Kính gửi:
|
- Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo;
- Hiệu trưởng trường Tiểu học, THCS, THPT, CĐ - TCCN;
- Giám đốc Trung tâm GDTX, GDNN -
GDTX;
- Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc.
|
Căn cứ Luật phòng, chống ma túy ngày 30 tháng 03 năm 2021;
Căn cứ quyết định số 1452/QĐ-TTg ngày
31 tháng 8 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình phòng, chống ma túy
giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ công văn số 633/QĐ-BGDĐT của Bộ
Giáo dục và Đào tạo ngày 07 tháng 03 năm 2022 về ban hành Kế hoạch triển khai
thực hiện Chương trình phòng, chống ma túy trong ngành Giáo dục đến năm 2025;
Căn cứ công văn số 461/KH-UBND của Ủy
ban nhân dân về Kế hoạch thực hiện Chương trình phòng, chống ma túy giai đoạn
2021 - 2025 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị thủ
trưởng đơn vị triển khai kế hoạch hiện thực hiện Chương trình phòng, chống ma túy
trong ngành giáo dục và đào tạo đến năm 2025 trên địa bàn Thành
phố như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả gia
đình, nhà trường và xã hội; tăng cường chuyển biến nhận thức về nhiệm vụ và
trách nhiệm, nâng cao hiệu quả phối hợp giữa gia đình, nhà
trường và xã hội trong phòng, chống ma túy, nhất là vai trò của người đứng đầu.
Triển khai đồng bộ các giải pháp, lấy phòng ngừa là chính, đấu tranh ngăn chặn
ma túy từ xa, từ sớm là quan trọng để giảm tác hại của ma túy trong học đường.
2. Mục tiêu cụ thể
- Nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà
nước, sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của ngành giáo dục và đào tạo các cấp với
các ngành và các tổ chức chính trị - xã hội, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị trong công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp
luật, cung cấp thông tin, kiến thức về phòng, chống tệ nạn ma túy cho cán bộ quản
lý, giáo viên, nhân viên và học sinh.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công
tác phòng, chống tệ nạn ma túy trong ngành giáo dục và đào
tạo, góp phần giữ vững kỉ cương pháp luật, bảo đảm an
ninh, trật tự, tạo môi trường ổn định, an toàn để xây dựng và phát triển đất nước.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục các kiến thức phòng, chống ma túy với các hình thức, nâng cao chất lượng,
số lượng tin, bài, sản phẩm truyền thông về phòng, chống
ma túy và nội dung phù hợp đến đội ngũ nhà giáo và học sinh, sinh viên tại 100%
trong các cơ sở giáo dục.
- Kiểm soát chặt chẽ theo quy định
các loại tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc thú y có chứa chất
ma túy, tiền chất; tuyên truyền về xóa bỏ cơ bản và bền vững việc trồng và tái
trồng cây có chứa chất ma túy.
- Phấn đấu đến năm 2025, 100% trường
học, cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố đạt tiêu chí “Trường học không có ma
túy”.
- Phối hợp với cơ quan chức năng về hỗ
trợ giải quyết các vụ việc liên quan đến tội phạm ma túy trong khu vực trường học
hoặc tại địa phương.
II. NHIỆM VỤ
1. Thủ
trưởng đơn vị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả, đảm bảo
đúng mục tiêu, yêu cầu, nội dung Chương trình phòng, chống ma túy giai đoạn
2021 - 2025 số 1452/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ; Kế hoạch triển
khai thực hiện Chương trình phòng, chống ma túy trong ngành Giáo dục đến năm
2025 số 633/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 03 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Kế
hoạch thực hiện Chương trình phòng, chống ma túy giai đoạn 2021 - 2025 trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh số 461/KH-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh; Đề án Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống ma túy
trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2020 - 2030; gắn kết chặt chẽ, lồng ghép nội
dung chương trình phòng, chống ma túy với phòng, chống tội
phạm, phòng chống HIV/AIDS và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác
ở địa phương.
2. Tiếp tục
triển khai thực hiện tốt các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn thi hành Luật
Phòng, chống ma túy năm 2021 tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố; hằng
năm phải có Chương trình, Kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng
kết thi hành; thường xuyên tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện, kịp thời
tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh.
3. Xác định
công tác giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
và học sinh về tác hại của ma túy là vấn đề rất quan trọng, là tiền đề để xây dựng
một thế hệ công dân Thành phố có khả năng tự nhận thức và có các kỹ năng để nói
không với ma túy; phải tăng thời lượng giáo dục, tuyên truyền
về tác hại của các chất ma túy trong nhà trường (từ cấp tiểu học đến bậc cao đẳng,
đại học).
4. Tập
trung chỉ đạo làm tốt công tác phòng ngừa, xác định đây là giải pháp chiến lược,
lâu dài; nghiên cứu đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền phòng ngừa
tội phạm, tệ nạn ma túy; thường xuyên cập nhật và phổ biến thông tin cho cán bộ,
giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh về cách nhận biết tác hại của ma
túy, đặc biệt là ma túy tổng hợp và các loại, dạng chứa ma túy mới cũng như
phương thức, thủ đoạn của tội phạm ma túy; tổ chức tuyên truyền, vận động toàn
dân thực hiện nghiêm túc Luật Phòng, chống ma túy 2021; triển khai chương trình
giáo dục, tuyên truyền chuyên biệt cho thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên và
các nhóm đối tượng có nguy cơ cao; tiếp tục xây dựng, duy trì và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến về phòng, chống ma túy tại địa bàn; kịp thời động viên, khen thưởng những tập thể, cá nhân
tích cực tham gia phòng, chống về kiểm soát ma túy; tận dụng tối
đa ưu thế của truyền thông điện
tử, các trang mạng xã
hội và tập trung vào khung giờ thích hợp,
nội dung dễ hiểu, dễ
nhớ, dễ thực hiện.
5. Đưa nội dung
phòng, chống tệ nạn ma túy trong trường học vào
kế hoạch năm học, tiêu chí trong trường học theo từng năm học không để xảy ra tình trạng có người mua bán hay sử dụng ma túy; không để học sinh, học viên bị lôi kéo, dụ dỗ vào tệ nạn ma túy. Duy trì, nhân rộng về nâng cao chất lượng, hiệu quả
các mô hình, điển hình tiên tiến trong công tác phòng, chống ma túy; thực hiện các công tác biểu dương, khen thưởng nhằm động viên kịp thời những
điển hình tiêu biểu trong công tác phòng, chống ma túy.
6. Thành lập ban chỉ đạo công tác phòng, chống tệ nạn ma túy trong trường học. Phân công cụ thể trách nhiệm của từng thành viên. Tổ chức họp sơ kết, tổng kết từng năm học để đánh giá, rút kinh nghiệm.
7. Phối hợp với công an và các cơ quan chức năng trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống ma
túy đến cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh trong từng năm học với những
hình thức phong phú và đa dạng, đảm bảo nội dung tuyên truyền, phổ biến dễ hiểu, dễ ghi nhớ. Khi phát hiện về việc
sử dụng, tàng trữ, dụ dỗ, lôi kéo sử dụng ma túy trong trường học, Thủ trưởng đơn vị thông tin tới cơ quan chức năng để
được hỗ trợ và phối hợp xử lý.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Giáo dục và
Đào tạo
- Chỉ đạo, thống nhất, đồng bộ trong ngành Giáo dục và đào tạo về thực hiện Chương trình phòng, chống
ma túy đến năm 2025 đến các cơ sở giáo dục.
- Tăng cường giảng dạy, lồng ghép tuyên truyền, phổ biến giáo dục thông qua các hoạt động trải nghiệm, hoạt
động ngoại khóa các nội dung giáo dục về tác hại của ma túy; nâng cao kỹ năng sống để nói không với ma túy đối với học sinh, sinh viên các trường
trên địa bàn Thành phố.
Phòng Chính trị
tư tưởng chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan của các sở ngành trong việc tham mưu phối hợp triển khai
thực hiện kế hoạch Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2025, tổng hợp
báo cáo hằng năm gửi Bộ Giáo dục và
Đào tạo, Ủy ban nhân dân Thành phố về
chương trình.
2. Phòng Giáo dục
và Đào tạo Thành phố Thủ Đức và các quận - huyện
- Tham mưu với Ủy ban nhân dân thành phố, quận - huyện địa phương trong việc triển
khai thực hiện các nội dung của kế
hoạch chương trình phòng chống ma túy
đến năm 2025 tại các cơ sở giáo dục.
- Chỉ đạo các
trường học trên địa bàn triển khai các nội dung của
kế hoạch phù hợp với đặc điểm
tình hình cụ thể tại địa phương.
- Lồng ghép Luật phòng, chống ma túy năm 2021, các chương trình
tuyên truyền tác hại của tệ nạn ma túy, nhận diện các loại ma túy cho học sinh trong học đường gắn với nội dung giáo
dục công dân, các hoạt
động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt ngoại khóa, thực
hiện cuộc vận động, phong trào thi đua, tổ chức các cuộc thi bằng nhiều hình thức, nội dung và phương pháp thật phong phú, phù hợp lứa
tuổi và bậc học.
- Chỉ đạo các trường học tăng cường
biện pháp kiểm tra, quản lý để kịp thời phát hiện, ngăn chặn tệ nạn ma túy xâm
nhập trong học sinh, nhất là ở một số trường học nằm trên địa bàn phức tạp dễ xảy
ra việc dụ dỗ, lôi kéo học sinh sử dụng trái phép chất ma
túy, cần sa, shisa, các tiền chất, thuốc gây nghiện...
- Thường xuyên phối hợp với các cơ
quan có liên quan tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng về phòng, chống ma túy cho đội
ngũ thầy cô giáo, cán bộ phụ trách Đội, Đoàn.
- Hàng năm báo cáo kết quả việc triển
kế hoạch cho Sở Giáo dục và Đào tạo vào 30/6 và 15/11 hằng năm và báo cáo các vụ
việc đột xuất xảy ra.
3. Các trường CĐ
- TCCN, Trung tâm GDNN-GDTX, các trường Tiểu học, THCS, THPT và các đơn vị trực
thuộc:
- Xây dựng kế hoạch triển khai kế hoạch
của đơn vị phù hợp với tình hình của đơn vị thực hiện chương trình phòng chống
ma túy đến năm 2025.
- Các trường học, cơ sở giáo dục tăng
cường biện pháp kiểm tra, quản lý để kịp thời phát hiện, ngăn chặn tệ nạn ma
túy xâm nhập trong học sinh, nhất là ở một số trường học nằm trên địa bàn phức
tạp dễ xảy ra việc dụ dỗ, lôi kéo học sinh sử dụng trái phép chất ma túy, cần
sa, shisa, các tiền chất, thuốc gây nghiện ...
- Đa dạng hóa các nội dung, hình thức
tuyên truyền, giáo dục chuyên đề về tác hại của các loại ma túy, các biện pháp,
kỹ năng phòng ngừa đến cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh để
không bị dụ dỗ, lôi kéo sử dụng ma túy.
- Tổ chức các buổi tuyên truyền, phổ
biến; nói chuyện chuyên đề thông qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt
chào cờ đầu tuần, lồng ghép vào các tiết học môn Giáo dục
công dân; đồng thời kết hợp với việc phát tờ rơi, chiếu
các phim tư liệu liên quan đến công tác phòng, chống ma
túy.
- Tổ chức các hội thi về tuyên truyền
về phòng, chống ma túy dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm thu hút cán bộ, giáo
viên, nhân viên, học sinh tham gia tìm hiểu về tác hại của ma túy và cách phòng
chống ma túy.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về
phòng, chống ma túy trong “Tháng hành động phòng, chống ma túy”, “Ngày Quốc tế
phòng, chống ma túy” và “Ngày toàn dân phòng, chống ma túy 26/6”.
- Tăng cường kiểm soát ma túy, các loại
tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần trong trường học. Phối hợp với cơ
quan chức năng trong phòng, chống ma túy và xử lý các vi phạm về ma túy trong
trường học.
- Cử thành phần tham gia tập huấn
công tác phòng chống ma túy và các chất gây nghiện.
- Thành lập Ban chỉ đạo công tác
phòng, chống tệ nạn ma túy trong trường học. Phân công cụ thể trách nhiệm của từng
thành viên. Hàng năm báo cáo kết quả việc triển kế hoạch cho Sở Giáo dục và Đào
tạo vào 30/6 và 15/11 hằng năm và báo cáo các vụ việc đột xuất xảy ra.
Trong quá trình triển khai kế hoạch nếu
có phát sinh các vấn đề liên quan, đơn vị liên hệ về ông Lê Văn Trường, chuyên
viên phòng Chính trị, tư tưởng, email: l[email protected]v.vn
Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị thủ
trưởng các đơn vị triển khai thực hiện nhiệm vụ tăng cường công tác phòng, chống ma túy trong thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên trên địa bàn
thành phố./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- UBND TP (VX);
- Giám đốc Sở GD&ĐT;
- Phòng, Ban Sở GD&ĐT;
- Lưu: VP, CTTT (Trường).
|
KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Dương Trí Dũng
|