Kính
gửi: Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Trong thời gian vừa qua, tình
trạng lợi dụng dịch vụ bưu chính để vận chuyển hàng lậu, hàng cấm, hàng giả,
hàng nhái, hàng không có nguồn gốc, xuất xứ có diễn biến phức tạp; lập chi nhánh,
văn phòng đại diện nhưng doanh nghiệp không thông báo cho Sở Thông tin và Truyền
thông tại địa phương; Giảm giá, khuyến mại vượt mức quy định, cạnh tranh không
lành mạnh gây mất ổn định thị trường; Tình trạng xin cấp giấy phép bưu chính hiện
không còn cung cấp dịch vụ hoặc mục đích là để phương tiện vận chuyển được đi
vào các tuyến phố cấm hoặc trong giờ ưu tiên, hoặc nhằm tránh sự kiểm tra, kiểm
soát của các cơ quan quản lý nhà nước.
Nhằm chấn chỉnh tình trạng nêu
trên, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, đảm bảo an toàn, an ninh trong hoạt
động cung cấp dịch vụ, Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu các Sở Thông tin và
Truyền thông xây dựng kế hoạch, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai
thanh kiểm tra hoạt động cung cấp dịch vụ bưu chính, cụ thể như sau:
1. Rà soát,
chấn chỉnh hoạt động của doanh nghiệp bưu chính tại địa phương:
a) Thực hiện rà soát các doanh
nghiệp bưu chính có các biểu hiện sau:
- Doanh nghiệp có giấy phép bưu
chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động dịch vụ bưu chính nhưng không cung
cấp dịch vụ.
- Doanh nghiệp lợi dụng giấy
phép bưu chính để di chuyển vào các tuyến phố cấm hoặc giờ ưu tiên của chính
quyền địa phương, tập trung rà soát các doanh nghiệp có ngành nghề đăng ký kinh
doanh là vận tải, logistics, kho vận bến bãi, bốc xếp hàng hóa, vận chuyển thực
phẩm, dịch vụ ăn uống, khách sạn, nhà hàng, v.v…
- Doanh nghiệp bưu chính không
thực hiện báo cáo định kỳ theo quy định.
b) Cách thức xử lý:
Sau khi rà soát, lập danh sách,
các Sở Thông tin và Truyền thông mời doanh nghiệp có một trong các biểu hiện
trên đến Sở làm việc để làm rõ.
Trường hợp sau 01 năm kể từ
ngày được cấp giấy phép, văn bản xác nhận thông báo hoạt động dịch vụ bưu chính
nhưng không triển khai cung ứng dịch vụ hoặc thực tế không còn cung cấp dịch vụ,
Sở Thông tin và Truyền thông đề nghị doanh nghiệp nộp lại giấy phép bưu chính,
văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính đã được cấp.
Danh sách doanh nghiệp được Bộ
cấp giấy phép bưu chính và văn bản xác nhận thông báo được đăng tải tại địa chỉ:
https://mic.gov.vn/solieubaocao/Pages/TinTuc/132368/Danh-sach-cac-
doanh-nghiep-da-duoc-cap-phep--xac-nhan-thong-bao-hoat-dong-buu-chinh. html.
c) Thời gian thực hiện rà soát:
Từ ngày 20/10/2023 đến ngày
30/11/2023.
2. Xây dựng
và triển khai Kế hoạch thanh, kiểm tra các doanh nghiệp bưu chính tại địa
phương:
a) Các địa phương cần thực hiện
thanh tra, kiểm tra:
- 14 Sở Thông tin và Truyền
thông, bao gồm: các Sở đã có ý kiến về bất cập tại cuộc họp giao ban quản lý
nhà nước ngày 11/9/2023, các Sở có địa bàn quản lý rộng, giáp biên giới (Lạng
Sơn, Nam Định, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc
Ninh, Bắc Giang, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng) chủ động xây
dựng kế hoạch, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thanh tra, kiểm
tra hoạt động cung cấp dịch vụ bưu chính tại địa phương.
- 49 Sở còn lại trên cơ sở đánh
giá tình hình vi phạm trên địa bàn để quyết định việc thanh tra.
b) Nội dung thanh tra, kiểm
tra:
- Thỏa thuận cung cấp dịch vụ
giữa doanh nghiệp và người sử dụng, trong đó tập trung nội dung về trách nhiệm
kê khai, kiểm soát thông tin về nội dung hàng hóa, bưu kiện.
- Việc thực hiện quy định về
các loại hàng hóa, bưu kiện cấm vận chuyển; quy trình, tổ chức hoạt động kiểm tra
nội dung gói, kiện hàng hoá trước khi chấp nhận cung cấp dịch vụ; giải quyết
khiếu nại, tranh chấp, bồi thường thiệt hại cho người sử dụng dịch vụ; việc xử
lý trách nhiệm, tổ chức, cá nhân có liên quan để xảy ra tình trạng vi phạm pháp
luật trong việc kiểm tra, vận chuyển hàng hóa, bưu kiện bị cấm.
- Hoạt động phối hợp với các lực
lượng quản lý thị trường, hải quan, công an thanh tra, xử lý vi phạm đối với
các trường hợp vận chuyển hàng lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng nhái, v.v…
- Việc đăng ký, kê khai giá cước,
công khai giá cước dịch vụ bưu chính; khối lượng của bưu kiện, tính cước, áp dụng
giá cước so với bảng giá cước đã thông báo với Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Việc thực hiện các chương
trình khuyến mại, giảm giá theo quy định về hoạt động xúc tiến thương mại.
- Việc thành lập chi nhánh, văn
phòng đại diện, nhượng quyền thương mại của doanh nghiệp trên địa bàn.
- Việc tuân thủ quy định về quản
lý, lưu trữ và bảo đảm an toàn thông tin người sử dụng dịch vụ…
c) Thời gian thực hiện thanh,
kiểm tra: Từ ngày 20/10/2023 đến 30/11/2023.
3.
Thanh tra Bộ chủ trì, phối hợp với Vụ Bưu chính thanh
tra đối với Công ty TNHH giao hàng Flex Speed (có sàn thương mại điện tử
Lazada).
4. Báo cáo
kết quả rà soát, thanh tra, kiểm tra:
Các Sở Thông tin và Truyền
thông chỉ đạo các cơ quan báo chí tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, công khai kết
quả xử lý vi phạm trong quá trình rà soát, thanh kiểm tra. Sau khi kết thúc,
các Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp số liệu, báo cáo kết quả về Bộ Thông
tin và Truyền thông (qua Thanh tra Bộ) trước ngày 15/12/2023 (bản file báo cáo
gửi về địa chỉ thư điện tử [email protected]), bao gồm các nội dung sau
đây:
- Đánh giá chung kết quả của đợt
thanh kiểm tra.
- Danh sách các doanh nghiệp nộp
lại giấy phép hoặc bị thu hồi giấy phép bưu chính.
- Danh sách các doanh nghiệp bị
xử phạt vi phạm hành chính, hành vi vi phạm cụ thể; tổng số tiền xử phạt.
- Khó khăn, vướng mắc; đề xuất,
kiến nghị (nếu có).
Trong quá trình xây dựng kế hoạch
và tổ chức thanh tra, kiểm tra, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị Sở Thông
tin và Truyền thông báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông (qua Thanh tra Bộ) để
được hướng dẫn giải quyết.
Trân trọng./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia (để b/c);
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương (để chỉ đạo);
- Thứ trưởng Phạm Đức Long;
- Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng;
- Vụ Bưu chính;
- Thanh tra Bộ;
- Lưu: VT,TTra.PMH (136).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phạm Đức Long
|