BỘ
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số: 2754/BGDĐT-NGCBQLGD
V/v hướng dẫn lấy ý kiến phản hồi từ người học
về hoạt động giảng dạy của giảng viên
|
Hà
Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2010
|
Kính
gửi: Các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng
Thực hiện Chỉ thị số 296/CT-TTg
ngày 27/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Đổi mới quản lý Giáo dục đại học
giai đoạn 2010-2012, Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số
05-NQ/BCSĐ ngày 06/01/2010 của Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Đổi mới
quản lý Giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012 (phê duyệt kèm theo Quyết định số
179/QĐ-BGDĐT ngày 11/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo); Chỉ thị số
7823/CT-BGDĐT ngày 27/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về Nhiệm vụ
trọng tâm của Giáo dục đại học năm học 2009-2010, căn cứ kết quả triển khai thí
điểm lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên ở một
số trường đại học trong năm học 2008-2009, Bé Giáo dục và Đào tạo tiếp tục hướng
dẫn các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng (sau đây gọi chung là cơ sở
giáo dục đại học) tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ sinh viên, học viên cao học,
nghiên cứu sinh (sau đây gọi chung là người học) về hoạt động giảng dạy của giảng
viên như sau:
I. MỤC ĐÍCH
1. Góp phần thực hiện Quy chế
dân chủ trong cơ sở giáo dục đại học; xây dựng đội ngũ giảng viên có phẩm chất
đạo đức, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn cao, phương pháp và phong
cách giảng dạy tiên tiến, hiện đại.
2. Tạo thêm kênh thông tin giúp
giảng viên điều chỉnh hoạt động giảng dạy; nâng cao tinh thần trách nhiệm của
giảng viên trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của cơ sở giáo dục đại học.
3. Tăng cường tinh thần trách
nhiệm của người học với quyền lợi, nghĩa vụ học tập, rèn luyện của bản thân; tạo
điều kiện để người học được phản ánh tâm tư, nguyện vọng, được thể hiện chính
kiến về hoạt động giảng dạy của giảng viên.
II. YÊU CẦU
1. Đảm bảo truyền thống tôn sư
trọng đạo và những giá trị đạo đức, văn hoá tốt đẹp của dân tộc; nội dung, công
cụ đánh giá phải phản ánh đầy đủ, khách quan về hoạt động giảng dạy của giảng
viên; kết quả xử lý thông tin phản hồi từ phía người học về hoạt động giảng dạy
của giảng viên phải chính xác, tin cậy.
2. Người học phải khách quan,
công bằng, trung thực và có thái độ đúng mực trong việc cung cấp thông tin phản
hồi về hoạt động giảng dạy của giảng viên.
3. Giảng viên phải tôn trọng, có
tinh thần cầu thị trước kết quả xử lý thông tin phản hồi từ phía người học về
hoạt động giảng dạy của bản thân.
III. NỘI DUNG VÀ CÔNG CỤ
1. Nội dung
Ý kiến phản hồi của người học về
hoạt động giảng dạy của giảng viên tập trung vào các nội dung: 1/ Nội dung và
phương pháp giảng dạy của giảng viên; 2/ Tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập và
việc sử dụng phương tiện dạy học của giảng viên; 3/ Trách nhiệm, sự nhiệt tình
của giảng viên đối với người học và thời gian giảng dạy của giảng viên; 4/ Khả
năng của giảng viên trong việc khuyến khích sáng tạo, tư duy độc lập của người
học trong quá trình học tập; 5/ Sự công bằng của giảng viên trong kiểm tra đánh
giá quá trình và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học; 6/ Năng lực của
giảng viên trong tổ chức, hướng dẫn và tư vấn hoạt động học cho người học; 7/
Tác phong sư phạm của giảng viên; 8/ Các vấn đề khác (nếu cần thiết).
Các cơ sở giáo dục đại học phải
công khai các yêu cầu đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên theo các nội
dung trên để người học có cơ sở khi cung cấp thông tin phản hồi về hoạt động giảng
dạy của giảng viên.
2. Công cụ
Căn cứ mục đích, yêu cầu và nội
dung lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên;
căn cứ tình hình thực tế của cơ sở giáo dục đại học, mỗi cơ sở giáo dục đại học
cần chủ động, sáng tạo trong việc thiết kế công cụ để lấy ý kiến phản hồi từ
người học về hoạt động giảng dạy của cả giảng viên dạy lý thuyết lẫn giảng viên
dạy thực hành.
Công cụ để lấy ý kiến phản hồi từ
người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên cần xác định cụ thể các chỉ báo
gồm: tiêu chí, chỉ số với các mức độ đánh giá. Trong đó:
- Tiêu chí: là các hoạt động,
công việc mà giảng viên cần thực hiện khi giảng dạy, mỗi tiêu chí được xác định
bởi một số chỉ số cụ thể;
- Chỉ số: là khía cạnh cụ thể của
tiêu chí về hoạt động, công việc cụ thể của giảng viên trong giảng dạy mà người
học có thể cảm nhận được trong quá trình học tập;
- Mức độ: là giá trị của thang
đo chỉ số; nếu đo bằng "thái độ" thường sử dụng 4 mức độ: 1/ Không đồng
ý; 2/ Phân vân; 3/ Đồng ý; 4/ Hoàn toàn đồng ý.
IV. QUY TRÌNH TỔ CHỨC LẤY Ý
KIẾN PHẢN HỒI, XỬ LÝ DỮ LIỆU VÀ SỬ DỤNG KẾT QUẢ
1. Quy trình
Tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ
người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên được thực hiện qua các bước: 1/
Thông báo của cơ sở giáo dục đại học về kế hoạch thực hiện chung; 2/ Lập danh
sách giảng viên, danh mục các học phần, tín chỉ, tổng số người học đối với mỗi
học phần, tín chỉ mà giảng viên giảng dạy; 3/ Xác định quy mô tối thiểu số người
học tham gia đánh giá đối với mỗi học phần, tín chỉ mà giảng viên giảng dạy; 4/
Tổ chức để người học thực hiện trên phiếu, không phát phiếu nếu số người học nhận
phiếu thấp hơn quy mô tối thiểu; 5/ Thu phiếu, phân loại phiếu và xử lý số liệu
thống kê; 6/ Sử dụng kết quả thống kê; 7/ Thực hiện chế độ lưu trữ theo quy định
chung.
2. Xử lý dữ liệu
Các cơ sở giáo dục đại học cần
quy định:
- Phiếu có giá trị thống kê, phiếu
không có giá trị thống kê (phiếu không có giá trị thống kê có thể là: phiếu trắng;
phiếu viết thêm các ý kiến không có tính chất xây dựng…);
- Tỷ lệ tối thiểu phiếu có giá
trị thống kê trên quy mô tối thiểu số người học tham gia đánh giá đối với mỗi học
phần, tín chỉ mà giảng viên giảng dạy để thực hiện xử lý thống kê thông tin phản
hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên;
- Trách nhiệm của đơn vị, cá
nhân thực hiện xử lý thống kê thông tin phản hồi từ người học về hoạt động giảng
dạy của giảng viên.
3. Sử dụng kết quả
Lãnh đạo cơ sở giáo dục đại học
quy định sử dụng kết quả thống kê thông tin phản hồi từ người học về hoạt động
giảng dạy của giảng viên theo hướng:
- Giảng viên nghiên cứu để điều
chỉnh hoạt động giảng dạy, xây dựng kế hoạch học tập, bồi dưỡng của bản thân;
- Bộ môn, khoa tham khảo để phân
công giảng dạy, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giảng viên;
- Cơ sở giáo dục đại học tham khảo
để xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Trong học kỳ II năm học
2009-2010, các cơ sở giáo dục đại học triển khai lấy ý kiến phản hồi từ người học
về hoạt động giảng dạy của giảng viên theo phạm vi, quy mô do cơ sở giáo dục đại
học quy định. Từ năm học 2010-2011, các cơ sở giáo dục đại học triển khai lấy ý
kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của tất cả giảng viên thuộc
cơ sở giáo dục đại học.
Căn cứ hướng dẫn của Bộ Giáo dục
và Đào tạo, các cơ sở giáo dục đại học quy định cụ thể về thời điểm, hình thức,
trách nhiệm của cá nhân, tập thể, phương pháp xử lý, sử dụng và chế độ lưu trữ
các tài liệu về ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng
viên; gửi báo cáo tổng kết về Bộ Giáo dục và Đào tạo vào cuối tháng 7 hàng năm.
Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức
kiểm tra tình hình triển khai hoạt động lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt
động giảng dạy của giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học và tổ chức Hội nghị
sơ kết hoạt động này vào cuối năm 2010.
Trong quá trình thực hiện, nếu
có vướng mắc, các cơ sở giáo dục đại học cần báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo
(qua Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, 49 Đại Cồ Việt, Hà Nội) hoặc
liên hệ trực tiếp với chuyên viên phụ trách: Chu Văn Quang, điện thoại:
04.36230501, Email: [email protected]. vn; Phùng Như Thụy, điện thoại:
04.36230604, Email: [email protected] để Bộ có ý kiến chỉ đạo, giải quyết.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Thứ trưởng TT Phạm Vũ Luận (để báo cáo);
- Các Vụ, Cục: GDĐH, TCCB, CTHSSV, CNTT,
KT&KĐCLGD, TTr, GDQP (để phối hợp);
- Lưu VT, Cục NG&CBQLCSGD.
|
TL.
BỘ TRƯỞNG
KT. CỤC TRƯỞNG CỤC NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ CƠ SỞ GIÁO DỤC
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Trương Đình Mậu
|