Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Công văn 521/BYT-TT-KT 2019 hướng dẫn thực hiện công tác truyền thông y tế năm 2019

Số hiệu: 521/BYT-TT-KT Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Nguyễn Viết Tiến
Ngày ban hành: 30/01/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 521/BYT-TT-KT
V/v hướng dẫn thực hiện công tác truyền thông y tế năm 2019

Hà Nội, ngày 30 tháng 01 năm 2019

 

Kính gửi:

- Các Vụ, Cục, Tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ Y tế;
- Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Năm 2018, thực hiện các Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội, của Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước, dưới sự chđạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp của các Bộ, Ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ngành y tế đã cgắng, nỗ lực đổi mới toàn diện để thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch đặt ra, cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu đặt ra. Trong đó, đã hoàn thành vượt mức 2 chtiêu Quốc hội giao bao gồm: (1) Sgiường bệnh trên 10.000 dân: đạt 26,5 (giao 26,0); (2) Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế: đạt 87,7% (giao 85,2%). Đạt và vượt 09/11 chỉ tiêu y tế cơ bản năm 2018. Đây cũng là năm đầu tiên ngành y tế thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Trung ương số 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới.

Truyền thông y tế luôn được coi là một trong những nội dung quan trọng trong việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phbiến kiến thức để người dân chủ động phòng ngừa bệnh tật. Thực hiện phương châm truyền thông đi trước và luôn đồng hành trên mọi lĩnh vực hoạt động, công tác truyền thông y tế đã và đang góp phần không nhỏ để hỗ trợ, nâng cao nhận thức của người dân trong việc nắm vững các kiến thức phòng chữa bệnh; giúp người dân, nhà quản lý hiểu được chủ trương, chính sách của Nhà nước về công tác y tế và việc tổ chức thực hiện của của ngành y tế; đồng thời giúp giải quyết các sự cố trong hoạt động, điều hành của ngành. Cũng thông qua truyền thông, y đức và thái độ giao tiếp ứng xử của cán bộ y tế có sự cải thiện rõ rệt.

Để bảo đảm sự thống nhất trong triển khai và đạt kết quả tốt, Bộ Y tế hướng dẫn các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế và Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là các đơn vị) triển khai công tác truyền thông y tế năm 2019 với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU

A. Mục tiêu chung

Tăng cường công tác truyền thông, bảo đảm cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, phù hợp với đặc điểm từng vùng, miền và nhóm đối tượng để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi có lợi cho sức khỏe; đồng thời kêu gọi các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội quan tâm, ủng hộ, sẻ chia và tham gia thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước về y tế.

B. Mục tiêu cthể

1. Tăng cường sự đồng thuận, ủng hộ của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị xã hội, các Bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng và thực hiện các cơ chế chính sách, đầu tư nguồn lực cho công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

2. Nâng cao nhận thức, hành động để mỗi người dân và cộng đồng chủ động phòng chống bệnh tật, nâng cao sức khỏe, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, ủng hộ và tham gia các hoạt động giảm tải bệnh viện, an toàn thực phẩm, Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam, giảm tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh...

3. Nâng cao chất lượng và hiệu quả trong việc phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng; chủ động nắm bắt thông tin, cung cấp thông tin thường xuyên, kịp thời cho các cơ quan báo chí nhằm tạo sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ của lãnh đạo các cấp và người dân đối với các hoạt động của ngành y tế.

4. Thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước, rèn luyện y đức, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; thực hiện tốt quy tắc ứng xử, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh trong toàn ngành y tế.

5. Giới thiệu, quảng bá những thành tựu, tiến bộ y học trong mọi hoạt động của ngành y tế đến nhân dân cả nước và trên thế giới, tạo niềm tin của nhân dân, của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, góp phần nâng cao vị thế, vai trò của y tế Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước.

6. Biểu dương những gương người tốt việc tốt, những mô hình hiệu quả và nhân rộng những gương điển hình tiên tiến trong ngành y tế.

7. Phối hợp xử lý khng hoảng, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời khi xảy ra các sự cố, tai biến trong công tác khám, chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh, công tác quản lý và các hoạt động trong lĩnh vực quản lý của ngành y tế.

II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP

A. Nội dung

Trọng tâm công tác truyền thông y tế năm 2019 bám sát các nội dung của Báo cáo tổng kết công tác y tế năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019 tại Hội nghị triển khai kế hoạch ngành y tế năm 2019.

B. Giải pháp

1. Tiếp tục quán triệt và cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương về công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân phù hợp điều kiện của từng địa phương; tiếp tục tuyên truyền Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa XII: Nghị quyết 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, Nghị quyết 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới và Chương trình hành động của Chính phủ, của Bộ Y tế triển khai thực hiện 02 Nghị quyết; lồng ghép truyền thông mục tiêu, nhiệm vụ công tác y tế với các kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội năm 2019 và giai đoạn 2016 - 2020 của các ngành, đoàn thể và địa phương.

2. Tăng cường phối hợp giữa các bộ, ban, ngành, đoàn thể, giữa Trung ương và địa phương, giữa các ban, ngành, đoàn thể trên cùng một địa bàn, với vai trò chủ yếu là ngành y tế để chia sẻ thông tin, thúc đẩy truyền thông nhằm tạo được sự đồng thuận cao, sự thống nhất trong tổ chức thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW, Nghị quyết 21-NQ/TW và các mục tiêu, nhiệm vụ, hoạt động công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

3. Lồng ghép thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân với chương trình xây dựng nông thôn mới; phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới ở gia đình, làng, bản, cơ quan, đơn vị văn hóa và các phong trào, cuộc vận động đang được triển khai.

4. Xây dựng cơ chế phối hợp, chia sẻ và kênh thông tin phản hồi giữa các cơ quan quản lý y tế, cơ sở y tế với các cơ quan truyền thông đại chúng, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội nhằm cung cấp thông tin kịp thời, chính xác để định hướng thông tin và dư luận; tạo ra sự đồng thuận và quyết tâm của xã hội trong việc triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân.

5. Sử dụng đồng bộ các loại hình truyền thông với phương châm phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức, kết hợp giữa truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông trên mạng xã hội với truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, chú trọng phát triển các loại hình truyền thông mới (trên nền tảng Internet và mạng điện thoại di động) đang được chú ý và có hiệu quả cao, để chuyển tải những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân; phổ biến kiến thức chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe đến các nhóm đối tượng đích, đến người dân.

6. Thực hiện đúng quy định tại Luật Tiếp cận thông tin số 104/2016/QH13 ngày 06/4/2016 của Quốc hội khóa 13, Nghị định 09/2017/NĐ-CP ngày 09/02/2017 của Chính phquy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước, Quyết định số 4445/QĐ-BYT ngày 05/11/2013 của Bộ Y tế về Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Y tế, Chỉ thị số 07/CT-BYT ngày 19/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về tăng cường công tác truyền thông, cung cấp thông tin y tế; củng cố, hoàn thiện tổ chức và nhân lực đơn vị thực hiện chức năng truyền thông y tế tại tnh, thành phố trực thuộc trung ương; nâng cao năng lực, kỹ năng thực hiện truyền thông GDSK cho cán bộ truyền thông các cấp; đào tạo kỹ năng phát ngôn, cung cấp thông tin y tế cho đội ngũ lãnh đạo và nhân viên y tế, chú trọng cán bộ trong các cơ sở khám, chữa bệnh.

7. Huy động nguồn lực đầu tư cho công tác truyền thông y tế, chú trọng đầu tư các trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ truyền thông y tế. Thường xuyên chỉ đạo, quản lý, giám sát và đánh giá việc tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông y tế tại tất cả các tuyến.

8. Tăng cường thực hiện các chương trình, hoạt động giáo dục truyền thống và đạo đức nghề nghiệp, các tấm gương sáng ngành y qua các thế hệ, gắn với các hoạt động chuyên môn, hoạt động thường xuyên của đơn vị, địa phương.

9. Gắn công tác thi đua, khen thưởng với việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của ngành y tế, của các đơn vị trong việc xem xét các danh hiệu thi đua khen thưởng của cá nhân, tập thể. Phát động các phong trào thi đua với nội dung và hình thức thiết thực phù hợp với từng lĩnh vực, từng địa phương, đơn vị; biểu dương và khen thưởng kịp thời những cá nhân xuất sắc, điển hình tiên tiến, các đơn vị thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ y tế.

III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

A. Tại Trung ương

1. Tham mưu, cung cấp thông tin công tác y tế đến lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Quốc hội, các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương thông qua phóng sự, tài liệu, hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn, mít tinh... nhằm tạo được sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo trong xây dựng, ban hành chính sách, đầu tư nguồn lực cho y tế. Tập trung tuyên truyền về Nghị quyết 20-NQ/TW, Nghị quyết 21-NQ/TW và Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết.

2. Tiếp tục triển khai các chương trình phối hợp truyền thông GDSK giữa Bộ Y tế với các Bộ, ban ngành, đoàn thể Trung ương nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp liên ngành trong thực hiện công tác y tế, huy động sự tham gia của các cấp hội, đoàn thể trong công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

3. Tăng cường phối hợp giữa Bộ Y tế với cơ quan quản lý báo chí, cơ quan báo chí truyền thông về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

3.1. Tiếp tục thực hiện cơ chế phối hợp, cung cấp thông tin y tế kịp thời, chính xác thông qua các hoạt động định kỳ và đột xuất như họp báo, hội nghị, diễn đàn, tọa đàm, đối thoại, các hoạt động chuyên môn thường xuyên của ngành y tế, các sự kiện, ngày kỷ niệm, tháng hành động về các lĩnh vực của ngành y tế.

3.2. Phối hợp nâng cao năng lực truyền thông về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân cho đội ngũ phóng viên báo chí, các cơ quan báo chí, thông qua các hoạt động họp báo, gặp mặt báo chí, tập huấn, hội thảo cung cấp thông tin, mời phóng viên thực tế tham gia các hoạt động y tế.

3.3. Phối hợp xây dựng chương trình truyền hình, chương trình phát thanh, chuyên trang, chuyên mục, phóng sự, tọa đàm, tin bài... về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trên một số cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.

4. Truyền thông giáo dục sức khỏe để người dân chủ động thực hiện các hành vi có lợi cho sức khỏe

4.1. Tổ chức các sự kiện, phong trào, Lễ phát động Tháng hành động quốc gia về dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản, làm mẹ an toàn, an toàn thực phẩm; các ngày: vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân, bảo hiểm y tế, phòng, chống HIV/AIDS, phòng, chống bệnh lao, sốt rét, đái tháo đường... (Phụ lục kèm theo).

4.2. Xây dựng các sản phẩm truyền thông giáo dục sức khỏe: tài liệu truyền thông, thông điệp phát thanh, truyền hình, chương trình phát thanh, truyền hình, phóng sự, bản tin, chuyên trang, chuyên mục... để cung cấp cho các địa phương, đơn vị, sản xuất, nhân bản, phân phi đến các nhóm đối tượng đích; phát sóng trên các đài phát thanh, truyền hình, các cơ quan báo chí và các tờ báo, tạp chí của ngành y tế, chú trọng các nội dung trọng tâm trong những thời điểm quan trọng.

Các sản phẩm truyền thông giáo dục sức khỏe năm 2019 tập trung vào các nội dung: đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh, xây dựng bệnh viện xanh - sạch - đẹp; điều chỉnh giá dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế toàn dân; nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, cải cách thủ tục hành chính, giảm quá tải bệnh viện; phòng, chống dịch, bệnh, phòng chống yếu tố nguy cơ các bệnh không lây nhiễm; an toàn tiêm chủng và chuyển đi vắc xin 5 trong 1 ComBe Five; phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân; an toàn thực phẩm; củng cố và xây dựng y tế cơ sở; hạn chế tai biến y khoa; ứng dụng kỹ thuật cao trong khám, chữa bệnh và thành tựu công tác y tế.

4.3. Tăng cường sử dụng các phương tiện truyền thông mới trên Internet như mạng xã hội, diễn đàn, các nền tảng chia sẻ hình ảnh và clip, các ứng dụng mobile... để thực hiện truyền thông giáo dục sức khỏe, cung cấp thông tin y tế.

5. Hoàn thiện bộ máy và nâng cao năng lực truyền thông ngành y tế

5.1. Hoàn thiện mạng lưới, quy định trách nhiệm và phân công nhiệm vụ người phát ngôn, đơn vị và cán bộ thực hiện công tác truyền thông y tế tại các đơn vị Trung ương; thực hiện Luật Tiếp cận thông tin s104/2016/QH13 của Quốc hội khóa 13, Nghị định 09/2017/NĐ-CP ngày 09/02/2017 của Chính phủ, Quyết định 4445/QĐ-BYT ngày 05/11/2013, Chỉ thị 07/CT-BYT ngày 19/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

5.2. Đào tạo, tập huấn, hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác truyền thông y tế và phổ biến các quy định, kỹ năng phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, cập nhật xu hướng và kỹ năng truyền thông hiện đại đối với người phát ngôn của đơn vị, lãnh đạo đơn vị, bộ phận và cán bộ thực hiện nhiệm vụ truyền thông, cung cấp thông tin y tế tại các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc Bộ Y tế và các Sở Y tế.

5.3. Xây dựng Đề án tăng cường truyền thông y tế cơ sở, xây dựng tài liệu và tập huấn kỹ năng truyền thông GDSK phòng chống bệnh không lây nhiễm, nâng cao sức khỏe cho các đơn vị Trung ương và các Sở Y tế, đtiếp tục chuyển tải đến các nhân viên y tế cơ sở trực tiếp truyền thông GDSK cho người dân.

6. Thực hiện các mô hình truyền thông trong lĩnh vực y tế

6.1. Tiếp tục triển khai các mô hình truyền thông y tế trong các bệnh viện Trung ương, bao gồm: bộ phận truyền thông - chăm sóc khách hàng; góc - điểm truyền thông, tư vấn khách hàng; mô hình phối hợp và cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí; trang thông tin điện t (website), trang mạng xã hội của bệnh viện; mô hình truyền thông tương tác trong bệnh viện, marketing bệnh viện... để cung cấp thông tin chính xác, kịp thời về chủ trương, chính sách, quy định về công tác y tế, các dịch vụ - kỹ thuật chuyên môn của bệnh viện, kỹ năng phòng, chống bệnh tật, các trường hợp cần kêu gọi sự trợ giúp từ cộng đồng...

6.2. Xây dựng thí điểm mô hình truyền thông y tế dự phòng tại một số đơn vị Trung ương và tuyến tỉnh cung cấp thông tin về dịch vụ y tế dự phòng, tiêm chủng an toàn và dự phòng bệnh tật, nâng cao sức khỏe đến người dân và cộng đong. Thí điểm mô hình truyền thông phòng chống bệnh không lây nhiễm tại y tế cơ sở.

6.3. Tiếp tục thực hiện và nhân rộng các mô hình truyền thông của Chương trình mục tiêu y tế - dân số; các chương trình, đề án, dự án về y tế đang triển khai về các lĩnh vực khám, chữa bệnh, phòng chống dịch, bệnh, dân số - KHHGĐ, an toàn thực phẩm, phòng chống HIV/AIDS và các chương trình, dự án y tế khác.

6.4. Tăng cường truyền thông trên nền tảng mạng xã hội phổ biến (Facebook, Youtube, Instagram, Wikipedia...) và ứng dụng trên điện thoại di động (Zalo). Tăng cường kết nối các trang mạng xã hội (Fanpage, Youtube, Zalo) của Bộ Y tế với các bệnh viện, đơn vị, địa phương.

6.5. Thí điểm theo dõi và ngăn ngừa khủng hoảng thông qua các công cụ lắng nghe mạng xã hội (social listerning). Khuyến khích phát triển và sử dụng tng đài tư vấn và chăm sóc khách hàng như một công cụ truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe, marketing dịch vụ y tế... để đáp ứng sự hài lòng của người bệnh.

6.6. Tiếp tục phát triển kênh phản hồi thông tin giữa các cơ quan quản lý y tế, các cơ sở y tế với các cơ quan truyền thông đại chúng, mạng xã hội nhằm nắm bắt dư luận xã hội và kịp thời xử lý thông tin liên quan đến công tác y tế.

6.7. Thực hiện chđộng, kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan truyền thông đại chúng. Các đơn vị, địa phương thường xuyên cung cấp thông tin về công tác y tế qua đầu mối là Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng - Bộ Y tế.

7. Truyền thông kết quả, thành tựu hoạt động của ngành y tế

7.1. Tchức các hoạt động truyền thông nhân dịp ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 tháng 2 năm 2019 với chđề: Vì một Việt Nam mạnh khỏe.

7.2. Xây dựng các phóng sự, chương trình truyền hình, phát thanh, tin bài về những kết quả, thành tựu nổi bật trong lĩnh vực y tế; các hoạt động, mô hình, tập thể, cá nhân điển hình trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.

7.3. Lồng ghép tuyên truyền thành tựu công tác y tế, gương cán bộ y tế, y tế cơ sở, y tế thôn bản, cộng tác viên dân số trong các chương trình truyền thông, Cuộc thi “Y tế cơ sở giỏi lần thứ tư năm 2019”, các cuộc thi tuyên truyền trong lĩnh vực y tế dự phòng, phòng chống HIV/AIDS, dân số - KHHGĐ và các cuộc thi khác.

8. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động truyền thông y tế tại các đơn vị, địa phương, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả, tránh chồng chéo, trùng lặp, lãng phí nguồn lực đầu tư cho các hoạt động truyền thông y tế.

9. Truyền thông giáo dục truyền thống lịch sử ngành y tế

9.1. Phát động và hướng dẫn tổ chức các phong trào thi đua yêu nước học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tôn vinh, nhân rộng các điển hình ngành y tế; tổ chức giám sát, đánh giá hoạt động thi đua trong toàn ngành y tế.

9.2. Thực hiện các hoạt động giáo dục y đức, y nghiệp cho cán bộ y tế nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp trong thực hành y khoa.

9.3. Khen thưởng kịp thời cho các cá nhân, tập thể có thành tích đột xuất, xuất sắc trong việc triển khai các nhiệm vụ nhằm động viên, cổ vũ và khích lệ tinh thần, trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị.

10. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực truyền thông y tế

10.1. Phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Ngân hàng Thế giới (WR) xây dựng Chiến lược/ Kế hoạch tổng thể truyền thông nâng cao sức khỏe giai đoạn 2019 - 2025, hướng dẫn và triển khai thực hiện trên toàn quốc.

10.2. Hợp tác với các tổ chức quốc tế WHO, UNFPA, UNICEF, WB... để tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật, huy động các nguồn lực cho công tác truyền thông y tế, xây dựng chương trình hành động, kế hoạch, dự án, tài liệu truyền thông y tế...

10.3. Truyền thông về hợp tác y tế quốc tế, thành tựu công tác y tế Việt Nam đến bạn bè quốc tế thông qua các hội nghị, diễn đàn quốc tế, trang tiếng Anh trên Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế và các tạp chí chuyên ngành bằng tiếng nước ngoài.

B. Tại địa phương

1. Tham mưu Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức truyền thông thực hiện Luật, Nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch, đề án và các văn bản chỉ đạo, điều hành của Trung ương về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân đến người dân; lồng ghép việc truyền thông về các mục tiêu chăm sóc sức khỏe với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2019 và giai đoạn 2016-2020 của địa phương.

Tham mưu xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch/chương trình hành động của địa phương thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW, Nghị quyết 21- NQ/TW và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện 02 Nghị quyết.

2. Truyền thông vận động, chủ động cung cấp thông tin về vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương trong thực thi chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân ở địa phương.

3. Phối hợp các cơ quan báo chí địa phương truyền thông về công tác y tế

3.1. Truyền thông về các chủ trương, luật pháp, chính sách của Đảng và Nhà nước, chú trọng Nghị quyết 20-NQ/TW, Nghị quyết 21-NQ/TW và Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết; phổ biến các văn bản chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương để người dân hiểu, ủng hộ, chia sẻ và tham gia các chương trình, dự án, hoạt động chăm sóc sức khỏe tại địa phương.

3.2. Chủ động cung cấp thông tin y tế kịp thời, chính xác thông qua các hoạt động định kỳ và đột xuất như họp báo, gặp mặt báo chí, hội nghị, diễn đàn, tọa đàm, tập huấn phóng viên báo chí, mời phóng viên tham gia các hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn...

3.3. Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa ngành y tế với các cơ quan báo chí địa phương; phối hợp thực hiện các chương trình truyền hình, chương trình phát thanh, chuyên trang, chuyên mục, tin bài... truyền thông về công tác y tế trên các cơ quan báo chí địa phương.

4. Xây dựng kế hoạch, hướng dẫn đơn vị y tế, các cơ quan, ban, ngành, đơn vị từ tỉnh/thành phố đến cơ sở triển khai các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe trọng điểm, thường xuyên.

4.1. Truyền thông trọng điểm nhân các sự kiện, phong trào, Lphát động Tháng hành động quốc gia về dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản, làm mẹ an toàn, an toàn thực phẩm; các ngày: vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân, bảo hiểm y tế, phòng, chống HIV/AIDS, phòng, chống bệnh lao, sốt rét, đái tháo đường... bằng nhiều hình thức: mít tinh, hội thảo, tọa đàm, sinh hoạt chuyên đề, cđộng, điều hành, băng rôn, khẩu hiệu truyền thông...

4.2. Tổ chức các hoạt động truyền thông, phổ biến kiến thức để người dân chủ động và phối hợp với ngành y tế thực hiện các hành vi có lợi cho sức khỏe như: phòng, chống bệnh, dịch, phòng chống yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm; an toàn tiêm chủng; phòng, chống HIV/AIDS; chăm sóc sức khỏe sinh sản, dân số KHHGĐ; an toàn thực phẩm; thực hiện phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe; lợi ích của việc tham gia bảo hiểm y tế; hạn chế tai biến y khoa...

4.3. Đi mới nội dung và hình thức hoạt động truyền thông y tế phù hợp với tình hình thực tế của địa phương: tổ chức hội thảo, hội nghị, diễn đàn, tọa đàm, trao đổi, sinh hoạt câu lạc bộ, tư vấn trực tiếp tại gia đình và cộng đng thông qua mạng lưới cán bộ y tế thôn bản, mạng lưới cán bộ của các ngành, đoàn thể.

4.4. Xây dựng và cung cấp các tài liệu truyền thông như: tờ rơi, sách hướng dẫn, apphich, pano, băng, đĩa... theo hướng dẫn của trung ương và phù hợp đặc điểm cụ thể của địa phương để cung cấp cho người dân và thực hiện các hoạt động truyền thông. Biên tập tài liệu truyền thông bằng tiếng dân tộc thiểu số để truyền thông cho người dân tộc ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Các sản phẩm truyền thông giáo dục sức khỏe năm 2019 chú trọng các nội dung: đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh, xây dựng bệnh viện xanh - sạch - đẹp; điều chnh giá dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế toàn dân; nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, cải cách thủ tục hành chính, giảm quá tải bệnh viện; phòng, chống dịch, bệnh, phòng chống các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm; an toàn tiêm chủng, chuyển đổi vắc xin 5 trong 1 ComBE Five; phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân; an toàn thực phẩm; tăng cường y tế cơ sở; hạn chế rủi ro và tai biến y khoa; thành tựu y tế...

4.5. Xây dựng các chương trình, phóng sự, tin bài, chuyên trang, chuyên mục truyền thông chăm sóc sức khỏe trên các đài phát thanh, truyền hình, các báo địa phương... Biên tập các bản tin y tế, kiến thức phòng, chống dịch, bệnh, phòng chống bệnh không lây nhiễm, nâng cao sức khỏe để chuyển tải trên hệ thống truyền thanh xã/phường.

4.6. Thực hiện truyền thông, tư vấn về chính sách, pháp luật công tác y tế, truyền thông GDSK và cung cấp thông tin về dịch vụ khám, chữa bệnh... cho người bệnh, người dân và cộng đồng thông qua góc - điểm truyền thông trong các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện, trang thông tin điện tử website, trang mạng xã hội.

4.7. Chủ động, kịp thời cung cp thông tin cho các cơ quan báo chí địa phương thường xuyên hoặc đột xuất. Định kỳ hàng tháng và khi có sự kiện, chủ động cung cấp thông tin về công tác y tế của địa phương về Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng - Bộ Y tế để chuyển tải kịp thời đến các cơ quan báo chí.

5. Hoàn thiện bộ máy và nâng cao năng lực truyền thông ngành y tế

5.1. Năm 2019, tập trung kiện toàn đơn vị hoặc bộ phận thực hiện công tác truyền thông y tế tại địa phương, đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về truyền thông y tế tại địa phương theo quy định tại Thông tư 51/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 11/12/2015 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế.

5.2. Hoàn thiện phân công Người phát ngôn, đơn vị/bộ phận, cán bộ chịu trách nhiệm thực hiện công tác truyền thông, cung cấp thông tin tại Sở Y tế và các đơn vị trực thuộc. Tổ chức thực hiện công tác truyền thông, cung cấp thông tin theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin số 104/2016/QH13 của Quốc hội khóa 13, Nghị định 09/2017/NĐ-CP ngày 09/02/2017 của Chính phủ, quy định của địa phương; về phát ngôn, cung cấp thông tin và Quyết định 4445/QĐ-BYT ngày 05/11/2013, Chỉ thị 07/CT-BYT ngày 19/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

5.3. Tham gia đầy đủ các tập huấn của Trung ương về truyền thông y tế; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực truyền thông, cung cấp thông tin cho người phát ngôn và lãnh đạo đơn vị, cán bộ truyền thông các cấp, lưu ý cán bộ truyền thông trong các cơ sở khám chữa bệnh.

5.4. Tập huấn đào tạo xu hướng truyền thông hiện đại, kỹ năng truyền thông giáo dục sức khỏe cho cán bộ trực tiếp thực hiện công tác truyền thông tại Sở Y tế, các đơn vị trực thuộc.

5.5. Triển khai Đề án tăng cường truyền thông y tế cơ sở theo hướng dẫn của Trung ương (Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng), phổ biến tài liệu và tập huấn kỹ năng truyền thông GDSK phòng chống bệnh không lây nhiễm, nâng cao sức khỏe cho nhân viên y tế cơ sở đtruyền thông cho người dân.

6. Triển khai các mô hình truyền thông trong lĩnh vực y tế

6.1. Năm 2019, căn cứ hướng dẫn của Trung ương, thực hiện mô hình truyền thông y tế trong bệnh viện, bao gồm: bộ phận truyền thông - chăm sóc người bệnh; góc - điểm truyền thông, tư vấn cho người bệnh; phối hợp cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí; trang thông tin điện tử, mạng xã hội của bệnh viện...; mô hình truyền thông trong hoạt động y tế dự phòng và y tế cơ sở.

6.2. Tiếp tục thực hiện và nhân rộng các mô hình truyền thông của các chương trình, đề án, dự án về y tế do Trung ương triển khai tại địa phương, về các lĩnh vực: khám, chữa bệnh, phòng chống dịch, bệnh, phòng chống yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm, nâng cao sức khỏe, dân số - KHHGĐ, an toàn thực phẩm, phòng chống HIV/AIDS và các chương trình y tế khác.

6.3. Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương để triển khai các mô hình truyền thông theo hướng dẫn của Trung ương như: thí điểm truyền thông trên các nền tảng mạng xã hội phổ biến (Facebook, Wikipedia, Youtube, Instagram...) và ứng dụng trên điện thoại di động (Zalo); thí điểm các loại hình truyền thông tương tác trong bệnh viện (kết hợp chia sẻ nội dung website và fanpage), đẩy mạnh marketing bệnh viện; thí điểm phát triển kênh phản hồi thông tin giữa Sở Y tế, các cơ sở y tế với các cơ quan báo chí để nắm bắt dư luận, cung cấp và xử lý nhanh, chính xác các thông tin y tế tại địa phương; thí điểm kết nối các trang mạng xã hội (Fanpage, Youtube, Zalo) giữa các đơn vị y tế trong tỉnh và với Bộ Y tế; thí điểm theo dõi và ngăn ngừa khủng hoảng thông qua các công cụ lắng nghe mạng xã hội (social listerning); khuyến khích phát triển và sử dụng tổng đài tư vấn và chăm sóc khách hàng như một công cụ truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe, marketing dịch vụ y tế... để đáp ứng sự hài lòng của người bệnh.

7. Thông tin, truyền thông về thành tựu công tác y tế và các tm gương thầy thuốc, cơ sở y tế điển hình trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân

7.1. Tổ chức thông tin, truyền thông trên hệ thống phát thanh truyền hình của tỉnh, huyện và xã về kết quả thành tựu công tác y tế trên địa bàn về tất cả các lĩnh vực công tác y tế; các tập thể, cá nhân điển hình trong bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân tại địa phương.

7.2. Tổ chức các hoạt động truyền thông nhân kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 tháng 2 năm 2019 với chủ đề: Vì một Việt Nam mạnh khỏe.

7.3. Tham gia các chương trình truyền thông trọng điểm, các cuộc thi do Trung ương tổ chức, như Cuộc thi “Y tế cơ sở giỏi lần thứ tư năm 2019” và các cuộc thi tuyên truyền trong lĩnh vực y tế dự phòng, phòng chống HIV/AIDS, dân số - KHHGĐ và các cuộc thi khác.

8. Tổ chức phát động phong trào thi đua yêu nước; rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn, nghiệp vụ; giáo dục y đức, y nghiệp; triển khai thực hiện đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh; đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn ngành y tế để hoàn thành các nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân năm 2019.

9. Tăng cường đầu tư cho công tác truyền thông y tế tại địa phương

9.1. Xây dựng cơ chế, lồng ghép hoạt động truyền thông GDSK của chương trình mục tiêu y tế - dân số với các hoạt động truyền thông thường xuyên, các chương trình, dự án, đề án chăm sóc sức khỏe nhân dân, với các chương trình phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, cộng đồng (chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới, chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững...).

9.2. Tăng cường đầu tư nguồn lực cho công tác truyền thông y tế, bảo đảm cấp đủ kinh phí hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe do Trung ương, các chương trình mục tiêu, dự án, đề án cấp về; bổ sung kinh phí địa phương, huy động các nguồn xã hội hóa hợp pháp; bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hệ thống truyền thông y tế trên địa bàn; xây dựng và thực thi chính sách hỗ trợ cán bộ và cộng tác viên làm công tác truyền thông y tế phù hợp điều kiện địa phương.

10. Tổ chức giám sát, đánh giá, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt đng truyền thông y tế, định kỳ báo cáo chính quyền các cấp và Bộ Y tế theo quy định.

11. Tổ chức giao lưu, học tập, chia sẻ kinh nghiệm của các địa phương, đơn vị làm tốt công tác truyền thông y tế.

12. Khen thưởng kịp thời để động viên, khuyến khích các cá nhân, tập thể có nhiều thành tích trong việc thực hiện các nhiệm vụ y tế.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

A. Tại Trung ương

Kinh phí hoạt động truyền thông y tế năm 2019 từ các nguồn sau:

- Kinh phí sự nghiệp y tế được phân bổ cho hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe năm 2019 của Bộ Y tế.

- Kinh phí truyền thông từ chương trình mục tiêu y tế - dân số năm 2019 theo phê duyệt của Chính phủ và Bộ Y tế; kinh phí từ các chương trình mục tiêu phân bổ cho ngành y tế như nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn...

- Kinh phí hoạt động thường xuyên của đơn vị.

- Kinh phí các dự án, đề án chăm sóc sức khỏe nhân dân và các nguồn xã hội hóa hợp pháp.

B. Tại địa phương

Kinh phí hoạt động truyền thông y tế ở địa phương năm 2019 từ các nguồn sau:

- Nguồn kinh phí sự nghiệp y tế của địa phương.

- Kinh phí truyền thông chương trình mục tiêu y tế - dân số năm 2019 theo phê duyệt của Chính phủ và Bộ Y tế từ Trung ương phân bổ cho địa phương.

- Kinh phí các dự án, đề án chăm sóc sức khỏe đang triển khai trên địa bàn.

- Kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Trên cơ sở hướng dẫn này, các Vụ, Cục, Tổng cục, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế và Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch hoạt động truyền thông y tế, tổ chức thực hiện, giám sát đánh giá và định kỳ báo cáo kết quả về Bộ Y tế (Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng), cụ thể như sau:

- Báo cáo sơ kết công tác truyền thông y tế 6 tháng đầu năm 2019 gửi về trước ngày 30/6/2019.

- Báo cáo tổng kết công tác truyền thông y tế năm 2019 và phương hướng hoạt động năm 2020 gửi về trước ngày 15/12/2019.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, phát sinh vấn đề mới xin liên hệ Vụ Truyền thông và Thi đua, khen thưởng theo sđiện thoại: 024.62827979; email: [email protected] để tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ Y tế xem xét chỉ đạo./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Ủy ban CVĐXH Quốc hội (để b/cáo);

- Ban Tuyên Giáo Trung ương (để b/cáo);
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Các Thứ trưởng (để chỉ đạo);
- Lưu VT, TT-KT (05b).

KT.BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Viết Tiến

 

PHỤ LỤC 1

ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE NĂM 2019
(Theo Báo cáo Tổng kết công tác y tế năm 2018 và các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2019)

I. MỤC TIÊU CHUNG

Giảm tỷ lệ mắc và tvong do bệnh, dịch bệnh, góp phần tăng tuổi thọ, nâng cao các chsố sức khỏe cơ bn của người dân. Nâng cao năng lực và hiệu quhoạt động của hệ thống y tế, tạo nền tảng vng chắc để phát triển hệ thống y tế công bằng, hiệu qu. chất lượng và bn vững, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của các tầng lớp nhân dân.

II. CHỈ TIÊU

Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao 02 chỉ tiêu: (1) số giường bệnh trên 10.000 dân là 27,0; (2) Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế là 88,1%. Các chỉ tiêu cơ bản tại Phụ lục 2 kèm theo.

III. CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YU NĂM 2019

1. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước

1.1. Về xây dựng chính sách, pháp luật và hoàn thiện thể chế:

- Hoàn thành các Dự án luật trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019 của Quốc hội; các nhiệm vụ theo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện các Nghị quyết Trung ương về công tác y tế, dân số trong tình hình mới; các Đề án, văn bn trình Chính phủ. Thủ tướng trong Chương trình công tác của Chính phủ, các Thông tư trong Kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2019 của Bộ.

- Tiếp tục thực hiện công tác tự kiểm tra, kim tra văn bản quy phạm pháp luật về y tế theo thẩm quyền; rà soát, hệ thống hóa, hợp nhất, pháp điển văn bản quy phạm pháp luật; công tác theo dõi thi hành, phổ biến, giáo dục pháp luật. Đẩy mạnh công tác hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp.

1.2. Tiếp tục sắp xếp, kiện toàn bộ máy tổ chức

- Hoàn thành việc xây dựng quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống tổ chức y tế theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả và hội nhập quốc tế. Các tỉnh, thành phố tiếp tục đẩy nhanh việc thực hiện mô hình trung tâm kiểm soát bệnh, tật tỉnh, trung tâm y tế huyện đa chức năng và trực tiếp quản lý trạm y tế. Đối với huyện có bệnh viện đa khoa huyện được xếp hạng II trở lên cũng nên thực hiện mô hình trung tâm y tế huyện đa chức năng, trừ trường hợp đặc thù, theo yêu cầu thực tế của địa phương.

- Không xóa bỏ trạm y tế trên địa bàn có cơ sở y tế tuyến huyện, tuyến tỉnh vì trạm y tế xã có nhiệm vụ hết sức quan trọng trong công tác dự phòng, nâng cao sức khỏe, theo dõi, quản lý sc khỏe người dân trên địa bàn. các khu vực có phòng khám đa khoa thì lng ghép nhiệm vụ của trạm y tế xã và phòng khám đa khoa khu vực vừa làm nhiệm vụ khám chữa bệnh, vừa làm nhiệm vụ dự phòng, nâng cao sức khỏe.

- Nghiên cứu xây dựng đề án hình thành các trung tâm kiểm soát bệnh tật trung ương, vùng; cơ quan kiểm soát dược phẩm, thực phẩm, thiết bị y tế trung ương và vùng trên cơ sở sáp nhập các đơn vị cùng chức năng, nhiệm vụ.

- Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

1.3. Tiếp tục đy mnh cải cách thủ tục hành chính

- Tổ chức thực hiện tốt các nội dung của chương trình tổng thcải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020 của Chính phủ.

- Tích cực triển khai thực hiện đơn giản hóa các thủ tục hành chính được giao theo Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 02/6/2010 và Nghị quyết số 62/NQ-CP ngày 07/12/2010 của Chính phủ. Tăng cường cập nhật và công khai thủ tục hành chính.

- Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao chất lượng quản lý hành chính nhà nước và đẩy mạnh số lượng, chất lượng dịch vụ công trực tuyến ở cấp độ 3 và cấp độ 4.

- Rà soát, cắt giảm điều kiện kinh doanh; ứng dụng công nghệ thông tin trong qun lý phục vụ người dân và doanh nghiệp; triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN của Bộ Y tế.

1.4. Nâng cao năng lực và tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát

- Xây dựng và thực hiện tốt Kế hoạch Thanh tra năm 2019. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

- Tiếp tục xây dựng, củng cố nâng cao chất lượng công tác hệ thống thanh tra y tế, cộng tác viên thanh tra y tế và mạng lưới cán bộ làm công tác thanh tra của thủ trưởng, thanh tra nhân dân tại các đơn vị trực thuộc.

- Tổ chức các lớp đào tạo, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật và tập huấn nghiệp vụ thanh tra về các lĩnh vực: khám chữa bệnh, dược, trang thiết bị y tế, y tế dự phòng, bảo hiểm y tế, dân số kế hoạch hóa gia đình, thanh tra của thủ trưởng, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong ngành y tế.

2. Đẩy mạnh thực hiện Đề án Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế sở trong tình hình mới

- Tất cả các tỉnh, thành phố tập trung nguồn lực để nâng cao năng lực của y tế cơ sở, triển khai mô hình trạm y tế xã theo nguyên lý y học gia đình, quản lý sức khỏe đến từng người dân.

- Thực hiện khám, chữa bệnh theo phân tuyến và theo Thông tư 39/2017/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành gói dịch vụ y tế cơ bản cho tuyến y tế cơ sở. Thực hiện phân loại để quản lý, theo dõi, điều trị các bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính tại trạm y tế xã.

- Các tỉnh, thành phố thực hiện đào tạo, chuyển giao kthuật, luân phiên bác stừ trung tâm y tế về trạm y tế xã và ngược lại để nâng cao trình độ chuyên môn cho viên chức y tế xã. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hoạt động của trạm y tế xã, khám chữa bệnh từ xa.

- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, khuyến khích y tế tư nhân, các tổ chức xã hội, tôn giáo tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động, dự phòng, nâng cao sức khỏe, khám sàng lọc, phát hiện sớm bệnh tật cho nhân dân ngay tại cộng đồng.

3. Tăng cường hiệu quả công tác truyền thông, giáo dục nâng cao sức khỏe

- Sở Y tế, Trung tâm truyền thông, giáo dục sức khỏe và các cơ quan liên quan tăng cường tuyên truyền vận động để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi như: chế độ dinh dưỡng hợp lý; bảo đảm an toàn thực phẩm, tăng cường luyện tập thdục ththao; vận động toàn dân gigìn vệ sinh môi trường, không hút thuốc lá, không lạm dụng rượu bia...

- Triển khai thực hiện Chương trình sức khỏe Việt Nam được phê duyệt tại Quyết định số 1092/QĐ-TTg ngày 02/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

4. Chủ động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm và bệnh không lây nhiễm

- Triển khai công tác phòng chống dịch chủ động, dự báo, phát hiện sớm, khng chế kịp thời dịch bệnh, không để dịch lớn xy ra, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm. Giám sát chặt chẽ, ngăn chặn kịp thời bệnh dịch truyền nhiễm tại các cửa khẩu quốc tế, không để dịch bệnh xâm nhập.

- Triển khai đồng bộ Chương trình mục tiêu y tế - dân số và các chương trình, đề án liên quan về phòng, chống bệnh không lây nhiễm. Đẩy mạnh các biện pháp để kiểm soát yếu tố nguy cơ, tập trung vào phòng chống tác hại thuốc lá, rượu bia, tăng cường vận động thlực, giảm tiêu thụ mui, nước ngọt có đường và dinh dưỡng hợp lý. Cng c, nâng cao năng lực hệ thng y tế dự phòng và tăng cường năng lực giám sát bệnh không lây nhiễm. Mở rộng triển khai hoạt động phát hiện sớm, dự phòng, quản lý bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế xã và tại cộng đồng.

- Triển khai đng bộ các hoạt động của Chương trình mục tiêu y tế - dân số, tập trung vào kiểm soát các yếu tố nguy cơ, hạn chế sự gia tăng tỷ lệ người tin bệnh, mc bệnh, tàn tật và tử vong sớm tại cộng đồng do bệnh không lây nhiễm; củng cố, nâng cao năng lực hệ thống y tế dự phòng và tăng cường năng lực giám sát bệnh không lây nhiễm.

- Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo để nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động y tế trường học, gắn với y tế cơ sở, đẩy mạnh truyền thông, giám sát điều kiện vệ sinh trường học, phòng chống các bệnh tật học đường.

- Tiếp tục nâng cao tỷ lệ và chất lượng tiêm chủng mrộng, bảo đảm vc xin cho tiêm chủng mở rộng, phát triển các loại hình tiêm chủng dịch vụ để người dân tiếp cận ngày càng nhiều với các loại vắc xin, đảm bảo tiêm chủng an toàn hiệu quả nhằm thực hiện mục tiêu tỷ lệ tiêm chủng đạt trên 95%

5. Tăng cường quản lý môi trường y tế

- Triển khai sâu, rộng Phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân: 75% hộ gia đình nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh; 100% trạm y tế xã có nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh; 80% dân sthường xuyên thực hành rửa tay với xà phòng.

- Nâng cao năng lực kiểm tra, giám sát chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt cho cán bộ y tế các cấp, năng lực đánh giá tác động sức khỏe, ứng phó với biến đổi khí hậu cho cán bộ y tế tuyến trung ương và tuyến tỉnh. 100% các nhà máy nước đô thị, 70% trạm cấp nước nông thôn được kiểm tra, giám sát vệ sinh chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt theo quy định; trên 86% dân số được sử dụng nước sạch đã được giám sát chất lượng nước.

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và nâng cao nhận thức cho người lao động, nâng cao năng lực khám chữa bệnh, phục hi chức năng, giám sát về môi trường lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp. 50% người lao động làm việc tại các cơ sở có nguy cơ bị các bệnh nghề nghiệp phbiến được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; 70% doanh nghiệp ln và 30% doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguy cơ cao về bệnh nghề nghiệp thực hiện quan trắc môi trường lao động.

- Tăng cường giáo dục, truyền thông về phòng, chống tai nạn, thương tích trên phạm vi toàn quốc. Củng cố, phát triển mạng lưới và năng lực sơ cứu, cấp cứu tai nạn thương tích tại cộng đồng và chăm sóc chấn thương tại các cơ sở y tế. Trin khai, nâng cao chất lượng hệ thống giám sát tử vong, giám sát điểm tai nạn, thương tích tại cộng đồng. Tăng cường triển khai các mô hình an toàn phòng chống tai nạn thương tích tại cộng đồng; phòng chống tai nạn giao thông đường bộ, phòng chống đui nước ở trẻ em...

6. Phòng, chống HIV/AIDS

- Mở rộng hoạt động xét nghiệm phát hiện người nhiễm HIV chủ động, tập trung xét nghiệm HIV ở các khu vực trọng điểm, các nhóm nguy cơ cao, trong trại giam, khu vực min núi thông qua hình thức xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng và tự xét nghiệm HIV; phn đu năm 2019 phát hiện được khoảng 8.000-10.000 trường hợp nhiễm HIV;

- Mở rộng các hoạt động can thiệp, giảm tác hại, dự phòng lây nhiễm HIV, tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone; thí điểm điều trị nghiện bằng Buprenophine; mở rộng điều trị tiền phơi nhiễm HIV (PrEP); tiếp tục mở rộng cấp phát bơm kiêm tiêm, bao cao su cho các đối tượng nguy cơ cao;

- Mở rộng và nâng cao chất lượng điều trị HIV/AIDS; phấn đu điều trị ARV cho 140.000 bệnh nhân, mở rộng xét nghiệm tải lượng virus HIV; triển khai cấp phát thuốc ARV tại tuyến y tế cơ sở, cấp phát thuốc ARV nhiều tháng cho các bệnh nhân ổn định;

- Tiếp tục huy động các nguồn tài chính cho công tác phòng, chống HIV/AIDS, nhanh chóng mở rộng điều trHIV/AIDS thông qua BHYT; tiếp tục huy động các nguồn tài trợ quốc tế cho phòng, chống HIV/AIDS; đảm bảo cung ứng thuốc, sinh phm, vật phẩm cho công tác phòng, chống HIV/AIDS.

7. Bảo đảm an toàn thực phẩm

- Phấn đấu đạt các chỉ tiêu về bảo đảm ATTP: 78% người sản xuất, chế biến, 78% người kinh doanh thực phẩm, 78% người tiêu dùng và 78% người quản lý được cập nhật kiến thức về an toàn thực phẩm; 88% Phòng kiểm nghiệm thực phẩm của các tnh có dân số trên 2 triệu dân, có những khu công nghiệp có ca khu giao thương hàng hóa và các thành phố trực thuộc trung ương đạt chuẩn TCVN ISO /IEC 17025:2005; Giảm 4% số vụ ngộ độc thực phẩm tập thể từ 30 người mắc/vụ năm 2019 so với trung bình giai đoạn 2011 - 2015; Tỷ lệ mắc ngộ độc thực phẩm cấp tính trong vụ ngộ độc được ghi nhận dưới 7 người/100.000 dân.

- Tăng cường công tác thanh tra, hậu kiểm từ trung ương đến địa phương theo định k, sự kiện, chủ đề hoặc đột xuất bảo đảm tính đồng bộ và hiệu quả. Triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành ATTP tuyến quận/huyện, xã/phường tại 09 tỉnh, thành phố. Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện thanh, kiểm tra ATTP theo Kế hoạch của Ban Chỉ đạo Liên ngành Trung ương về ATTP và thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP.

- Tiếp tục triển khai Chương trình phối hợp với vận động và giám sát bảo đảm ATTP; giai đoạn 2016-2020. Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tiếp tục tuyên truyền, ph biến kiến thức về bảo đảm ATTP cho các nhóm đối tượng. Tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ địa phương về chuyên môn nghiệp vụ quản lý và kiểm soát ATTP. Duy trì Tháng hành động vì an toàn thực phẩm. Đẩy mạnh công tác phối hợp liên ngành về an toàn thực phẩm.

- Triển khai xây dựng và thực hiện Dự án xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm. Tiếp tục củng cố tổ chức, tăng cường năng lực cho các Chi cục ATTP.

- Theo dõi và xử lý kịp thời các sự cố mất ATTP. Chủ động đánh giá, cung cấp kịp thời thông tin ATTP cho người tiêu dùng, tránh để người dân thiếu thông tin dẫn đến hiểu lầm, hoang mang; hướng dẫn người sản xuất, kinh doanh cải thiện điều kiện đảm bảo ATTP, người tiêu dùng biết cách lựa chọn thực phẩm an toàn.

8. Tiếp tục thực hiện các giải pháp để giảm quá tải, nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh

- Phân đnh rõ nhiệm vụ của các cơ sở y tế theo từng tuyến chuyên môn để thực hiện nguyên tắc các cơ sở y tế ở tuyến trên tập trung cung cấp các dịch vụ mà tuyến dưới chưa thực hiện được, tuyến dưới nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ để thực hiện đúng vai trò là tuyến đầu trong phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe của người dân.

- Các cơ sở y tế tuyến trung ương, tuyến cuối đầu tư mở rộng, nâng cấp, hiện đại hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân, kcả của người có thu nhập cao, người nước ngoài.

- Thực hiện nghiêm lộ trình liên thông, công nhận kết quả xét nghiệm, giũa các cơ sở khám, chữa bệnh; Đề án tăng cường năng lực hệ thống quản lý chất lượng xét nghiệm y học giai đoạn 2016-2025.

- Phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh, thí điểm mô hình chui bệnh viện; tăng cường chuyn giao kthuật cho tuyến dưới, thực hiện nghĩa vụ luân phiên; cải cách thủ tục trong khám, chữa bệnh; ban hành các quy định về chuyên môn, hoàn thành sửa đổi quy chế các bệnh viện; đổi mới phong cách phục vụ, nâng cao y đức. Thực hiện liên thông kết quả xét nghiệm, chẩn đoán theo lộ trình.

- Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, chính sách, hệ thống tổ chức nhằm tăng cường quản lý chất lượng khám bệnh, chữa bệnh; ban hành các chuẩn chất lượng, công cụ đánh giá, đo lường chất lượng dịch vụ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Nhân rộng hệ thống khảo sát trực tuyến sự hài lòng của người bệnh; tiếp tục đổi mới việc đánh giá chất lượng bệnh viện.

- Tạo điều kiện thuận lợi đồng thời với đẩy mạnh quản lý hành nghề y dược tư nhân. Tăng cường các giải pháp nhằm bảo đảm an ninh, an toàn tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

9. Phát triển y dược cổ truyền

- Hoàn thiện Chương trình phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y học hiện đại để trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 9/2019.

- Tiếp tục triển khai Quyết định số 2166/QĐ-TTg ngày 30/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển y, dược cổ truyền Việt Nam đến năm 2020; Quyết định 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng hình phủ về Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

- Tăng cường công tác quản lý về dược liệu theo Chỉ thị 17/CT-TTg 2018 chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền.

- Triển khai các nhiệm vụ mới về quản lý toàn diện về dược liệu và thuốc cổ truyền.

- Chuẩn bị tốt công tác tổ chức Hội nghị về YHCT của các nước thuộc lưu vực sông Mê Kông mở rộng vào tháng 9/2019; Tổ chức Hội chợ, chợ dược liệu và các sản phẩm y dược cổ truyền có sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài.

- Triển khai các nhiệm vụ sau khi có kết luận của Ban Bí thư Trung ương Đảng sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW ngày 4/7/2008 về phát triển nền đông y và Hội đông y trong tình hình mới và các nhiệm vụ khác.

10. Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển dân số bền vững

- Phấn đấu đạt các chỉ tiêu: dân strung bình: 95,7 triệu người; tuổi thọ trung bình: 73,7; tỷ số giới tính khi sinh: 114 bé trai/100 bé gái sinh sống, tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại: 68%, tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh: 45%, tỷ lệ trẻ em mới sinh được sàng lọc sơ sinh: 70%, giảm số người chưa thành niên, thanh niên có thai ngoài ý muốn: 15%; tăng thêm tỷ lệ người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 lần/năm: 10%.

- Thực hiện cuộc vận động mỗi cặp vợ chồng nên có hai con, bảo đảm quyền và trách nhiệm trong việc sinh con và nuôi dạy con tốt, tiếp tục vận động giảm sinh ở vùng mức sinh cao, duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên cả nước.

- Cung cấp đầy đủ, kịp thời các phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình an toàn, hiệu quả, đa dạng, thuận tiện với chất lượng ngày càng cao. Thúc đy chuyn cung ứng phương tiện tránh thai miễn phí sang tiếp thị xã hội, xã hội hóa và thị trường thương mại.

- Tăng cường tập huấn về chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng tư vấn và giám sát chất lượng dịch vụ cho người làm dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, cán bộ quản lý. Tổ chức chiến dịch tăng cường truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tại các xã thuộc vùng khó khăn, vùng biển, đo và ven biển, địa bàn mức sinh cao, địa bàn trọng điểm.

- Tiếp tục triển khai Đề án 906 tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ dân số-kế hoạch hóa gia đình cho vị thành niên, thanh niên; Đề án 468 kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh; Chương trình Tầm soát các dị dạng, bệnh, tật bm sinh và nâng cao chất lượng dân số; Chương trình Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; Đề án Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển.

- Tăng cường truyền thông dân số với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với từng vùng miền, đối tượng. Đề xuất lng ghép nội dung dân số vào sách giáo khoa các môn học chính khóa và giáo dục ngoại khóa theo các chuyên đề cho học sinh của các trường phổ thông trung học.

11. Chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em

- Phấn đấu đt các chtiêu: Tỷ lệ phụ nữ đđược quản lý thai: 97,4%; Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai ≥ 3 lần trong 3 thai kỳ: 90,5%; Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai ≥ 4 lần trong 3 thai kỳ: 65,0%: Tỷ lệ đẻ do cán bộ y tế đ: 98,8%; Tỷ lệ bà mẹ được khám tuần đầu sau đẻ: 85,0%; Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em < 5 tuổi cân nặng/tui: 12,3%; Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em < 5 tuổi chiều cao/tuổi: 23,4%; Tỷ suất tử vong trẻ em < 1 tuổi: 14,2‰; Tỷ suất tử vong trẻ em < 5 tuổi: 20,7‰.

- Tiếp tục triển khai các hoạt động nâng cao năng lực cho cán bộ y tế làm công tác sản khoa, sơ sinh các tuyến. Ưu tiên các lớp cho Hộ sinh, đào tạo tiền lâm sàng, cấp cu hồi sức sn khoa, sơ sinh; nâng cao năng lực và chất lượng dịch vụ của mạng lưới y tế cơ sở làm công tác CSSKBMTE; Quy chế chuyển tuyến cấp cứu sản khoa và sơ sinh.

- Tiếp tục triển khai các can thiệp có hiệu quả, các thực hành tốt trong việc giảm tử vong bà mẹ, trẻ sơ sinh: Duy trì và đào tạo mới cô đthôn bản người dân tộc thiểu scho các vùng có tỷ lệ đtại nhà còn cao; Giám sát tử vong mẹ và đáp ứng; Hồi sức sơ sinh trong phòng sinh; ổn định trẻ sơ sinh sau hồi sức; hỗ trợ trẻ thở, thiết lập và vận hành có hiệu quả đơn nguyên sơ sinh; Triển khai rộng rãi quy trình lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh tại tuyến y tế cơ sở; Stheo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

- Tăng cường giám sát hỗ trợ kỹ thuật các đơn vị, địa phương; Nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo tuyến, chuyển giao kỹ thuật của tuyến trên xuống tuyến dưới, tập trung ưu tiên các nội dung: Phòng chống tai biến sản khoa, giảm tử vong mẹ, tử vong sơ sinh.

- Tăng cường công tác truyền thông và sn sàng và đáp ứng hiệu quả các sự cố truyền thông trong tai biến sản khoa, tử vong mẹ, tử vong sơ sinh.

12. Phát triển nhân lực y tế và ứng dụng khoa học công nghệ

- Đẩy mạnh xây dựng các quy định để hoàn thiện thể chế nhằm tạo môi trường pháp lý triển khai đổi mới đào tạo nhân lực y tế: xây dựng Quy hoạch về đào tạo nhân lực y tế giai đoạn 2020 - 2030; Nghị định của Chính phủ quy định về đào tạo chuyên khoa đặc thù trong lĩnh vực sức khỏe; Đề án thành lập và triển khai hoạt động của Hội đồng Y khoa quốc gia...

- Tập trung chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện Nghị định 111/2017/ND-CP Quy định về việc tổ chức thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe.

- Tiếp tục phát triển mạng lưới đào tạo liên tục nhân lực y tế trên toàn quốc; sửa đổi Thông tư 22/2013/TT-BYT về đào tạo liên tục cán bộ y tế. Xây dựng bộ công cụ giám sát, đánh giá đào tạo liên tục, triển khai thí điểm kiểm định đào tạo liên tục.

- Tăng cường phối kết hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội trong công tác chỉ đạo và quản lý chất lượng đào tạo nguồn nhân lực y tế; Phối hợp chặt chẽ với Bộ Khoa học và công nghệ trong việc quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ quốc gia.

- Đổi mới mạnh mẽ đầu tư phát triển khoa học ngành Y tế theo hướng: một là ưu tiên những vn đề nghiên cứu phát triển ứng dụng; hai là ưu tiên theo chương trình trọng điểm cấp Bộ (gm 6 lĩnh vực: y học dự phòng, chính sách y tế, lâm sàng, dược, trang thiết bị y tế và nghiên cứu y dược học cơ bản).

- Xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý phù hợp với sự phát triển chung và tuân thủ Luật pháp Việt Nam về quản lý thử nghiệm lâm sàng. Nâng cao năng lc, vai trò của Hội đng đạo đức các cấp về thẩm định, đánh giá hồ sơ nghiên cứu lâm sàng... và năng lực về giám sát, kiểm tra nghiên cứu.

13. Quản lý dược

- Bảo đảm cung ứng đủ về số lượng an toàn về cht lượng thuc với giá cả hợp lý phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.

- Xây dựng chính sách phát triển công nghiệp dược theo hướng nâng cao năng lực nghiên cứu, chuyển giao công nghệ để đẩy mạnh sản xuất thuốc trong nước, hướng tới xuất khẩu, xây dựng và phát triển các chui nuôi trồng, chế biến dược liệu, nguyên liệu sản xuất dược theo quy mô công nghiệp.

- Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Chỉ thị 23/CT-TTg ngày 23/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ tăng cường qun lý, kết ni các cơ sở cung ứng thuc, phn đu đến hết năm 2019 các cơ sở bán lẻ thuốc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kết ni liên thông với cơ quan quản lý Nhà nước.

- Đổi mới căn bn công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực dược theo hướng công khai, minh bạch, tạo mọi thuận lợi cho doanh nghiệp dược, mphẩm phát triển sản xuất, kinh doanh. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường triển khai ứng dụng công nghệ thông tin theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nhằm cải cách mạnh mẽ, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong gii quyết các thủ tục cấp phép lĩnh vực dược, trọng tâm là công tác đăng ký thuốc.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật, quy chế chuyên môn về dược, xử lý nghiêm các vi phạm hành chính trong lĩnh vực dược và mỹ phẩm, đặc biệt tập trung trong công tác hậu kim để kiểm soát chặt chẽ giá thuốc và chất lượng thuốc.

14. Trang thiết bị và Công trình y tế

- Tăng cường sản xuất TTB y tế trong nước, trước mt là các TTB y tế thông dụng, đồng thời từng bước đẩy mạnh sản xuất TTB y tế công nghệ cao, đầu tư các dây chuyền công nghệ tiên tiến cho sản xuất trang thiết bị y tế.

- Tiến hành đánh giá hiện trạng và nhu cầu TTB y tế tại cơ sở y tế các tuyến; rà soát, cập nhật danh mục TTB y tế thiết yếu cho các cơ sở y tế. Xây dựng cơ sở dliệu về TTB y tế để giúp các cơ sở y tế trong việc mua sm TTB y tế phù hợp.

- Tăng cường công tác bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa TTB y tế. Khuyến khích phát triển các cơ sở bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị y tế để tăng cường hiệu quả đầu tư TTB y tế và bảo đảm chất lượng dịch vụ y tế. Chỉ đạo các đơn vị phải ưu tiên kinh phí cho việc bảo dưỡng, duy tu, sửa chữa TTB và cơ sở hạ tầng.

- Tăng cường năng lực mạng lưới kiểm chuẩn và kiểm định TTB y tế; xây dựng một số trung tâm đo lường kiểm chuẩn TTB y tế cho ba miền.

- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm, hoàn thành và đưa vào sử dụng để tăng thêm số cơ sở y tế, giường bệnh, tập trung cho các chuyên khoa quá ti như tim mạch, ung bướu, chn thương, sản nhi, hô hấp, thn kinh...

15. Tiếp tục đổi mới cơ chế tài chính y tế, thực hiện lộ trình BHYT toàn dân

- Tiếp tục thực hiện lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế, điều chỉnh chi phí tiền lương theo mức lươngsở 1.490.000 đng và chi phí quản lý vào giá dịch vụ KBCB phù hợp với thực tế diễn biến chỉ sgiá và tình hình cân đối quỹ BHYT.

- Tăng cường giao quyền tự chủ về tài chính cho các đơn vị sự nghiệp, xây dựng mô hình quản trị bệnh viện công. Từng bước chuyển ngân sách chi thường xuyên cấp cho các bệnh viện sang hỗ trợ người dân tham gia BHYT gắn với lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế.

- Hoàn thành thí điểm phương thức thanh toán BHYT theo định suất, trọn gói theo trường hợp bệnh; nghiên cứu hoàn thiện gói dịch vụ y tế cơ bản. Hoàn thành xây dựng cơ chế bảo đảm tài chính và phân bổ ngân sách nhà nước cho y tế cơ sở và y tế dự phòng. Phối hợp với Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn cơ chế tài chính đối với hoạt động thường xuyên của TTYT huyện.

- Tiếp tục triển khai tốt chính sách BHYT và các chính sách khác về hỗ trợ KCB cho người nghèo, cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, người cao tuổi, đồng bào dân tộc thiểu số vùng kinh tế - xã hội khó khăn và các đối tượng dễ bị tn thương.

- Đẩy mạnh xã hội hóa, vận động viện trợ, vốn vay ưu đãi, đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Triển khai các giải pháp đẩy mạnh gii ngân vốn đầu tư từ nguồn trái phiếu chính phủ và vốn nước ngoài. Xây dựng chính sách thu hút đầu tư y tế theo hình thức hợp tác công tư và y tế tư nhân.

- Mở rộng danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia, cấp địa phương, đàm phán giá thuốc cấp quốc gia, thí điểm đấu thầu tập trung một số vật tư y tế; nghiên cứu thí điểm phương thức đấu thầu tập trung, đàm phán giá thuốc, thiết bị và vật tư y tế để lấy giá tham chiếu (giá tối đa).

- Tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo 389 của Bộ Y tế để tăng cường quản lý, bảo đảm phát triển lành mạnh thị trường hàng hóa, dịch vụ trong nước. Hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa, tiếp tục đẩy nhanh tiến độ bán cổ phn vốn nhà nước trong các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

- Triển khai các giải pháp để mở rộng đối tượng tham gia BHYT, đặc biệt là người tham gia BHYT theo hộ gia đình, người làm nông, lâm, ngư và diêm nghiệp có mức sống trung bình theo Quyết định số 1167/QĐ-TTg ngày 28/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ

16. Phát triển hệ thống thông tin y tế

- Đẩy mạnh triển khai Kế hoạch tổng thphát triển hệ thống thông tin y tế giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn 2030. Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật ng dụng công nghệ thông tin.

- Xây dựng và triển khai thực hiện Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Y tế phiên bản 2.0 và Kiến trúc y tế điện tử. Xây dựng, triển khai thống kê y tế điện tử tại 63 tnh, thành phố; hệ thống thông tin ngành y tế. Xây dựng phần mềm cổng dịch vụ công trực tuyến Bộ Y tế.

- Thực hiện hồ sơ sức khỏe điện tử (y bạ điện tử), bệnh án điện tử, và phn mm quản lý bệnh không lây nhiễm và phần mềm quản lý trạm y tế xã theo tiêu chuẩn chung; Đẩy mạnh việc thực hiện và duy trì Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia và Hệ thống quản lý báo cáo bệnh truyền nhiễm để bảo đảm kết nối liên thông các phần mềm này với nhau và với giám định khám chữa bệnh BHYT; mở rộng thực hiện lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS).

17. Đẩy mạnh hội nhập, hợp tác quốc tế để tranh thủ sự hỗ trợ về kỹ thuật, tài chính của các Chính phủ, các định chế tài chính và các tổ chức quốc tế.

 

PHỤ LỤC 2

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU NĂM 2018 VÀ ĐỀ XUẤT NĂM 2019

STT

CHỈ TIÊU

ĐƠN VỊ

KH 2018

THỰC HIỆN (sơ bộ)

SO VỚI KH 2018

KH

2019

1

Dân số trung bình

Triệu người

94,7

94,67

Đạt

95,7

 

Trong đó: Dân snông thôn

Triệu người

60,7

60,84

 

61,0

2

Tuổi thọ trung bình

Tui

73,8

73,5

Không đạt

73,7

3

Tỷ số gii tính của trẻ em mới sinh

Số bé trai/100 bé gái

114

115,1

Không đạt

114

4

Số giường bệnh/1 vạn dân (không tỉnh giường của trạm y tế xã)

Giường

26,0

26,5

Vượt

27,0

 

- Sgiường bệnh công lập/ vạn dân

Giường

24,3

24,7

 

25,0

 

- Số giường bệnh tư/ vạn dân

Giường

1,7

1,8

 

2.0

5

Số bác sỹ/1 vạn dân

Bác sỹ

8,5

8,6

Đạt

8.8

6

Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi

14,3

14,24

Đạt

14,2

7

Tỷ suất tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi

21,5

21,38

Đạt

20,7

8

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (cân nặng theo tuổi)

%

12,7

12,7

Đạt

12,3

9

Tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế

%

71,0

76.0

Vượt

76,0

10

Tỷ lệ trạm y tế xã, phường, thị trấn có bác sỹ làm việc

%

89,0

90,0

Vượt

92,0

11

Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế

%

85,2

87,7

Vượt

88,1

 

PHỤ LỤC 3

THỜI ĐIỂM VÀ CÁC CHỦ ĐỀ CẦN TẬP TRUNG TRUYỀN THÔNG

TT

CHỦ Đ

THỜI ĐIM

1.

Tháng hành động về chất lượng an toàn thực phẩm

15/01 -15/02

2.

Ngày Thế giới Phòng, chống Ung thư

4/02

3.

Ngày Thầy thuốc Việt Nam

27/02

4.

Tuần lễ An toàn vệ sinh lao động

15 - 21/3

5.

Ngày Quốc tế Hạnh phúc

20/3

6.

Ngày Nước sạch Thế giới

22/3

7.

Ngày Thế giới phòng, chống lao

24/3

8.

Ngày Sức khỏe Thế giới

07/4

9.

Ngày Hiến máu nhân đạo

07/4

10.

Ngày Hen toàn cầu

tuần 1 tháng 5

11.

Ngày Thế gii phòng, chống sốt rét

25/4

12.

Tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường

12 - 17/5

13.

Ngày Thế giới phòng, chống thuốc lá

31/5

14.

Ngày Vi chất dinh dưỡng

01 - 02/6

15.

Ngày Môi trường Thế giới

05/6

16.

Ngày Tôn vinh người hiến máu

14/6

17.

Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết

15/6

18.

Ngày Toàn dân phòng, chống ma túy

26/6

19.

Ngày Gia đình Việt Nam

28/6

20.

Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam

01/7

21.

Ngày Vệ sinh yêu nước - Nâng cao sức khỏe nhân dân

02/7

22.

Ngày Dân số Thế giới

11/7

23.

Ngày Thương binh liệt sỹ

27/7

24.

Ngày Thế giới phòng, chng viêm gan vi t

28/7

25.

Tuần lễ Nuôi con bằng sữa mẹ

01 - 07/8

26.

Ngày vì Nạn nhân chất độc da cam

10/8

27.

Ngày Phòng ngừa tự tử

10/9

28.

Ngày Tim mạch Thế giới

27/9

29.

Ngày Thế giới phòng, chống bệnh dại

28/9

30.

Ngày Quốc tế Người cao tuổi

01/10

31.

Ngày Sức khỏe tâm thần Thế giới

10/10

32.

Ngày Thị giác Thế giới

10/10

33.

Tuần lễ Dinh dưỡng và Phát triển

16-23/10

34.

Ngày Lương thực Thế giới

16/10

35.

Ngày Vì người nghèo

17/10

36.

Ngày Toàn dân mua và sử dụng muối i ốt

01/11

37.

Ngày Thế giới phòng, chống đái tháo đường

14/11

38.

Ngày Thế giới phòng, chống AIDS và Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS

01/12 Tháng 12

39.

Ngày Dân số Việt Nam (26/12) và Tháng hành động quốc gia dân số (tháng 12)

26/12 Tháng 12

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 521/BYT-TT-KT hướng dẫn thực hiện công tác truyền thông y tế ngày 30/01/2019 do Bộ Y tế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.182

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.103.33
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!