TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HÀ NỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 55960/CT-TTHT
V/v chính
sách thuế
|
Hà Nội, ngày 23 tháng 6 năm 2020
|
Kính gửi: Chi nhánh Công ty cổ phần
Be Group tại Hà Nội
Đ/c: Tầng 01
và tầng 03 tòa NOCT2 - E4 khu đô thị mới
Yên Hòa, P. Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, TP
Hà Nội; MST 0108269207-003
Ngày 20/5/2020, Cục Thuế TP Hà Nội nhận được công văn
số 50/BG-KT ngày 14/5/2020 của Chi nhánh Công ty cổ phần Be Group tại Hà Nội
(sau đây gọi là Công ty) hỏi về chính sách thuế. Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến
như sau:
- Căn cứ tiết n, Khoản 3 Điều 5 Thông tư
78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNDN như sau:
“Điều 5. Doanh thu
…
3. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong một số
trường hợp xác định như sau:
…
n) Đối với hoạt động kinh doanh dưới hình thức hợp đồng
hợp tác kinh doanh:
- Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh
doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ thì
doanh thu tính thuế là doanh thu của từng bên được chia theo hợp đồng.
- Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh
doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng sản phẩm thì doanh thu tính thuế là
doanh thu của sản phẩm được chia cho từng bên theo hợp đồng.
- Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh
doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh
nghiệp thì doanh thu để xác định thu nhập trước thuế là số tiền bán hàng hóa, dịch
vụ theo hợp đồng. Các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phải cử ra một
bên làm đại diện có trách nhiệm xuất hóa đơn, ghi nhận doanh thu, chi phí, xác
định lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp chia cho từng bên tham gia hợp
đồng hợp tác kinh doanh. Mỗi bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh tự thực
hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp của mình theo quy định hiện hành.
- Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh
doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
thì doanh thu để xác định thu nhập chịu thuế là số tiền bán hàng hóa, dịch vụ
theo hợp đồng. Các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phải cử ra một bên
làm đại diện có trách nhiệm xuất hóa đơn, ghi nhận doanh thu, chi phí và kê
khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thay cho các bên còn lại tham gia hợp đồng
hợp tác kinh doanh.”
- Căn cứ Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015 của
Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân
đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh:
+ Tại Khoản 1 Điều 3 hướng dẫn như sau:
“Điều 3. Phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh
doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh
1. Nguyên tắc áp dụng
a) Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát
sinh gồm: cá nhân cư trú có phát sinh doanh thu kinh doanh ngoài lãnh thổ Việt
Nam; cá nhân kinh doanh không thường xuyên và không có địa điểm kinh doanh cố định;
cá nhân hợp tác kinh doanh với tổ chức theo hình thức xác định được doanh thu kinh
doanh của cá nhân.
…
2. Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế đối với cá nhân nộp thuế theo từng lần
phát sinh là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu.
…”
- Tại Điều 7 hướng dẫn như sau:
Điều 7. Khai thuế, nộp thuế đối với cá nhân kinh
doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh
1. Nguyên tắc khai thuế
a) Cá nhân nộp thuế từng lần phát sinh khai thuế giá
trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân theo từng lần phát sinh nếu có tổng doanh
thu kinh doanh trong năm dương lịch trên 100 triệu đồng.
b) Cá nhân kinh doanh theo hình thức hợp tác kinh
doanh với tổ chức, tài sản tham gia hợp tác kinh doanh thuộc sở hữu của cá
nhân, xác định được doanh thu kinh doanh của cá nhân thì cá nhân ủy quyền cho tổ
chức khai thuế và nộp thuế thay. Tổ chức có trách nhiệm khai thuế và nộp thuế
thay cho cá nhân tại cơ quan thuế quản lý tổ chức.
2. Hồ sơ khai thuế
Hồ sơ khai thuế đối với cá nhân nộp thuế theo từng lần
phát sinh gồm:
- Tờ khai theo mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông
tư này.
- Bản chụp hợp đồng kinh tế cung cấp hàng hóa, dịch vụ;
- Bản chụp biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng;
- Bản chụp tài liệu chứng minh nguồn gốc xuất xứ của
hàng hóa như: Bảng kê thu mua hàng nông sản nếu là hàng hóa nông sản trong nước;
Bảng kê hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới nếu là hàng cư dân biên
giới nhập khẩu; Hóa đơn của người bán hàng giao cho nếu là hàng hóa nhập khẩu
mua của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong nước; tài liệu liên quan để chứng minh
nếu là hàng hóa do cá nhân tự sản xuất;...
- Trường hợp cá nhân kinh doanh theo hình thức hợp
tác kinh doanh ủy quyền cho tổ chức khai thuế và nộp thuế thay thì tổ chức khai
thuế thay theo Tờ khai mẫu số 01/CNKD kèm theo Phụ lục mẫu số 01-1/BK-CNKD ban
hành kèm theo Thông tư này và bản chụp hợp đồng hợp tác kinh doanh (nếu là lần
khai thuế đầu tiên của hợp đồng).”
- Căn cứ Điều 33 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày
6/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn như sau:
Điều 33. Xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
nộp thừa
“1. Tiền thuế, tiền chậm nộp và tiền phạt được coi là
nộp thừa khi:
a) Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền
phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp đối với từng
loại thuế có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) quy định” của mục lục ngân sách
nhà nước trong thời hạn 10 (mười) năm tính từ ngày nộp tiền vào ngân sách nhà
nước. Đối với loại thuế phải quyết toán thuế thì người nộp thuế chỉ được xác định
số thuế nộp thừa khi có số thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp theo quyết toán
thuế.
b) Người nộp thuế có số tiền thuế được hoàn theo quy
định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ
môi trường, thuế thu nhập cá nhân (trừ trường hợp nêu tại điểm a khoản này).
2. Người nộp thuế có quyền giải quyết số tiền thuế,
tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa theo thứ tự quy định sau:
a) Bù trừ tự động với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền
phạt còn nợ hoặc còn phải nộp của cùng loại thuế theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều
29 Thông tư này (trừ trường hợp nêu tại điểm b khoản 1 Điều này).
b) Bù trừ tự động với số tiền phải nộp của lần nộp
thuế tiếp theo của từng loại thuế có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) quy định
của mục lục ngân sách nhà nước (trừ trường hợp nêu tại điểm b khoản 1 Điều
này). Trường hợp quá 06 (sáu) tháng kể từ thời điểm phát sinh số tiền thuế nộp
thừa mà không phát sinh khoản phải nộp tiếp theo thì thực hiện theo hướng dẫn tại
điểm c khoản này.
c) Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền
phạt nộp thừa theo hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều này và người nộp thuế có số
tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa quy định tại điểm a khoản này sau
khi thực hiện bù trừ theo hướng dẫn tại điểm a, điểm b khoản này mà vẫn còn số
tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa thì người nộp thuế gửi hồ sơ đề
nghị hoàn thuế đến cơ quan thuế trực tiếp quản lý để được giải quyết hoàn thuế
theo hướng dẫn tại Chương VII Thông tư này.
…”
Căn cứ các quy định trên, Cục Thuế TP Hà Nội trả lời
nguyên tắc như sau:
- Về đề nghị bù trừ số thuế GTGT đã nộp tại chi
nhánh: Trường hợp Chi nhánh Công ty cổ phần Be Group tại Hà Nội phát sinh số
thuế GTGT nộp thừa thì việc xử lý số tiền thuế nộp thừa thực hiện theo hướng dẫn
tại Điều 33 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính nêu trên.
- Về nội dung đề xuất của đơn vị tại công văn hỏi cho
phép được hạch toán lại theo hướng dẫn 384/TCT-TNCN: Đề nghị Công ty căn cứ vào
mô hình hoạt động, hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa Công ty và tài xế để áp dụng
chính sách thuế phù hợp.
Đề nghị đơn vị căn cứ tình hình thực tế hoạt động, đối
chiếu với các quy định của pháp luật có liên quan để thực hiện theo đúng quy định
của pháp luật.
Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Chi nhánh Công ty cổ phần
Be Group tại Hà Nội được biết và thực hiện.
Nơi nhận:
- Như
trên;
- Phòng TKT5;
- Phòng DTPC;
- Lưu: VT, TTHT (2)
|
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Tiến Trường
|