BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 4000/BGTVT-VT
V/v triển khai Nghị quyết số 23/NQ-CP
ngày 30/3/2016 của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài trên 49%.
|
Hà
Nội, ngày 12 tháng 4 năm 2016
|
Kính
gửi:
|
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
- Sở Giao thông vận tải tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
|
Theo quy định tại khoản
1, khoản 2 Điều 20 của Nghị định số 86/2014/NĐ-CP thì đơn vị kinh doanh vận
tải có các phương tiện này thuộc đối tượng phải cấp Giấy phép kinh doanh vận tải
và phương tiện phải cấp phù hiệu. Tuy nhiên, do các doanh nghiệp có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài trên 49% hoạt động trước khi ban hành Nghị định số 86/2014/NĐ-CP
thì không là đối tượng phải cấp Giấy phép kinh doanh vận tải.
Mặt khác, theo quy định tại Hiệp định
chung về Thương mại dịch vụ và các Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam quy định
như sau: “...kể từ ngày gia nhập, các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được
cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa và vận tải hành khách thông qua hợp đồng hợp
tác kinh doanh hoặc liên doanh trong đó tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không quá 49%. Sau 3 năm kể từ khi gia nhập,
tùy theo nhu cầu thị trường, được phép thành lập liên doanh để cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa, trong đó tỷ lệ vốn góp của phía nước
ngoài không được vượt quá 51% và 100% lái xe của liên doanh phải là công dân Việt
Nam.”. Do vậy, khi doanh nghiệp có tỷ lệ vốn góp của
phía nước ngoài vượt 49% thì trong Giấy chứng nhận đầu tư không có mã ngành
kinh doanh vận tải theo quy định nên không thực hiện được cấp Giấp phép kinh
doanh vận tải bằng xe ô tô.
Tại Nghị quyết số 23/NQ-CP ngày 30/3/2016
của Chính phủ (Nghị quyết Phiên họp thường kỳ tháng 3 năm 2016) đã có nội dung
tại mục 7 của Nghị quyết số 23/NQ-CP về tháo gỡ khó khăn cho
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên 49% có hoạt động vận tải trước khi
Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ có hiệu lực thi hành.
Chính phủ thống nhất cho phép cấp phù hiệu đối với xe ô tô vận tải hàng hóa của
các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên 49% phục vụ hoạt động
sản xuất, kinh doanh chính của doanh nghiệp.
Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho
các doanh nghiệp nêu trên, trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành, chỉ đạo
của Chính phủ tại Nghị quyết số 23/NQ-CP và Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam;
đồng thời phù hợp với Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ về những
nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao
năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015-2016, Bộ GTVT yêu cầu thực hiện các
bước như sau:
1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam:
a) Nghiên cứu đề xuất nội dung quản
lý vào dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014
của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bảo đảm
thống nhất với các quy định của pháp luật
có liên quan.
b) Phối hợp các Sở Giao thông vận tải,
Hiệp hội vận tải để triển khai có hiệu quả nội dung tại mục 7 của Nghị quyết số 23/NQ-CP về tháo gỡ khó khăn cho doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên 49% có hoạt động vận tải trước khi Nghị định
số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ có hiệu lực thi hành.
2. Sở GTVT tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương:
a) Kể từ khi nhận hồ sơ đúng quy định
tại điểm a mục 1 Văn bản này, trong thời hạn 02 ngày làm việc đối với phương tiện
mang biển đăng ký tại địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính và 08 ngày
làm việc đối với phương tiện mang biển số đăng ký không thuộc địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính, Sở
Giao thông vận tải có trách nhiệm cấp phù hiệu cho doanh nghiệp. Trường hợp từ
chối không cấp, Sở Giao thông vận tải trả lời bằng văn bản
và nêu rõ lý do.
b) Sử dụng mẫu phù hiệu phù hợp để cấp
cho từng loại phương tiện tương ứng, cụ thể như sau:
- Xe ô tô vận tải hàng hóa bằng
công-ten-nơ thực hiện cấp phù hiệu “XE CÔNG-TEN-NƠ” theo mẫu quy định tại Phụ lục
27a của Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ;
- Xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ
moóc vận tải hàng hóa thực hiện cấp phù hiệu “XE ĐẦU KÉO” theo mẫu quy định tại
Phụ lục 4a của Thông tư số 60/2015/TT-BGTVT ;
- Xe ô tô vận tải hàng hóa thực hiện
cấp phù hiệu “XE TẢI” theo mẫu quy định tại Phụ lục 27b của Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT .
c) Kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy định
(nếu có); thu hồi phù hiệu của phương tiện nếu vi phạm nội
dung doanh nghiệp đã cam kết thực hiện tại mục 1 Văn bản này.
d) Định kỳ trước ngày 25 tháng cuối
hàng quý báo cáo việc triển khai thực hiện về Bộ GTVT.
3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài trên 49% hoạt động trước khi ban hành Nghị định số 86/2014/NĐ-CP:
a) Gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu
điện 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp phù hiệu đến Sở Giao thông vận tải nơi đơn vị đặt
trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh. Hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị cấp phù hiệu theo mẫu
quy định tại Phụ lục 24 của Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động
vận tải hành khách, vận tải hàng hóa bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường
bộ;
- Bản sao kèm bản chính để đối chiếu
hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ
môi trường, giấy đăng ký xe ô tô thuộc sở hữu của doanh nghiệp;
- Bản sao kèm bản chính để đối chiếu
hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp do cơ quan
có thẩm quyền cấp;
- Lập danh sách phương tiện của doanh
nghiệp đề nghị cấp phù hiệu gửi về Sở GTVT nơi có trụ sở chính hoặc trụ sở chi
nhánh;
- Bản cam kết sử dụng xe ô tô vận tải
hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên 49% phục
vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh chính của doanh nghiệp (chỉ hoạt động vận tải
phục vụ chính doanh nghiệp mình không kinh doanh vận tải hàng hóa).
b) Thực hiện quy định về Giấy vận tải
- Giấy vận tải bao gồm các thông tin
sau: tên đơn vị vận tải; tên đơn vị hoặc người thuê vận chuyển; hành trình (điểm
khởi đầu, lộ trình, điểm kết thúc hành trình); số hợp đồng
(nếu có), ngày tháng năm ký hợp đồng; loại hàng và khối lượng hàng vận chuyển
trên xe; thời gian nhận hàng, giao hàng và các nội dung khác có liên quan đến
quá trình vận tải. Cự ly của hành trình hoạt động được xác định từ điểm khởi đầu
đến điểm kết thúc của chuyến đi.
- Giấy vận tải do đơn vị vận tải đóng
dấu và cấp cho lái xe mang theo trong quá trình vận chuyển hàng hóa trên đường;
trường hợp là hộ kinh doanh thì chủ hộ phải ký, ghi rõ họ tên vào Giấy vận tải.
- Sau khi xếp hàng lên phương tiện và
trước khi thực hiện vận chuyển thì chủ hàng (hoặc người được chủ hàng ủy quyền),
hoặc đại diện đơn vị hoặc cá nhân (nếu là cá nhân) thực hiện xếp hàng lên xe phải
ký xác nhận việc xếp hàng đúng quy định vào Giấy vận tải theo mẫu quy định tại
Phụ lục 28 của Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT .
c) Chỉ được sử dụng lái xe là công
dân Việt Nam và yêu cầu lái xe nghiêm chỉnh chấp hành quy định về trật tự an
toàn giao thông đường bộ, nếu vi phạm thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật
hiện hành.
Bộ GTVT yêu cầu
các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Bộ trưởng (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Công an;
- Cục Cảnh sát giao thông;
- Các Vụ: PC, ATGT, KHCN;
- Thanh tra Bộ;
- Cục ĐKVN;
- Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam;
- Báo Giao thông;
- Cổng Thông tin điện tử BGTVT;
- Lưu VT, V.Tải (Phong 5b).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Đình Thọ
|