Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Công văn 12568/BTC-CĐKT giải thích Thông tư 200/2014/TT-BTC chế độ kế toán doanh nghiệp

Số hiệu: 12568/BTC-CĐKT Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Đặng Thái Hùng
Ngày ban hành: 09/09/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Giải đáp một số nội dung Thông tư 200/2014/TT-BTC

Nhằm giải đáp một số nội dung của Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp (DN), ngày 09/9/2015, Bộ Tài chính ban hành Công văn 12568/BTC-CĐKT.

Theo đó, khi thực hiện chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 200 cần phải lưu ý các nội dung sau:

- Các DN có hoạt động bán hàng và mua hàng chủ yếu bằng ngoại tệ và thỏa mãn điều kiện sử dụng đồng ngoại tệ làm đồng tiền ghi sổ kế toán thì vẫn có thể được lựa chọn VNĐ làm đồng tiền ghi sổ kế toán mà không bắt buộc phải lựa chọn đồng ngoại tệ.

- DN được áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày 01/01/2015 để chuyển đổi lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 01/01/2015 trong phần thuyết minh BCTC do năm 2015 là năm đầu tiên áp dụng Thông tư 200 và không có yêu cầu hồi tố về vấn đề này.

Ngoài ra, Công văn này cũng giải thích thêm các nội dung về việc ghi nhận doanh thu, giá vốn của các giao dịch mua, bán, điều chỉnh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nội bộ; thuyết minh giá trị hợp lý và suy giảm giá trị; trích trước khoản giảm trừ doanh thu…

Xem chi tiết tại Công văn 12568/BTC-CĐKT ngày 09/9/2015.

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 12568/BTC-CĐKT
V/v: Giải thích nội dung Thông tư số 200/2014/TT-BTC

Hà Nội, ngày 09 tháng 09 năm 2015

 

Kính gửi:

- Công ty TNHH Deloitte Việt Nam
- Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
- Công ty TNHH KPMG Việt Nam
- Công ty TNHH PwC Việt Nam

Trả lời công văn không số ngày 26/6/2015 của các công ty kiểm toán Deloitte, E&Y, KPMG, PwC đề nghị giải thích rõ một số nội dung quy định tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính (sau đây gọi tt là Thông tư 200) về hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

1. Các doanh nghiệp có hoạt động bán hàng và mua hàng chủ yếu bằng ngoại tệ và thỏa mãn điều kiện sử dụng đồng ngoại tệ làm đồng tiền ghi sổ kế toán thì vẫn có thể được lựa chọn VNĐ làm đồng tiền ghi sổ kế toán mà không bắt buộc phi lựa chọn đồng ngoại tệ.

2. Doanh nghiệp được áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày 1/1/2015 để chuyển đổi lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 1/1/2015 trong phần thuyết minh BCTC do năm 2015 là năm đầu tiên áp dụng Thông tư 200 và không có yêu cầu hồi tố vấn đề này.

Việc chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng đồng ngoại tệ sang VNĐ được thực hiện tương tự như quy định tại VAS 10 và Thông tư 161/2007/TT-BTC khi chuyển đổi BCTC của công ty con ở nước ngoài. Không thể viện dẫn lí do phần mềm kế toán không đáp ứng được yêu cầu này thì gây khó khăn vì phần mềm chỉ được coi là công cụ hỗ trợ và khi chính sách kế toán thay đi thì công cụ hỗ trợ phải thay đổi theo để thực hiện đúng chính sách. Lưu ý rng quy định nêu trên của Thông tư 200 là hoàn toàn phù hợp với IAS 21 nên các doanh nghiệp cần phải chuyển đổi BCTC theo thông lệ quốc tế.

3. Về việc ghi nhận doanh thu, giá vốn của các giao dịch mua, bán, điều chuyển sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nội bộ

Ngoài Khoản 2 Điều 8 Thông tư 200 thì vấn đề này còn được quy định tại Điểm e Khoản 3.2 Điều 20 như sau: “e) Khi bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp, tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động và phân cấp của từng đơn vị, doanh nghiệp có th ghi nhận doanh thu tại thi điểm chuyển giao hàng hóa dịch vụ cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc hoặc tại thời điểm khi đơn vị hạch toán phụ thuộc bán hàng hóa, cung cp dịch vụ ra bên ngoài”.

Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên, việc ghi nhận doanh thu, giá vốn đối với các giao dịch mua, bán hàng giữa các đơn vị không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc trong nội bộ một doanh nghiệp là do doanh nghiệp quyết định mà không phụ thuộc vào hình thức chứng từ xuất ra là hóa đơn hay phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ. Quy định tại Điều 8 Thông tư 200 mang tính khuyến cáo, không mang tính bắt buộc.

4. Về thuyết minh giá trị hợp lý và suy giảm giá trị

- Về giá trị hp lý của các khoản đầu tư tài chính

Căn cứ quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 15 và Điểm a Khoản 1.2 Điều 45 Thông tư 200 thì khi xác định giá trị hợp lý của chứng khoán kinh doanh để trình bày trên thuyết minh BCTC, doanh nghiệp có thể căn cứ vào giá trị thị trường của các loại chứng khoán mà doanh nghiệp đang nắm giữ.

Đối với các khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị chưa niêm yết, giá trị hợp lý của các khoản đầu tư này được xác định dựa trên các kỹ thuật định giá. Trường hợp nếu giá trị hợp lý của các khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác không xác định được một cách đáng tin cậy thì doanh nghiệp giải trình lý do tại mục 2c phần VI về thông tin bổ sung cho khoản mục đầu tư tài chính trên thuyết minh BCTC.

- Về suy giảm giá trị của Bất động sản đầu tư

Tại Khoản 1.6 Điều 39 Thông tư 200 về bất động sản đầu tư (BĐSĐT) quy định “1.6. Doanh nghiệp không trích khấu hao đối với BĐSĐT nắm giữ chờ tăng giá. Trường hợp có bằng chứng chắc chắn cho thấy BĐSĐT bị giảm giá so với giá trị thị trường và khoản giảm giá được xác định một cách đáng tin cậy thì doanh nghiệp được đánh giá giảm nguyên giá BĐSĐT và ghi nhận khoản tn thất vào giá vốn hàng bán (tương tự như việc lập dự phòng đối với hàng hóa bất động sản)”.

Như vậy, việc đánh giá suy giảm giá trị chỉ phải thực hiện khi có dấu hiệu và bằng chứng chắc chắn. Nếu việc suy giảm giá trị của BĐSĐT không xác định được giá trị suy giảm một cách đáng tin cậy thì doanh nghiệp không ghi nhận khoản tổn thất do suy giảm giá trị của BĐSĐT nhưng cần thuyết minh và giải trình khác tại mục 12 phần VI về thông tin bổ sung cho khoản mục đầu tư tài chính trên thuyết minh BCTC.

5. Về hạch toán khoản chi phí hoàn nguyên môi trường

Thông tư 200 chỉ quy định việc trích trước chi phí hoàn nguyên môi trường và sử dụng tài khoản 3524 để kế toán. Mức trích, thời điểm bt đu và kết thúc việc trích... phải thực hiện theo cơ chế chính sách áp dụng cho từng ngành nghề, từng đơn vị. Ví dụ việc trích trước chi phí thu dọn mỏ của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam hoặc trích trước chi phí hoàn nguyên môi trưng của Tập đoàn Than và Khoáng sản phải thực hiện theo quy định cụ thể của pháp luật áp dụng cho từng ngành.

6. Khi tính EPS thì số trích quỹ khen thưởng, phúc lợi được tính của năm nào?

Theo Thông tư 200, khi tính EPS phải điều chỉnh đối với số đã hoặc sẽ trích quỹ khen thưởng, phúc lợi. Số trích quỹ khen thưởng, phúc lợi kỳ trước không được dùng để xác định EPS kỳ này. Khoản chênh lệch (nếu có) giữa s dự kiến trích của kỳ trước và số trích theo thực tế (có thể tại kỳ sau) được điều chỉnh vào EPS kỳ trước (báo cáo lại) và thuyết minh trên BCTC.

7. Các vấn đề về tỷ giá hối đoái

a) Về quy định áp dụng tỷ giá hối đoái cho các giao dịch liên quan đến ngoại tệ: Theo quy định tại Điều 69 Thông tư 200, doanh nghiệp phải sử dụng các loại tỷ giá hối đoái khác nhau liên quan đến các giao dịch bằng ngoại tệ. Nếu quy định chỉ áp dụng 1 loại tỷ giá hối đoái cho các loại giao dịch khác nhau sẽ không đúng với bản chất tài chính và nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh và doanh nghiệp sẽ gặp phải những vướng mắc sau:

- Theo quy định tại Thông tư số 103/2005/TT-BTC, một trong những tiêu chuẩn của phần mềm kế toán là phải có khả năng nâng cấp, có thể sửa đổi, bổ sung phù hợp với những thay đổi nhất định của chế độ kế toán và chính sách tài chính mà không ảnh hưởng đến cơ sở dữ liệu đã có. Thực tế cho thấy, đây không phải là vướng mắc của tất cả các doanh nghiệp (kể cả là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nưc ngoài) khi thực hiện quy định về tỷ giá hối đoái tại Thông tư 200 mà chỉ có một s doanh nghiệp có phần mềm kế toán chưa đáp ứng đưc tiêu chuẩn theo quy định.

- Việc đề nghị được áp dụng chỉ 1 tỷ giá hối đoái cho tất cả các loại giao dịch trong ngày sẽ gặp phải những vướng mc sau đây:

+ Việc áp dụng 1 loại tỷ giá duy nhất của 1 ngân hàng thương mại hoặc 1 t chức ban hành đáng tin cậy để kế toán không phản ánh đúng thực tế giao dịch vì doanh nghiệp giao dịch ngân hàng này mà áp dụng tỷ giá công bố của ngân hàng khác (mà mình không giao dịch) là không phù hp.

+ Nếu áp dụng tỷ giá bình quân liên ngân hàng như quy định trước đây (Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC) thì chỉ có tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ dẫn đến quy định tỷ giá áp dụng cho các đng tin khác sẽ bị vướng mc do phải quy đổi chéo nên giảm mức độ hợp lý của số liệu.

+ Nếu chỉ áp dụng theo tỷ giá mua hoặc tỷ giá bán của ngân hàng thương mại cho các giao dịch khác nhau sẽ là không phù hợp với thực tế. Ví dụ, đối với một giao dịch mua chịu hàng hóa, dịch vụ, doanh nghiệp phải ghi nhận một khoản nợ phải trả tương ứng với các khoản mục liên quan, khi trả nợ cho nhà cung cấp, doanh nghiệp phải mua ngoại tệ của ngân hàng theo tỷ giá bán do đó giao dịch này sẽ được ghi nhận theo tỷ giá bán ngoại tệ của ngân hàng. Ngược lại, doanh nghiệp thu tiền bán hàng bằng ngoại tệ, doanh nghiệp phải ghi nhận một khoản tiền tương ứng với khoản doanh thu bán hàng, theo quy định về quản lý ngoại hối, doanh nghiệp phải bán lại ngoại tệ cho ngân hàng để thu về bằng VNĐ theo tỷ giá mua.

+ Trong điều kiện tình hình tỷ giá biến động phức tạp như hiện nay, việc áp dụng 1 tỷ giá mua hoặc tỷ giá bán hoặc tỷ giá bình quân mua và bán không đảm bảo phản ánh đúng tình hình tài chính và chênh lệch tỷ giá hối đoái của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp mà có giao dịch phát sinh bằng ngoại tệ lớn.

b) Về việc đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ và việc sử dụng tỷ giá hối đoái của công ty con có công ty mẹ nước ngoài

- Việc đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ để ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái tại thời điểm lập BCTC thì việc kết chuyển lãi/lỗ về chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cũng sẽ thực hiện tại thi điểm lập BCTC, không phải chỉ là cuối năm tài chính (Do sơ suất Thông tư số 200 bị sai lỗi chính tả).

- Việc công ty con được sử dụng tỷ giá do công ty mẹ quy định để đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ chỉ áp dụng đối vi công ty con có công ty mẹ tại Việt Nam. Đối với công ty con có công ty mẹ ở nước ngoài thì chỉ áp dụng quy định này cho BCTC dùng để hợp nhất, không áp dụng đối vi BCTC công bố tại Việt Nam.

8. Các vấn đề về trái phiếu chuyển đổi

Thông tư 200 hướng dẫn 02 phương pháp ghi nhận và phân bổ chi phí phát hành trái phiếu nên:

+ Đối với trường hp chi phí phát hành trái phiếu được phân bổ theo phương pháp đường thẳng thì việc xác định giá trị hiện tại của dòng tin trong tương lai phải loại trừ chi phí phát hành trái phiếu (nên là du trừ).

+ Đối với trường hợp chi phí phát hành trái phiếu được phân b theo phương pháp lãi suất thực thì việc xác định giá trị hiện tại của dòng tin trong tương lai bao gồm cả chi phí phát hành (sẽ là dấu cộng).

Tuy nhiên, do suất nên Thông tư 200 chưa nói rõ sự khác biệt của 2 tình huống này. Đ nghị các công ty kiểm toán phối hp hướng dn rõ cho doanh nghiệp nhận biết sự khác biệt của 2 trường hp.

- Do trái phiếu phát hành luôn được xác định thành 02 cấu phần là cấu phần n gốc và quyền chọn. Nợ gốc luôn là giá trị hiện tại của khoản thanh toán trong tương lai (đã được chiết khấu dòng tiền) nên không còn khái niệm chiết khấu hoặc phụ trội nữa. Chiết khấu hoặc phụ trội chỉ áp dụng đối với trái phiếu thường.

- Do trái phiếu là công cụ tài chính được giao dịch trên thị trường và thường là các giao dịch đa phương nên thường chỉ phát sinh đối với các đơn vị có lợi ích công chúng. Vì vậy, việc hạch toán đối với chi phí phát hành trái phiếu cần tuân thủ ngay chuẩn mực kế toán quốc tế.

Đối với các khoản vay theo khế ước vay là song phương, nếu áp dụng phương pháp hạch toán tương tự chi phí phát hành trái phiếu sẽ chưa th phù hợp ngay với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Mặt khác, chi phí của khoản vay song phương thường nhỏ hơn chi phí phát hành trái phiếu. Do đó, đ đơn giản nên chế độ kế toán hiện nay mi chỉ yêu cầu hạch toán chi phí phát hành trái phiếu theo chuẩn mực kế toán, quốc tế. Trong tương lai có thể sẽ nhất thể hóa phương pháp kế toán chi phí liên quan trực tiếp đến khoản vay (chi phí thu xếp khoản vay ngoài lãi vay) của cả 2 hình thức vay nêu trên.

9. Các vấn đề về chi phí phải trả và dự phòng phải trả

- Theo Chuẩn mực kế toán quốc tế số 37 mà Thông tư 200 đã tiếp cận thì khoản dự phòng phải trả là khoản phải trả khi:

+ Người mua chưa đưc nhận dịch vụ cung cấp (công việc chưa được thực hiện);

+ Giá trị phải trả được xác định một cách đáng tin cậy nhưng chưa hoàn toàn chắc chắn;

+ Thi gian thanh toán nợ phải trả chưa xác định đưc một cách chắc chắn.

Vì vậy, trên tinh thn tiếp cận với IAS 37, Thông tư 200 đã quy định việc trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ theo yêu cu kỹ thuật của TSCĐ là nghĩa vụ hiện tại để đảm bảo tài sản có thể hoạt động được bình thường theo tiêu chuẩn thiết kế là khoản dự phòng phải trả do đáp ứng cả 3 yêu cu của Chuẩn mực quc tế. Đồng thời cũng không mâu thuẫn vi VAS 18 vì VAS 18 chưa đ cập vn đ này.

- Việc trích Quỹ phát triển khoa học công nghệ đưc thực hiện (mặc dù doanh nghiệp có thể lựa chọn) theo quy định của pháp luật (tức là có nghĩa vụ pháp lý) và đã đưc thực hiện từ năm 2009 theo quy định của Thông tư 244 nên quy định của Thông tư 200 là mang tính kế thừa (không phải là quy định mi) nên không trái với các Chuẩn mực kế toán Việt Nam.

10. Hướng dẫn lập BCLCTT

Theo quy định TK 242 bao gồm cả khoản trả trước một lần tiền thuê đất không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ vô hình. Xét về bản chất, dòng tiền trả trước một lần tiền thuê đất hay dòng tiền phát sinh từ việc mua quyền sử dụng đất có thời hạn đều là dòng tiền hoạt động đầu tư. Tuy nhiên nếu việc trả trước được thực hiện nhiều lần thì được phân loại là luồng tiền hoạt động kinh doanh. Do đó, chỉ tiêu “tăng, giảm chi phí trả trước” không bao gồm chênh lệch giữa số dư cuối kỳ với số dư đầu kỳ của tiền thuê đất trả trước một lần không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là TSCĐ vô hình (Thông tư 200 bị lỗi chính tả thiếu chữ “không”).

11. Hướng dẫn lập BCKQKD

- Thông tư 200 có lỗi chính tả là thừa chữ “BĐSĐT”. Chỉ có chênh lệch thu - chi về thanh lý, nhượng bán TSCĐ mi được trình bày là theo số thuần trên ở chỉ tiêu thu nhập khác còn doanh thu về BĐSĐT được trình bày ở chỉ tiêu doanh thu, không trình bày ở chỉ tiêu thu nhập khác.

12. Về chi phí trả trước

Đối với khoản mục chi phí trả trước thì việc phân loại ngắn hạn và dài hạn căn cứ vào kỳ hạn gốc của từng khoản chi phí trả trước mà không căn cứ vào kỳ hạn còn lại để phân loại ngắn hạn, dài hạn. (Không tái phân loại chi phí trả trước dài hạn thành ngắn hạn).

13. Về thuyết minh BCTC

Việc thuyết minh BCTC cũng có thể áp dụng khái niệm trọng yếu để quyết định thuyết minh. Do câu hỏi của quý công ty chưa rõ nên Bộ Tài chính chưa thể ý kiến. Cần lưu ý rằng khi áp dụng khái niệm trọng yếu thì phải thuyết minh trong phần “Những thông tin khác” tại mục IX.7 của TMBCTC.

14. Về ghi nhận doanh thu

Về nguyên tắc, doanh thu phải ghi nhận tương ứng vi nghĩa vụ đã phát sinh. Vì vậy doanh nghiệp không được ghi nhận doanh thu của hàng tặng, khuyến mại khi chưa giao hàng do chưa đảm bảo điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng và theo đó DN không được ghi nhận một khoản trích trước giá vn hàng bán đi với hàng tặng, khuyến mại.

15. Về trích trước khoản giảm trừ doanh thu

- Theo nguyên tắc thận trọng chỉ có thể trích trước chi phí mà không thể trích trưc khoản giảm trừ doanh thu vì nếu đã xác định được s doanh thu bị giảm trừ thì phải ghi nhận doanh thu theo số thuần ngay.

- Trường hợp kỳ trước bán hàng, kỳ sau mi phát sinh khoản giảm trừ doanh thu thì áp dụng chuẩn mực kế toán về các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán (Điều 81 Thông tư 200). Nếu khoản giảm trừ doanh thu thỏa mãn sự kiện sau ngày kết thúc kỳ kế toán thì được coi là sự kiện cần điều chỉnh và được điều chỉnh vào doanh thu kỳ bán hàng. Ngược lại, khoản giảm trừ doanh thu được điều chỉnh vào kỳ mà việc chiết khấu, giảm giá phát sinh.

16. Về TK 413

- Đối với giao dịch mua sắm tài sản hoặc thanh toán các khoản chi phí được thanh toán ngay bằng ngoại tệ (không qua TK phải trả) áp dụng theo tỷ giá mua (vì DN không phải chi tiền VNĐ đ mua ngoại tệ mà sử dụng ngoại tệ ở quỹ hoặc ngoại tệ là TGNH để thanh toán). Quy định này nhằm đảm bảo tài sản không ghi nhận cao hơn giá trị có thể thu hồi.

- Đối với giao dịch mua sắm tài sản hoặc các khoản chi phí phát sinh nhưng chưa trả tiền thì về doanh nghiệp ghi nhận khoản n phải trả theo tỷ giá bán của ngân hàng để đảm bảo nguyên tắc nợ phải trả không ghi nhận thấp hơn nghĩa vụ phải thanh toán.

17. Về Bất động sản đầu tư

Thông tư 200 không yêu cầu hồi tố nên giá trị khấu hao lũy kế của BĐSĐT nm giữ ch tăng giá trước đây vẫn được trình bày trong chỉ tiêu “Hao mòn lũy kế” và thuyết minh thành một dòng riêng trên TM BCTC (vì sẽ phù hợp với quy định tại đoạn 25 VAS 05 và Khoản 1.8 Điều 39 là việc chuyển đổi mục đích sử dụng BĐSĐT không làm thay đổi nguyên giá của BĐSĐT trong việc xác định giá trị hay để lập BCTC).

18. Thông tư 200 quy định doanh nghiệp phải ghi nhận tổn thất do suy giảm giá trị của BĐSĐT để phù hp với thông lệ quốc tế và khi BĐSĐT tăng tr lại thì doanh nghiệp được hoàn nhập tối đa bằng số đã ghi giảm trước đây.

19. Về tuân thủ Chế độ kế toán Việt Nam

Theo Thông tư 200 thì không bắt buộc sổ kế toán của DN phải có cột tài khoản đối ứng vì Thông tư cho phép doanh nghiệp được tự quyết định biu mẫu sổ kế toán miễn là doanh nghiệp phải phản ánh trung thực và hp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp.

20. Về thông tin so sánh trên BCTC

- Tại Điểm d Khoản 4.2 Điều 69 thì khoản lãi/lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái của giai đoạn trước hoạt động của các doanh nghiệp (theo Thông tư 179) chưa phân bổ hết trên TK 3387/242 đến trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thì phải kết chuyển toàn bộ số còn lại chưa phân b vào TK 515/635 ngay trong năm 2015 trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Việc kế toán trái phiếu chuyển đổi theo quy định của Thông tư 200 được thực hiện từ năm 2015 trở đi, đối với trái phiếu chuyn đổi đã phát hành từ những năm trưc không bắt buộc phải hồi tố để tính toán lại số dư.

21. Về vốn hóa chi phí lãi vay

- Theo quy định tại điểm g Khoản 1 Điều 54 Thông tư 200 quy định “Việc xác định chi phí lãi vay được vốn hóa phải tuân thủ Chuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay”. Việc vốn hóa lãi vay trong một số trường hợp cụ thể như sau: Đối với khoản vay riêng phục vụ việc xây dựng TSCĐ, BĐSĐT, lãi vay đưc vốn hóa kể cả khi thời gian xây dựng dưi 12 tháng”.

Thông lệ quốc tế không quy định cụ thể về thi gian đối với việc xây dựng tài sản dở dang là trên hay dưới 12 tháng nên để đảm bảo phản ánh đúng bản chất và phù hp với thông lệ quốc tế là TSCĐ, BĐSĐT thường không phải là các tài sản sản xuất hàng loạt như hàng tồn kho. Vì vậy Thông tư 200 quy định vốn hóa kể cả khi thi gian xây dựng của tài sản dưới 12 tháng.

Chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán doanh nghiệp đều do Bộ Tài chính ban hành, vì vậy theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì văn bản do cùng một cơ quan ban hành quy định về cùng 1 vn đ thì văn bản ban hành sau sẽ thay thế văn bản đã ban hành trước đó.

Trên đây là ý kiến trả lời của Bộ Tài chính, đề nghị Quý Công ty nghiên cứu thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lãnh đạo Bộ (để báo cáo);
- Vụ Pháp chế;
- Lưu: VT, Vụ CĐKT (8)

TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN




Đặng Thái Hùng

 

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------

No. 12568/BTC-CĐKT
Re: Clarification of Circular No. 200/2014/TT-BTC

Hanoi, September 9, 2015

 

To:

- Deloitte Vietnam Co., Ltd
- Ernst & Young Vietnam Co., Ltd
- KPMG Vietnam Co., Ltd
- PwC Vietnam Co., Ltd

The Ministry of Finance hereby responds to the official dispatch from Deloitte, E&Y, KPMG, and PwC dated June 26, 2015. The dispatch requested clarification regarding certain contents specified in Circular No. 200/2014/TT-BTC dated December 22, 2014, which provides guidelines for accounting policies for enterprises. In light of this, the Ministry of Finance provides the following comments:

1. Enterprises that mainly conduct sales and purchases in foreign currencies, and meet the requirements for using foreign currency as the accounting currency, still have the option to choose VND as the accounting currency, without the obligation of selecting a foreign currency.

2. Enterprises are allowed to apply the actual exchange rate on January 1, 2015 to convert undistributed after-tax profits on January 1, 2015 in the notes to the financial statement because 2015 is the first year of implementation of Circular No. 200 and there is no retroactive request on this matter.

The conversion of financial statements prepared in foreign currencies into VND is done in the same method as VAS 10 and Circular 161/2007/TT-BTC when converting financial statements of overseas subsidiaries. Attributing conversion difficulties to the accounting software's inability to meet requirements is not valid, as software is merely a supporting tool. When accounting policies change, supporting tools must change with them to ensure proper adherence to the updated policies. It is noted that the above provisions of Circular No. 200 are completely consistent with IAS 21, so enterprises need to convert financial statements according to international practices.

3. Recognition of revenue and cost of intra-company transactions in purchase, sale and transfer of goods and services

In addition to Clause 2, Article 8 of Circular No. 200, this matter is also specified at Point e, Clause 3.2, Article 20 as follows:  “e) When selling goods or providing services for affiliated units in the enterprise, according to operation and level in every unit, the revenue may be recognized either at the time in which the goods or services are transferred to dependent accounting units or at the time in which the dependent accounting units sell goods or services.”

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Notes regarding fair value and value decline

- Fair value of financial investments

When determining the fair value of trading securities for presentation in the notes to the financial statement, the enterprise may use the market value of securities it holds, as outlined in Point c, Clause 1, Article 15 and Point a, Clause 1.2, Article 45 of Circular No. 200.

As for equity investments in unlisted entities, their fair values are determined based on valuation techniques. If the fair value of the investments contributed as capital to another entity cannot be reliably determined, the enterprise shall provide an explanation in Section 2c, Part VI, pertaining to additional information to the financial investment item on the notes to the financial statement.

- Decline in the value of investment real estate

Clause 1.6, Article 39 of Circular No. 200 on investment property stipulates “1.6. Enterprises do not depreciate investment property held for capital appreciation. In case it is evident that the investment property falls against market fair value and the decrease is determined reliably, the decline in cost of the investment property and the loss shall be recorded to costs of goods sold (similarly to provision for properties held for sale)”.

Thus, the assessment of value decline must only be made when there are solid signs and evidence. If the decline in value of the investment property cannot be reliably determined, the enterprise will not record the loss due to such reason, but provide an explanation in Section 2c, Part VI, pertaining to additional information to the financial investment item on the notes to the financial statement.

5. Recording the environmental restoration cost

Circular No. 200 only stipulates the advance deduction of the environmental restoration cost and the use of account 3524 for accounting. The amount of deduction, the time of starting and ending the deduction... must comply with the mechanism and policy applicable to each industry and each unit. For example, the advance deduction for oilfield cleanup cost of PetroVietnam or the advance deduction for environmental restoration cost of Vinacomin must comply with the specific provisions of the law applicable to each individual industry.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



According to Circular No. 200, when calculating EPS, adjustments must be made to the amount already or to be deducted from the Commendation and Welfare Fund. The amount deducted from the Commendation and Welfare Fund in the previous period is not used to determine EPS in this period. The difference (if any) between the expected deduction of the previous period and the actual deduction (possibly in the next period) is adjusted to the EPS of the previous period (re-reported) and disclosed in the financial statement.

7. Exchange rate issues

a) Regulations on application of exchange rates to foreign currency transactions: According to Article 69 of Circular No. 200, enterprises must use different exchange rates related to foreign currency transactions. If a single exchange rate is applied to multiple types of transactions, it may not align with the specific financial nature and content of each transaction, leading to following potential issues for enterprises:

- Accounting software must meet the standard set forth in Circular No. 103/2005/TT-BTC by allowing for upgrades, modifications, and supplements that comply with changes in accounting regulations and financial policies, without disrupting existing databases. In fact, implementing regulations on exchange rates in Circular No. 200 does not pose a problem for most enterprises, including 100% foreign-invested ones. However, a few enterprises are facing challenges due to their accounting software not meeting the prescribed standards.

- The proposal to apply a single exchange rate to all types of intraday transactions will face the following problems:

+ The use of a single exchange rate from a commercial bank or reliable issuing organization for accounting purposes may not always provide an accurate depiction of the actual transaction. It is inappropriate for an enterprise to transact with one bank, yet use the exchange rate of another bank where the transaction did not take place. 

+ When following the interbank average exchange rate as per Decision No. 15/2006/QD-BTC, only the exchange rate of Vietnamese dong and the US dollar is used. However, determining exchange rates of other currencies can be challenging due to cross-exchange, which may affect data’s reasonableness.

+ If only the buying rate or selling rate of a commercial bank is applied to various transactions, it would create inconsistency with reality. For example, for a purchase on credit for goods or services, an enterprise must record a liability corresponding to related items. When repaying the debt to a supplier, the enterprise must purchase foreign currency from the bank at the selling rate, so the transaction will be recorded at the bank's of foreign currency selling rate. When an enterprise receives foreign currency from sales, it must record the corresponding sales revenue. Regulations on foreign exchange management require the enterprise to sell the foreign currency to a bank and receive Vietnamese Dong at the buying rate.

+ In the current complicated exchange rate situation, a single buying or selling rate, or even the average of both, may not provide an accurate reflection of the financial state and exchange rate discrepancies faced by enterprises, especially those whose transactions involve large foreign currencies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- When foreign currency monetary items are revaluated to recognize exchange rate differences at the time of preparation of the financial statement, the profit or loss resulting from exchange rate differences due to revaluation will be carried forward and reflected in the financial statements at the time of preparation, rather than solely at the end of the financial year due to typos in Circular No. 200.

- The subsidiary company's use of the exchange rate set by the parent company to re-evaluate foreign currency monetary items only applies to the subsidiary having a parent company in Vietnam. As for subsidiaries with overseas parent companies, this provision applies only to consolidated financial statements, not to financial statements published in Vietnam.

8. Convertible bond issues

Circular No. 200 guides 02 methods of recording and allocating bond issuance costs:

+ In case bond issuance costs are allocated using the straight-line method, the determination of the present value of future cash flows must exclude bond issuance costs (should be a minus).

+ In case bond issuance costs are allocated using the actual interest method, the determination of the present value of future cash flows includes bond issuance costs (should be a plus).

However, due to negligence, Circular No. 200 has not clearly stated the difference between these two situations. The audit firms are recommended to guide enterprises to clearly distinguish between the two cases.

- Because issued bonds are always determined into 2 components: principal and options. The principal is always the present value of the future payment (in which the cash flow is discounted), so there is no longer any concept of discount or premium. Discount or premium solely applies to ordinary bonds.

- Bonds, as financial instruments traded on the market and typically involving multilateral transactions, are generally relevant only to public interest entities Therefore, the accounting for bond issuance costs should immediately comply with international accounting standards.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



9. Issues of liabilities and provisions

- According to International Accounting Standard No. 37 which Circular No. 200 has approached, the provision is a liability that:

+ Buyer has not received the service provided (work has not been performed);

+ The liability amount can be reliably measured but is not completely certain;

+ The time for payment of the liability is uncertain.

Therefore, in light of IAS 37, Circular No. 200 stipulates that the advance for major repair of fixed assets according to the technical requirements of fixed assets as a current obligation to ensure that the assets can operate normally as design standards is the provision. Because it meets all 3 requirements of IAS. It also does not contradict VAS 18 because VAS 18 has not mentioned this issue.

- The deduction from the Science and Technology Development Fund is made (although enterprises can choose) in accordance with the law (i.e., has legal obligations) and has been done since 2009 in accordance with the Law on Science and Technology. The recent Circular No. 200 simply inherits and upholds this regulation, rather than introducing anything new. Thus, the Circular does not go against VAS.

10. Guidelines for preparation of cash flow statements

According to regulations, Account 242 includes a lump sum payment of land rent that cannot be recognized as an intangible fixed asset. In essence, the cash flow of lump sum payment of land rent or the cash flow arising from the purchase of land use rights for a definite term are categorized as cash flows from investment activities. However, if the payment is made in installments, it is classified as operating cash flow. Therefore, the item "increase and decrease in prepaid expenses" does not include the difference between the closing balance and the opening balance of the lump-sum payment of land rent which is not eligible for recognition as intangible fixed assets (Circular No. 200 has a misspelling of the word “khong” (no)).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Circular No. 200 has a spelling error that is the redundant word "BDSDT” (investment property). Only the difference between revenue and expenditure on liquidation and sale of fixed assets is presented as the above net amount in “other income” item, while revenue from investment property is presented in the “revenue” item, not in the “other income” item.

12. Prepaid expenses

Prepaid expenses are classified as short-term or long-term based on their original term, not their remaining term. It is important to note that long-term prepaid expenses should not be reclassified as short-term..

13. Notes to the financial statements

The notes to the financial statements can also apply the concept of materiality. The Ministry of Finance cannot respond to an unclear question. It should be noted that when applying the concept of materiality, it must be disclosed in the “Other information” section of Section IX.7 of the Notes to Financial Statements.

14. Revenue recognition

In light of the principle, revenue must be recognized in proportion to the incurred liability. Therefore, the enterprise cannot recognize revenue from gifts and promotions until they have been delivered as it does not meet the requirement for revenue recognition. Accordingly, the enterprise may not record a deduction from cost of goods sold for gifts and promotions.

15. Deduction in advance for sales deductions

- According to the principle of prudence, only expenses can be deducted in advance, not the sales deductions because if the number of sales to be deducted has been determined, the sales must be recognized at the net amount immediately.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



16. Account 413

- As for purchases of assets or expenses paid immediately in a foreign currency (not through the accounts payable), the bank’s buying rate shall apply (Because the enterprise does not have to spend VND to purchase foreign currency, as it can utilize the foreign currency fund or the foreign currency deposited for payments). This provision is intended to ensure that assets are not recognized above their recoverable value.

- As for asset purchase or incurred expenses whose payment has not yet been made, the enterprise shall record the liability at the bank's selling rate to ensure the principle that liabilities are not recognized lower than payable obligations.

17. Investment property

Circular No. 200 does not require retroactive application, so the accumulated depreciation of investment property held for capital appreciation is still presented in the entry “Accumulated depreciation” and disclosed in a separate line in the notes to financial statement (it is consistent with paragraph 25 of VAS No. 5 and Clause 1.8 Article 39 that the conversion of the use purpose of the investment property does not change the cost of the investment property in determining the value or preparing the financial statement).

18. Circular No. 200 stipulates that enterprises must record losses due to decline in value of investment property in line with international practices and when the investment property increases again, the enterprise is entitled to a maximum refund of the amount recorded in the previous decrease.

19. Compliance with the Vietnamese Accounting System

Circular No. 200 states that enterprises are not obliged to include a column of corresponding accounts in their accounting books. This is because the Circular grants flexibility to enterprises to choose the format of their accounting books, as long as they give a true and fair view of  their financial position.

20. Comparison in financial statements

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- The accounting for convertible bonds in accordance with Circular No. 200 shall be carried out from 2015 onwards. Convertible bonds issued in previous years are not required to apply retroactive regulations to recalculate the balance.

21. Capitalization of interest cost

- Pursuant to point g, Clause 1, Article 54 of Circular No. 200, "The determination of capitalized interest cost must comply with the VAS "Borrowing costs". The capitalization of loan interest in some specific cases is as follows:  As for a loan dedicated to the construction of fixed assets and investment property, the loan interest is capitalized even if the construction period is less than 12 months”.

International practice does not specify that the time for the construction of unfinished assets is over or under 12 months, so to ensure that it reflects the true nature and is consistent with international practices, fixed assets and investment property are usually not must be mass-produced assets such as inventories. Therefore, Circular No. 200 stipulates capitalization even if the construction period of the property is less than 12 months.

Accounting standards and corporate accounting regulations are both promulgated by the Ministry of Finance, so according to the Law on Promulgation of Legislative Documents, if there is any discrepancy between documents issued by the same agency regulating the same issue, the subsequent document will supersede the earlier document.

 

 

ON BEHALF OF MINISTER
DIRECTOR OF DEPARTMENT OF AUDIT AND ACCOUNTING REGULATION




Dang Thai Hung

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 12568/BTC-CĐKT ngày 09/09/2015 giải thích nội dung Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


31.744

DMCA.com Protection Status
IP: 18.223.32.230
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!