TỔNG
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
1104/TLĐ
|
Hà
Nội, ngày 13 tháng 9 năm 1996
|
CÔNG VĂN
CỦA TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM SỐ 1104/LTĐ NGÀY 13 THÁNG 9 NĂM
1996 HƯỚNG DẪN NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN KHI CHUYỂN DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN THEO NGHỊ ĐỊNH 28/CP NGÀY 7-5-1996 CỦA CHÍNH PHỦ
Ngày 7-5-1996
Chính phủ đã ban hành Nghị định 28/CP "về chuyển một số doanh nghiệp Nhà
nước thành công ty cổ phần" nhằm:
- Huy động vốn của
công nhân viên chức trong doanh nghiệp, cá nhân, các tổ chức kinh tế trong nước
và ngoài nước để đầu tư, đổi mới công nghệ, phát triển doanh nghiệp.
- Tạo điều kiện để
người góp vốn và công nhân viên chức trong doanh nghiệp có cổ phần, nâng cao
vai trò làm chủ thực sự, tạo thêm động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có
hiệu quả.
Để thực hiện Nghị
định 28/CP nói trên, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Công đoàn, Tổng liên
đoàn lao động Việt Nam hướng dẫn những nội dung công tác của các cấp công đoàn
như sau:
I- NHIỆM VỤ CỦA
CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ, NƠI TIẾN HÀNH CỔ PHẦN HOÁ
1- Tổ chức tuyên
truyền, giới thiệu chủ trương cổ phần hoá và nội dung của Nghị định 28/CP, các
văn bản hướng dẫn thực hiện của các bộ để công nhân viên chức hiểu rõ mục đích,
yêu cầu, hình thức cổ phần hoá; các quyền, lợi ích và trách nhiệm của người lao
đông nhằm tạo sự nhất trí để thực hiện chủ trương cổ phần hoá có kết quả.
2- Đồng chí Chủ tịch
hoặc Phó chủ tịch thay mặt Ban chấp hành công đoàn, tham gia vào ban cổ phần
hoá của doanh nghiệp, phân công các đồng chí uỷ viên Ban chấp hành và lựa chọn
một số đoàn viên có năng lực để tham gia vào các bộ phận giúp việc cho Ban cổ
phần hoá doanh nghiệp, tạo điều kiện để các đại diện thực hiện tốt nhiệm vụ được
giao.
3- Tham gia xây dựng
phương án cổ phẩn hoá, trong đó chú ý đến các vấn đề:
3.1- Kiểm kê tài sản,
xác định giá trị của doanh nghiệp, kể cả các tài sản thuộc sở hữu của Công đoàn
do Công đoàn quản lý, các tài sản có nguồn gốc từ quỹ phúc lợi; quỹ khen thưởng,
quỹ phúc lợi (bằng tiền) để chia cho người lao động mua cổ phiếu; chống thất
thoát tài sản của doanh nghiệp và tài sản của Nhà nước.
3.2- Kế hoạch tổ
chức sản xuất kinh doanh, sắp xếp lại lao động sau cổ phần hoá.
3.3- Xây dựng điều
lệ (dự thảo) của công ty cổ phần.
3.4- Xác định các
loại cổ phiếu: đối tượng và mức được cấp cổ phiếu để hưởng lợi tức; đối tượng
và mức được mua cổ phiếu trả chậm để đảm bảo cho đại diện của người lao động
tham gia Hội đồng quản trị và vai trò của Công đoàn là đại diện cho tập thể lao
động để bảo vệ các quyền, lợi ích của người lao động trong công ty cổ phẩn theo
quy định của pháp luật.
3.5- Các quyền, lợi
ích hợp pháp và chính đáng của người lao động có liên quan đến sự thay đổi về
quan hệ lao động trong và sau cổ phần hoá.
3.6- Hoàn chỉnh
các loại hồ sơ tài liệu cần thiết cho việc chuyển doanh nghiệp sang công ty cổ
phần.
4- Chủ động đề xuất,
sửa đổi, bổ sung các loại văn bản đã ký kết với giám đốc hoặc những quy định nội
bộ khác còn hiệu lực (thoả ước lao động tập thể, quy chế phối hợp công tác giữa
Công đoàn và giám đốc, các quy định khác ...) để thoả thuận với Hội đồng quản
trị công ty cổ phần theo đúng Luật công ty, Luật Công đoàn và Bộ luật lao động.
5- Chuẩn bị phương án tiếp nhận, quản lý, sử dung các tài sản, công trình phúc
lợi được bàn giao theo quy định của nội dung 2 tại khoản 5 Điều
10, của Nghị định 28/CP, với những nội dung chủ yếu sau đây:
5.1- Xác định giá
trị các tài sản được giao quản lý sử dụng.
5.2- Phương hướng
nhiệm vụ và cách thức tổ chức quản lý sử dụng có hiệu quả các tài sản, công
trình phúc lợi được giao.
5.3- Những đảm bảo
cần thiết về tài chính, bộ máy cho yêu cầu quản lý.
5.4- Các quyền,
trách nhiệm của người lao động trong công ty cổ phần và của cổ đông khác đối với
những tài sản, công trình phúc lợi do công đoàn quản lý.
5.5- Các quyền,
trách nhiệm của công đoàn trong công tác quản lý, sử dụng các tài sản, công
trình phúc lợi được giao.
5.6- Dự thảo quy
chế quản lý sử dung tài sản công trình phúc lợi do công đoàn quản lý để thảo luận
và thông qua trong đại hội công nhân viên chức.
6- Chủ động phối hợp
với Giám đốc (Hội đồng quản trị) để tổ chức đại hội công nhân viên chức bất thường,
phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp và hướng dẫn số 147/TLĐ ngày 3-2-1996 của
Đoàn Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam "hướng dẫn về tổ chức và hoạt
động của đại hội công nhân viên chức trong doanh nghiệp Nhà nước", tạo điều
kiện để người lao động thảo luận, góp ý kiến và quyết định những vấn đề liên
quan đến quyền, lợi ích của họ.
6.1- Quyết định
theo nguyên tắc đa số về các vấn đề:
- Quy chế về đại
diện của người lao động trong công ty cổ phần được hình thành từ cổ phần hoá
doanh nghiệp Nhà nước.
- Cử người đại diện
là cổ đông của công nhân viên chức trong doanh nghiệp tham gia Hội đồng quản trị
theo Luật công ty.
- Xác định tiêu thức
phân chia số dư quỹ khen thưởng và phúc lợi (bằng tiền); xác định đối tượng và
mức được hưởng cổ phiếu cấp, đối tượng và mức được mua cổ phiếu trả chậm cho
công nhân viên chức trong doanh nghiệp.
6.2- Thảo luận,
góp ý kiến về:
- Các nội dung của
phương án cổ phần hoá doanh nghiệp.
- Tham gia xây dựng
điều lệ công ty cổ phần.
- Các quyền, lợi
ích hợp pháp, chính đáng và những biện pháp bảo đảm cho người lao động trong và
sau cổ phần hoá, nhất là các vấn đề thuộc pháp luật lao động.
- Những nội dung
quy định tại điểm 5 của hướng dẫn này về quản lý, sử dụng tài sản quỹ phúc lợi.
7- Sau cổ phần hoá
Ban chấp hành công đoàn tiếp tục hoạt động cho đến hết nhiêm kỳ và có quyết định
mới của Công đoàn cấp trên trực tiếp, nội dung hoạt động cần tập trung vào những
vấn đề sau:
7.1- Triển khai sử
dụng các tài sản, công trình phúc lợi được giao để phục vụ công nhân viên chức.
7.2- Đề xuất các
hình thức biện pháp, đối tượng để đào tạo lại, đào tạo mới, nâng cao trình độ
nghề nghiệp, ổn định việc làm cho công nhân lao động.
7.3- Vận động người
lao động và các cổ đông khác xây dựng quỹ tương trợ để giúp thêm cho người bị mất
việc làm, gặp khó khăn sau cổ phần hoá.
7.4- Kiểm tra việc
thực hiện các chế độ đối với người lao động sau cổ phần hoá và xem xét ký lại hợp
đồng lao động, thoả ước lao động tập thể cho phù hợp với Bộ luật lao đông và Luật
công ty.
7.5- Tham gia giải
quyết những bất đồng giữa các đối tượng trong công ty cổ phần. Khi tham gia giải
quyết các vấn đề liên quan đến quan hệ lao động của người là cán bộ Công đoàn
(từ uỷ viên Ban chấp hành) cần dựa vào các điều khoản của Bộ luật lao động, Luật
Công đoàn, các văn bản hướng dẫn thi hành và các thoả thuận nội bộ còn hiệu lực.
7.6- Giải quyết
các vấn đề thuộc nội bộ Công đoàn.
II- NHIỆM VỤ CỦA
CÔNG ĐOÀN CẤP TRÊN CƠ SỞ
1- Căn cứ vào Nghị
định 28/CP ngày 7-5-1996 của Chính phủ, các văn bản hướng dẫn thi hành của các
Bộ và Tổng liên doàn để chỉ đạo, giúp đỡ Công đoàn cơ sở trước, trong và sau
khi chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần để thực hiện tốt các
nhiệm vụ nêu trên.
2- Phối hợp với Uỷ
ban nhân dân tỉnh, thành phố, Bộ, ngành trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện
Nghị định và các văn bản hướng dẫn, trong đó chú trọng mối quan hệ với cơ quan
lao động - thương binh và xã hội, tài chính.
3- Cử Chủ tịch hoặc
Phó Chủ tịch tham gia ban chỉ đạo cổ phần hoá đồng cấp; các Công đoàn tổng công
ty 91 còn phải trực tiếp tổ chức thực hiện những nhiệm vu nêu tại phần I của hướng
dẫn này, giúp cho các Công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp thành viên, nhất là với những
doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc trong quá trình chuẩn bị chuyển sang công ty cổ
phần.
4- Nắm tình hình,
phản ánh kịp thời về Tổng liên đoàn lao đông Việt Nam: những kết quả, kinh nghiệm,
vướng mắc và ý kiến đề xuất, kiến nghị trong quá trình tổ chức chỉ đạo, triển
khai thực hiện.
Cổ phần hoá doanh
nghiệp là công việc mới, nhiều khó khăn đòi hỏi phải có sự phấn đấu, phối hợp của
nhiều lực lượng cùng với sự đồng tình ủng hộ của đông đảo công nhân lao động,
đoàn viên Công đoàn. Toàn bộ hoạt động của Công đoàn trong quá trình cổ phần
hoá doanh nghiệp Nhà nước phải vừa đảm bảo đúng pháp luật, đúng quy định của
Chính phủ, dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, vừa phải bảo đảm các quyền, lợi
ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và tạo điều kiên để phát triển Công
đoàn ngày càng vững mạnh.
Tổng liên đoàn lao
động Việt Nam yêu cầu các liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành
nghề toàn quốc, các công đoàn Tổng công ty 91 và các Công đoàn cơ sở, nơi tiến
hành cổ phần hoá, thực hiện tốt các nhiệm vụ nêu trên, góp phần thúc đẩy cổ phần
hoá doanh nghiệp Nhà nước đi đúng hướng và đạt được mục tiêu đề ra.