang sinh sống.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 3174/BGDĐT-GDTrH ngày 29/07/2021 về chỉnh sửa, hoàn thiện tài liệu giáo dục địa phương lớp 6 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.592

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.145.41
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!