Kính
gửi:
|
- Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
- Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh.
|
Bộ Tài chính nhận được công văn số 6450/UBND-TM ngày 5/12/2013 của Ủy ban nhân
dân Thành phố Hồ Chí Minh (UBND TP.HCM) kiến
nghị về cơ chế, chính sách để quản lý thu thuế hoạt động chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền thương mại. Về vấn đề này, Bộ Tài chính
có ý kiến như sau:
I. Chính sách thuế hiện hành
liên quan đến hoạt động chuyển nhượng vốn.
1. Về thuế GTGT:
Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng hợp nhất quy định về đối tượng không chịu thuế gồm có:
- Điểm d Khoản 8:
“d) Chuyển nhượng vốn bao gồm: chuyển
nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn đã đầu tư, kể cả trường hợp bán
doanh nghiệp cho doanh nghiệp khác để sản xuất, kinh
doanh, chuyển nhượng chứng khoán;
hình thức chuyển nhượng vốn khác theo quy định của pháp luật;
- Khoản 21: “21. Chuyển giao công nghệ
theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ
theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ; phần mềm máy tính.
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày
14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa,
cung cấp dịch vụ, Điều 14 Thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày 15/5/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định
số 51/2010/NĐ-CP thì: Người bán phải lập hóa đơn khi bán
hàng hóa, dịch vụ, bao gồm có các trường hợp hàng hoá, dịch
vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch
vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu
dùng nội bộ (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hoá dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc
hoàn trả hàng hoá. Nội dung trên hóa đơn phải đúng nội dung nghiệp vụ
kinh tế phát sinh...
Căn cứ quy định nêu trên:
- Chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng
quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ
thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
- Nhượng quyền thương mại nếu có kèm
theo chuyển quyền sở hữu trí tuệ thì thuộc đối tượng không
chịu thuế GTGT.
- Trường hợp nhượng quyền thương mại là nhượng quyền
sử dụng quyền sở hữu trí tuệ thì thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất
10%.
- Doanh nghiệp có hoạt động chuyển nhượng vốn, nhượng
quyền thương mại (bên chuyển nhượng - bên bán), phải lập hóa đơn GTGT giao cho
bên nhận chuyển nhượng và phải kê khai thuế GTGT theo quy định. Trường hợp giá
trị hóa đơn trên 20 triệu đồng thì các bên phải thực hiện thanh toán qua ngân
hàng.
- Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động chuyển nhượng
vốn, nhượng quyền thương mại (bên chuyển nhượng) không thực hiện lập hóa đơn
theo quy định thì đây là hành vi vi phạm và cơ quan thuế có quyền ấn định doanh
thu để thực hiện truy thu thuế GTGT (nếu có).
2. Về thuế TNDN:
- Khoản 2a Điều 14 Chương IV Thông
tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài chính về thuế
TNDN có quy định:
“ Trường hợp hợp đồng chuyển
nhượng không quy định giá thanh toán hoặc cơ quan
thuế có cơ sở đế xác định
giá thanh toán không phù hợp theo giá thị trường,
cơ quan thuế có quyền kiểm tra và ấn định giá chuyển nhượng. Doanh nghiệp có
chuyển nhượng, một phần vốn góp trong doanh nghiệp mà giá
chuyển nhượng đối với
phần vốn góp này không phù hợp theo giá thị trường thì cơ quan thuế được
ấn định lại toàn bộ giá trị của doanh nghiệp tại thời điểm chuyển nhượng để xác
định lại giá chuyển nhượng tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp chuyển nhượng.
Căn cứ ấn định giá chuyển
nhượng dựa vào tài liệu điều tra của cơ quan thuế
hoặc căn cứ giá chuyển nhượng vốn của các trường hợp
khác ở cùng thời gian, cùng tổ chức kinh tế hoặc các hợp đồng chuyển nhượng tương tự tại thời điểm chuyển nhượng.
Trường hợp việc ấn định giá chuyển nhượng của cơ
quan thuế không phù hợp thì được căn cứ theo giá thẩm định của các tổ chức định giá chuyên nghiệp
có thẩm quyền xác định giá chuyển nhượng tại thời
điểm chuyển nhượng theo đúng quy định”
- Khoản 2c Điều 14 Chương IV
Thông tư số 123/2012/TT-BTC nêu trên
cũng có quy định:
“ Đối với tổ chức
nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam mà tổ chức này
không hoạt động theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp (gọi
chung là nhà thầu nước ngoài) có hoạt động chuyển nhượng vốn thì thực hiện kê khai, nộp thuế như sau:
Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng vốn có trách nhiệm xác định, kê khai, khấu trừ và nộp thay tổ chức nước ngoài số thuế thu
nhập doanh nghiệp phải nộp. Trường hợp bên nhận chuyển nhượng vốn cũng là tổ chức nước ngoài không hoạt động theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp thì doanh nghiệp thành lập theo
pháp luật Việt Nam nơi các tổ chức nước ngoài đầu tư vốn có trách nhiệm kê khai
và nộp thay số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp từ hoạt
động chuyển nhượng vốn của tổ chức nước
ngoài.
Việc kê khai thuế, nộp thuế được thực hiện theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý thuế ".
Như vậy hiện nay chính sách thuế TNDN
liên quan đến việc chuyển nhượng vốn đã có các quy định và
chế tài, cụ thể: Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá thanh toán hoặc cơ quan thuế
có cơ sở để xác định giá thanh toán
không phù hợp theo giá thị trường cơ quan thuế có quyền kiểm
tra và ấn định giá chuyển nhượng. Trường hợp
việc ấn định giá chuyển nhượng của cơ quan thuế không phù
hợp thì được căn cứ theo giá thẩm định của các tổ chức định giá chuyên nghiệp có thẩm quyền xác định giá chuyển
nhượng tại thời điểm chuyển nhượng theo đúng quy định. Trường
hợp bên nhận chuyển nhượng vốn là nhà thầu nước ngoài thì doanh nghiệp thành lập
theo pháp luật Việt Nam nơi các tổ chức nước ngoài đầu tư vốn có trách nhiệm kê khai và nộp thay số thuế thu nhập doanh
nghiệp phải nộp từ hoạt động chuyển nhượng vốn của tổ chức nước ngoài.
Theo UBND TP.HCM có nêu hiện nay các
doanh nghiệp có hoạt động chuyển nhượng vốn kê khai thuế giá bán bằng giá vốn,
thực hiện chuyển nhượng lòng vòng... nên không phát sinh thu nhập và dẫn đến
tình trạng thất thu thuế. Liên quan đến vấn đề này thì ngành thuế cần phải tập
trung hơn nữa trong công tác quản lý thuế, cần đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm
tra để phát hiện kịp thời việc lợi dụng của các doanh nghiệp. Trường hợp việc
chuyển nhượng vốn của các doanh nghiệp kê khai không đúng, có biểu hiện trốn thuế thì cần phải sử dụng các biện pháp quản lý, thanh tra, kiểm tra
(ấn định lại giá chuyển nhượng) hoặc phối hợp với các cơ quan cấp giấy phép, cơ
quan thẩm định giá chuyên nghiệp có thẩm quyền để xác định lại giá chuyển nhượng
tại thời điểm chuyển nhượng theo đúng quy định để tính toán và xác định lại số
thuế phải nộp của các hợp đồng chuyển nhượng vốn này.
Để quản lý chặt chẽ đối với các hoạt
động chuyển nhượng vốn trong thời gian tới, tiếp thu ý kiến
của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu bổ sung
quy định tại dự thảo Thông tư thuế TNDN áp dụng từ kỳ tính
thuế năm 2014 nội dung sau: Doanh nghiệp có hoạt động
chuyển nhượng vốn cho tổ chức, cá nhân khác
thì phần giá trị vốn chuyển nhượng theo hợp đồng có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên
phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Trường hợp việc chuyển nhượng
vốn không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì cơ quan thuế có quyền ấn định
giá chuyển nhượng và giả vốn chuyển nhượng.
3. Về thuế TNCN:
- Tại khoản 4,
Điều 26 Thông tư số 111/2013HT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài
chính hướng dẫn:
“4. Khai thuế đối với thu nhập từ hoạt
động chuyển nhượng vốn (trừ chuyển nhượng chứng khoán)
a) Cá nhân cư trú chuyển nhượng vốn
góp thực hiện khai thuế theo từng lần chuyển nhượng không
phân biệt có hay không phát sinh thu nhập.
b) Cá nhân không cư trú có thu nhập từ
chuyển nhượng vốn góp tại Việt Nam không phải khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế mà tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng thực hiện khấu trừ thuế theo hướng dẫn tại điểm e, khoản 1, Điều 25 Thông tư này và khai
thuế theo từng lần phát sinh.
c) Doanh nghiệp làm thủ tục thay đổi
danh sách thành viên góp vốn trong trường hợp chuyển nhượng
vốn mà không có chứng từ chứng minh cá nhân chuyển nhượng
vốn đã hoàn thành nghĩa vụ thuế thì doanh nghiệp nơi cá nhân chuyển nhượng vốn
có trách nhiệm khai thuế nộp thuế thay cho cá nhân.”
- Tại Điểm a, khoản
4, Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng
dẫn việc kê khai thuế, nộp thuế thu nhập cá nhân:
“a) Nguyên tắc khai thuế
a.1) Cá nhân cư
trú chuyển nhượng vốn góp khai thuế theo từng lần chuyển
nhượng không phân biệt có hay không phát sinh thu nhập.
a.2) Cá nhân không cư trú có thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp tại Việt Nam không phải khai
thuế trực tiếp với cơ quan thuế mà tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng thực hiện
khấu trừ thuế và khai thuế theo khoản 1 Điều này. Trường hợp bên nhận chuyển
nhượng là cá nhân thì chi khai thuế theo từng lần phát sinh không khai quyết toán thuế đối với nghĩa vụ khấu trừ.
a.3) Doanh nghiệp làm thủ tục thay đổi
danh sách thành viên góp vốn trong trường hợp chuyển nhượng vốn mà không có chứng
từ chứng minh cá nhân chuyển nhượng vốn đã hoàn thành nghĩa vụ thuế thì doanh
nghiệp nơi cá nhân chuyển nhượng vốn có trách nhiệm khai
thuế, nộp thuế thay cho cá nhân.”
- Tại khoản 1, Điều
75 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn
hiệu lực thi hành:
“Các nội dung về quản lý thuế quy định
tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế
và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP được hướng dẫn tại Thông tư
này có hiệu lực từ ngày 01/7/2013.
Hồ sơ khai thuế quy định tại Thông tư
này bắt đầu áp dụng cho tất cả các kỳ tính thuế từ ngày
01/01/2014.”
Căn cứ các hướng dẫn nêu trên thì:
- Cá nhân có phát sinh việc chuyển
nhượng vốn thi khai thuế theo từng lần chuyển nhượng không phân biệt có hay
không phát sinh thu nhập.
- Doanh nghiệp làm thủ tục thay đổi
danh sách thành viên góp vốn trong trường hợp chuyển nhượng vốn mà không có chứng từ chứng minh cá nhân chuyển nhượng vốn
đã hoàn thành nghĩa vụ thuế thì doanh nghiệp nơi cá nhân chuyển nhượng vốn có
trách nhiệm khai thuế, nộp thuế thay cho cá nhân.
- Nguyên tắc khai thuế đối với chuyển
nhượng vốn này được áp dụng từ ngày 1/7/2013, riêng hồ sơ
khai thuế theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC thà áp dụng từ ngày 1/1/2014.
II. Ngoài ra tại công văn của UBND TP.HCM có nêu một số trường hợp chuyển
nhượng vốn có dấu hiệu né thuế, tránh thuế.
Đối với trường hợp của Công ty Intel
Product Việt Nam, Công ty Intel Product Việt Nam là một trong những công ty
công nghệ lớn nhất có mặt tại Việt Nam và Công ty là doanh
nghiệp chế xuất, xuất khẩu 100% sản phẩm. Trong suốt quá
trình thành lập và phát triển, Công ty Intel Product Việt Nam luôn thể hiện cam
kết hoạt động đầu tư lâu dài tại Việt Nam và là một doanh nghiệp có trách nhiệm
xã hội cao. Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty liên tục tăng
trưởng qua các năm (năm 2010 đạt 2.292,5 tỷ đồng, năm 2011 đạt 2.875,1 tỷ đồng,
năm 2012 đạt 5.612,9 tỷ đồng, 9 tháng đầu năm 2013 đạt 3.601 tỷ đồng), tổng số lao động trong Công ty là gần 1000 lao động, thu nhập bình quân người lao động Việt Nam tại Công ty là 18,3 triệu đồng/tháng.
Chiều ngày 18/12/2013, Bộ Tài chính
đã có buổi tiếp đại diện Công ty Intel Product Việt Nam. Theo phản ánh của Cục
Thuế thành phố Hồ Chí Minh (cơ quan thuế trực tiếp quản
lý) thì Công ty đã thực hiện đầy đủ nguyên tắc tự tính - tự khai tự nộp thuế
trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và giao dịch chuyển nhượng vốn nói riêng. Về giao dịch chuyển nhượng vốn góp tại Công ty Intel Product Việt Nam nhằm phục vụ tái cơ cấu tập đoàn, đảm bảo yêu cầu quản
lý của Tập đoàn Intel, Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu hồ sơ và trao đổi với cơ quan
chức năng để xác định tính phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam trong việc
tính thuế của Công ty. Bước đầu, Bộ Tài chính không nhìn nhận thấy dấu hiệu trốn
thuế, tránh thuế trong hoạt động chuyển nhượng vốn góp tại Công ty Intel
Product Việt Nam.
Liên quan đến vấn
đề trên của Công ty Intel Product Việt Nam, Bộ Tài chính đã có buổi trao đổi với một số báo, đến nay các báo cũng đã có thông tin lại về đề này.
- Các trường hợp liên quan khác được
nêu tại công văn của UBND TP.HCM, đề nghị Cục thuế TP.HCM căn cứ chức năng, nhiệm
vụ tiến hành rà soát, kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động chuyển nhượng vốn của
các tổ chức, cá nhân đảm bảo thực hiện thu đúng, thu đủ
theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về
thuế.
Bộ Tài chính thông báo để Ủy ban nhân
dân thành phố Hồ Chí Minh biết và mong tiếp tục nhận được
ý kiến góp ý, phản hồi của Quý đơn vị./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Vụ PC; Vụ CST;
- Lưu: VT, TCT.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Hoàng Anh Tuấn
|