TỔNG
CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1508/CT-TTHT
V/v: chính sách thuế
|
Thành
phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 02 năm 2018
|
Kính
gửi: Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Kim Hoàn Vũ
Địa chỉ: 100 đường A4, P 12, Q.Tân Bình, TP.HCM
Mã số thuế: 0301424549
Trả lời văn bản số 01/2018-KHV ngày
10/1/2018 của Công ty về chính sách thuế; Cục Thuế TP có ý kiến như sau:
Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 Điều 6 Thông
tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ trích
lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu
tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại doanh nghiệp quy định điều kiện, phương pháp lập dự
phòng nợ phải thu khó đòi:
“1. Điều kiện: là các khoản nợ phải
thu khó đòi đảm bảo các điều kiện sau:
- Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có
đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế,
khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối
chiếu công nợ và các chứng từ khác.
Các khoản không đủ căn cứ xác định là
nợ phải thu theo quy định này phải xử lý như một khoản tổn thất.
- Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ
phải thu khó đòi:
+ Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán
ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác.
+ Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh
toán nhưng tổ chức kinh tế (các công ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ
chức tín dụng..) đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang
làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật
truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.
2. Phương pháp lập dự phòng:
Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn
thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự
phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các
khoản nợ khó đòi nói trên. Trong đó:
- Đối với nợ phải thu quá hạn thanh
toán, mức trích lập dự phòng như sau:
+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải
thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.
+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải
thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải
thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.
+ 100% giá trị đối với khoản nợ phải
thu từ 3 năm trở lên.
- Đối với nợ phải thu chưa đến hạn
thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm
thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật
truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết... thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không
thu hồi được để trích lập dự phòng.
- Sau khi lập dự phòng cho từng khoản
nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ
vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh
nghiệp.”
Căn cứ Thông tư
số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị
gia tăng (GTGT):
+ Tại Khoản 1 Điều 5 quy định các
trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT:
“Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu
về bồi thường bằng tiền (bao gồm cả tiền bồi thường về đất và tài sản trên đất
khi bị thu hồi đất theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền), tiền
thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài
chính khác.
Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền
thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền
phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định.
Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền.
Trường hợp bồi thường bằng hàng hóa,
dịch vụ, cơ sở bồi thường phải lập hóa đơn và kê khai, tính, nộp thuế GTGT như
đối với bán hàng hóa, dịch vụ; cơ sở nhận bồi thường kê khai, khấu trừ theo quy
định.
Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận tiền
của tổ chức, cá nhân để thực hiện dịch vụ cho tổ chức, cá nhân như sửa chữa,
bảo hành, khuyến mại, quảng cáo thì phải kê khai, nộp thuế theo quy định.
…
Ví dụ 15: Công ty cổ phần Sữa ABC có
chi tiền cho các nhà phân phối (là tổ chức, cá nhân kinh doanh) để thực hiện
chương trình khuyến mại (theo quy định của pháp luật về hoạt động xúc tiến
thương mại), tiếp thị, trưng bày sản phẩm cho Công ty (nhà phân phối nhận tiền
này để thực hiện dịch vụ cho Công ty) thì khi nhận tiền, trường hợp nhà phân
phối là người nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ lập hóa đơn GTGT và tính
thuế GTGT theo thuế suất 10%, trường hợp nhà phân phối là người nộp thuế GTGT
theo phương pháp trực tiếp thì sử dụng hóa đơn bán hàng và xác định số thuế
phải nộp theo tỷ lệ (%) trên doanh thu theo quy định.”
+ Tại Khoản 21 Điều 4 quy định đối
tượng không chịu thuế:
“Chuyển giao công nghệ theo quy định
của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy
định của Luật sở hữu trí tuệ. Trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ, chuyển
nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối
tượng không chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng; trường hợp không tách riêng
được thì thuế GTGT được tính trên cả phần
giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao,
chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị.
Phần mềm máy tính bao gồm sản phẩm
phần mềm và dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật.”
Căn cứ Khoản 5 Điều 1 Thông tư số
26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế
giá trị gia tăng (GTGT):
“Sửa đổi gạch đầu
dòng thứ nhất Khoản 3 Điều 9 như sau:
“3. Các trường hợp không áp dụng mức
thuế suất 0% gồm:
- Tái bảo hiểm ra nước ngoài; chuyển
giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; chuyển nhượng
vốn, cấp tín dụng, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài; dịch vụ tài chính phái
sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông chiều đi ra nước ngoài (bao
gồm cả dịch vụ bưu chính viễn thông cung cấp cho tổ chức, cá nhân trong khu phi
thuế quan; cung cấp thẻ cào điện thoại di động đã có mã số, mệnh giá đưa ra
nước ngoài hoặc đưa vào khu phi thuế quan); sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên,
khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác; thuốc lá, rượu, bia
nhập khẩu sau đó xuất khẩu; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho cá nhân không đăng
ký kinh doanh trong khu phi thuế quan, trừ các trường hợp khác theo quy định
của Thủ tướng Chính phủ.
…”
Căn cứ Điều 4 Thông tư số
96/2015/TT-BTC ngày 22/5/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh
nghiệp (TNDN) sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC
(đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và
Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:
““Điều 6. Các khoản chi được trừ và
không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi không được trừ
nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ
các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên
quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ
hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng
hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế
GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền
mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
…
2. Các khoản chi không được trừ khi
xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
2.1. Khoản chi không đáp ứng đủ các
điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này.
…
b) Hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi
quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, không được bồi thường
thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Hồ sơ đối với hàng hóa bị hư hỏng do
thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, được tính vào
chi phí được trừ như sau:
- Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa
bị hư hỏng do doanh nghiệp lập.
Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa hư
hỏng phải xác định rõ giá trị hàng hóa bị hư hỏng, nguyên nhân hư hỏng; chủng
loại, số lượng, giá trị hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có) kèm theo bảng kê
xuất nhập tồn hàng hóa bị hư hỏng có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ
quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).
- Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ
chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).
c) Hồ sơ nêu trên được lưu tại doanh nghiệp
và xuất trình với cơ quan thuế khi cơ quan thuế yêu cầu.
…
2.19. Trích, lập và sử dụng các khoản
dự phòng không theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính về trích lập dự phòng: dự
phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự
phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng bảo hành sản phẩm,
hàng hóa, công trình xây lắp và dự phòng rủi ro nghề
nghiệp của doanh nghiệp thẩm định giá, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm toán
độc lập.
…”
Căn cứ các quy định trên:
1/ Trường hợp của Công ty theo trình
bày, các nhà cung cấp có chi khoản hỗ trợ doanh số bán hàng hoặc khoản thưởng
thêm khi Công ty đạt doanh số đã cam kết thì khi nhận tiền Công ty lập chứng từ
thu tiền, không phải lập hóa đơn.
2/ Trường hợp Công ty có ký hợp đồng
chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu của Công ty cho đối tác nước ngoài, nếu là
hoạt động chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí
tuệ thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
3/ Trường hợp năm 2018 Công ty có mua
chuyến du lịch để tặng khách hàng theo chương trình khuyến
mại khi doanh số của khách hàng đạt 300.000.000 đồng tích lũy từ ngày 01/7/2017 đến ngày 31/1/2018, khoản chi này phục vụ hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty và phù hợp với quy định của pháp luật về thương
mại, có hóa đơn, chứng từ hợp pháp (hóa đơn có giá trị từ
20 triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt) thì
được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
TNDN năm 2018.
4/ Trường hợp Công ty có phát sinh
các khoản nợ phải thu khó đòi thì chỉ những khoản nợ quá
hạn từ trên 6 tháng và đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư 228/2009/TT-BTC
mới được trích lập dự phòng theo mức trích quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư
số 228/2009/TT-BTC để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
TNDN.
5/ Đối với hàng hóa hết hạn sử dụng
nếu Công ty có đầy đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh hàng hết hạn sử dụng không
được bồi thường thì được lập hồ sơ, thủ tục theo quy định tại Khoản 4 Điều 6
Thông tư số 96/2015/TT-BTC nêu trên để tính vào chi phí được trừ khi xác định
thu nhập chịu thuế TNDN.
Cục Thuế TP thông báo Công ty biết để
thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được trích
dẫn tại văn bản này.
Nơi nhận:
- Như trên;
- P.KT4;
- P.PC;
- Lưu VT; TTHT.
103_326020Chung
|
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Nam Bình
|