Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Công văn 15790/BTC-CST thuế thu nhập doanh nghiệp dự án đầu tư Việt Nam tập đoàn Samsung 2015

Số hiệu: 15790/BTC-CST Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Nguyễn Quốc Hưng
Ngày ban hành: 30/10/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 15790/BTC-CST
V/v chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp

Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2015

Kính gửi: Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam

Trả lời kiến nghị về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) nêu tại các công văn số 0405/15-FIN/SEV ngày 28/5/2015 và số 0108/15-FIN/SEV ngày 03/8/2015 của Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (SEV) kiến nghị về chính sách ưu đãi thuế TNDN áp dụng cho các dự án đầu tư tại Việt Nam của Tập đoàn Samsung về các công văn số 0102/15-FIN/SEV ngày 10/02/2015 và số 0307/15-FIN/SEV ngày 20/7/2015 đề nghị xác nhận việc phân bổ chi phí hoạt động của Trung tâm nghiên cứu và phát triển (SVMC) của SEV cho Công ty TNHH Samsung Electronics Thái Nguyên (SEVT) và Công ty Hansol, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

I. Về chính sách ưu đãi thuế TNDN khi đề nghị chuyển đổi điều kiện hưởng ưu đãi thuế

1. Nội dung kiến nghị của SEV: Căn cứ điểm e khoản 5 Điều 1 và khoản 8 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế số 71/2014/QH13, tại công văn số 0405/15-FIN/SEV ngày 28/5/2015, SEV đã đề nghị được chuyển 03 dự án đầu tư tại tỉnh Bắc Ninh (SEV1, SEV2, SEV3) và 02 dự án đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên (SEVT1, SEVT2) sang áp dụng ưu đãi thuế theo quy định tại Luật số 71/2014/QH13. Tiếp đó, ngày 03/8/2015, SEV có công văn số 0108/15-FIN/SEV bổ sung các thông tin như sau:

- Về tiêu chí vốn đầu tư và việc cam kết giải ngân nguồn vốn đầu tư: SEV cho rằng tất cả các dự án của SEV và SEVT đều có tổng vốn đầu tư vượt xa tiêu chí tối thiểu 12.000 tỷ đồng. Các dự án SEV1, SEV2, SEVT1 đã đáp ứng điều kiện giải ngân vốn đầu tư trong vòng 5 năm kể từ khi được cấp phép đầu tư. Tuy nhiên, đối với các dự án đang thực hiện như SEV3 và SEVT2 và các dự án đầu tư trong tương lai, trong môi trường cạnh tranh giữa các nhà sản xuất điện thoại thông minh trên toàn cu, việc thực tế triển khai đầu tư thêm phụ thuộc rất lớn vào biến động ca thị trường. Vì vậy, trường hợp thị trường biến động nếu tiếp tục đầu tư để đảm bảo tiến độ giải ngân mà không mang lại hiệu quả thì cũng không thể đóng góp cho nhà nước. Do vậy, SEV và SEVT không thể xác định trước và cam kết có thể thực hiện được việc tất cả các dự án đầu tư thêm đều đáp ứng tiêu chí giải ngân trong vòng 5 năm.

- Về nhân lực và doanh thu: với lý do thực hiện nhiều dự án giống nhau do đặc thù về ngành công nghiệp và thị trường nên SEV cho biết không thể tách riêng để xác định tiêu chí về doanh thu hay lao động sử dụng của từng dự án. Theo đó, SEV đề nghị cho phép xem xét áp dụng tiêu chí doanh thu của mỗi dự án dựa trên doanh thu bình quân (tổng doanh thu chia số dự án) của từng năm1.

Tương tự về nhân lực, hiện SEV đang sử dụng 46.368 lao động cho cả 3 dự án nên tính bình quân mỗi dự án sử dụng khoảng 15.456 lao động; SEVT sử dụng 55.454 lao động cho 2 dự án nên bình quân mỗi dự án sử dụng khoảng 27.727 lao động. Ngoài ra, SEV cũng cho rng tiêu chí yêu cu “sử dụng thường xuyên trên 6.000 lao đng” được hiểu là áp dụng khi dự án đã hoàn thành giải ngân đi vào hoạt động (vì trong những năm đầu xây dựng hoặc chưa giải ngân hết vn đầu tư thì SEV/SEVT có thể không sử dụng trên 6.000 lao động).

Với các thông tin trên, tại công văn số 0108/15-FIN/SEV ngày 03/8/2015 SEV đã kiến nghị xem xét hưng dẫn 05 nội dung:

(1) Đối với các dự án đang thực hiện đề nghị được áp dụng những ưu đãi như đã được phê duyệt (thuế suất ưu đãi 10% áp dụng trong 30 năm, riêng SEV1 thì được áp dụng thuế suất ưu đãi 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án; miễn thuế trong 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo).

(2) Đối với những dự án đang thực hiện và các dự án tiếp theo (cụ thể là từ dự án SEV3, SEVT2) đề nghị xem xét chấp thuận được áp dụng những ưu đãi cho dự án quy mô lớn cho mỗi dự án nếu các dự án đang thực hiện và các dự án tiếp theo này thực hiện giải ngân đủ 12.000 tỷ đồng trong 5 năm kể từ khi được cấp phép với lý do SEV/SEVT đã là một doanh nghiệp đặc biệt lớn tại Việt Nam.

(3) Với đặc thù là đầu tư theo giai đoạn, mỗi dự án tiếp theo là sự tiếp nối đầu tư của các dự án trước đó, thực hiện trên cùng địa bàn và có cùng mục tiêu nhưng với số vốn đăng ký quy lớn (trên 12.000 tỷ đồng). Do vậy, SEV đề nghị các dự án đầu tư tăng vn tiếp theo của SEV tại tnh Bắc Ninh và SEVT tại tỉnh Thái Nguyên được coi như một dự án mới, được áp dụng chính sách ưu đãi thuế cho dự án mới căn cứ trên quy mô vốn đầu tư lớn, không phụ thuộc địa điểm và mục tiêu đầu tư ca dự án.

(4) Trường hợp các dự án tiếp theo của SEV và SEVT có thể thực hiện giải ngân đủ 12.000 tỷ đng trong 5 năm kể từ khi được cấp phép đầu tư thì đề nghị được lựa chọn tại bất kỳ thời điểm nào hưởng chính sách ưu đãi thuế TNDN ở mức cao nhất do đáp ứng tiêu chí công nghệ cao và có ảnh hưởng ln về kinh tế xã hội như hiện tại hoặc do đáp ứng tiêu chí dự án đầu tư lớn như đề xuất trên.

(5) Đối với phần ưu đãi b sung do Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Bắc Ninh duyệt vẫn được áp dụng cho các dự án của Samsung tại Bắc Ninh và Thái Nguyên (gm dán SEV1 và SEVT1, SEVT2).

2. Về các đề nghị của SEV, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

- Luật sửa đi, bổ sung một số điều của các luật về thuế số 71/2014/QH13 quy định:

+ Điểm e khoản 5 Điều 1 quy định:

“e) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất, trừ dự án sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và dự án khai thác khoáng sản, có quy mô vốn đầu tư tối thiểu mười hai nghìn tỷ đng, sử dụng công nghệ phải được thẩm định theo quy định của Luật công nghệ cao, Luật khoa học và công nghệ, thực hiện giải ngân tổng vn đầu tư đăng ký không quá 5 năm kể từ ngày được phép đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư”.

+ Khoản 8 Điều 1 quy định:

“5. Việc kéo dài thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi được quy định như sau:

b) Đối với dự án quy định tại điểm e khoản 1 Điều này đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

- Sản xuất sản phẩm hàng hóa có khả năng cạnh tranh toàn cầu, doanh thu đạt trên 20.000 tỷ đồng/năm chậm nht sau năm năm kể từ khi có doanh thu từ dự án đầu tư;

- Sử dụng thường xuyên trên 6.000 lao động;

- Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực hạ tầng kinh tế kỹ thuật, bao gồm: đầu tư phát trin nhà máy nưc, nhà máy điện, hệ thng cp thoát nước, cu, đường bộ, đường sắt, cảng hàng không, cng biển, cảng sông, sân bay, nhà ga, năng lượng mới, năng lượng sạch, công nghiệp tiết kiệm năng lượng, dự án lọc hóa dầu.

Thủ tưng Chính phủ quyết định kéo dài thêm thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi quy định tại điểm này nhưng thời gian kéo dài thêm không quá mười lăm năm.”.

- Khoản 9 Điều 1 quy định: Doanh nghiệp có dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo quy định của pháp luật thuế TNDN tại thời điểm cấp phép hoặc cấp giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật về đu tư. Trường hợp pháp luật thuế TNDN có thay đi mà doanh nghiệp đáp ng điều kiện ưu đãi thuế theo quy định của pháp luật mới được sửa đi, bsung thì doanh nghiệp được quyn lựa chọn hưởng ưu đãi vthuế sut và vthời gian min thuế, giảm thuế theo quy định của pháp luật tại thời điểm cấp phép hoặc theo quy định của pháp luật mới được sửa đổi, bổ sung cho thời gian còn lại.

Căn cứ các quy đnh nêu trên thì:

a) Về chuyển đổi điều kiện hưởng ưu đãi thuế đối với 05 dự án đầu tư sản xuất đã được cấp phép đầu tư tại tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Thái Nguyên: trường hợp 05 dự án này đáp ứng điều kiện có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 12.000 tỷ đồng, sử dụng công nghệ được thẩm định theo quy định của Luật công nghệ cao, Luật khoa học và công nghệ và thực hiện giải ngân tng vốn đầu tư đăng ký không quá 5 năm kể từ ngày được phép đầu tư theo quy định của pháp luật về đu tư thì được chuyển sang hưởng ưu đãi theo mức thuế suất thuế TNDN 10% trong 15 năm, miễn thuế trong 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo cho thi gian còn lại từ kỳ tính thuế năm 2015.

b) Về kiến nghị tiếp tục áp dụng thuế suất ưu đãi 10% trong 30 năm (riêng SEV1 là suốt thời gian thực hiện) cho các dự án đu tư của SEV và SEVT: theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Luật số 71/2014/QH13 thì trường hợp các dự án đầu tư đáp ứng quy định tại khoản 5 Điều 1 Luật số 71/2014/QH13 và đáp ứng một trong các tiêu chí: (i) Sản xuất sản phẩm hàng hóa có khả năng cạnh tranh toàn cầu, doanh thu đạt trên 20.000 tỷ đồng/năm chậm nhất sau 05 năm kể từ khi có doanh thu từ dự án đầu tư; (ii) Sử dụng thường xuyên trên 6.000 lao động; (iii) Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực hạ tầng kinh tế kỹ thuật, bao gồm: đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước, cầu, đường bộ, đường sắt, cảng hàng không, cảng biển, cảng sông, sân bay, nhà ga, năng lượng mi, năng lượng sạch, công nghiệp tiết kiệm năng lượng, dự án lọc hóa dầu thì được Thủ tướng Chính phủ quyết định kéo dài thêm thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi 10% nhưng thời gian kéo dài thêm không quá 15 năm.

Luật s71/2014/QH13 không quy định ưu đãi thuế suất 10% trong suốt thời gian thực hiện đối với trưng hợp doanh nghiệp có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 12.000 tỷ đồng, sử dụng công nghệ phải được thẩm định theo quy định của Luật công nghệ cao, Luật khoa hc và công nghệ và thực hiện giải ngân tng vn đầu tư đăng ký không quá 5 năm.

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp các dự án đầu tư của Tập đoàn Samsung tại tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Thái Nguyên thuộc diện được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo quy định tại Điểm e khoản 5 Điều 1 Luật số 71/2014/QH13 và đáp ứng một trong các tiêu chí ưu đãi quy định tại khoản 8 Điều 1 Luật số 71/2014/QH13 thì được Thủ tướng Chính phủ xem xét cho áp dụng mức thuế suất ưu đãi 10% trong 30 năm cho các dự án này. Trong thời gian hưởng ưu đãi thuế TNDN, nếu có năm tính thuế mà doanh nghiệp không đáp ứng đủ một trong các điều kiện ưu đãi thuế thì năm đó doanh nghiệp không được hưởng ưu đãi thuế TNDN.

c) Về các kiến nghị cho hưởng ưu đãi cao nhất đối với: (i) những dự án đang thực hiện (SEV3 và SEVT2) nếu các dự án này thực hiện giải ngân đủ 12.000 tỷ đồng trong 5 năm kể từ khi được cấp phép; hoặc (ii) cho các dự án đầu tư tăng vốn tiếp theo của SEV và SEVT tại tnh Bắc Ninh và tỉnh Thái Nguyên được coi như dự án mới và được áp dụng ưu đãi thuế cho dự án mới căn cứ trên quy mô vốn đầu tư lớn, không phụ thuộc địa điểm và mục tiêu đầu tư của dự án; hoặc (iii) trường hợp các dự án tiếp theo của SEV/SEVT có thể giải ngân đủ 12.000 tỷ đồng trong 5 năm kể từ khi được cấp phép đầu tư thì được lựa chọn tại bất kỳ thời điểm nào hưởng chính sách ưu đãi thuế TNDN ở mức cao nhất do đáp ứng tiêu chí công nghệ cao và có ảnh hưởng lớn về kinh tế xã hội như hiện tại hoặc do đáp ứng tiêu chí dự án đầu tư lớn:

Việc quy định các điều kiện doanh nghiệp có dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 12.000 tỷ đồng, sử dụng công nghệ phải được thẩm định theo quy định ca Luật công nghệ cao, Luật khoa học và công nghệ, thực hiện giải ngân tổng vốn đầu tư không quá 5 năm kể từ ngày được phép đu tư theo quy đnh của pháp lut về đầu tư là điều kiện tiên quyết khi xem xét cho áp dụng mức ưu đãi thuế TNDN. Quy định này được quy định tại Luật thuế TNDN, thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Vì vậy, đề nghị thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật về thuế tại từng thời điểm đăng ký đầu tư từng dự án cụ thể.

d) Về kiến nghị cho hưởng thêm 03 năm mức giảm 50% số thuế TNDN phải nộp: tại thời điểm được phép thực hiện các dự án đầu tư, do đây là các dự án đầu tư có quy mô vốn lớn và công nghệ cao nên Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến nguyên tắc phần ưu đãi bổ sung do Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tnh quyết định theo thẩm quyền. Bộ Tài chính thấy rng việc cho phép giảm thêm 3 năm mức giảm 50% số thuế phải nộp là vượt quá khung khổ quy định của Luật thuế TNDN hiện hành. Do đó, trường hợp lựa chọn chuyển đổi điều kiện hưởng ưu đãi thuế TNDN từ tiêu chí doanh nghiệp công nghệ cao sang tiêu chí doanh nghiệp có quy mô vốn lớn như quy định tại Luật số 71/2014/QH13 thì đề nghị Tập đoàn Samsung báo cáo Thủ tướng Chính phủ có ý kiến để Ủy ban nhân dân các tnh trình Hội đồng nhân dân theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và Luật Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.

II. Về kiến nghị xác nhận việc phân bổ chi phí hoạt động của Trung tâm nghiên cứu và phát triển (SVMC) của SEV cho SEVT và công ty Hansol

1. Nội dung kiến nghị của SEV: Liên quan kiến nghị này, trong năm 2015, Bộ Tài chính hai lần nhận được kiến nghị của SEV. Cụ thể như sau:

- Lần kiến nghị thứ nhất (công văn số 0102/15-FIN/SEV ngày 10/02/2015), SEV cho biết trung tâm SVMC được thành lập dưới hình thức chi nhánh hạch toán phụ thuộc của SEV, các chi phí phát sinh tại SVMC được hạch toán tập trung tại SEV. Tương tự SEV, bộ phận R&D của nhà máy SEVT cũng được thành lập tại SEVT khi SEVT đi vào hoạt động để thực hiện các nhiệm vụ R&D gắn liền với hoạt động sản xuất của SEVT. Ktừ khi SEVT đi vào sản xuất thì trung tâm sẽ phục vụ cho cả SEV và SEVT (không đề cập tới Hansol). Tuy nhiên, căn cứ công văn 2583/BKHCN-ĐTG ngày 22/8/2013 của Bộ Khoa học và công nghệ (cho phép SVMC chia sẻ chi phí nhân lực R&D cho SEV, SEVT và công ty Hansol), SEV kiến nghị phân bổ chi phí R&D và nhân lực R&D cho cả 3 dự án SEV, SEVT và Hansol nhưng phân bổ chi phí cho mục đích kế toán và thuế thì chỉ phân bổ cho SEV và SEVT.

- Lần kiến nghị thứ hai (công văn số 0307/15-FIN/SEV ngày 20/7/2015): SEV cho rằng tại công văn 2583/BKHCN-ĐTG ngày 22/8/2013 và số 2270/BKHCN-CNC ngày 29/6/2015 của Bộ Khoa học và công nghệ đã đồng ý nguyên tắc chia sẻ chi phí, nhân lực nghiên cứu và phát triển cho cả 3 dự án SEV, SEVT và Hansol. Tuy nhiên, tại công văn 2270/BKHCN-CNC cũng đề nghị việc phân bổ chi phí phải được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, vì vậy SEV kiến nghị cho phân bổ chi phí của SVMC cho mỗi công ty kể từ năm 2015 theo thứ tự: thứ nht phân bổ cho SEV, thứ hai phân bổ cho SEVT, thứ ba phân bổ cho công ty Hansol.

2. Về các kiến nghị của SEV, sau khi nghiên cứu quy định của văn bản quy phạm pháp luật về thuế, về đầu tư, ý kiến của Bộ Khoa học và công nghệ trong quá trình xử lý kiến nghị của SEV và xem xét tính lịch sử trong quá trình xử lý kiến nghị của SEV liên quan tới thành lập trung tâm SVMC tại Thành phố Hà Nội, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

- Khoản 1 Điều 9 Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 quy định 1. Trừ các khoản chi quy định tại khoản 2 Điều này; doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật”.

Nội dung nêu trên được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Luật số 32/2013/QH13 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014) và khoản 3 Điều 1 Luật số 71/2014/QH13 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015) như sau: “1. Trừ các khoản chi quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi khi xác định thu nhập chịu thuế nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp; khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;

b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật”.

- Năm 2013 do điều kiện cơ sở hạ tầng tại Bc Ninh còn chưa phát triển và khoảng cách địa lý tới trung tâm nguồn nhân lực là Tp. Hà Nội khá xa nên để đảm bảo thu hút và giữ được số lượng nhân công có trình độ cao như các thạc sỹ, tiến sỹ về công nghệ thông tin, SEV phải xúc tiến xây dựng thêm Trung tâm nghiên cứu và phát triển (thời điểm này đơn vị gọi tắt Trung tâm nghiên cứu và phát triển là RDC) tại Hà Nội và chuyển một phần nhân viên nghiên cứu và phát triển từ Bắc Ninh về Hà Nội. Trung tâm RDC tại Hà Nội vẫn là một bộ phận trực thuộc của Phòng nghiên cứu và phát triển của SEV tại Bắc Ninh nhưng về thủ tục cấp phép, RDC sẽ đưc đăng ký theo hình thức Chi nhánh hạch toán phụ thuộc của SEV, không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu. Vì vậy, SEV đã kiến nghị: (i) RDC được hưng mọi cnh sách thuế áp dụng đối với doanh nghiệp chế xuất; (ii) RDC được hưng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp giống như các hoạt động đang được hưởng ưu đãi ca SEV; (iii) Thuế thu nhập cá nhân đối với các nhân viên làm việc tại RDC sẽ được kê khai và quyết toán tại Bc Ninh; (iv) RDC không phải kê khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài...tại Hà Nội.

Kiến nghnêu trên của SEV đã được Bộ Tài chính phối hợp với các cơ quan liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định và hướng dẫn cụ thể tại công văn số 3468/BTC-CST ngày 19/3/2014.

- Trong thời gian xử lý kiến nghị về việc cho phép trung tâm nghiên cứu và phát triển của SEV tại Hà Nội được áp dụng cơ chế doanh nghiệp chế xuất, Bộ Tài chính đã ban hành công văn số 17087/BTC-CST ngày 10/12/2013 trả lời kiến nghị cho phép phân bổ chi phí của Trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Tp. Hà Nội cho công ty SEV với SEVT. Cụ thể: trường hợp SEV được phép thành lập trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Hà Nội theo quy định của pháp luật để làm đầu mối nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của Tập đoàn Samsung phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn tại Việt Nam thì với đặc thù trong hoạt động là thành quả nghiên cứu, phát trin của trung tâm được phục vụ chung cho hoạt động của cả SEV và SEVT nên về nguyên tắc đồng tình việc chia s chi phí nghiên cứu và phát triển giữa SEV với SEVT. Trong quá trình thực hiện SEV có trách nhiệm xác định doanh thu, chi phí của hoạt động nghiên cứu và phát triển của SEV và phần chi phí nghiên cứu và phát trin do SEV cung cấp cho SEVT theo đúng thực tế phát sinh tại đơn vị. Theo đó, từng thời điểm phát sinh hoạt động cung ứng dịch vụ nghiên cứu và phát triển cho SEVT, SEV có trách nhiệm thực hiện đúng quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, về hóa đơn, chứng từ và pháp luật về khoa học và công nghệ cho SEVT2.

Căn cứ các quy định và đặc thù trong hoạt động của SEV nêu trên, Bộ Tài chính thấy rằng:

- Trong năm 2013, SEV kiến nghị cho đầu tư thành lập Trung tâm nghiên cứu và phát triển (RDC) là một bộ phận trực thuộc của Phòng nghiên cứu và phát triển của SEV tại Bắc Ninh. Tuy nhiên, tại công văn số 0102/15-FIN/SEV ngày 10/02/2015 SEV cho biết khi SEVT đi vào hoạt động thì trung tâm này sẽ phục vụ cho cả SEV, SEVT (và gọi tắt là trung tâm SVMC), trong đó riêng trung tâm SATTI là một bộ phận trực thuộc Trung tâm SVMC sẽ sử dụng hạ tầng sẵn có tại SEVT (không đặt tại Hà Nội). Trong quá trình hoạt động, tùy theo nhu cầu sử dụng một số tài sản do SEV hoặc SEVT đầu tư từ trước đang sử dụng cho kinh doanh, sản xuất có thể chuyển đổi mục đích để phục vụ cho SVMC (tài sản này có thể đặt tại SEV, SEVT hoặc SVMC, tùy nhu cầu sử dụng và có thể luân chuyển giữa 03 địa điểm này).

- Trong thời gian tới, SEV sẽ bổ sung thêm đối tượng thụ hưởng từ hoạt động nghiên cứu và phát triển của Trung tâm SVMC là công ty Hansol, thay vì chỉ có SEV và SEVT như kiến nghị trước đây.

Việc cấp phép thành lập và hoạt động của Trung tâm SVMC tại Tp. Hà Nội có những điểm đặc thù nên đã được Bộ Tài chính lấy ý kiến các cơ quan liên quan trước khi trình Thủ tướng Chính phủ như nêu trên. Pháp luật hiện hành không quy định Trung tâm SVMC của SEV không được cung cp hoạt động nghiên cứu và phát triển cho công ty Hansol. Tuy nhiên, do trung tâm SVMC về bản chất là một đơn vị trực thuộc của SEV nên việc trung tâm SVMC thực hiện các hoạt động nghiên cứu và phát triển cho SEVT và công ty Hansol thì khoản chi phí mà trung tâm SVMC phân bổ về SEVT và công ty Hansol là doanh thu của SEV tại tỉnh Bắc Ninh.

Trước đây căn cứ tính đặc thù trong hoạt động là: thành quả nghiên cứu, phát triển ca trung tâm được phục vụ chung cho hoạt động của cả SEV và SEVT nên Bộ Tài chính đã có văn bản hướng dẫn cho phép chia sẻ chi phí nghiên cứu và phát triển giữa SEV với SEVT (công văn 17087/BTC-CST ngày 10/12/2013), do đó đề nghị SEV thực hiện theo hướng dẫn tại văn bản nêu trên. Trường hợp trong quá trình hoạt động, SEV được phép thực hiện hoạt động nghiên cứu, phát triển cho công ty Hansol thì tùy theo mức độ, phạm vi cung cấp dịch vụ, SEV thực hiện xác định doanh thu, chi phí từ cung cấp dịch vụ nghiên cứu, phát triển cho công ty Hansol theo quy định của pháp luật về thuế TNDN, về hóa đơn, chứng từ tại thời điểm cung cấp dịch vụ.

Tuy nhiên, việc xác nhận SVMC có được phép thực hiện hoạt động nghiên cứu và phát triển cho cả Hansol (hay chỉ bao gồm SEV và SEVT như kiến nghị trước đây) thuộc chức năng của các cơ quan liên quan. Vì vậy, đề nghị SEV có văn bản đề nghị Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Khoa học và công nghệ xác nhận trước khi thực hiện.

Bộ Tài chính trả lời để Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam biết, thực hiện./


Nơi nhận:

- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Bộ: Kế hoạch và đầu tư; Khoa học và công nghệ;
- Các đơn vị: Cục TCDN; Vụ PC; TCT; TCHQ; Vụ CĐKT;
- Cục thuế các tỉnh, thành phố: Bắc Ninh; Hà Nội; Thái Nguyên;
- Lưu: VT(2), CST (TN).

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ CHÍNH SÁCH THUẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Nguyễn Quốc Hưng



1 Năm 2010 SEV thực hiện dự án SEV1 doanh thu là 1,6 tỷ USD, năm 2012 khi thực hiện 02 dự án doanh thu đạt 12,9 tỷ USD, năm 2013 khi thực hiện 3 dự án doanh thu đạt 24,3 tỷ USD. SEVT doanh thu năm 2014 khi thực hiện dự án SEVT1 là 7,8 tỷ USD

2 Thời điểm kiến nghị này, Hansol đã được thành lập và hoạt động từ tháng 03/2013

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 15790/BTC-CST ngày 30/10/2015 về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng cho các dự án đầu tư tại Việt Nam của Tập đoàn Samsung do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.206

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.157.220
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!