Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Công văn 3940/BYT-KH-TC 2018 kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ngành y tế

Số hiệu: 3940/BYT-KH-TC Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Nguyễn Thị Kim Tiến
Ngày ban hành: 10/07/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3940/BYT-KH-TC

V/v hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH, đầu tư công, dự toán NSNN năm 2019 và kế hoạch tài chính NSNN 03 năm 2019 - 2021 ngành y tế

Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2018

 

Kính gửi: Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Căn cứ Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 24/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán NSNN năm 2019;

Căn cứ Công văn số 4028/BKHĐT-TH ngày 14/6/2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá giữa kỳ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công năm 2019;

Căn cứ Thông tư số 54/2018/TT-BTC ngày 08/6/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2019-2021;

Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đánh giá giữa kỳ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020; xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công, dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2019-2021 của ngành y tế với những yêu cầu và nội dung chủ yếu theo văn bản đính kèm.

Nội dung kế hoạch và dự toán nêu trên đề nghị gửi về Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch - Tài chính) trước ngày 25/7/2018 để tổng hợp, báo cáo các Ủy ban liên quan của Quốc hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.

Đề nghị các Sở Y tế tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương tổ chức thực hiện.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- UBND các tỉnh, thành phố;
- Bộ Tài chính; Bộ KH-ĐT;
- UBCVĐXH, UBTCNS của QH;
- Các Thứ trưởng;
- Các Vụ, Cục, Tổng cục, TTra, VP Bộ;
- Lưu; VT, KH- TC;

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Kim Tiến

 

HƯỚNG DẪN

ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ GIAI ĐOẠN 2016-2020, KẾ HOẠCH KINH TẾ-XÃ HỘI, ĐẦU TƯ CÔNG, DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2019, KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH - NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 03 NĂM 2019-2021 CỦA NGÀNH Y TẾ
(Ban hành kèm theo Công văn số 3940/BYT-KH-TC ngày 10/7/2018 của Bộ Y tế)

Căn cứ Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 24/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán NSNN năm 2019;

Căn cứ Công văn số 4028/BKHĐT-TH ngày 14/6/2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá giữa kỳ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công năm 2019;

Căn cứ Thông tư số 54/2018/TT-BTC ngày 08/6/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2019-2021;

Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đánh giá giữa kỳ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020; xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công, dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2019-2021 của ngành y tế với những yêu cầu và nội dung chủ yếu sau:

Phần I

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

A. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KT-XH NĂM 2018, GIAI ĐOẠN 2016-2018 VÀ KẾ HOẠCH CƠ CẤU LẠI NỀN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2026 - 2020 CỦA NGÀNH Y TẾ

I. Đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 và giai đoạn 2016-2018

Căn cứ các mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng phát triển ngành trong Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, Nghị quyết số 20/NQ-TW, Nghị quyết số 21/NQ-TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành TW khóa XII; các Nghị quyết của Chính phủ, các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ trong việc thực hiện kế hoạch hằng năm, các Sở Y tế đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của y tế địa phương; các tồn tại, hạn chế; phân tích các nguyên nhân khách quan và chủ quan trong các năm 2016, 2017, 2018. Đối với năm 2018, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch 6 tháng đầu năm, ước thực hiện cả năm 2018, đề xuất các giải pháp thực hiện trong những tháng cuối năm. Các nội dung chủ yếu cần được đánh giá như sau:

1. Mục tiêu

Giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh, dịch bệnh, góp phần tăng tuổi thọ, nâng cao các chỉ số sức khỏe cơ bản của người dân. Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế, tạo nền tảng vững chắc để phát triển hệ thống y tế công bằng, hiệu quả, chất lượng và bền vững, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2. Các chỉ tiêu cơ bản

Sở Y tế đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu y tế cơ bản được Quốc hội, Chính phủ giao cho toàn ngành y tế: (i) Số giường bệnh trên 10.000 dân; (ii) Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế và các chỉ tiêu cơ bản của ngành y tế dưới đây:

SỐ
TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Mục tiêu cả nước đến 2020

Mục tiêu của tỉnh/TP đến 2020

Mục tiêu cả nước năm 2018

Ước thực hiện 2018 của tỉnh, TP

1

Dân số trung bình

Triệu
người

<97,0

 

94,2

 

 

Trong đó: Dân số nông thôn

Triệu
người

<61,0

 

60,73

 

2

Tuổi thọ trung bình

Tuổi

74-75

 

73,6

 

3

Tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh

Số bé trai/100 bé gái

<115,0

 

114

 

4

Số giường bệnh/1 vạn dân (không tính giường của trạm y tế xã)

Giường

26,5

 

26

 

 

- Số giường bệnh công lập/ vạn dân

Giường

24,5

 

24,2

 

 

- Số giường bệnh tư/ vạn dân

Giường

2,00

 

1,8

 

5

Số bác sỹ/1 vạn dân

Bác sỹ

9-10

 

8,6

 

6

Tỷ suất chết của người mẹ trong thời gian thai sản trên 100.000 trẻ đẻ sống

Người

52,00

 

 

 

7

Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi

14,0

 

14,3

 

8

Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi

20,4

 

21,4

 

9

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (cân nặng theo tuổi)

%

12,0

 

12,8

 

10

Tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế (Theo QĐ 4667/QĐ- BYT)

%

80,0

 

72

 

11

Tỷ lệ trạm y tế xã, phường, thị trấn có bác sỹ làm việc

%

90,0

 

90

 

12

Tỷ lệ dân số tham gia BHYT

%

90,7

 

88,5

 

3. Các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu

3.1. Cung ứng dịch vụ y tế

3.1.1. Y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe ban đầu, nâng cao sức khỏe

Đánh giá việc thực hiện các chương trình, đề án, hoạt động về nâng cao sức khỏe và tầm vóc người Việt Nam như: tăng cường rèn luyện thể dục, thể thao, chế độ dinh dưỡng hợp lý, sữa học đường, bổ sung vi chất, nước sạch vệ sinh môi trường, công tác truyền thông giáo dục để thay đổi hành vi, lối sống có hại cho sức khỏe,...

Đánh giá công tác phòng chống dịch bệnh tại địa phương; tỷ lệ mắc và tử vong các dịch bệnh lưu hành so với cùng kỳ năm trước, các mục tiêu thuộc chương trình mục tiêu y tế - dân số, công tác tiêm chủng, tiêm chủng mở rộng... Kết quả triển khai các hoạt động dự phòng và kiểm soát các bệnh không lây nhiễm, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, y tế trường học, phòng chống bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích.

Đánh giá công tác phòng chống HIV/AIDS: tỷ lệ mắc mới so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng, tình hình điều trị ARV, điều trị bằng Methadone, cung cấp bơm kim tiêm, bao cao su cho người nghiện ma túy. Công tác quản lý an toàn thực phẩm: báo cáo số vụ, số mắc, tử vong do ngộ độc thực phẩm trên địa bàn; hoạt động nâng cao năng lực thanh tra chuyên ngành ATTP, truyền thông, phối hợp liên ngành, thanh tra kiểm tra, giám sát. Công tác quản lý môi trường, chất thải y tế.

Tình hình xây dựng và triển khai Kế hoạch chi tiết để thực hiện Đề án xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới theo Quyết định số 2348/QĐ-TTg và Chương trình hành động số 1379/CTr-BYT ngày 19/12/2017 của Bộ Y tế. Riêng các tỉnh, thành phố thực hiện mô hình điểm tại 26 trạm y tế xã giai đoạn 2018 - 2020 báo cáo tình hình thực hiện theo Hướng dẫn số 1383/HD-BYT ngày 19/12/2017 của Bộ Y tế. Tình hình triển khai Quyết định số 2559/QĐ-BYT ngày 20/4/2018 về Kế hoạch tăng cường thực hiện điều trị, quản lý tăng huyết áp, đái tháo đường, hen suyễn, dự phòng, phát hiện sớm ung thư... theo nguyên lý y học gia đình tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn giai đoạn 2018 - 2020. Tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế (theo từng nhóm trạm và tiêu chí ban hành tại Quyết định số 4667/QĐ-BYT ngày 07/11/2014) đến thời điểm 30/6/2018 và dự kiến đến 31/12/2018,

3.1.2. Khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, y học cổ truyền

Báo cáo tình hình cung ứng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại địa phương: số liệu về tổng số cơ sở y tế, số giường bệnh công lập và ngoài công lập, số lượt khám chữa bệnh, công suất sử dụng giường bệnh, số bệnh nhân chuyển tuyến, ...

Đánh giá việc thực hiện Đề án giảm quá tải bệnh viện giai đoạn 2013 - 2020, Đề án Bệnh viện vệ tinh, Đề án Luân phiên cán bộ y tế, Đề án Bác sĩ gia đình tại địa phương: phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh; chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới; thực hiện nghĩa vụ luân phiên; ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục trong khám chữa bệnh...

Kết quả thực hiện nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, đổi mới toàn diện thái độ, phong cách phục vụ của cán bộ y tế, lấy người bệnh làm trung tâm và hướng tới sự hài lòng của người bệnh, xây dựng cơ sở y tế “Xanh - Sạch - Đẹp”. Kết quả áp dụng Bộ Tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện, ban hành quy chế bệnh viện, triển khai khảo sát sự hài lòng người bệnh, thực hiện lộ trình liên thông kết quả xét nghiệm, chẩn đoán.

Báo cáo công tác khám chữa bệnh y học cổ truyền: số lượng cơ sở y học cổ truyền cả công lập và ngoài công lập, khoa/tổ y học cổ truyền trong bệnh viện đa khoa, phòng khám đa khoa, tỷ lệ khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền hoặc kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại...

3.1.3. Chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em, dân số và KHHGĐ

Đánh giá tình hình thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế tai biến sản khoa, chăm sóc trước, trong và sau sinh, tăng cường tiếp cận dịch vụ sức khỏe sinh sản có chất lượng: tỷ lệ tử vong bà mẹ, trẻ em, tỷ lệ phụ nữ đẻ được nhân viên y tế đã qua đào tạo đỡ, tỷ lệ phụ nữ có thai được khám thai 3 lần trong 3 thời kỳ thai sản, tỷ lệ bà mẹ và trẻ sơ sinh được chăm sóc sau sinh 42 ngày đầu sau đẻ...

Báo cáo công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình: tốc độ tăng dân số, mức sinh thay thế, sàng lọc trước sinh, sơ sinh, tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân, kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh,...

3.2. Phát triển nguồn nhân lực y tế, khoa học và công nghệ

Đánh giá tình hình nhân lực y tế địa phương cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu, tăng cường nhân lực y tế cho nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và một số chuyên khoa: số bác sĩ trên 10.000 dân, dược sĩ trên 10.000 dân, tỷ lệ thôn bản/tổ dân phố có nhân viên y tế hoạt động, tỷ lệ trạm y tế xã có bác sĩ làm việc... Kết quả hoạt động đào tạo nâng cao năng lực, phát triển đội ngũ nhân lực y tế; nghiên cứu khoa học công nghệ và ứng dụng các tiến bộ khoa học trong lĩnh vực y tế.

3.3. Thông tin y tế

Đánh giá khả năng đáp ứng đầy đủ, kịp thời, chính xác nhu cầu thông tin cho công tác quản lý, điều hành các hoạt động của ngành y tế; khả năng tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu, phổ biến thông tin y tế. Tình hình triển khai kế hoạch xây dựng hệ thống dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán BHYT.

3.4. Dược, trang thiết bị, công trình y tế

Đánh giá khả năng bảo đảm cung ứng đủ thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế và trang thiết bị y tế có chất lượng với giá cả hợp lý, đáp ứng nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân. Tình hình thực hiện quản lý, sử dụng thuốc và trang thiết bị đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả; Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020 theo Quyết định số 4041/QĐ-BYT ngày 07/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Các tỉnh, thành phố thực hiện thí điểm quản lý bán thuốc theo đơn, quản lý các nhà thuốc bằng công nghệ thông tin báo cáo kết quả thực hiện. Báo cáo tình hình đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở y tế, đặc biệt là các trạm y tế xã; tình hình sản xuất thuốc, trang thiết bị y tế trong nước tại địa phương.

3.5. Tài chính y tế

Đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết 18 và Nghị quyết 68 của Quốc hội: Tiếp tục tăng chi cho y tế với tốc độ tăng cao hơn tốc độ tăng chi bình quân chung của NSNN, dành tối thiểu 30% ngân sách y tế cho y tế dự phòng, sử dụng nguồn kinh phí do tính tiền lương vào giá để hỗ trợ người dân tham gia BHYT. Triển khai các giải pháp để mở rộng đối tượng tham gia BHYT, đặc biệt là người tham gia BHYT theo hộ gia đình, người làm nông, lâm, ngư và diêm nghiệp có mức sống trung bình theo Quyết định số 1167/QĐ-TTg ngày 28/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Đánh giá tình hình thực hiện cơ chế chính sách xã hội hóa, hợp tác công tư, phân loại và giao tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp; tình hình triển khai đấu thầu mua thuốc của địa phương. Kết quả triển khai Thông tư số 39/2017/TT-BYT ngày 18/10/2017 quy định gói dịch vụ y tế cơ bản cho tuyến y tế cơ sở: bảo đảm ngân sách, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, bố trí nhân lực để có đủ điều kiện cung cấp gói dịch vụ y tế cơ bản.

3.6. Quản trị hệ thống y tế

Tình hình thực hiện củng cố, hoàn thiện và ổn định bộ máy tổ chức của ngành y tế, trong đó có vai trò của y tế tư nhân, đối với tuyến tỉnh theo Thông tư liên tịch số 51/2015/TTLT-BYT-BNV của liên Bộ Y tế và Bộ Nội vụ, đối với tuyến huyện theo Thông tư số 37/2016/TT-BYT của Bộ Y tế, đối với tuyến xã theo Nghị định 117/2014/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 33/2015/TT-BYT của Bộ Y tế. Tình hình thực hiện cải cách hành chính, thanh tra, kiểm tra các hoạt động y tế, quản lý hành nghề y dược tư nhân.

II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NSNN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2018, ƯỚC THỰC HIỆN NĂM 2018 VÀ GIAI ĐOẠN 2016 -2018

Khi đánh giá tình hình thực hiện thu, chi NSNN năm 2018, phải dựa trên Dự toán NSNN năm 2018 đã được giao, ước thực hiện 6 tháng đầu năm, khả năng thực hiện 6 tháng cuối năm và các văn bản chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Tài chính liên quan đến NSNN năm 2018 để đánh giá thực hiện cả năm 2018, trong đó lưu ý:

1. Về đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ thu NSNN năm 2018 và giai đoạn 2016 - 2018:

1.1. Đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu sự nghiệp được giao năm 2018:

- Đánh giá thực hiện thu NSNN theo quy định của Luật NSNN năm 2015, không hạch toán vào NSNN các khoản thu phí, lệ phí đã chuyển sang giá dịch vụ theo quy định của Luật Phí và Lệ phí.

- Căn cứ kết quả ước thu phí, thu học phí, thu dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng, kiểm nghiệm mẫu thuốc, nguyên liệu làm thuốc, thu viện phí, BHYT, thu hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong 6 tháng đầu năm theo từng hoạt động, trên cơ sở đó ước thực hiện cả năm 2018. Trong đó lưu ý phân tích những nguyên nhân tác động tăng, giảm thu năm 2018 của đơn vị,.... những khó khăn, tồn tại và giải pháp để thực hiện tốt dự toán thu đã được giao.

- Đánh giá tác động của việc triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 và Thông tư số 02/2017/TT-BYT về giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh; Việc thanh toán vượt trần, vượt quỹ BHYT tại địa phương, tác động của Luật BHYT sửa đổi đến nguồn thu của các Bệnh viện (khám chữa bệnh ngoại trú vượt tuyến,..)- Đánh giá số dự kiến tiền lương thu được trong năm 2018 đã kết cấu trong giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo Thông tư số 37, Thông tư số 15/2018/TT-BYT, Thông tư số 02 (số đã thu được đến 30/6/2018, số dự kiến thu 06 tháng cuối năm).

1.2. Đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu 03 năm 2016-2018:

Trên cơ sở ước thực hiện cả năm 2018, đánh giá số thu sự nghiệp thực hiện từng năm của giai đoạn 2016-2018 của đơn vị; đánh giá những thuận lợi, khó khăn và kiến nghị giải pháp về cơ chế, chính sách, quản lý thu sự nghiệp trong thời gian tới.

2. Về nhiệm vụ chi đầu tư phát triển; Đánh giá tình hình thực hiện theo hướng dẫn tại Phần II- Đầu tư công quy định tại công văn này.

3. Về nhiệm vụ chi thường xuyên năm 2018:

3.1. Sở Y tế căn cứ vào định mức theo đầu dân, dân số từng vùng của địa phương để tính toán tổng chi sự nghiệp y tế theo quy định tại Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN năm 2017; so sánh, đối chiếu với tổng chi sự nghiệp y tế năm 2018 được HĐND thông qua và UBND cấp tỉnh giao để đánh giá việc thực hiện định mức chi sự nghiệp y tế theo đầu dân tại địa phương.

3.2. Đánh giá tình hình thực hiện dự toán NSNN 6 tháng đầu năm và dự kiến cả năm 2018 cho các đơn vị sự nghiệp y tế, các hoạt động y tế từ ngân sách địa phương (triển khai phân bổ, giao dự toán ngân sách, thực hiện dự toán,...):

- Đánh giá theo từng loại, khoản ngân sách được giao (khám, chữa bệnh; phòng bệnh, sự nghiệp y tế khác...), đánh giá tình hình thực hiện dự toán phải gắn liền với việc đánh giá mức độ hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ chuyên môn chủ yếu được giao trong năm 2018 để thấy rõ hiệu quả sử dụng ngân sách đã bố trí cho các hoạt động, các nhiệm vụ chi;

- Đánh giá việc triển khai thực hiện mua sắm thuốc tại các đơn vị, địa phương khi thực hiện đấu thầu mua sắm tập trung thuốc cấp quốc gia (số lượng, chủng loại...). Đánh giá việc triển khai thực hiện đấu thầu mua sắm tập trung cấp địa phương. Nêu rõ những khó khăn, thuận lợi và đề xuất kiến nghị trong quá trình triển khai.

- Đánh giá tình hình đảm bảo kinh phí thực hiện điều chỉnh tiền lương năm 2018 theo Nghị định số 72/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ, việc sử dụng nguồn thu và tiết kiệm 10% chi thường xuyên để thực hiện mức tiền lương cơ sở 1.390.000 đồng/tháng của năm 2018.

3.3. Báo cáo kết quả việc cắt giảm dự toán đối với các nhiệm vụ chi thường xuyên đã giao trong dự toán đầu năm nhưng đến ngày 30/6/2018 chưa phân bổ theo quy định tại Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ.

3.4. Đánh giá kết quả thực hiện giảm cấp chi thường xuyên đối với các đơn vị sự nghiệp y tế khi tính tiền lương vào giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 132/2017/TT-BTC ngày 15/12/2017 Quy định về tổ chức thực hiện dự toán NSNN năm 2018, trong đó có quy định: “Các địa phương lập phương án xác định phần ngân sách nhà nước năm 2018 dự kiến giảm chi hỗ trợ hoạt động thường xuyên đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập làm nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh theo lộ trình kết cấu các khoản chi trong giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh để thực hiện các nhiệm vụ: Mua và hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng theo quy định của Luật bảo hiểm y tế; thực hiện chính sách hỗ trợ người nghèo, đối tượng chính sách tham gia sử dụng dịch vụ y tế công lập; thực hiện chính sách tiền lương; tăng chi cho y tế dự phòng; tăng chi cho một số nội dung cấp bách khác của ngành y tế”. Từ đó xem xét việc địa phương thực hiện đã đúng theo hướng dẫn của Bộ Tài chính chưa?

3.5. Đánh giá tình hình thực hiện cơ chế tự chủ, cơ chế chính sách xã hội hóa, kết quả đạt được; tồn tại, nguyên nhân và giải pháp khắc phục:

- Kết quả thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015; Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện; trong đó lưu ý báo cáo, đánh giá cụ thể số đơn vị đã bảo đảm được chi thường xuyên, số đơn vị tự bảo đảm được một phần chi thường xuyên (đánh giá mức độ bảo đảm có tăng so với các năm trước hay không), số đơn vị do ngân sách bảo đảm chi thường xuyên; việc xây dựng và thực hiện phương án tự chủ về tài chính, xây dựng và thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, về việc tăng thu nhập và trích lập các quỹ.

- Đánh giá thực trạng cơ sở vật chất gắn với chất lượng khám chữa bệnh, chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học; yêu cầu đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị để nâng cao chất lượng dịch vụ và khả năng hợp tác đầu tư, xã hội hóa liên doanh, liên kết, huy động nguồn lực ngoài ngân sách theo Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 15/12/2014 của Chính phủ về một số cơ chế, chính sách phát triển y tế nhằm phát triển đơn vị; Nghị định 63/2018/NĐ-CP ngày 4/5/2018 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

- Tóm tắt những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động theo cơ chế tự chủ, việc xã hội hóa liên doanh liên kết lắp đặt trang thiết bị, đầu tư cơ sở hạ tầng theo hợp tác công tư của đơn vị.

3.6. Đánh giá kết quả thực hiện và những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ, cơ chế, chính sách và chế độ chi tiêu đồng thời kiến nghị các giải pháp khắc phục ngay trong năm 2018, gồm:

a) Đối với các chế độ chính sách

- Đánh giá việc triển khai thực hiện Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch, trong đó báo cáo cụ thể tình hình thực hiện chi trả phụ cấp thường trực, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật tại các cơ sở y tế, nguồn lực thực hiện chế độ: nguồn NSĐP tự cân đối, nguồn thu dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, nguồn thu sự nghiệp của cơ sở y tế và các khoản thu hợp pháp khác.

- Đánh giá việc quy định các phẫu thuật, thủ thuật được hưởng phụ cấp theo Thông tư số 50/2014/TT-BYT ngày 26/12/2014 của Bộ Y tế Quy định việc phân loại phẫu thuật, thủ thuật và định mức nhân lực trong từng ca phẫu thuật đã phù hợp chưa? Cần điều chỉnh như thế nào? Những khó khăn khi thực hiện chi trả bồi dưỡng phẫu thuật, thủ thuật vào giá dịch vụ y tế và đề xuất của đơn vị.

- Đánh giá việc chế độ tiền ăn cho bệnh nhân tâm thần và bệnh nhân phong theo quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật, Thông tư số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ.

- Đánh giá việc chi mua Bảo hiểm trách nhiệm trong khám bệnh, chữa bệnh theo Nghị định số 102/2011/NĐ-CP ngày 14/11/2011 của Chính phủ và Thông tư số 210/2015/TT-BTC ngày 30/12/2015 của Bộ Tài chính Quy định sử dụng nguồn ngân sách nhà nước mua bảo hiểm trách nhiệm trong khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập (tình hình triển khai thực hiện tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập thuộc địa phương quản lý, khả năng cân đối nguồn kinh phí thực hiện).

b) Đánh giá tình hình triển khai thực hiện Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi

- Đánh giá việc thông tuyến khám, chữa bệnh cho người bệnh có thẻ BHYT từ 01/01/2016, trong đó nêu cụ thể những thuận lợi, khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện;

- Đánh giá những khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thanh toán và tạm ứng BHYT năm 2017, năm 2018 của các cơ sở y tế.

- Đánh giá việc chi mua thẻ BHYT và hỗ trợ các đối tượng mua thẻ BHYT theo chế độ: Đánh giá theo các chỉ tiêu: số đối tượng của địa phương, số đối tượng đã được mua thẻ hoặc hỗ trợ mua thẻ, kinh phí đã bố trí (số liệu này có thể lấy từ BHXH tỉnh, thành phố nếu Sở Y tế không có), gồm:

+ Người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số

+ Người cận nghèo

+ Trẻ em dưới 6 tuổi

+ Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình

- Người dân ở các xã đảo, huyện đảo

- Đánh giá việc cân đối thu, chi quỹ BHYT tại địa phương nếu có.

c) Báo cáo, đánh giá tình hình thực hiện Đề án bệnh viện vệ tinh tại địa phương: Mức ngân sách địa phương đã bố trí để đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị cho các bệnh viện và khả năng đáp ứng nguồn nhân lực cho các bệnh viện vệ tinh thuộc phạm vi quản lý của địa phương.

4. Đánh giá thực hiện nhiệm vụ chi thường xuyên giai đoạn 2016 - 2018:

- Đối với các chương trình, đề án, nhiệm vụ có mục tiêu, kế hoạch triển khai diễn ra trong giai đoạn 2016 - 2020, đánh giá chi tiết từng quyết định giao nhiệm vụ, tổng kinh phí, phân kỳ thực hiện từng năm 2016 - 2020, số lũy kế đã thực hiện năm 2016-2018, những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị.

- Đánh giá tình hình thực hiện lộ trình tính đủ chi phí vào giá, phí dịch vụ sự nghiệp công; việc thực hiện tinh giản biên chế trong 3 năm 2016 - 2018 (% đã giảm được so với thời điểm 31 tháng 12 năm 2015); kinh phí thường xuyên đã giảm được trong 3 năm 2016 - 2018 (% đã giảm được so với thời điểm 31 tháng 12 năm 2015); tình hình tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập vào thời điểm 31 tháng 12 năm 2018 (so với thời điểm 31 tháng 12 năm 2015); những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị.

5. Đánh giá tình hình thực hiện 6 tháng đầu năm 2018; ước thực hiện cả năm 2018 và đánh giá giữa kỳ tình hình thực hiện Dự án, hoạt động thuộc Chương trình mục tiêu Y tế- Dân số giai đoạn 2016-2020:

Căn cứ các mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung hoạt động chủ yếu và kinh phí của các Dự án, hoạt động được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày 31/7/2017; trên cơ sở tình hình thực hiện kế hoạch và dự toán ngân sách năm 2016, 2017 và ước thực hiện kế hoạch, dự toán năm 2018, Sở Y tế đánh giá và báo cáo:

5.1. Đánh giá tình hình thực hiện 6 tháng đầu năm 2018; ước thực hiện cả năm 2018 và đánh giá giữa kỳ tình hình thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung hoạt động chủ yếu và kinh phí của các Dự án, hoạt động khách quan, trung thực (trong đó làm rõ các hoạt động và kinh phí do Trung ương tổ chức triển khai thực hiện, địa phương triển khai thực hiện); nêu ra các tồn tại, hạn chế; phân tích các nguyên nhân khách quan và chủ quan trong các năm 2016, 2017 và ước thực hiện 2018; Đối với dự án 1, dự án 3 và dự án 4 báo cáo tình hình ban hành/thực hiện các văn bản hướng dẫn, cơ chế phối hợp với các cơ quan được phân công chủ trì dự án và cơ quan được phân công chủ trì triển khai hoạt động thành phần thuộc chương trình.

5.2. Tình hình phân bổ và giao vốn thực hiện các Dự án, hoạt động thuộc Chương trình; tình hình huy động nguồn lực và lồng ghép các nguồn vốn, lồng ghép triển khai các chương trình mục tiêu, các chương trình, đề án khác.

- Đối với các chương trình/dự án thực hiện bằng cả nguồn vốn ngoài nước, thì báo cáo tình hình giải ngân chi tiết theo vốn viện trợ ODA, vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi và vốn viện trợ phi chính phủ nước ngoài, cơ chế tài chính và đề xuất kiến nghị (nếu có).

- Đánh giá khả năng cân đối ngân sách địa phương (NSĐP) và huy động cộng đồng để thực hiện các Dự án, hoạt động. Trường hợp mức huy động thấp so với dự kiến, làm rõ nguyên nhân, đồng thời đề xuất giải pháp để đảm bảo nguồn thực hiện các mục tiêu các Dự án, hoạt động. Trường hợp không có khả năng huy động thêm nguồn lực cần chủ động trình cấp có thẩm quyền lồng ghép, thu gọn mục tiêu.

5.3. Trên cơ sở ước thực hiện kế hoạch và dự toán chi năm 2018 và giai đoạn 2016-2020, đánh giá tình hình lũy kế thực hiện các dự án, hoạt động thuộc chương trình mục tiêu Y tế- Dân số giai đoạn 2016 - 2018 so với kế hoạch và tổng mức kinh phí giai đoạn 2016 - 2020 được phê duyệt.

5.4. Những kết quả đạt được, thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, nguyên nhân, giải pháp khắc phục và đề xuất kiến nghị.

6. Đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA và tình hình thực hiện các khoản viện trợ phi dự án: Đánh giá khả năng thực hiện kế hoạch và ước giải ngân vốn viện trợ, vốn vay nợ nước ngoài và vốn đối ứng 6 tháng đầu năm, so sánh với kế hoạch năm 2018 được duyệt, lũy kế tình hình thực hiện từ khi bắt đầu triển khai; Dự kiến các hoạt động có thể hoàn thành trong năm 2018 và ước tính khả năng giải ngân trong năm 2018; Phân tích các khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp để xử lý; Rà soát, đánh giá các hoạt động theo thiết kế không còn phù hợp với điều kiện thực tế và đề xuất điều chỉnh (kể cả điều chỉnh các hạng mục trong Báo cáo nghiên cứu khả thi nếu cần thiết) để tăng cường hiệu quả sử dụng vốn ODA.

7. Các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Nêu cụ thể các tồn tại, yếu kém của y tế địa phương và phân tích nguyên nhân đối với từng vấn đề tồn tại theo 6 hợp phần của hệ thống y tế như mục 2 nêu trên. Trong đó phân tích kỹ các tồn tại, hạn chế, nguyên nhân trong công tác y tế dự phòng và nâng cao sức khỏe, phát triển y tế cơ sở, lập hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân, việc quản lý, theo dõi, điều trị các bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế tuyến xã, về bảo hiểm y tế, về nhân lực, về đấu thầu...

III. CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CẦN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NHỮNG THÁNG CÒN LẠI NĂM 2018

Nêu các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm của địa phương cần tập trung chỉ đạo, thực hiện trong 6 tháng cuối năm để hoàn thành kế hoạch 2018.

B. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, DỰ TOÁN NSNN NĂM 2019, KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH - NSNN NĂM 2019- 2021 CỦA NGÀNH Y TẾ

I. Bối cảnh năm 2019

Nêu đặc điểm cơ bản của địa phương, tình hình sức khỏe và các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân địa phương.

II. Mục tiêu và các chỉ tiêu chủ yếu năm 2019

1. Mục tiêu chung

Giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh, dịch bệnh, góp phần tăng tuổi thọ, nâng cao các chỉ số sức khỏe cơ bản của người dân. Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế, tạo nền tảng vững chắc để phát triển hệ thống y tế công bằng, hiệu quả, chất lượng và bền vững, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2. Các chỉ tiêu y tế cơ bản

Căn cứ tình hình thực hiện công tác y tế 6 tháng đầu năm, khả năng thực hiện 6 tháng cuối năm 2018, ngành y tế đề xuất các chỉ tiêu y tế cơ bản cho năm 2019, cụ thể:

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

KH cả nước 2019

KH
tỉnh/TP
2019

1

Dân số trung bình

Triệu
người

95,20

 

 

Trong đó: Dân số nông thôn

Triệu
người

60,68

 

2

Tuổi thọ trung bình

Tuổi

73,7

 

3

Tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh

Số bé trai/100 bé gái

115,0

 

4

Số giường bệnh/1 vạn dân (không tính giường của
trạm y tế xã)

Giường

27,0

 

 

- Số giường bệnh công lập/vạn dân

Giường

25,0

 

 

- Số giường bệnh tư/vạn dân

Giường

2,0

 

5

Số bác sỹ/1 vạn dân

Bác sỹ

8,8

 

6

Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi

14,2

 

7

Tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi

20,7

 

8

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (cân nặng theo tuổi)

%

12,3

 

9

Tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế

%

76,0

 

10

Tỷ lệ trạm y tế xã, phường, thị trấn có bác sỹ làm việc

%

92,0

 

11

Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế

%

90,0

 

Ngoài các chỉ tiêu trên, các địa phương lập kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu theo Nghị quyết số 20-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, cụ thể là:

- Tỷ lệ tiêm chủng mở rộng;

- Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi;

- Tỷ lệ béo phì ở người trưởng thành;

- Chiều cao trung bình thanh niên 18 tuổi đối với nam, nữ;

- Tỷ lệ dân số được quản lý sức khỏe;

- Tỷ lệ trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện dự phòng, quản lý, điều trị một số bệnh không lây nhiễm;

- Số dược sĩ đại học, điều dưỡng trên 10.000 dân;

- Tỷ lệ hài lòng của người dân với dịch vụ y tế.

Các chỉ tiêu khác theo Quyết định số 3929/QĐ-BYT ngày 28/6/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Y tế triển khai Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, cụ thể là:

- Tỷ lệ phụ nữ đẻ được cán bộ y tế đỡ;

- Tỷ lệ nhiễm HIV mới được phát hiện hàng năm trên 100.000 dân;

- Số ca mắc mới lao trên 1.000 dân;

- Số ca mắc mới sốt rét trên 1.000 dân;

- Tỷ lệ tử vong do các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính;

- Tỷ lệ bao phủ các can thiệp điều trị cho người nghiện các chất ma túy;

- Tỷ lệ uống rượu bia ở mức có hại ở người trưởng thành;

- Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (15-49 tuổi) áp dụng biện pháp tránh thai hiện đại;

- Tỉ suất sinh tuổi vị thành niên (nhóm 15-19 tuổi) trên 1.000 phụ nữ ở nhóm tuổi tương ứng;

- Tỷ lệ nam giới sử dụng thuốc lá được chuẩn hóa theo tuổi trong những người từ 15 tuổi trở lên.

3. Các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2019

Căn cứ đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 nêu trên, các nhiệm vụ chủ yếu đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân quy định tại Chỉ thị số 13/CT-TTg dưới đây, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương để xây dựng nhiệm vụ và định hướng phát triển, giải pháp thực hiện của ngành, địa phương trong năm 2019:

“Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động mạng lưới y tế cơ sở, chăm sóc sức khỏe ban đầu, phát triển y tế chuyên sâu và y tế dự phòng. Tiếp tục triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh, tập trung giảm quá tải bệnh viện tuyến trên, phát triển y học cổ truyền, y tế ngoài công lập, đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực y tế. Chủ động, tích cực phòng, chống dịch bệnh, không để các dịch bệnh lớn xảy ra, từng bước thực hiện quản lý sức khỏe đến từng người dân và quản lý các bệnh mạn tính, bệnh không lây nhiễm tại y tế cơ sở. Tăng cường trách nhiệm và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, môi trường y tế. Tiếp tục thực hiện các giải pháp duy trì mức sinh thấp hợp lý, kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh. Bảo đảm cung ứng đủ về số lượng, an toàn về chất lượng thuốc, vắc xin, sinh phẩm và trang thiết bị y tế với giá cả hợp lý phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đổi mới cơ chế tài chính, mở rộng quyền tự chủ về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập; gắn việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế với lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân”

III. XÂY DỰNG DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2019

1. Mục đích yêu cầu:

- Năm 2019, là năm tiếp tục thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016-2020, là năm triển khai đồng bộ các Nghị quyết của Ban Chấp hanh Trung ương Khóa XII như Nghị quyết số 19-NQ/TW, số 20-NQ/TW, số 21-NQ/TW; tiếp tục triển khai Nghị quyết số 07-NQ/TW; là năm thứ 4 triển khai Nghị quyết số 25/2016/QH14 ngày 09/11/2016 của Quốc hội về kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm giai đoạn 2016-2020, Nghị quyết số 26/2016/QH14 ngày 10/11/2016 của Quốc hội về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020; có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và tài chính - ngân sách giai đoạn 2016-2020.

- Dự toán NSNN năm 2019 được xây dựng theo đúng các quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn Luật về quy trình, thời hạn, thuyết minh cơ sở pháp lý, căn cứ tính toán, giải trình; đảm bảo phù hợp với tiến độ thực hiện đến hết 31/12/2018 được phê duyệt; phải bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 và giai đoạn 2016-2020 của ngành y tế; gắn với các nhiệm vụ, hoạt động trọng tâm của đơn vị.

2. Xây dựng dự toán các khoản thu được để lại chi theo chế độ (học phí; giá dịch vụ y tế, giá dịch vụ y tế dự phòng, phí dịch vụ sự nghiệp công; phí, lệ phí và các khoản huy động đóng góp khác): Bộ Y tế xin lưu ý một số nội dung sau:

a) Đối với khoản thu học phí, dịch vụ y tế và các khoản thu dịch vụ sự nghiệp công (không thuộc danh mục phí, lệ phí theo quy định của Luật Phí và lệ phí), không là chỉ tiêu giao dự toán thu, chi NSNN cho các địa phương, nhưng phải lập dự toán riêng và xây dựng phương án sử dụng gửi cơ quan có thẩm quyền theo quy định. Các địa phương tiếp tục thực hiện cơ chế tạo nguồn từ nguồn thu này và các khoản thu khác được để lại chi để thực hiện cải cách tiền lương theo quy định.

b) Dự toán nguồn thu dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng, kiểm nghiệm mẫu thuốc, nguyên liệu làm thuốc, thuốc dùng cho người bệnh tại cơ sở y tế công lập sử dụng ngân sách nhà nước: Các địa phương căn cứ vào số thực hiện thu năm 2017, ước thực hiện năm 2018 để lập dự toán thu năm 2019, trong đó lưu ý việc dự kiến tăng thu do tác động việc điều chỉnh giá thu theo lộ trình của Nghị định số 16/2016/NĐ-CP.

c) Dự toán nguồn thu dịch vụ y tế và bảo hiểm y tế: Các địa phương căn cứ vào số thực hiện thu năm 2017, ước thực hiện thu năm 2018, kế hoạch chuyên môn và mức giá khám bệnh, chữa bệnh theo quy định; phân tích, đánh giá những yếu tố dự kiến tác động đến số thu năm 2019 để lập dự toán thu cho phù hợp và mang tính tích cực.

d) Dự toán chi các hoạt động sản xuất, dịch vụ (kể cả dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu): Sở Y tế hướng dẫn các đơn vị xây dựng chi tiết theo từng hoạt động dịch vụ, dự kiến số thu, chi phí, thuế phải nộp, chênh lệch thu - chi theo từng hoạt động. Riêng chi phí đề nghị phải tính đầy đủ và có thuyết minh cơ sở tính toán các khoản chi phí trực tiếp, các khoản chi gián tiếp, khấu hao TSCĐ, ... theo quy định. Dự kiến chi từ số chênh lệch thu, chi của các hoạt động này cho hoạt động chuyên môn của đơn vị.

3. Xây dựng dự toán chi đầu tư: thực hiện theo hướng dẫn tại Phần II- Đầu tư công quy định tại công văn này.

4. Xây dựng và phân bổ dự toán chi thường xuyên

4.1. Căn cứ và nguyên tắc để lập dự toán chi thường xuyên:

(i) Căn cứ các nhiệm vụ, mục tiêu cần đạt được theo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020 và của năm 2019, từ đó xây dựng dự toán để triển các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra.

(ii) Nghị quyết số 18/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân; “Tăng tỷ lệ chi ngân sách hàng năm cho sự nghiệp y tế, bảo đảm tốc độ tăng chi cho y tế cao hơn tốc độ tăng chi bình quân chung của ngân sách nhà nước. Dành ít nhất 30% ngân sách y tế cho y tế dự phòng”.

(iii) Căn cứ các văn bản, chế độ, chính sách về xây dựng và phân bổ dự toán 2018:

- Định mức phân bổ chi thường xuyên NSNN năm 2017 theo Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ (về chi sự nghiệp y tế theo tiêu chí dân số);

- Định mức phân bổ theo các tiêu chí bổ sung (đã được quy định chi tiết a,b,c,d khoản 2 Điều 9 mục II của Quyết định 46/2016/QĐ-TTg).

(iv) Dự toán chi của từng đơn vị sự nghiệp:

(a) Yêu cầu từng đơn vị sự nghiệp trực thuộc xây dựng dự toán để tổng hợp vào dự toán chung của ngành y tế địa phương.

(b) Các đơn vị sự nghiệp xây dựng dự toán trên cơ sở:

- Chức năng, nhiệm vụ giao: (ví dụ bệnh viện theo số giường bệnh, loại hình: đa khoa, chuyên khoa... ; phòng bệnh dựa trên biên chế, nhiệm vụ, tình hình dịch bệnh...)

- Các tiêu chuẩn, định mức chi;

- Tình hình thực hiện dự toán năm trước ;

- Khả năng ngân sách.

4.2. Nguyên tắc xây dựng dự toán chi thường xuyên 2019

(i) Dự toán chi phải được xây dựng trên cơ sở định mức phân bổ chi thường xuyên của NSNN và chính sách, chế độ cụ thể đã được cấp có thẩm quyền ban hành. Trong đó chi tiền lương, các khoản phụ cấp theo lương tính theo mức tiền lương cơ sở 1.390.000 đồng/tháng, các khoản trích theo lương (Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn) thực hiện theo Luật Bảo hiểm y tế, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Công đoàn, Luật Việc làm và các văn bản hướng dẫn.

(ii) Dự toán NSNN năm 2019 cần tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, tiết kiệm để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, thực hiện có hiệu quả các giải pháp thực hiện tiết kiệm đã đề ra; Dự toán chi mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản phải căn cứ quy định về tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo quy định; giảm tần suất và tiết kiệm tối đa kinh phí tổ chức lễ hội, nhất là lễ hội có quy mô lớn, hội thảo, khánh tiết ... sử dụng ngân sách; hạn chế bố trí kinh phí đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài, mua sắm ô tô và trang thiết bị đắt tiền; mở rộng thực hiện khoán xe ô tô công.

(iii) Lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh: Năm 2019, tiếp tục thực hiện mức giá theo Thông tư số 15/2018/TT-BYT ngày 30/5/2018, Thông tư số 02/2017/TT-BYT ngày 15/3/2017, giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đã tính các chi phí trực tiếp và tiền lương theo mức lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng (bao gồm các loại phụ cấp, trừ phụ cấp đặc thù theo Quyết định số 46/QĐ-TTg).

(iv) Kế hoạch lộ trình giảm số lượng người hưởng lương từ ngân sách theo Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương.

(v) Đến năm 2021 giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ NSNN cho các đơn vị so với giai đoạn 2011-2015 (thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW).

(vi) Phù hợp với khả năng ngân sách địa phương;

4.3. Xây dựng dự toán dự toán chi thường xuyên 2019

4.3.1 Dự toán chi thường xuyên của các đơn vị SNYT

a) Đối với các cơ sở y tế dự phòng, cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ y tế dự phòng (đơn vị làm nhiệm vụ ATVSTP, DS-KHHGĐ)...dự toán chi được xây dựng theo nguyên tắc của Thông tư số 09/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 26/02/2014 về quy định nội dung, nhiệm vụ chi y tế dự phòng (sau đây viết tắt là Thông tư số 09), gồm:

- Các khoản chi cho con người: chi tiền lương, tiền công, phụ cấp lương và các khoản đóng góp theo chế độ: Được xác định trên cơ sở số lượng vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền giao và tiền lương cơ bản, các loại phụ cấp, các khoản đóng góp theo chế độ, chính sách quy định hiện hành đối với đơn vị sự nghiệp công lập; được điều chỉnh trong trường hợp nhà nước điều chỉnh chính sách tiền lương, phụ cấp hoặc điều chỉnh số lượng vị trí việc làm của đơn vị.

- Các khoản chi vận hành và hành chính bảo đảm hoạt động thường xuyên của đơn vị (quy định tại khoản 2 Điều 3 của Thông tư số 09).

- Các khoản chi thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị (được quy định tại Khoản 3 Điều 3 của Thông tư số 09).

- Các khoản chi không thường xuyên về y tế dự phòng (được quy định tại Điều 4 của Thông tư số 09). Dự toán chi mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản phải căn cứ vào quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo quy định, Dự toán chi sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 92/2017/TT-BTC ngày 18/9/2017 Quy định việc lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí để thực hiện sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất.

b) Đối với các bệnh viện có nhiệm vụ chi đặc thù như nuôi dưỡng người bệnh phong, tâm thần: Đề nghị các địa phương căn cứ vào khoản 2, Điều 2 Thông tư số 36/2016/TT-BYT ngày 29/9/2016 của Bộ Y tế Quy định việc thực hiện cơ chế giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc và nuôi dưỡng người bệnh phong, tâm thần tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa phong, tâm thần của Nhà nước (sau đây gọi tắt là Thông tư số 36) để quyết định việc bổ sung đơn vị áp dụng thực hiện cơ chế giao nhiệm vụ theo quy định và áp mức chi của Thông tư số 36 cho các cơ sở khám chữa bệnh có nhiệm vụ chi đặc thù thuộc địa phương quản lý.

Trường hợp không áp dụng theo quy định của Thông tư, thì dự toán NSNN năm 2019 được xây dựng trên cơ sở tối thiểu bằng mức chi như năm 2018 cộng với các chế độ chính sách tăng thêm trong năm 2019 (nếu có), trượt giá của 2019.

c) Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: Hiện nay, tiền lương kết cấu trong giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của Thông tư số 15/2018/TT-BYT ngày 30/5/2018 và Thông tư số 02/2017/TT-BYT ngày 15/3/2017 được tính theo mức lương cơ sở là 1.150.000 đồng; giá dịch vụ khám, chữa bệnh chưa kết cấu chi phí quản lý. Đề nghị khi xây dựng dự toán NSNN năm 2019 phải thuyết minh cụ thể cơ sở tính toán nhu cầu kinh phí NSNN phải đảm bảo các khoản chi chưa kết cấu vào giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh gồm:

- Ngân sách nhà nước hỗ trợ phần chi phí chưa kết cấu trong giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:

+ Kinh phí điều chỉnh mức lương cơ sở từ mức 1.150.000 đồng lên 1.390.000 đồng; trường hợp năm 2019 nhà nước điều chỉnh mức lương cơ sở đề nghị tiếp tục hỗ trợ cho các cơ sở khám, chữa bệnh theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về nguồn cải cách tiền lương.

+ Chi các khoản phụ cấp theo quy định tại khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 15khoản 3 Điều 2 của Thông tư số 02.

+ Chi phí quản lý khi chưa được tính vào giá dịch vụ khám, chữa bệnh;

- Đề nghị tiếp tục bố trí kinh phí ngoài thường xuyên để chi sửa chữa lớn và mua sắm các tài sản cố định cần thiết cho cơ sở khám, chữa bệnh. Dự toán chi mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản phải căn cứ vào quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo quy định. Dự toán chi sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 92/2017/TT-BTC ngày 18/9/2017 Quy định việc lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí để thực hiện sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất.

4.3.2 Xây dựng dự toán chi và hỗ trợ chi mua thẻ BHYT:

a) Dự toán chi mua thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi; người thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ (ngoài định mức chi theo đầu dân quy định tại quyết định số 46): bằng số đối tượng X 4,5% 1.390.000 đồng X 12 (750.600 đ/người).

b) Dự toán chi hỗ trợ người thuộc hộ cận nghèo mua thẻ BHYT (ngoài định mức chi theo đầu dân quy định tại Quyết định 46/2016/QĐ-TTg nêu trên).

c) Dự toán chi hỗ trợ học sinh, sinh viên mua thẻ BHYT: bằng số đối tượng X mức hỗ trợ tối thiểu 30% (đối với gia đình không thuộc hộ cận nghèo, còn HS, SV thuộc hộ nghèo, cận nghèo đã được hỗ trợ theo mức của hộ nghèo, cận nghèo), mức đóng tối thiểu bằng 30% của 4,5% X 1.390.000 đ X 12 (tối thiểu khoảng 225.180 đ/HSSV).

d) Dự toán chi hỗ trợ người thuộc hộ thuộc gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình mua thẻ BHYT: bằng số đối tượng X mức hỗ trợ tối thiểu (30% của 4,5% X 1.390.000 đồng X 12) (khoảng 225.180 đ/người).

4.3.3 Dự toán chi các hoạt động y tế khác: Do Sở Y tế tổng hợp xây dựng:

a) Chi ứng dụng công nghệ thông tin cho các cơ sở y tế do địa phương quản lý: Sở Y tế hướng dẫn các đơn vị căn cứ vào nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin, vào tiến độ triển khai các dự án tại đơn vị để xây dựng dự toán chi ứng dụng công nghệ thông tin theo quy định hiện hành; trong đó phải thuyết minh rõ tình hình thực hiện các dự án ứng dụng CNTT trong thời gian vừa qua, nhu cầu 2016 (hạ tầng thông tin, phần mềm...), đề xuất nội dung và mức kinh phí 2019, đề xuất của đơn vị về nguồn vốn: Ngân sách nhà nước, từ ODA, từ các nguồn thu khác của đơn vị...để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét quyết định.

b) Chi hỗ trợ cán bộ y tế luân phiên theo Quyết định 14/2013/QĐ-TTg: Sở Y tế căn cứ vào các Đề án luân phiên cán bộ từ tỉnh xuống huyện, huyện xuống xã, nhận cán bộ luân phiên từ TW về tỉnh để xây dựng;

c) Kinh phí để bố trí cho Quỹ hỗ trợ KCB cho người nghèo theo Quyết định 14/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ và Thông tư liên tịch số 33/TTLT-BYT-BTC ngày 18/10/2013 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính hướng dẫn tổ chức thực hiện.

d) Kinh phí để thực hiện Đề án giảm quá tải bệnh viện theo Quyết định 92/QĐ-TTg của Thủ tướng: Sở Y tế căn cứ vào các đề án và cam kết của UBND tỉnh với các bệnh viện hạt nhân để xây dựng;

đ) Kinh phí để thực hiện chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng theo quy định gồm:

- Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi theo Thông tư số 35/2011/TT-BYT ngày 15/10/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, kinh phí để thực hiện theo quy định tại Thông tư số 21/2011/TT-BTC ngày 18/02/2011 của Bộ Tài chính;

- Chăm sóc sức khỏe định kỳ cho trẻ em theo quy định tại Thông tư 23/2017/TT-BYT ngày 15/5/2017 của Bộ Y tế hướng dẫn việc lập hồ sơ theo dõi sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ theo độ tuổi cho trẻ em; tư vấn chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng; đối với trẻ em là học sinh từ mầm non đến hết trung học cơ sở được kiểm tra sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ theo quy định tại Thông tư Liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Kinh phí và tổ chức chăm sóc sức khỏe người khuyết tật theo quy định tại Điều 21 của Luật người khuyết tật.

e) Dự toán một số khoản chi khác theo đặc thù của y tế địa phương (nếu có).

4.3.4. Dự toán chi cho y tế xã và y tế thôn bản: Chi cho y tế xã bao gồm 3 nội dung chính là chi cho cán bộ y tế xã, phụ cấp nhân viên y tế thôn bản và chi thường xuyên cho y tế xã.

- Chi lương và các khoản đóng góp của y tế xã được xây dựng trên cơ sở số lượng cán bộ y tế xã được giao, tiền lương, các khoản đóng góp, các loại phụ cấp theo chế độ, quy định...

Lưu ý việc xây dựng dự toán chi chế độ phụ cấp, trợ cấp theo Thông tư số 06/2010/TTLT-BYT-BNV-BTC ngày 22/3/2010 Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 64/2009/NĐ-CP ngày 30/7/2009 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Chi thường xuyên cho y tế xã: Sở Y tế căn cứ vào hoạt động thực tế, mức trang bị và khả năng ngân sách của địa phương để xây dựng, trình Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành định mức phân bổ ngân sách cho các trạm y tế xã để trạm y tế xã có kinh phí thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao về y tế - dân số...

- Chi phụ cấp cho nhân viên y tế thôn bản, bao gồm cả cô đỡ thôn bản được coi là nhân viên y tế thôn bản: Thực hiện theo Quyết định số 75/2009/QĐ-TTg ngày 11/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản và quy định của địa phương (nếu có).

4.3.5. Xây dựng dự toán chi Chương trình mục tiêu y tế - dân số năm 2019 và năm 2020

Căn cứ các mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung hoạt động chủ yếu, nội dung, mức chi quy định tại Thông tư số 26/2018/TT-BTC ngày 21/3/2018 của Bộ Tài chính; Sở Y tế có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hoạt động và dự toán kinh phí kèm theo mục tiêu, chỉ tiêu chuyên môn theo từng Dự án, hoạt động và kèm thuyết minh chi tiết chỉ tiêu, nhiệm vụ, nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ của từng dự án, nhiệm vụ cho từng năm 2019 và năm 2020 theo từng nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương, ngân sách địa phương gửi cơ quan quản lý dự án, chương trình để tổng hợp, phân bổ.

Sở Y tế có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài chính báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí đủ nguồn vốn từ ngân sách địa phương thực hiện Chương trình, phù hợp với chủ trương cơ cấu lại nguồn ngân sách nhà nước lĩnh vực y tế (giảm chi trực tiếp của ngân sách nhà nước cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; dành nguồn ngân sách địa phương để hỗ trợ người dân tham gia bảo hiểm y tế, tăng chi y tế dự phòng và thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách khác trong lĩnh vực y tế), bảo đảm các kinh phí thực hiện các nhiệm vụ thuộc nhiệm vụ chi ngân sách địa phương quy định tại khoản 7 Điều 1 Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày 31/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016 - 2020, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

4.3.6 Đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA (bao gồm vốn vay và viện trợ), nguồn vốn vay ưu đãi và viện trợ phi chính phủ nước ngoài:

Thực hiện lập dự toán ngân sách năm 2019 đầy đủ, theo đúng trình tự, quy định của Luật NSNN, Luật Quản lý nợ công và các văn bản hướng dẫn, các Nghị định của Chính phủ về quản lý đầu tư và XDCB, quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi, tiến độ giải ngân trong các văn kiện chương trình/dự án, hiệp định tài trợ đã ký kết và khả năng thực hiện trong năm 2019, trong đó chi tiết nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đối ứng theo các chương trình, dự án và theo tính chất nguồn vốn (đầu tư XDCB và kinh phí sự nghiệp) đồng thời chi tiết số kinh phí theo các phương thức thực hiện như: ghi thu - ghi chi NSNN, hỗ trợ trực tiếp NSNN nhằm hỗ trợ cân đối chung, hỗ trợ ngân sách ngành, lĩnh vực để thực hiện chương trình phát triển cụ thể.

Lập dự toán vốn đối ứng các Chương trình, dự án tương ứng theo tính chất nguồn vốn (XDCB, kinh phí thường xuyên; vốn đối ứng bằng hiện vật, vốn đối ứng bằng tiền) theo từng hạng mục, nội dung chi; trong đó căn cứ vào tiến độ triển khai phân định cụ thể phần vốn để chuẩn bị chương trình, dự án, phần vốn thực hiện chương trình, dự án. Phần vốn đối ứng để thực hiện các hoạt động của Ban quản lý chương trình, dự án (lương, thưởng, phụ cấp, văn phòng phẩm, phương tiện làm việc, chi phí hành chính) phải thuyết minh cụ thể cơ sở tính toán theo các chế độ chi tiêu tài chính hiện hành.

Các chương trình, dự án hỗn hợp cả vốn cấp phát từ NSNN và vốn cho vay lại, chủ chương trình, dự án phải lập, tổng hợp dự toán cho từng phần vốn.

Các chương trình, dự án, được thực hiện tại Bộ Y tế và các địa phương cùng tham gia, Ban Quản lý dự án trung ương lập dự toán chi từ nguồn vốn ngoài nước gửi Bộ Y tế tổng hợp và thuyết minh cơ sở phân bổ gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền quyết định.

Đối với các dự án chương trình, dự án ô, các cơ quan chủ Dự án thành phần có trách nhiệm xây dựng dự toán chi tiết kinh phí thực hiện dự án thành phần, gửi Bộ Y tế tổng hợp gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính chi tiết theo nguồn vốn, theo nhiệm vụ như các chương trình, dự án thông thường và theo Bộ, địa phương.

Lập dự toán chi từ nguồn vốn ngoài nước phải đảm bảo đúng, đủ và trong phạm vi hạn mức quy định tại Kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm quốc gia, Kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia.

4.4. Phân bổ và xây dựng định mức phân bổ ngân sách 2019

Sở Y tế phối hợp với Sở Tài chính tính toán, xây dựng và trình UBND, HĐND ban hành định mức phân bổ ngân sách năm 2019 cho các bệnh viện, cơ sở y tế dự phòng, trung tâm y tế huyện, trạm y tế xã... để làm cơ sở xây dựng và phân bổ dự toán 2019 theo đúng quy định, đảm bảo thực hiện đúng Nghị quyết số 18/2008/QH12 của Quốc hội và Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban chấp hành trung ương khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, trong đó khẳng định nhà nước tiếp tục tăng đầu tư cho công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, dành tối thiểu 30% ngân sách y tế cho y tế dự phòng, tăng cường đầu tư cho y tế để các trạm y tế xã thực hiện việc theo dõi, quản lý sức khỏe đến từng người dân và thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trên địa bàn.

- Trong việc phân bổ tổng mức chi cho y tế từ ngân sách địa phương: phải bảo đảm tối thiểu định mức theo đầu dân và các khoản phải cộng ngoài định mức theo đầu dân đã hướng dẫn trên, ngoài ra phải đảm bảo tốc độ tăng chi cho y tế cao hơn tốc độ tăng chi bình quân của ngân sách địa phương.

- Việc phân bổ ngân sách y tế cho các lĩnh vực chi: Trên cơ sở định mức phân bổ chi sự nghiệp y tế theo đầu dân và nhu cầu chi của địa phương để phân bổ chi phòng bệnh và chữa bệnh, trong đó cần ưu tiên ngân sách cho công tác phòng bệnh. Mức phân bổ ngân sách nhà nước của khối y tế dự phòng, bao gồm chi hoạt động thường xuyên của các đơn vị và chi phòng chống dịch bệnh phải đạt tối thiểu 30% tổng số ngân sách y tế hàng năm của địa phương tính theo đầu dân, không kể chi từ các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế do được ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương.

IV. CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NSNN 03 NĂM 2019- 2021

Năm 2019 là năm thứ hai đơn vị triển khai lập kế hoạch tài chính - NSNN 03; Căn cứ vào kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2018 - 2020 đã được rà soát, cập nhật vào thời điểm 31/3/2018 của các đơn vị làm cơ sở cho việc lập, xem xét, quyết định dự toán NSNN năm 2019.

1. Lập kế hoạch thu

Được lập trên cơ sở dự toán thu năm 2018 và mức tăng trưởng thu dự kiến cho năm 2019, năm 2020 và năm 2021. Tỷ lệ tăng trưởng thu dự kiến năm 2019, năm 2020, 2021 được xác định theo chính sách, chế độ thu hiện hành, đồng thời tính đến các yếu tố tác động từ việc điều chỉnh các giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh (Bộ Y tế dự kiến lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh như sau: năm 2019 thực hiện theo Thông tư số 15/2018/TT-BYT, số 02/2017/TT-BYT và dự kiến tính thêm yếu tố chi phí quản lý, từ năm 2020 sẽ tính thêm chi phí khấu hao).

2. Lập kế hoạch chi NSNN 03 năm 2019-2021:

- Dự toán chi NSNN sự nghiệp y tế 03 năm 2019 - 2021 phải đảm bảo theo nguyên tắc của Nghị quyết số 18/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân: “Tăng tỷ lệ chi ngân sách hàng năm cho sự nghiệp y tế, bảo đảm tốc độ tăng chi cho y tế cao hơn tốc độ tăng chi bình quân chung của ngân sách nhà nước. Dành ít nhất 30% ngân sách y tế cho y tế dự phòng”.

- Kế hoạch chi NSNN sự nghiệp y tế 03 năm 2019-2021 được lập trên cơ sở dự kiến dự toán chi NSNN năm 2019 và trần chi ngân sách năm 2020, năm 2021; đồng thời, xác định khả năng giảm chi thường xuyên của các đơn vị sự nghiệp y tế trong năm 2020, năm 2021 theo lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh nên trên để tăng chi cho y tế dự phòng, y tế cơ sở...

- Khi xây dựng dự toán, các đơn vị phải xây dựng kế hoạch lộ trình giảm số lượng người hưởng lương từ ngân sách theo Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương.

- Đến năm 2021 giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ NSNN cho các đơn vị so với giai đoạn 2011-2015 (thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW).

3. Lập kế hoạch chi các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA (bao gồm cả vốn vay và viện trợ), nguồn vốn vay ưu đãi và viện trợ phi chính phủ nước ngoài:

Căn cứ các Hiệp định vay nợ, thỏa thuận viện trợ đã ký với nhà tài trợ và cơ chế tài chính của chương trình, dự án; thực tế triển khai các năm 2016 - 2018; các đơn vị lập kế hoạch chi cho các chương trình, dự án năm 2019 - 2020, trong đó chi tiết vốn vay, vốn viện trợ không hoàn lại, vốn đối ứng của từng chương trình, dự án và phù hợp với tính chất sử dụng vốn (vốn ĐTPT và vốn sự nghiệp) theo các lĩnh vực chi tương ứng; cùng với các nguồn vay nợ khác, đảm bảo trong hạn mức vay trung hạn 2016 - 2020 đã được giao.

Đối với năm 2021, việc lập kế hoạch chi từ nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi, nguồn vốn viện trợ phi chính phủ nước ngoài tiếp tục theo các Hiệp định, thỏa thuận vay và cơ chế tài chính đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.

PHẦN II

KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG

A. ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG TRUNG HẠN GIAI ĐOẠN 2016-2020

1. Đánh giá tình hình thực hiện:

a) Kết quả đạt được:

- Tổng số vốn NSTW (bao gồm cả TPCP) được giao (bao gồm cả dự phòng 10% của địa phương) trong KH đầu tư công trung hạn (tính đến thời điểm báo cáo) cho ngành y tế trong đó đề nghị phân loại chi tiết theo nguồn vốn, ngành, lĩnh vực, chương trình.

- Tổng số dự án có trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn, phân theo nguồn vốn, ngành, lĩnh vực, chương trình; theo nhóm A, B, C; Số dự án đầu tư theo hình thức PPP.

- Số dự án dự kiến hoàn thành (hoặc đã hoàn thành) trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn;

- Số dự án khởi công mới trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn (trong đó, số dự án vừa khởi công mới vừa hoàn thành trong giai đoạn 2016-2020).

- Số vốn đã bố trí kế hoạch; số vốn đã giải ngân thực tế các năm 2016, 2017, ước giải ngân năm 2018, nhu cầu còn lại 02 năm 2019, 2020 (phân theo từng năm).

b) Đánh giá:

Khi đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi đầu tư, lưu ý đánh giá:

- Việc phân bổ, thẩm định, giao kế hoạch vốn cho các dự án theo các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

- Đối với các hạng mục, dự án đã hoàn thành: đánh giá tình hình lập, thẩm định và phê duyệt quyết toán; phân tích tình hình nợ đọng và kết quả xử lý nếu có, những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các dự án, năng lực tăng thêm như: số diện tích sàn (m2), các trang thiết bị lớn đưa vào sử dụng, số giường bệnh tăng thêm, các kỹ thuật mới được triển khai,... các yếu tố nêu trên đã tác động như thế nào đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn của các đơn vị thuộc Sở.

- Nguồn lực đầu tư huy động, nguồn ngân nhà nước so với kế hoạch đề ra để thực hiện các nhiệm vụ của ngành y tế;

- Công tác tổ chức thực hiện, các giải pháp thực hiện;

- Kết quả đạt được so với mục tiêu đã đặt ra trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, mặt tích cực;

- Những mặt còn hạn chế; khó khăn, vướng mắc; nguyên nhân và kiến nghị hướng giải quyết (bao gồm cả sửa đổi, bổ sung các quy định tại Luật Đầu tư công và các Nghị định hướng dẫn);

2. Đánh giá 02 năm còn lại của Kế hoạch đầu tư công trung hạn:

- Dự kiến khả năng giải ngân của từng dự án đã được giao của ngành y tế địa phương theo từng nguồn vốn, ngành, lĩnh vực, chương trình cho từng năm 2019, 2020.

- Tổng hợp kế hoạch giải ngân nguồn vốn NSTW (bao gồm cả TPCP) của từng năm 2019, 2020 (riêng năm 2019, phù hợp với hướng dẫn nêu tại mục 2 Phụ lục III kèm theo văn bản này).

B. LẬP KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CÔNG NĂM 2019

I. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2018

Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2018 gồm các nội dung sau:

1. Tình hình thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công 6 tháng đầu năm và ước thực hiện cả năm 2018 theo từng nguồn vốn: vốn ngân sách nhà nước (bao gồm vốn trái phiếu Chính phủ), vốn trái phiếu chính quyền địa phương và các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, vốn hỗ trợ đầu tư cho các cơ sở y tế tuyến tỉnh thuộc 2 chương trình mục tiêu y tế- dân số và chương trình mục tiêu hỗ trợ đầu tư phát triển y tế địa phương, vốn đầu tư cho các dự án thuộc các CTMTQG: nông thôn mới và giảm nghèo bền vững cho các trạm y tế xã, bệnh viện huyện, trung tâm y tế huyện (nếu có) và vốn đầu tư của các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP (nếu có).

2. Tình hình huy động các nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác phục vụ cho đầu tư phát triển.

3. Các kết quả đạt được, các khó khăn, vướng mắc và những tồn tại, hạn chế trong việc triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2018, trong đó làm rõ nguyên nhân của các khó khăn, vướng mắc và những tồn tại, hạn chế này.

4. Các giải pháp, kiến nghị để triển khai có hiệu quả kế hoạch đầu tư công trong những tháng cuối năm 2018.

II. Lập Kế hoạch đầu tư công năm 2019

1. Phạm vi: Các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, mở rộng các cơ sở y tế và mua sắm trang thiết bị y tế cho các cơ sở y tế do địa phương quản lý, gồm các bệnh viện, các trung tâm y tế, trạm y tế xã, các cơ sở y tế khác.

2. Về nguồn vốn: lập dự toán theo các nguồn vốn sau:

a) Vốn ngân sách nhà nước (bao gồm vốn trái phiếu Chính phủ):

b) Vốn trái phiếu chính quyền địa phương và các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương.

c) Vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.

d) Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước

e) Vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước:

g) Vốn hỗ trợ đầu tư cho các cơ sở y tế tuyến tỉnh thuộc 2 chương trình mục tiêu: chương trình mục tiêu y tế- dân số và chương trình mục tiêu hỗ trợ đầu tư phát triển y tế địa phương (cụ thể các nguồn đã được phê duyệt tại các Quyết định Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày 31/7/2017 phê duyệt Chương trình mục tiêu Y tế- Dân số giai đoạn 2016-2020 và Quyết định số 1267/QĐ-TTg ngày 25/8/2017 phê duyệt Chương trình mục tiêu đầu tư phát triển hệ thống y tế địa phương giai đoạn 2016-2020).

h) Vốn đầu tư cho các dự án thuộc các CTMTQG: nông thôn mới và giảm nghèo bền vững cho các trạm y tế xã, bệnh viện huyện, trung tâm y tế huyện (nếu có).

i) Lập kế hoạch đầu tư năm 2019 của các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP (nếu có).

2. Căn cứ để lập dự toán:

- Các mục tiêu về tăng cường cơ sở vật chất của hệ thống y tế địa phương: Như số trạm y tế xã đạt tiêu chí quốc gia, số giường bệnh trên 1 vạn dân cần đạt được, các cơ sở y tế cần phải đầu tư nâng cấp theo quy hoạch phát triển hệ thống y tế, quy hoạch mạng lưới khám, chữa bệnh, mạng lưới cơ sở y tế dự phòng của địa phương được duyệt.

- Các Quyết định phê duyệt dự án đầu tư của tỉnh.

- Các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn ODA theo cam kết mà địa phương phải bố trí vốn đối ứng.

3. Nguyên tắc xây dựng dự toán:

- Kế hoạch đầu tư công năm 2019 phải nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu và các định hướng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 của ngành y tế, phù hợp với hệ thống quy hoạch quốc gia; phù hợp với Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020 và kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 và phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới y tế; kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 của ngành y tế và đột phá xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ.

- Xác định rõ mục tiêu, thứ tự ưu tiên trong kế hoạch đầu tư công năm 2019 phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 đã được Quốc hội thông qua và khả năng cân đối các nguồn vốn đầu tư năm 2019; phù hợp với khả năng thực hiện và tiến độ giải ngân của từng dự án trong năm 2019. Đối với các dự án khởi công mới, chỉ bố trí vốn kế hoạch năm 2019 cho các dự án thật sự cần thiết đáp ứng đủ các điều kiện: (i) Đã được cấp có thẩm quyền giao kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020; (ii) Đến ngày 31 tháng 10 năm 2018 có quyết định đầu tư dự án theo đúng quy định của Luật Đầu tư công; (iii) Không bố trí vốn kế hoạch đầu tư công cho các dự án không thực hiện trình tự lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Việc xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2019 phải thực hiện theo các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách Nhà nước, Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công và các Nghị định khác hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư công và Luật Ngân sách Nhà nước, Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 24/5/2018 của Thủ tướng về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019.

Phần thứ ba

TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

1. Tổ chức thực hiện, chế độ báo cáo và kế hoạch đánh giá

1.1. Tổ chức thực hiện và chế độ báo cáo

1.2. Kế hoạch theo dõi và đánh giá

1. Đề xuất, kiến nghị

Các Sở Y tế nghiên cứu và đề xuất các giải pháp, các kiến nghị cụ thể với Bộ, với UBND và Hội đồng nhân dân để hoàn thành nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018; kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, đầu tư công và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019, kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2019-2021.

Phần thứ tư

PHỤ LỤC

Các mẫu biểu liên quan quy định tại:

- Công văn số 4028/BKHĐT-TH ngày 14/6/2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá giữa kỳ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư công năm 2019;

- Thông tư số 54/2018/TT-BTC ngày 08/6/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2019-2021.

- Thông tư số 03/2017/TT-BKHĐT ngày 25/4/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về quy định chế độ báo cáo việc lập, theo dõi và đánh giá thực hiện kế hoạch đầu tư công.

- Đối với dự toán năm 2019: áp dụng mẫu biểu quy định tại Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP (trong đó lưu ý, các lĩnh vực sự nghiệp áp dụng mẫu biểu số 12.1 đến 12.5).

- Đối với kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2019 - 2021 : áp dụng các mẫu biểu từ số 01 đến số 06 và mẫu biểu từ số 13 đến số 19 ban hành kèm theo Thông tư số 69/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 3940/BYT-KH-TC ngày 10/07/2018 hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công, dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 và kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 03 năm 2019-2021 ngành y tế do Bộ Y tế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.189

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.25.74
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!