BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO
CỤC
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1456 /QLCL-QLT
V/v
tổ chức Kỳ thi chọn HSG quốc gia THPT năm 2018
|
Hà Nội, ngày 13 tháng 10 năm 2017
|
Kính gửi:
|
- Các sở giáo dục và đào tạo;
-
Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc;
- Các đại học, trường đại học có trường THPT Chuyên.
|
Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia
trung học phổ thông (gọi tắt
là Kỳ thi HSGQG) năm 2018 được tổ chức vào các ngày 11, 12 và 13 tháng 01 năm
2018. Để tổ chức tốt
Kỳ thi, Cục Quản lý chất lượng (QLCL) lưu ý các đơn vị dự thi một số điểm dưới
đây:
1. Phạm vi nội dung
thi
Theo Chương trình giáo dục trung học
phổ thông (THPT) hiện hành và Chương trình chuyên sâu các môn chuyên cấp THPT
ban hành kèm theo Công văn số 10803/BGDĐT-GDTrH ngày 16/12/2009 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo (GDĐT).
Riêng đối với thi thực hành các môn Vật
lí, Hóa học và Sinh học, thực hiện theo quy định tại Phụ lục III kèm theo Công
văn này.
2. Hình thức thi và đề
thi
• Trong Kỳ thi HSGQG năm 2018, tiếp tục
tổ chức thi nói (độc thoại) của thí sinh đối với các môn Ngoại ngữ và thi thực
hành đối với các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học.
• Cục QLCL trực tiếp giao đề thi
(chính thức và dự bị) cho Thủ trưởng đơn vị dự thi nơi đặt Hội đồng
coi thi (địa điểm và thời gian giao nhận theo văn bản thông báo của Cục QLCL).
• Đối với đề thi dự bị:
+ Trường hợp phải sử dụng đề thi dự bị,
Bộ GDĐT sẽ quyết định và thông báo địa điểm thi, lịch thi; đồng thời, hướng dẫn
việc in, sao đề thi dự bị;
+ Sau khi kết thúc buổi thi cuối cùng
của Kỳ thi các Hội đồng coi thi bàn giao đề thi dự bị chưa sử dụng giao lại cho
đơn vị dự thi sở tại.
3. Lịch tổ chức thi
Các Hội đồng coi thi tổ chức 3 buổi
thi; thời gian bắt đầu làm bài của mỗi buổi thi: 08 giờ 00.
• Ngày 11/01/2018: Thi viết các môn
Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Tiếng Anh, Tiếng
Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc và thi lập trình trên máy vi tính môn Tin học.
• Ngày 12/01/2018: Thi viết các môn
Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học; thi nói các môn Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng
Pháp, Tiếng Trung Quốc và thi lập trình trên máy vi tính môn Tin học.
• Ngày 13/01/2018: Thi thực hành các
môn Vật lí, Hóa học và Sinh học.
• Thời gian làm bài của buổi thi nói,
thực hiện theo Phụ lục II; thời gian làm bài của buổi thi thực hành, thực hiện
theo Phụ lục III kèm theo Công văn này.
4. Sử dụng công nghệ
thông tin
Các đơn vị thống nhất sử dụng phần mềm
quản lý thi HSG của Bộ GDĐT (gọi tắt là phần mềm thi HSG).
Phần mềm thi HSG cần được cài đặt trên
máy vi tính hệ điều hành WINDOW (phiên bản tối thiểu WinXP) và phần mềm xử lí
văn bản (phiên bản tối thiểu Office 2003).
Bản Đăng ký dự thi, Danh sách thí sinh
và các Báo cáo (bản in và file) gửi về Cục QLCL phải được xuất từ phần mềm thi
HSG.
5. Đăng ký dự thi
• Mã số của các đơn vị dự thi trong Kỳ
thi HSGQG tại Phụ lục I kèm theo Công văn này.
• Các đơn vị dự thi có trách nhiệm gửi
về Cục QLCL:
- Bản Đăng ký dự thi (bản in và file)
theo mẫu tại Phụ lục 1 trong phần mềm thi HSG, trước ngày 25/11/2017.
- Bản Danh sách thí sinh đăng ký dự
thi (bản in và file lưu trong đĩa CD) theo mẫu tại Phụ lục 2 trong phần mềm thi
HSG, trước ngày 05/12/2017.
Các đơn vị dự thi thuộc cùng một Hội đồng
coi thi ghép gửi thêm một bản Đăng ký dự thi và Danh sách thí sinh đăng ký dự
thi (bản in và file) về đơn vị dự thi nơi đặt Hội đồng coi thi ghép, trước ngày
01/12/2017.
6. Tổ chức các Hội đồng
coi thi
Trước ngày 22/12/2017, Cục QLCL sẽ
thông báo cho các đơn vị dự thi về việc tổ chức các Hội đồng coi thi và việc điều
động nhân sự tham gia các Hội đồng coi thi.
Căn cứ văn bản điều động của Cục QLCL,
các đơn vị cử nhân sự tham gia các Hội đồng coi thi đảm bảo đủ số lượng, đúng
thành phần và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 11 của Quy
chế thi chọn HSG cấp quốc gia (gọi tắt là Quy chế thi HSGQG). Danh sách nhân sự được
cử tham gia Hội đồng coi thi phải được gửi đến Thủ trưởng đơn vị dự thi nơi đặt
Hội đồng coi thi đó trước ngày 25/12/2017, làm cơ sở cho việc ra Quyết định
thành lập Hội đồng coi thi.
Thủ trưởng của đơn vị dự thi nơi đặt Hội
đồng coi thi chịu trách nhiệm tổ chức tiếp đón và bố trí nơi ăn, ở cho các cán
bộ, chuyên viên, giảng viên, giáo viên từ các đơn vị dự thi khác đến tham gia Hội
đồng coi thi.
Lưu ý: Người được
cử đi coi thi môn Tin học, coi thi thực hành các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học
và coi thi các môn Ngoại ngữ phải là giáo viên đang giảng dạy chính môn đó ở cấp
THPT. Ngoài ra, giáo viên được cử đi coi thi thực hành các môn Vật lí, Hóa học
và Sinh học phải biết sử dụng thành thạo thiết bị thí nghiệm thực hành môn học;
các giáo viên được cử đi coi thi các môn Ngoại ngữ phải biết sử dụng thành thạo
máy vi tính và các thiết bị nghe nhìn.
7. Lịch làm việc của
các Hội đồng coi thi
Các đơn vị dự thi và các Hội đồng coi
thi cần lưu ý một số điểm dưới đây khi xây dựng kế hoạch triển khai công tác
chuẩn bị và tổ chức coi thi:
• Ngày 10/01/2018:
- Các Hội đồng coi thi hoàn tất việc
niêm yết tại mỗi phòng thi:
+ Quy định về trách nhiệm của thí sinh
(Điều 27 Quy chế thi HSGQG);
+ Quy định về các tài liệu và vật dụng
thí sinh được phép mang vào phòng thi (Điều 26 Quy chế thi HSGQG);
+ Danh sách thí sinh trong phòng thi.
- Tổ chức họp Hội đồng coi thi.
- Tập trung thí sinh để phổ biến Quy
chế thi HSGQG và các văn bản có liên quan tới Kỳ thi.
• Các ngày 11, 12 và 13/01/2018:
- Trước 10 giờ 00 ngày 11, 12 và 13/01/2018,
lãnh đạo các Hội đồng coi thi gửi email (hoặc báo cáo bằng điện thoại) về Cục
QLCL Báo cáo nhanh số lượng thí sinh dự thi (tổng số và theo từng môn thi) và
tình hình tổ chức coi thi. Các trường hợp đặc biệt (nếu có) phải được báo cáo
ngay bằng điện thoại và bằng văn bản gửi qua email.
- Ngày 13/01/2018: ngay sau khi kết
thúc buổi thi, Chủ tịch Hội đồng coi thi chịu trách nhiệm gửi chuyển phát nhanh
(hoặc gửi bảo đảm nếu không có chuyển phát nhanh) về Cục QLCL 01 (một) bưu kiện
gồm 02 (hai) bì:
+ Một bì chứa túi số 4, quy định tại Điều
28 Quy chế thi HSGQG;
+ Một bì đựng đĩa CD và Danh sách thí
sinh dự thi theo Phụ lục 3.1 (bản in và file lưu trong đĩa CD, chiết xuất từ phần
mềm quản lý thi HSG của đơn vị sau khi đã cập nhật thông tin sau buổi thi cuối
của Kỳ thi, có xác nhận của Chủ tịch Hội đồng coi thi).
Bưu kiện gửi bài thi và hồ sơ thi phải
có dấu niêm phong, dấu ngày gửi (của bưu điện) và được gửi theo địa chỉ sau:
Cục trưởng Cục
Quản lý chất lượng
30 Tạ Quang Bửu,
Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
- Trước 15 giờ 30 ngày 13/01/2018, gửi
qua email và chuyển phát nhanh về Cục QLCL Báo cáo tổng kết coi
thi, Bảng tổng hợp coi
thi (bản in và file) theo mẫu tại Phụ lục 3.2 trong phần mềm thi HSG.
8. Chuẩn bị và tổ chức
coi thi buổi thi nói của các môn Ngoại ngữ
• Công tác chuẩn bị, thực hiện theo Phụ
lục II đính kèm Công văn này.
• Quy trình tổ chức coi thi buổi thi
nói, sẽ có hướng dẫn riêng.
9. Chuẩn bị và tổ chức
coi thi buổi thi thực hành của các môn Vật lí, Hóa học và Sinh học
Thực hiện theo các Phụ lục III, IV, V,
VI kèm theo Công văn này.
10. Một số điểm lưu ý
khác
• Các đơn vị cần quán triệt cho học
sinh dự thi môn Toán: Danh mục các khái niệm, kết quả thí sinh môn Toán được
phép sử dụng như khái niệm, kết quả sách giáo khoa trong kỳ thi HSGQG, được quy
định tại các Công văn số 11636/THPT ngày 25/12/2000 và 1403/THPT ngày 25/02/2002
của Bộ GDĐT. (Phụ lục
VII kèm theo Công văn này).
• Nếu đến ngày 31/12/2017 chưa nhận được
giấy thi, túi đựng bài thi, đơn vị dự thi nơi đặt Hội đồng coi thi phải liên hệ
ngay với Cục QLCL để xử lý kịp thời.
• Chuẩn bị nguồn điện: Đơn vị dự thi
nơi đặt Hội đồng coi thi phải chuẩn bị nguồn điện dự phòng có đủ công suất và
điện áp để Hội đồng coi thi sử dụng.
• Người liên hệ về công tác tổ chức
thi của đơn vị dự thi và người phụ trách công nghệ thông tin phục vụ tổ chức
thi tại đơn vị dự thi phải là cán bộ, chuyên viên thuộc sở GDĐT hoặc đại học,
trường đại học, có số điện thoại và hộp thư điện tử hoạt động thường xuyên.
• Khi gửi các dữ liệu, thông tin của Kỳ
thi HSGQG về Cục QLCL theo đường email, các đơn vị gửi theo địa chỉ:
hsgqg@moet.edu.vn. Các đơn vị dự thi cần thường xuyên vào hộp thư điện tử đã đăng ký
để cập nhật và
xử lý thông tin liên quan đến Kỳ thi.
• Hết giờ làm bài thi, các giám thị chỉ cho thí
sinh rời khỏi phòng thi sau khi hoàn tất việc thu bài thi của tất cả thí sinh.
• Đối với việc chuẩn bị và tổ chức
coi thi môn Tin học: cùng với việc thực hiện Quy chế thi HSGQG, cần lưu ý thực
hiện các điểm dưới đây:
- Cài đặt phần mềm cho các máy vi
tính:
+ Hệ điều hành: Microsoft Windows hoặc
Linux;
+ Môi trường lập trình: Free Pascal/Lazarus,
Code Block/Dev-C++ và các môi trường tương đương khác;
+ Phần mềm ghi đĩa CD.
Cần đặt ngày giờ chính xác cho hệ thống;
quét sạch virus cho các máy vi tính; không được cài đặt phần mềm và các tài liệu
khác. Việc cài đặt phải được hoàn thành trước ngày 10/01/2018.
- Chuẩn bị đĩa CD (có đĩa CD dự phòng)
để ghi bài làm của thí sinh: Thống nhất dùng loại đĩa Maxell, đĩa mới trong hộp còn nguyên bao
bì.
- Chuẩn bị đủ giấy thi để in bài làm của
thí sinh; chuẩn bị mực in dự phòng, bàn dập ghim kèm theo hộp ghim, bút chuyên
dùng ghi trên đĩa CD (TWIN CD MARKER).
- Một số điểm lưu ý đối với cán bộ coi
thi môn Tin học:
+ Quản lý đĩa CD như quản lý giấy thi;
chỉ phát cho thí sinh đĩa CD mới, đựng trong hộp còn nguyên bao bì.
+ Niêm phong các đĩa CD ghi file bài
làm của thí sinh và các bài làm in trên giấy của mỗi phòng thi, riêng theo từng
loại.
- Một số điểm lưu ý đối với thí sinh
môn Tin học:
+ Ghi rõ các thông tin (kể cả số tờ đã
dùng để in bài làm) vào phần phách ở tờ giấy thứ nhất dùng để in bài làm; đối với
các tờ sau, chỉ ghi số báo danh dự thi. Ngoài các thông tin vừa nêu, không ghi
bất kì dấu hiệu nào khác lên tờ giấy in bài làm.
+ Ghi số báo danh, ngày thi và ký tên
lên đĩa CD ghi file bài làm.
Nhận được Công văn này, các đơn vị
nghiên cứu và nghiêm túc triển khai thực hiện. Trường hợp cần trao đổi thêm về
các vấn đề liên quan tới Kỳ thi, các đơn vị liên hệ với Cục Quản lý chất lượng,
30 Tạ Quang Bửu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, theo địa chỉ e-mail: hsgqg@moet.edu.vn;
điện thoại: (024)38683992, (024)36231655.
Nơi nhận:
-
Như
trên;
-
Bộ
trưởng (để b/c);
- TT. Nguyễn Hữu Độ (để b/c);
- Các đơn vị liên quan thuộc Bộ GDĐT;
- Website Bộ GDĐT;
- Lưu: VP Cục, QLT.
|
CỤC TRƯỞNG
Mai Văn Trinh
|
PHỤ LỤC I
QUY
ĐỊNH MÃ SỐ CÁC ĐƠN VỊ DỰ THI TRONG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA THPT NĂM
2018
(Kèm theo Công văn số 1456/QLCL-QLT ngày 13 tháng 10 năm 2017)
Mã số đơn vị
|
Tên đơn vị
|
Mã số đơn vị
|
Tên đơn vị
|
01
|
An Giang
|
37
|
Lào Cai
|
02
|
Bà Rịa -Vũng Tàu
|
38
|
Long An
|
03
|
Bắc Giang
|
39
|
Nam Định
|
04
|
Bắc Kạn
|
40
|
Nghệ An
|
05
|
Bạc Liêu
|
41
|
Ninh Bình
|
06
|
Bắc Ninh
|
42
|
Ninh Thuận
|
07
|
Bến Tre
|
43
|
Phú Thọ
|
08
|
Bình Định
|
44
|
Phú Yên
|
09
|
Bình Dương
|
45
|
Quảng Bình
|
10
|
Bình Phước
|
46
|
Quảng Nam
|
11
|
Bình Thuận
|
47
|
Quảng Ngãi
|
12
|
Cà Mau
|
48
|
Quảng Ninh
|
13
|
Cần Thơ
|
49
|
Quảng Trị
|
14
|
Cao Bằng
|
50
|
Sóc Trăng
|
15
|
Đà Nẵng
|
51
|
Sơn La
|
16
|
Đắk Lắk
|
52
|
Tây Ninh
|
17
|
Đắk Nông
|
53
|
Thái Bình
|
18
|
Điện Biên
|
54
|
Thái Nguyên
|
19
|
Đồng Nai
|
55
|
Thanh Hóa
|
20
|
Đồng Tháp
|
56
|
Thừa Thiên - Huế
|
21
|
Gia Lai
|
57
|
Tiền Giang
|
22
|
Hà Giang
|
58
|
TP. Hồ Chí Minh
|
23
|
Hà Nam
|
59
|
Trà Vinh
|
24
|
Hà Nội
|
60
|
Tuyên Quang
|
25
|
Hà Tĩnh
|
61
|
Vĩnh Long
|
26
|
Hải Dương
|
62
|
Vĩnh Phúc
|
27
|
Hải Phòng
|
63
|
Yên Bái
|
28
|
Hậu Giang
|
65
|
ĐHQG Hà Nội (Trường ĐHKHTN và ĐHNN)
|
29
|
Hòa Bình
|
66
|
ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh
|
30
|
Hưng Yên
|
67
|
Trường ĐHSP Hà Nội
|
31
|
Khánh Hòa
|
68
|
Trường ĐH Vinh
|
32
|
Kiên Giang
|
69
|
Trường PT Vùng cao Việt Bắc
|
33
|
Kon Tum
|
70
|
Trường TH Thực hành - ĐHSP Tp.HCM
|
34
|
Lai Châu
|
71
|
Đại học Huế
|
35
|
Lâm Đồng
|
72
|
Trường Đại học Tân Tạo
|
36
|
Lạng Sơn
|
|
|
PHỤ LỤC II
CÔNG
TÁC CHUẨN BỊ TỔ CHỨC THI NÓI CÁC MÔN NGOẠI NGỮ NĂM 2018
(Kèm theo Công văn số 1456/QLCL-QLT ngày 13 tháng 10 năm 2017)
I. Thời gian thi của thí sinh
Thời gian làm bài thi nói của mỗi thí
sinh là 10 phút; trong đó 05 phút chuẩn bị, 05 phút tiếp theo trả lời và ghi
âm.
II. Chuẩn bị cơ sở vật chất
1. Bố trí phòng thi
a) Tại mỗi Hội đồng coi thi phải
có:
- Ít nhất một phòng thi riêng cho mỗi môn Ngoại
ngữ có thí sinh dự thi;
- Có 02 phòng chờ chung cho tất cả các
môn Ngoại ngữ có thí sinh dự thi; phòng chờ một để thí sinh ngồi chờ trước khi
vào phòng thi, phòng chờ hai để thí sinh ngồi nghỉ sau khi đã hoàn thành phần
thi của mình.
b) Các phòng chờ và các phòng thi nói
phải được bố trí đảm bảo thuận lợi cho việc đi lại của thí sinh giữa phòng chờ
và phòng thi.
c) Các phòng chờ và phòng thi nói phải
được bố trí tại một khu tách biệt với các phòng thi khác, đảm bảo việc thi nói
các môn Ngoại ngữ không gây ảnh hưởng tới việc làm bài thi của thí sinh dự thi
các môn khác.
2. Chuẩn bị thiết bị và văn phòng phẩm
a) Loại thiết bị và văn phòng phẩm:
- Máy vi tính (có bàn phím và chuột
kèm theo) đáp ứng các thông số kỹ thuật tối thiểu sau đây:
+ CPU: Intel Pentium 4.3GHz;
+ RAM: 2GB;
+ Hard disk: 40GB;
+ NIC: 10/100mbps;
+ Có ổ ghi đĩa CD hoặc DVD Rewrite hoạt
động tốt;
+ Monitor: 14”, độ phân giải tối thiểu:
1024x768, độ sâu màu: 65K;
+ Card sound: Creative Sound Blaster
Live hoặc loại tương thích với phần mềm;
+ OS: Windows 7 32 bit.
- Headphone (kèm mic) Voiceao 5200MV
đáp ứng các thông số kỹ thuật sau đây:
|
Phone
|
Mic
|
Dimension
|
40mm
|
6x5 mm
|
Frequency Range
|
20-20,000Hz
|
30-16000HZ
|
Sensitivity
|
103dB S.P.L at 1KHz
|
-58dB±3dB
|
Impedance
|
32Ω
|
|
Rated power
|
15mW
|
|
Power Capability
|
150mV
|
3V
|
- Đĩa CD: Đĩa Maxell mới, đựng trong hộp
còn nguyên bao bì.
- Giấy trắng dùng để nháp.
b) Số lượng:
- Đảm bảo mỗi phòng thi được bố trí:
+ Hai (02) máy vi tính, gồm một máy
dành cho thí sinh sử dụng và một máy dự phòng;
+ Hai bộ Headphone (kèm mic) Voiceao
5200MV, gồm một bộ để thí sinh sử dụng và một bộ dự phòng.
- Đảm bảo mỗi thí sinh có một (01) đĩa
CD riêng để ghi file ghi âm phần trả lời (gọi tắt là file ghi âm) của mình.
c) Chuẩn bị kỹ thuật:
- Trong mỗi phòng thi, 02 máy vi tính
được kết nối internet; đảm bảo việc kết nối với máy chủ của Bộ GDĐT được liên tục
trong suốt thời gian thi. Máy vi tính có ổ ghi đĩa CD.
- Cài đặt cho mỗi máy vi tính các phần
mềm: Trình duyệt firefox 46 trở lên, Chrome 50 trở lên, Flash player, Windows
Media firefox plugin và phần mềm ghi đĩa CD; phần mềm tổ chức thi nói do Bộ
GDĐT cung cấp.
Việc cài đặt do các cán bộ công nghệ
thông tin của Hội đồng coi thi thực hiện và phải được hoàn tất trước ngày thi
ít nhất 01 ngày.
3. Bố trí giám thị
a) Đối với mỗi phòng thi, bố trí ba
(03) giám thị, gồm hai (02) giám thị trong phòng thi và một (01) giám thị ngoài
phòng thi;
b) Đối với mỗi phòng chờ, bố trí hai
(02) giám thị, gồm một (01) giám thị trong phòng chờ và một (01) giám thị ngoài
phòng chờ.
PHỤ LỤC
III
HƯỚNG
DẪN THI THỰC HÀNH ĐỐI VỚI CÁC MÔN VẬT LÍ, HÓA HỌC, SINH HỌC KỲ THI CHỌN HỌC
SINH GIỎI QUỐC GIA 2008
(Kèm theo Công văn số 1456/QLCL-QLT ngày 13 tháng 10 năm 2017)
1. Quy định chung
1.1. Phạm vi và nội dung thi:
a) Môn Vật lí: Phần Cơ học, Điện học,
Quang học.
b) Môn Hóa học: Phân tích định lượng.
c) Môn Sinh học: Sinh thái thích nghi ở
thực vật; Hóa sinh và Tế bào học;
Sinh lý học thực vật và Vi sinh học.
1.2. Thời gian thi: 90 phút.
1.3. Thiết bị thực hành:
a) Danh mục thiết bị tối thiểu cho mỗi
thí sinh tham gia dự thi:
• Môn Vật lí: Quy định tại Phụ lục 4
kèm theo Công văn này;
• Môn Hóa học: Quy định tại Phụ lục 5
kèm theo Công văn này;
• Môn Sinh học: Quy định tại Phụ lục 6
kèm theo Công văn này.
b) Một số thiết bị, hóa chất khác và mẫu
vật thí nghiệm sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi tới các Hội đồng coi thi cùng
với đề thi.
2. Chuẩn bị cơ sở vật chất
2.1. Bố trí phòng thi
a) Tại mỗi Hội đồng thi phải có:
- Ít nhất 01 phòng thi thực hành dành riêng cho
từng môn thi: Vật lí, Hóa học và Sinh học;
- Một phòng để thí sinh ngồi chờ trước
khi thi (gọi là phòng chờ), dùng chung cho tất cả các thí sinh của các môn Vật
lí, Hóa học và Sinh học.
b) Các phòng chờ và các phòng thi thực
hành phải được bố trí đảm bảo thuận lợi cho việc đi lại của thí sinh giữa phòng
chờ và phòng thi.
c) Các phòng thi thực hành phải đảm bảo
theo tiêu chuẩn theo quy định đặc thù của từng môn.
d) Mỗi phòng thi phải được trang bị đủ
bàn ghế, thiết bị, hóa chất theo quy định của từng bộ môn trước khi thi thực
hành; đảm bảo mỗi thí sinh dự thi làm việc độc lập tại một khu vực nhất định,
không quan sát được thí nghiệm của nhau và không trao đổi được với nhau; mỗi vị
trí làm bài của thí sinh có đầy đủ dụng cụ, mẫu vật và hóa chất như nhau đảm bảo
thực hiện được các yêu cầu của đề thi.
2.2. Chuẩn bị thiết bị, vật liệu và
hóa chất thi thực hành
a) Số lượng mỗi loại thiết bị, vật liệu
và hóa chất phải chuẩn bị lớn hơn số lượng thí sinh tham gia dự thi của đơn vị
tối thiểu là 2 bộ (các bộ thiết bị phải giống nhau, cùng hãng sản xuất).
b) Các thiết bị, vật liệu, dụng cụ và
hóa chất liên quan đến bài thi thực hành theo Quy định của Bộ GDĐT tại các Phụ
lục 4, 5 và 6 kèm theo Công văn này.
3. Tổ chức thi
3.1. Bố trí giám thị
a) Đối với mỗi phòng thi thực hành bố
trí 03 giám thị; gồm 02 giám thị trong phòng thi có chuyên môn về môn thi thực
hành thuộc hai đơn vị dự thi khác và 01 giám thị trực thiết bị thuộc đơn vị dự
thi sở tại bên ngoài phòng thi.
b) Đối với phòng chờ, bố trí 01 giám
thị.
3.2. Quy trình coi thi
a) Trước giờ thi:
- Hai giám thị trong phòng thi nhận đề
và phiếu trả lời của các thí sinh;
- Trước giờ thi 30 phút, hai giám thị
trong phòng thi mở niêm phong đề thi và cùng với giám thị trực thiết bị thí
nghiệm kiểm tra các dụng cụ, thiết bị vật liệu hóa chất liên quan đến bài thi ở
các vị trí ngồi thi của thí sinh;
- Chuẩn bị các phiếu đánh vị
trí chỗ ngồi để cho
học sinh bốc thăm;
- Trước khi cho thí sinh vào phòng
thi, giám thị trong phòng thi phải kiểm tra Thẻ dự thi của thí sinh;
- Cho thí sinh bốc thăm vị trí thi thực
hành của mình.
b) Sau khi cho thí sinh vào phòng thi:
b1) Giám thị trong phòng thi thực hiện các công
việc sau:
- Hướng dẫn quy định làm bài thi thực
hành môn học (đặc biệt chú ý tới an toàn phòng thí nghiệm);
- Phát đề thi, phiếu trả lời câu hỏi
cho tất cả thí sinh;
- Giám sát thí sinh làm bài;
- Khi có sự cố về dụng cụ, thiết bị bị
hỏng do lỗi kỹ thuật giám thị trong phòng thi báo ngay cho giám thị trực thiết
bị thí nghiệm; nếu thiết bị bị hỏng do thí sinh đánh vỡ hoặc không biết quy tắc
vận hành gây hỏng thì sẽ không được thay thế;
- Thời gian thay thiết bị hỏng do lỗi
kỹ thuật sẽ được 02 giám thị trong phòng theo dõi và bù lại thời gian cho thí
sinh đó sao cho đủ thời gian quy định của môn thi;
- Còn 10 phút trước khi thu bài, 01
giám thị trong phòng thi quan sát phòng thi, 01 giám thị yêu cầu thí sinh ký
xác nhận vào phiếu thu bài và
các biên bản kèm theo.
b2) Giám thị trực thiết bị thí nghiệm:
- Trước giờ thi 30 phút, giám thị trực
thiết bị thí nghiệm cùng với 02 giám thị trong phòng thi chuẩn bị đầy đủ các dụng
cụ, thiết bị, vật liệu, hóa chất liên quan đến
bài thi;
- Thay thế các thiết bị hỏng do lỗi kỹ
thuật trong quá trình thí sinh làm thí nghiệm khi 02 giám thị trong phòng thi
yêu cầu;
Lưu ý: Trong suốt quá trình
làm bài thi, giám thị trực thiết bị thường trực ở ngoài phòng thi; khi thay thiết
bị thí nghiệm, giám thị trực thiết bị không được giải thích các nội dung liên
quan đến bài thi cho thí sinh.
3.3. Quy trình thực hiện phần thi của
thí sinh
- Trước ngày thi, tập trung thí sinh
phổ biến quy trình và nội quy thi thực hành, đặc biệt các nội quy an toàn được
thông báo là bắt buộc đối với mọi thí sinh;
- Trước giờ thi 30 phút, các thí sinh
thi thực hành các môn Vật lí, Hóa học và Sinh học tập trung tại phòng chờ do 01
giám thị giám sát.
- Sau khi vào phòng thi, thí sinh bốc
thăm vị trí thi, nhận giấy nháp từ giám thị trong phòng thi;
- Khi có đề thi thí sinh tiến hành làm
bài thi và ghi kết quả vào phiếu trả lời;
- Trước và trong quá trình làm bài
thi, nếu thí sinh phát hiện một thiết bị nào đó không vận hành được do hỏng về
kỹ thuật cần báo ngay cho giám thị trực thiết bị để thay thế;
- Còn 10 phút trước khi thu bài, thí
sinh ký vào biên bản xác định kỹ năng thực hành có xác nhận của cả 2 giám thị
trong phòng thi.
3.4. Một số lưu ý
- Trong quá trình thi nếu thí sinh vi
phạm nội quy của phòng thi thực hành, giám thị yêu cầu thí sinh đó dừng làm bài
thi và ra khỏi phòng thi.
- Giám thị trong phòng thi không giải
thích gì thêm cho thí sinh trong suốt quá trình thi.
- Việc thu bài thi, niêm phong và bàn
giao bài thi như các môn thi tự luận.
PHỤ
LỤC V
DANH
MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU PHỤC VỤ THI THỰC HÀNH MÔN HÓA HỌC KỲ THI CHỌN HỌC SINH
GIỎI QUỐC GIA THPT NĂM 2018
(Kèm theo Công văn số 1456/QLCL-QLT ngày 13 tháng 10 năm 2017)
1. Dụng cụ, hóa chất cho mỗi thí sinh
dự thi:
a) 01 bình tam giác 250 ml, có mã thiết
bị: PTHH2025;
b) 01 cốc thủy tinh 250 ml, có mã thiết
bị: PTHH2031;
c) 01 áo choàng, có mã thiết bị:
PTHH2054;
d) 01 bình xịt tia nước, có mã thiết bị:
PTHH2057;
đ) 01 chổi rửa ống nghiệm, có mã thiết
bị: PTHH2058;
e) 01 bộ dụng cụ thí nghiệm phân tích
thể tích, có mã thiết bị: PTHH2066;
g) 01 quả bóp cao su;
h) 500 ml nước cất một lần ;
i) 01 cuộn giấy vệ sinh (để lau buret
và pipet).
2. Dụng cụ, hóa chất dùng chung (cho
6-8 thí sinh dự thi):
a) 02 bình định mức 1 lít;
b) 3000 ml nước cất một lần;
c) 02 lọ thủy tinh miệng hẹp kèm ống
hút nhỏ giọt, có mã thiết bị: PTHH2030;
d) 03 thí sinh 01 bếp điện.
Lưu ý: Số dụng cụ,
hóa chất dùng chung tại các khoản a, b, c của mục 2 được nhân lên 02 lần nếu số
thí sinh nhiều hơn 8 và ít hơn hoặc bằng 16; nhân lên 03 lần nếu số thí sinh
nhiều hơn 16.
PHỤ
LỤC VI
DANH
MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU PHỤC VỤ THI THỰC HÀNH MÔN SINH HỌC KỲ THI CHỌN HỌC SINH
GIỎI QUỐC GIA THPT NĂM 2018
(Kèm theo Công văn số 1456/QLCL-QLT ngày 13 tháng 10 năm 2017)
Stt
|
Tên dụng cụ,
hóa chất
|
Đơn vị
|
Số lượng
|
I. Dụng cụ
|
1
|
Dao lam (dao mỏng)
|
Chiếc
|
2
|
2
|
Đĩa đồng hồ (Nếu không có đĩa đồng hồ
có thể thay bằng chén thủy
tinh hoặc chén sứ loại nhỏ)
|
Chiếc
|
10
|
3
|
Phiến kính (lam kính)
|
Chiếc
|
10
|
4
|
Lá kính (lamen)
|
Chiếc
|
10
|
5
|
Ống nhỏ giọt (Congtohut) (loại nhỏ)
|
Chiếc
|
3
|
6
|
Kim nhọn
|
Chiếc
|
1
|
7
|
Kim mũi mác
|
Chiếc
|
1
|
8
|
Chậu thủy tinh (hoặc cốc thủy tinh
nhỏ, cốc nhựa... để đổ hóa chất thừa)
|
Chiếc
|
1
|
9
|
Đĩa petri
|
Chiếc
|
5
|
10
|
Giấy thấm
|
Tờ
|
5
|
11
|
Kính hiển vi (có vật
kính độ phóng đại lớn nhất là x40 hoặc x45)
|
Chiếc
|
1
|
12
|
Khay inoc, khay nhựa hoặc khay men để
dụng cụ và mẫu thí nghiệm
|
Chiếc
|
1
|
13
|
Lọ thủy tinh miệng hẹp (có nút nhám
liền ống nhỏ giọt) dung tích 60 Ml
|
Lọ
|
41 lọ màu trắng và 1 lọ màu nâu
|
14
|
Ống nghiệm (khoảng 15 cm)
|
Chiếc
|
20
|
15
|
Giá để ống nghiệm
|
Chiếc
|
1
|
16
|
Kẹp gỗ để kẹp ống nghiệm
|
Chiếc
|
1
|
17
|
Giấy dán nhãn trên ống nghiệm
|
Cuộn
|
1
|
18
|
Bút viết kính
|
Chiếc
|
1
|
19
|
Đèn cồn
|
Chiếc
|
1
|
20
|
Diêm (hoặc bật lửa)
|
Chiếc
|
1
|
21
|
Thí sinh mang theo đồng hồ để tính
giờ
|
Chiếc
|
1
|
II. Hóa chất
|
1
|
Nước cất
|
Lọ
|
100 ml
|
2
|
Nước tẩy Javen 12%
|
Lọ
|
100 ml
|
3
|
Cồn (etanol) 96 độ
|
Lọ
|
20 ml
|
PHỤ
LỤC VII
DANH
MỤC KHÁI NIỆM, KẾT QUẢ THÍ SINH MÔN TOÁN ĐƯỢC PHÉP SỬ DỤNG NHƯ KHÁI NIỆM, KẾT
QUẢ SGK TRONG KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA THPT NĂM 2018
(Kèm theo Công văn số 1456/QLCL-QLT ngày 13 tháng 10 năm 2017)
Ngoài các kiến thức toán theo Chương
trình phổ thông (từ lớp 1 đến lớp 12) hiện hành, các học sinh dự thi ở môn Toán
trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT được phép sử dụng các khái niệm
và kết quả dưới đây như khái niệm và kết quả sách giáo khoa:
I. Phần Số học:
- Các khái niệm và kết quả lý thuyết
được trình bày trong Chương I; §1, §2, §4 Chương II; §1, §2, §3 Chương III;
Chương IV và Chương V cuốn "Bài giảng số học" của nhóm Tác giả: Đặng
Hùng Thắng (Chủ biên), Nguyễn Văn Ngọc, Vũ Kim Thủy (NXB Giáo dục, 1994).
- Định lý nhỏ Phécma, Định lý Uynsơn.
- Định lí Ơle và định lí
Trung Quốc về các số dư.
II. Phần Đại số - Giải
tích:
haiphong
1. Bất đẳng thức (Bđt):
- Các bất đẳng thức đại số: Bđt Côsi
cho n (n Î
Z, n ≥ 2) số thực
không âm; Bđt Bunhiacôpxki cho hai bộ n số thực (n Î Z, n ≥ 2); Bđt Trêbưsep
cho hai dãy n số thực (n Î Z, n ≥ 2); Bđt Nesbit
cho ba số thực dương; Bđt Becnuli mở rộng.
- Bất đẳng thức hàm lồi (Bất đẳng thức
Jensen).
- Các bất đẳng thức tích
phân được trình bày trong mục 3 của §2 Chương III SGK Giải tích 12 (Sách chỉnh
lí hợp nhất năm 2000, NXB Giáo dục).
- Kết quả của Ví dụ 1.4 trong §1 Chương V cuốn
"Bất đẳng thức" của Tác giả Phan Đức Chính (NXB Giáo dục, 1993).
2. Đa thức:
- Khái niệm nghiệm bội của đa thức và
một số kết quả đơn giản liên quan đến nghiệm của một đa thức:
# Định lí 1. Đa thức bậc n (n
Î N*) có tối đa n
nghiệm thực, mỗi nghiệm được kể số lần bằng số bội của nó.
# Định lí 2. Nếu x0 là nghiệm của
đa thức P(x) thì x0 + a là nghiệm của
đa thức P(x)
thì x0 + a là nghiệm của đa thức P(x-a), với a Î R cho trước.
# Định lí 3. Nếu x0 # 0 là nghiệm của
đa thức:
P(x) = a0xn + a1xn-1+ ... + an-1x
+
an , a0
# 0 và (n Î N*)
thì 1/x0 là nghiệm của
đa thức:
Q(x) = anxn + an-1xn-1+ ... + a1x+ a0.
# Định lí 4. Nếu x0
là nghiệm bội k (k Î Z, k ≥ 2) của đa thức
P(x) thì x0 là nghiệm bội k-1 của đa thức
đạo hàm P'(x).
# Định lí 5. Nếu x0 là nghiệm hữu
tỉ của đa thức với hệ số nguyên:
P(x) = a0xn + a1xn-1+ ... + an-1x+ an,
a
# 0 và (n Î N*) , thì x0
phải có dạng p/q; trong đó p,
q tương ứng là ước của an, a0.
# Định lí Viet thuận và đảo cho đa thức
bậc n (n Î
Z, n ≥ 2);
- Công thức nội suy Lagrange.
- Khái niệm đa thức khả quy, bất khả
quy.
- Định lí Bơdu về số dư trong phép
chia một đa thức cho nhị thức bậc nhất x-a.
- Đa thức Trêbưsep và các tính chất được
trình bày trong phần 1 Phụ lục 3 cuốn "Bất đẳng thức" của Tác giả
Phan Đức Chính (NXB Giáo dục, 1993).
3. Dãy số - Hàm số:
- Phương trình đặc trưng và công thức
tính số hạng tổng quát của dãy số được cho bởi hệ thức truy hồi tuyến tính.
- Các khái niệm: dãy con, dãy số tuần
hoàn và chu kỳ của dãy số tuần hoàn.
- Mối liên hệ giữa tính hội tụ của một
dãy số và tính hội tụ của các dãy con của dãy số đó.
- Một số kết quả đơn giản về tính đơn
điệu của hàm số:
# Kết quả 1: Nếu f và g
là các hàm số đồng biến (nghịch biến) trên tập X thì f+ g cũng là hàm số
đồng biến (nghịch biến) trên tập X.
# Kết quả 2: Giả sử f và g
là các hàm số đồng biến (nghịch biến) trên tập X. Khi đó:
i) Nếu f và g chỉ nhận
giá trị không âm (không dương) trên X thì f.g sẽ là hàm số đồng
biến trên tập X.
ii) Nếu f và g
chỉ nhận giá trị không dương (không âm) trên X thì f.g sẽ là hàm
số nghịch biến trên tập X.
# Kết quả 3: Giả sử f là hàm số đồng
biến và g là hàm số nghịch biến trên tập X. Khi đó, nếu f
chỉ nhận giá trị không âm (không dương) trên X và đồng thời g chỉ
nhận giá trị không dương (không âm) trên tập đó thì f.g sẽ là hàm số nghịch
biến (đồng biến) trên X.
# Kết quả 4: Giả sử g
là hàm số đồng biến (nghịch biến) trên tập X. Kí hiệu g(X) là tập
giá trị của hàm g với tập xác định X. Khi đó:
i) Nếu f là hàm số đồng
biến trên g(X) thì f(g(x)) sẽ là hàm số
đồng biến (nghịch biến) trên X.
ii) Nếu f là hàm số
nghịch biến trên g(X) thì f(g(x)) sẽ là hàm số
nghịch biến (đồng biến) trên X.
# Kết quả 5: Nếu f là hàm số đồng
biến trên R thì hai phương trình sau sẽ tương đương với nhau:
f(f(…(f(x))…)) = x và f(x) = x
- Khái niệm chu kỳ cơ sở của hàm số tuần
hoàn và một số kết quả liên quan đến hàm tuần hoàn:
# Định lí 6. Nếu hàm số f(x) tuần hoàn
trên tập X với chu kỳ cơ sở T và nếu:
f(x) =f(x + A) "x Î X
thì phải có A = kT, với k Î Z.
# Định lí 7. Nếu hàm số tuần
hoàn
f(x) có chu kỳ cơ
sở T thì hàm số f(ax) (a # 0) là hàm số tuần
hoàn và có chu kỳ cơ sở T/a .
# Định lí 8. Nếu các hàm số f1(x),
f2(x) tuần hoàn trên X và tương ứng có các chu kỳ T1, T2 thông ước với
nhau thì các hàm số f1(x)
+
f2(x), f1(x) - f2(x), f1(x).f2(x) cũng tuần
hoàn trên X
- Định nghĩa hàm số ngược.
- Định nghĩa các hàm số lượng giác ngược
arcsinx, arccosx, arctgx, arccotgx và các hàm đạo hàm của chúng.
- Định lý về giá trị trung gian của
hàm số liên tục trên một đoạn.
- Kết quả các Bài toán 1-7 trong §1 Chương II cuốn
"Phương trình hàm" của Tác giả Nguyễn Văn Mậu (NXB Giáo dục, 1997).
III. Phần Lượng giác:
- Hệ thức Salơ cho các cung lượng
giác.
- Bất phương trình lượng giác và tập
nghiệm của các bất phương trình lượng giác cơ bản.
- Các công thức đơn giản tính độ dài
đường phân giác,
bán
kính đường tròn nội tiếp, bán kính đường tròn bàng tiếp của một tam
giác theo độ dài các cạnh và giá trị lượng giác của các góc của tam giác ấy.
- Một số bất đẳng thức thông
dụng trong tam giác:
• sinA + sinB + sinC /2 "DABC.
• cosA + cosB + cosC "DABC.
• tgA + tgB + tgC "D nhọn ABC.
Dấu "=" trong các bất đẳng
thức trên xảy ra khi và chỉ khi DABC là tam giác đều.
IV. Phần Hình học:
1. Hình học phẳng:
- Khái niệm trọng tâm, tâm tỉ cự của một
hệ điểm và tọa độ của chúng
xét trong hệ tọa độ Đêcac.
- Tâm đẳng phương của ba đường tròn.
- Hàng điểm điều hoà và Chùm điều hoà:
Định nghĩa và một số tính chất đơn giản:
# Hệ thức Niutơn, Hệ thức Đêcac.
# Định lí 9. Hai cạnh của một
tam giác cùng các đường phân giác trong, ngoài xuất phát từ đỉnh chung của hai
cạnh ấy lập thành một
chùm điều hòa.
- Định lí Ptôlêmê , Định lí Xêva , Định
lí Mênêlaut, Định lí Thales thuận và đảo.
- Định nghĩa đường tròn Apoloniut, đường
tròn Ơle (đường
tròn 9 điểm).
- Kết quả của các Ví dụ 1, 2 trong phần 4 §4 Chương
II SGK Hình học 10 (Sách chỉnh lí hợp nhất năm 2000, NXB Giáo dục).
- Hệ thức Ơle trong tam
giác:
d2=R2-
2Rr
trong đó: d, R, r tương ứng là khoảng
cách giữa tâm đường tròn ngoại tiếp và tâm đường tròn nội tiếp, bán kính đường
tròn ngoại tiếp, bán kính đường tròn nội tiếp của một tam giác.
- Định nghĩa tích các phép biến hình
và một số kết quả liên quan, định nghĩa và các tính chất của phép đồng dạng:
như đã được trình bày trong TLGKTĐ Hình học lớp 11 Ban KHTN-THCB (NXB Giáo dục,
1997).
- Các kết quả lí thuyết liên quan tới
các phép biến hình trong mặt phẳng được trình bày trong cuốn "Các bài toán
về hình học phẳng" (T.1 và T.2) của Tác giả Praxolov V.V. (NXB Hải Phòng,
1994).
- Định nghĩa và các tính chất của phép
nghịch đảo được trình bày trong phần "Các kiến thức cơ bản" Chương 28
cuốn "Các bài toán về hình học phẳng" T.2 của Tác giả v.v. Praxolov (NXB Hải
Phòng, 1994).
2. Hình học không gian:
- Định lí Thales thuận và đảo.
- Định nghĩa khối đa diện đều, khối tứ
diện gần đều, khối tứ diện trực tâm và một số kết quả liên quan:
# Định lí 10. Tứ diện ABCD là tứ
diện gần đều khi và chỉ khi xảy ra ít nhất một trong các điều sau:
i) Các mặt của tứ diện có diện tích bằng
nhau.
ii) Bốn đường cao của tứ diện có độ
dài bằng nhau.
iii) Có ít nhất hai trong ba điểm sau
trùng nhau: tâm mặt cầu nội tiếp, tâm mặt cầu ngoại tiếp và trọng tâm của tứ diện.
# Định lí 11. Tứ diện ABCD là tứ
diện trực tâm khi và chỉ khi xảy ra ít nhất một trong các điều sau:
i) Các cặp cạnh đối của tứ diện vuông
góc với nhau.
ii) Chân đường vuông góc hạ từ một đỉnh
xuống mặt đối diện là trực tâm của mặt ấy.
iii) Tổng bình phương độ dài
của các cặp cạnh đối bằng nhau.
- Định lí về sự tồn tại của mặt cầu
ngoại tiếp khối đa diện.
- Kết quả của Ví dụ 1 trong §1 Chương
II SGK Hình học 12 (Sách chỉnh lí hợp nhất năm 2000, NXB Giáo dục).
- Khái niệm trọng tâm, tâm tỉ cự của một
hệ điểm và tọa độ của chúng xét trong hệ tọa độ Đêcac.
- Định nghĩa và tính chất của tích có
hướng của hai vectơ, tích hỗn tạp của ba vectơ cùng một số kết quả liên quan:
như đã được trình bày trong §3 và §8 Chương II SGK Hình học 12 (Sách chỉnh lí hợp
nhất năm 2000, NXB Giáo dục).
V. Phần Tổ hợp:
- Nguyên lí Dirichlet, Nguyên lí cực hạn
(hay Nguyên lí khởi đầu cực trị).
- Định nghĩa ánh xạ, đơn ánh, toàn
ánh, song ánh, ánh xạ tích.
- Các khái niệm và kết quả được trình
bày trong §1, §2 và §3 của tài liệu "Về một số vấn đề của giải tích tổ hợp trong
chương trình THPT" (Biên soạn: Nguyễn Khắc Minh. Tài liệu báo cáo tại Hội nghị tập
huấn giáo viên giảng dạy chuyên toán toàn quốc, Hà Nội-1997).
- Kết quả của các Bài toán 1, 4, 5 trong §4 của
bài viết nói trên.
- Các khái niệm cơ bản của Lí thuyết đồ
thị: Đồ thị; đỉnh, đỉnh cô lập, cạnh vô hướng, cạnh có hướng của đồ thị; đồ thị
có hướng; đồ thị đơn vô hướng hữu hạn; đồ thị đầy đủ; đồ thị bù; đồ thị con; bậc
của đỉnh trong đồ thị đơn vô hướng hữu hạn; đồ thị thuần nhất; đường đi, độ dài
đường đi, đường đi khép kín, xích (có tài liệu gọi là đường đi đơn giản), xích
đơn, chu trình (có tài liệu gọi là chu trình đơn giản), chu trình đơn, đường đi
ơle, đường đi Hamintơn, chu trình Ơle, chu trình Hamintơn trong đồ thị đơn vô
hướng hữu hạn; đồ thị liên thông, đồ thị Ơle, đồ thị Hamintơn, cây, đồ
thị lưỡng phân (có tài liệu gọi là đồ thị hai phe); thành phần liên thông của đồ
thị đơn vô hướng hữu hạn.
- Một số kết quả đơn giản của Lí thuyết
đồ thị:
# Định lí 12. Số đỉnh bậc lẻ
trong một đồ thị đơn vô hướng hữu hạn là một số chẵn.
# Định lí 13. Trong đồ thị đơn vô
hướng n đỉnh (n Î Z, n ≥ 2) tồn tại ít
nhất hai đỉnh có cùng bậc.
# Định lí 14. Nếu đồ thị G
đơn vô hướng n đỉnh (n Î
Z, n ≥ 2) có đúng hai đỉnh
cùng bậc thì G phải có đúng một đỉnh bậc 0 hoặc đúng một đỉnh bậc n-1.
# Định lí 15. Mỗi đồ thị đơn vô
hướng hữu hạn không liên thông đều bị phân chia một cách duy nhất thành các
thành phần liên thông.
# Định lí 16. Nếu mỗi đỉnh của
đồ thị G đơn vô hướng n đỉnh (n Î Z, n ≥ 2); đều có bậc
không nhỏ hơn n/2 thì G
là đồ thị liên thông.
# Định lí 17. Đồ thị G đơn
vô hướng hữu hạn là đồ thị Ơle khi và chỉ khi hai điều kiện sau được đồng thời thỏa mãn:
i) G là đồ thị liên thông.
ii) Mọi đỉnh của G đều có bậc
chẵn.
# Định lí 18. Nếu tất cả các
cạnh của một đồ thị đơn vô hướng đầy đủ 6 đỉnh được tô bởi hai màu thì phải tồn
tại ít nhất một chu trình đơn độ dài 3 có tất cả các cạnh cùng màu.
- Khái niệm "chiến lược thắng cuộc"
trong các bài toán trò chơi.