TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HÀ NỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 58113/CT-TTHT
V/v trả lời chính sách thuế
|
Hà Nội, ngày 25 tháng 8 năm 2017
|
Kính gửi: Công ty CP Chứng khoán Ngân
hàng Công thương Việt Nam
Địa chỉ: Số 306
Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội;
MST: 0101078450
Trả lời công văn số 205/CV-CKCT02 ngày 22/06/2017 của
Công ty CP Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam (gọi tắt là Vietinbanksc)
hỏi về chính sách thuế, Cục Thuế Thành phố Hà Nội có ý kiến như sau:
1/ Về Doanh thu tính thuế TNDN.
- Căn cứ tiết p khoản 3 Điều 5 Thông tư số
78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP
ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập
doanh nghiệp quy định về doanh thu tính thuế TNDN.
“Điều 5. Doanh thu
3. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong một số
trường hợp xác định như sau:
p) Đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán là các
khoản thu từ dịch
vụ môi
giới, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn tài chính và đầu tư chứng
khoán, quản lý quỹ đầu tư, phát hành chứng chỉ quỹ, dịch vụ tổ chức thị trường và các dịch vụ
chứng khoán theo quy định của pháp luật.”
- Căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư số 96/2015/TT-BTC
ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp:
“Điều 3. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 5 Thông tư số
78/2014/TT-BTC như sau:
“2. Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu
thuế được xác định như sau:
a) Đối với hoạt động bán hàng hóa là thời điểm chuyển
giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua.
b) Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm
hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc hoàn thành từng phần việc cung ứng dịch vụ
cho người mua trừ trường hợp nêu tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC,
Khoản 1 Điều 6 Thông tư số
119/2014/TT-BTC...”.
- Căn cứ Điều 10 Thông tư số 146/2014/TT-BTC ngày
06/10/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính đối với công ty chứng
khoán, công ty quản lý quỹ quy định:
“Điều 10. Nguyên tắc xác định doanh thu
Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ thực hiện ghi
nhận doanh thu và thu nhập khác phù hợp với các chuẩn mực kế toán về doanh thu
và thu nhập khác, cụ thể như sau:
1. Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế của công ty
chứng khoán, công ty quản lý quỹ trong kỳ kế toán.
2. Các khoản doanh thu phát sinh trong kỳ phải có hóa
đơn, chứng từ hợp lệ và phải được hạch toán đầy đủ.
3. Đối với các khoản thu về chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại ngoại tệ và vàng, thực hiện ghi nhận theo quy định tại
chuẩn mực kế toán và các quy định
pháp luật hiện hành
- Căn cứ Phụ lục số 2 Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho
Công ty chứng khoán (Ban hành kèm theo
Thông tư số 334/2016/TT-BTC
ngày 27/12/2016 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung và thay thế phụ lục 02 và 04 của Thông tư
210/2014/TT-BTC ngày 30/12/2014 hướng dẫn kế
toán áp dụng đối với Công ty chứng khoán)
quy định:
+ Tại khoản 14, khoản 20 Tài khoản 121 “Tài sản tài chính ghi nhận thông
qua lãi/lỗ”; Tài khoản này phản ánh số lượng và
giá trị hiện có, tình hình mua vào, bán ra các tài sản tài chính ghi nhận thông
qua lãi/lỗ của Báo cáo kết quả hoạt động riêng thuộc Danh mục tài sản tài chính của
CTCK.
“…
14. Cuối kỳ kế toán phải đánh giá lại giá trị các tài sản tài chính
ghi nhận thông qua lãi/lỗ
FVTPL thuộc Danh mục tài sản tài chính của CTCK theo giá thị trường hoặc giá trị hợp lý (trong trường hợp không
có giá thị trường).
…
20. Chênh lệch tăng hoặc giảm do đánh giá lại các tài sản tài chính ghi nhận
thông qua lãi/lỗ FVTPL thuộc Danh mục tài sản
tài chính của CTCK được ghi nhận theo
nguyên tắc không bù trừ được trình bày trên Báo cáo kết quả hoạt động, theo 2 chỉ tiêu:
…
Chênh lệch tăng do đánh giá lại các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ FVTPL phản ánh vào Chỉ tiêu “Thu nhập”, chi tiết “Chênh lệch tăng về đánh giá lại - Các tài sản tài chính ghi nhận
thông qua lãi/lỗ...”.
Chênh lệch tăng hoặc giảm do đánh giá lại các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ FVTPL thuộc Danh mục tài sản tài chính của CTCK xác định lợi
nhuận hoặc lỗ chưa thực hiện của kỳ (kỳ tính giá trị tài sản ròng hoặc kỳ kế toán)”.
- Căn cứ công văn số 2734/TCT-CS ngày 20/06/2016 của Tổng cục Thuế trả lời về việc chính sách thuế TNDN đối với doanh thu chưa thực hiện.
Căn cứ các quy định trên, về nội dung xác định doanh
thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản thu về chênh lệch do đánh giá
lại giá trị tài sản tài chính thuộc
danh mục TSTC thì tại các Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập
doanh nghiệp và chế độ tài chính đối với công ty chứng khoán hiện hành chưa có
hướng dẫn khoản chênh lệch tăng về đánh giá lại các tài sản tài chính ghi nhận
thông qua lãi/lỗ của công ty chứng khoán là doanh thu tính thuế thu nhập doanh
nghiệp.
2/ Về chi phí được trừ đối với khoản trích lập dự
phòng giảm giá TS nhận thế chấp.
- Căn cứ Khoản 2.19 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC
ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp:
“Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC
(đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều
1 Thông tư số
151/2014/TT-BTC) như sau:
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:
…
“2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập
chịu thuế bao gồm:
2.19. Trích, lập và sử dụng các khoản dự phòng không
theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài
chính về trích lập dự phòng: dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự
phòng nợ phải thu khó
đòi, dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp và dự phòng rủi ro nghề nghiệp
của doanh nghiệp thẩm định giá, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập”.
- Căn cứ Phụ lục số 2 Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng
cho Công ty chứng khoán (Ban
hành kèm theo Thông tư số 334/2016/TT-BTC ngày 27/12/2016 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung
và thay thế phụ lục 02 và 04 của Thông tư 210/2014/TT-BTC ngày 30/12/2014 hướng dẫn kế toán áp dụng đối
với Công ty chứng khoán) quy định:
+ Tại khoản 5, khoản 8 Tài khoản 129 “Dự phòng suy giảm
giá trị tài sản tài chính và tài sản nhận thế chấp”;
Tài khoản này phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản dự phòng tổn thất về tài sản
tài chính và tài sản nhận thế chấp đảm bảo đối với khoản cho vay (Nếu có) của CTCK theo quy định của pháp luật chứng khoán, cụ thể:
“5. Khi giá trị của tài sản nhận thế chấp bị giảm thấp hơn giá trị
khoản cho vay của CTCK tính
theo giá trị thị trường hoặc giá trị hợp lý (Theo thỏa thuận hoặc cam kết tại Hợp đồng vay có tài sản thế chấp) thì phải lập dự phòng giảm giá
tài sản nhận thế chấp.
…
8. Mức lập dự phòng giảm giá tài sản nhận thế chấp được
xác định bằng chênh lệch giữa giá trị tài sản thuần tính theo giá thị trường hoặc giá trị hợp
lý và giá trị khoản cho vay tính theo giá trị thị trường hoặc giá
trị hợp lý theo thỏa thuận hoặc cam kết tại Hợp đồng vay có tài sản thế chấp đã
ghi nhận trên sổ kế
toán”.
- Căn cứ Phần II Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 của Bộ Tài chính
về hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn
kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm,
hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp quy định về trích lập và sử dụng
các khoản dự phòng:
“Căn cứ vào biến động thực tế về giá hàng tồn kho, giá chứng khoán, giá trị các khoản đầu
tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và cam kết bảo hành sản phẩm, hàng hóa, doanh nghiệp chủ
động xác định mức trích lập, sử dụng từng khoản dự phòng đúng mục đích và xử lý theo các quy định...”.
Căn cứ các quy định nêu trên, đối với khoản trích, lập
và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá tài sản thế chấp trong kỳ kế toán nếu
các khoản trích, lập dự phòng đáp ứng đủ các điều kiện quy định về trích, lập
và sử dụng các khoản dự phòng theo hướng dẫn của Bộ Tài chính thì được tính vào
chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Trường hợp còn vướng mắc, đề nghị Công ty liên hệ với Phòng Kiểm tra thuế số 2 để được hướng dẫn.
Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Công ty được biết và thực hiện./.
Nơi
nhận:
- Như
trên;
- Phòng Kiểm tra thuế số 2;
- Phòng Pháp chế;
- Lưu: VT, TTHT(2).
|
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Mai Sơn
|