Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Công văn 3500/BTTTT-THH 2017 báo cáo kết quả ứng dụng công nghệ thông tin

Số hiệu: 3500/BTTTT-THH Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông Người ký: Nguyễn Thành Hưng
Ngày ban hành: 27/09/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S: 3500/BTTTT-THH
V/v Báo cáo kết quả ứng dụng CNTT năm 2017 và hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN năm 2018

Hà Nội, ngày 27 tháng 09 năm 2017

 

Kính gửi:

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của cơ quan nhà nước, Căn cứ Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020 (Quyết định số 1819/QĐ-TTg), các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Bộ, ngành, địa phương) có nhiệm vụ xây dựng Kế hoạch ứng dụng CNTT hàng năm.

Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước năm 2018 như sau:

1. Xây dựng Báo cáo kết quả ứng dụng CNTT năm 2017

Căn cứ Quyết định số 1819/QĐ-TTg; căn cứ Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020 và Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước năm 2017 của cơ quan mình; các Bộ, ngành, địa phương đánh giá tình hình triển khai, báo cáo kết quả ứng dụng CNTT năm 2017 với những nội dung chính như sau:

- Kết quả thực hiện nhiệm vụ của các Bộ, ngành, địa phương tại Quyết định số 1819/QĐ-TTg;

- Kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ ứng dụng CNTT theo Kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2016-2020 và Kế hoạch ứng dụng CNTT năm 2017 của Bộ, ngành, địa phương mình.

- Yêu cầu báo cáo:

+ Báo cáo đánh giá cụ thể những kết quả đạt được, chưa đạt được; mức độ hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1819/QĐ-TTg; mức độ hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ theo Kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2016-2020 và năm 2017.

+ Báo cáo phân tích rõ những tồn tại, vướng mắc, nguyên nhân và đề xuất kiến nghị trong thời gian tới.

Đ cương Báo cáo gửi kèm theo.

2. Xây dựng Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước năm 2018

Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra tại các Văn bản: Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử; Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26/8/2016 của Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 846/QĐ-TTg ngày 09/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 triển khai tại các Bộ, ngành, địa phương năm 2017; Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 15/6/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; Quyết định số 559/QĐ-TTg ngày 24/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước;

Căn cứ kết quả ứng dụng CNTT năm 2017 và mục tiêu, nhiệm vụ theo Kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2016-2020 của cơ quan mình; căn cứ nguồn lực, nhu cầu thực tế, các Bộ, ngành, địa phương xây dựng Kế hoạch ứng dụng CNTT năm 2018, trong đó, lưu ý ưu tiên triển khai các nhiệm vụ sau:

- Xây dựng, cập nhật Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp Bộ (đối với các Bộ), Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh (đối với các tỉnh) phù hợp Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 1.0. Triển khai ứng dụng CNTT theo Kiến trúc khi đã được phê duyệt.

- Xây dựng nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung của Bộ, ngành, địa phương (LGSP) để thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các hệ thống thông tin trong nội bộ và giữa các Bộ, ngành, địa phương, để nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

- Xây dựng, hoàn thiện các cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia, các CSDL ngành, lĩnh vực và các hệ thống thông tin cốt lõi tạo nền tảng xây dựng Chính phủ điện tử. Khi đề xuất triển khai các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, lưu ý thực hiện các nội dung quy định tại Thông tư số 13/2017/TT-BTTTT ngày 23/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định các yêu cầu kỹ thuật về kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu với các CSDL quốc gia và tham khảo danh mục các hệ thống thông tin có quy mô và phạm vi triển khai từ Trung ương đến địa phương do các Bộ, ngành triển khai đã được Bộ Thông tin và Truyền thông công bố trên Trang thông tin điện tử của Bộ và của Cục Tin học hóa theo quy định tại Thông tư số 25/2014/TT-BTTTT ngày 30/12/2014 để tránh đầu tư trùng lặp.

- Hoàn thiện, nâng cao hiệu quả, chất lượng hệ thống cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến; đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao (mức độ 3, 4) phục vụ người dân và doanh nghiệp theo hướng hiệu quả (tiết kiệm thời gian, chi phí,...), tăng cường tiếp nhận, xử lý hồ sơ trên môi trường mạng, đơn giản hóa hồ sơ, giấy tờ giải quyết thủ tục hành chính của người dân, doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu 40% hồ sơ được xử lý trực tuyến đối với các dịch vụ công đã được cung cấp trực tuyến tại mức độ 3, 30% hồ sơ được xử lý trực tuyến đối với các dịch vụ công đã được cung cấp trực tuyến tại mức độ 4;

- Thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích, kết nối mạng thông tin phục vụ công việc này theo quy định tại Thông tư số 17/2017/TT-BTTTT ngày 23/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định một số nội dung và biện pháp thi hành Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích;

- Tăng tỷ lệ trao đổi văn bản dưới dạng điện tử giữa các cơ quan nhà nước ít nhất 15% so với năm 2017;

- Thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo an toàn thông tin mạng theo quy định;

Khung Kế hoạch ứng dụng CNTT năm 2018 gửi kèm theo.

3. Tiến độ triển khai

Các Bộ, ngành, địa phương xây dựng báo cáo kết quả ứng dụng CNTT năm 2017, gửi Bộ Thông tin và Truyền thông trước ngày 10/11/2017; Xây dựng và phê duyệt Kế hoạch ứng dụng CNTT năm 2018 và gửi Bộ Thông tin và Truyền thông trước ngày 30/11/2017 để tổng hợp. Bản mềm gửi về địa chỉ: ntthao@mic.gov.vn

Chi tiết xin liên hệ: Cục Tin học hóa - Bộ Thông tin và Truyền thông (Ông Nguyễn Thanh Thảo, Trưởng phòng Kế hoạch. Điện thoại: 090. 4136368; email: ntthao@mic.gov.vn)

Trân trọng./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Đơn vị chuyên trách về CNTT của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Sở TT&TT các t
nh, thành phố trực thuộc TW;
- Bộ trưởng và các Thứ trưởng;
- Vụ KHTC;
- Lưu: VT, THH (KH). (200 bản)

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thành Hưng

 

PHỤ LỤC 1

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO KẾT QUẢ ỨNG DỤNG CNTT NĂM 2017 CỦA CÁC BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG
(Kèm theo Văn bản số 3500/BTTTT-THH ngày 27/9/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông)

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CHÍNH PHỦ, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ GIAO

1. ng dụng CNTT đcông bố, công khai thông tin, kết quả giải quyết thủ tục hành chính

- Nội dung này báo cáo tình hình xây dựng, triển khai cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước;

- Số cơ quan, đơn vị/tổng số cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước của Bộ, ngành, địa phương có trang thông tin hoặc cổng thông tin điện tử, cần nêu rõ là cổng thông tin điện tử thành phần hay cổng/trang thông tin điện tử độc lập;

2. Cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Báo cáo tập trung các nội dung sau:

- Số lượng dịch vụ công (DVC) trực tuyến đã triển khai cung cấp đạt mức 3, mức 4 so với tổng số DVC của Bộ, ngành, địa phương mình;

- Số lượng hồ sơ tiếp nhận giải quyết qua môi trường mạng của từng DVC trực tuyến so với tổng số hồ sơ đã tiếp nhận, giải quyết từ 01/01/2017 đến thời điểm báo cáo;

- Địa chỉ cung cấp DVC trực tuyến trên môi trường mạng;

- Báo cáo cần chỉ rõ các DVC trực tuyến được cung cấp có thuộc danh mục các DVC cần ưu tiên triển khai hay không (quy định tại văn bản 2779/VPCP-KGVX của Văn phòng Chính phủ; Quyết định số 1819/QĐ-TTg; Quyết định số 846/QĐ-TTg; Kế hoạch, Lộ trình cung cấp DVC trực tuyến của Bộ, ngành, địa phương).

- Tổng hợp theo danh mục sau:

TT

Tên DVC trực tuyến (theo nhóm, lĩnh vực)

Mức độ cung cấp (mức đ 3, 4)

Tng s hsơ tiếp nhận, xử lý trên môi trường mạng

Tng shồ sơ thực tế tiếp nhận, xử lý (bao gồm cả trực tuyến, trực tiếp) từ 01/01/2017 đến 31/10/2017

Địa chỉ Internet

Văn bản quy định TTHC cung cấp DVC trực tuyến mức 3, 4 (QĐ 1819/QĐ-TTg; QĐ 846/QĐ-TTg; văn bản 2779/VPCP- KGVX)

 

…..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Việc thực hiện gửi, nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tại Bộ, ngành, địa phương qua dịch vụ bưu chính theo quy định.

- Các nội dung, giải pháp đã thực hiện để khuyến khích, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong việc tiếp cận, sử dụng hiệu quả các dịch vụ công trực tuyến.

3. ng dụng CNTT tại Bộ phận một cửa trong việc tiếp nhận, giải quyết TTHC

Báo cáo thể hiện rõ các số liệu sau:

- Số cơ quan, đơn vị (cấp Sở/ngành; quận/huyện; xã/phường hoặc Cục/Vụ/Tổng cục,...) đã ứng dụng CNTT tại bộ phận một cửa so với tổng số cơ quan/đơn vị.

- Làm rõ hiện trạng các hệ thống phần mềm ứng dụng tại bộ phận một cửa, giải pháp công nghệ, mô hình triển khai (hệ thống dùng chung, dùng riêng). Nếu nhiều hệ thống, phần mềm khác nhau cần báo cáo rõ sự kết nối, liên thông giữa các cấp, các ngành.

- Làm rõ sự kết nối liên thông giữa hệ thống một cửa điện tử với các hệ thống, phần mềm ứng dụng, xử lý nghiệp vụ của các đơn vị chuyên môn, hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến; việc kết nối, chia sẻ thông tin với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu liên quan khác,....

- Làm rõ hiện trạng tiếp nhận hồ sơ trực tuyến được tiếp nhận, luân chuyển xử lý như thế nào.

- Việc luân chuyển hồ sơ thủ tục hành chính giữa các bộ phận, đơn vị liên quan trong quá trình giải quyết TTHC thực hiện như thế nào (luân chuyển toàn bộ hồ sơ, hay trích yếu thông tin, hồ sơ đi kèm thực hiện như thế nào).

- Đối với các địa phương đa triển khai xây dựng Trung tâm Hành chính công, báo cáo cụ thể việc triển khai ứng dụng CNTT tại Trung tâm Hành chính công theo các nội dung trên.

4. ng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ

Báo cáo thể hiện rõ các nội dung sau:

a) Triển khai hệ thống quản lý văn bản và điều hành, sử dụng văn bản điện tử

- Số lượng cơ quan, đơn vị trực thuộc đối với các Bộ, ngành; sở/ngành, quận/huyện, xã/phường đối với các tỉnh/thành phố đã triển khai hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành;

- Mô hình triển khai tập trung hay phân tán; việc kết nối liên thông hệ thống quản lý văn bản và điều hành giữa các cơ quan, đơn vị cùng cấp hành chính và giữa các cấp (đối với các tỉnh/thành phố cần báo cáo rõ việc kết nối, liên thông tới cấp xã/phường); giữa các Bộ, ngành, địa phương với Chính phủ;

- Xác định việc thực hiện các chỉ tiêu sau:

+ Tỷ lệ văn bản đi/đến được chuyển hoàn toàn trên môi trường mạng (hoàn toàn không dùng văn bản giấy) so với tổng số văn bản đi/đến giữa các cơ quan, đơn vị trong nội bộ các Bộ, ngành, tỉnh/thành phố (%);

+ Tỷ lệ văn bản đi/đến được chuyển hoàn toàn trên môi trường mạng (hoàn toàn không dùng văn bản giấy) trên tổng số văn bản đi/đến giữa các Bộ, ngành, tỉnh/thành phố với các cơ quan bên ngoài (%);

+ Tỷ lệ văn bản đi/đến được chuyển song song trên môi trường mạng và qua đường bưu chính so với tổng số văn bản đi/đến giữa các cơ quan, đơn vị trong nội bộ các Bộ, ngành, tỉnh/thành phố (%);

+ Tỷ lệ văn bản đi/đến được chuyển song song trên môi trường mạng và qua đường bưu chính so với tổng số văn bản đi/đến giữa các Bộ, ngành, tỉnh/thành phố với các cơ quan bên ngoài (%);

- Tỷ lệ văn bản không mật trình Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ dưới dạng điện tử (bao gồm cả các văn bản trình song song cùng văn bản giấy).

- Đánh giá việc chỉ đạo, điều hành của các cấp lãnh đạo qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành.

- Đánh giá cụ thể việc thực hiện nội dung này so với mục tiêu đề ra theo Kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2016-2020 và Kế hoạch ứng dụng CNTT năm 2017 của cơ quan mình.

- Các giải pháp cụ thể đã thực hiện để nâng cao hiệu quả sử dụng văn bản điện tử, hệ thống quản lý văn bản và điều hành.

b) Kết quả triển khai các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu

- Nội dung này các Bộ, ngành, địa phương báo cáo tình hình xây dựng, triển khai các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu do Bộ, ngành, địa phương mình triển khai. Bao gồm các thông tin cơ bản: Mục tiêu, nội dung, phạm vi đầu tư, lộ trình triển khai, kết quả đạt được; hiện trạng kết nối, chia sẻ thông tin trong ngành mình và các Bộ, ngành liên quan khác. Những khó khăn, vướng mắc, đề xuất kiến nghị.

- Ngoài các nội dung trên, đối với các Bộ, ngành Trung ương có nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1819/QĐ-TTg, Quyết định số 714/QĐ-TTg cần báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ tương ứng. Cụ thể:

+ Bộ Quốc phòng: Nhiệm vụ Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống chứng thực điện tử và chữ ký số trong các cơ quan thuộc hệ thống chính trị đáp ứng nhu cầu thực tế.

+ Bộ Công an: Nhiệm vụ triển khai hộ chiếu điện tử; triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; các quy định về an ninh thông tin.

+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Kết quả triển khai thực hiện các nội dung sau: Cơ sở dữ liệu quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp; Cơ sở dữ liệu quốc gia về Thống kê tổng hợp về dân số; mức độ hoàn thành các mục tiêu: “Tối thiểu 50% slượng các gói thầu chào hàng cạnh tranh, 40% số lượng các gói thầu quy mô nhỏ đu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế trên phạm vi toàn quốc thực hiện lựa chọn nhà thầu qua mạng; Tỷ lệ cấp đăng ký doanh nghiệp qua mạng đạt 20%; tỷ lệ cp giấy chứng nhn đầu tư qua mạng đạt 10%”.

+ Bộ Tài chính: Kết quả triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau:

* Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính;

* Triển khai các mục tiêu: “95% hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp được nộp qua mạng; 90% số doanh nghiệp thực hiện nộp thuế qua mạng; 50% shộ, cá nhân kinh doanh kê khai nghĩa vụ thuế phát sinh qua mạng từ việc cho thuê tài sản và lệ phí trước bạ khi đăng kí ô tô, xe máy; Rút ngắn thời gian thực hiện thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cho doanh nghiệp, đạt mức trung bình của các nước ASEAN-4”.

* Bố trí kinh phí chi thường xuyên từ nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Quyết định số 1819/QĐ-TTg;

* ng dụng CNTT trong công tác Thuế.

+ Bộ Nội vụ: Nhiệm vụ Xây dựng quy định về lưu trữ văn bản, tài liệu điện tử trên toàn quốc;

+ Bộ Tài nguyên và Môi trường: Nhiệm vụ triển khai Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia.

+ Bộ Y tế: Nhiệm vụ Triển khai quản lý bệnh án điện tử;

+ Bộ Giao thông vận tải: Nhiệm vụ ng dụng CNTT trong quản lý giao thông thông minh.

+ Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Nhiệm vụ xây dựng CSDL quốc gia về Bảo hiểm xã hội.

Ngoài các nhiệm vụ trên, các Bộ, ngành báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ của Bộ, ngành mình được giao tại Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử.

c) Các giải pháp về tài chính, giải pháp kỹ thuật (kiến trúc Chính phủ điện tử, Kiến trúc CQĐT,...), tổ chức triển khai, gắn kết ứng dụng CNTT với CCHC đã thực hiện để ứng dụng CNTT,....

5. Hạ tầng kỹ thuật

Đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng CNTT phục vụ ứng dụng CNTT (Tỷ lệ trung bình máy tính/CBCC; hiện trạng mạng WAN (cần nêu cụ thể là mạng dùng riêng hay mạng truyền sliệu chuyên dùng, ...); tỷ lệ các cơ quan trực thuộc có LAN, tỷ lệ các mạng LAN kết nối WAN; tỷ lệ máy tính kết ni Internet; nêu rõ hạ tầng bảo đảm an toàn, an ninh thông tin,...).

6. Nguồn nhân lực ứng dụng CNTT

Đánh giá hiện trạng về việc bảo đảm nguồn nhân lực phục vụ ứng dụng CNTT, cụ thể như: tổ chức quản lý CNTT các cấp; trình độ, kỹ năng ứng dụng CNTT của các cán bộ chuyên trách, cán bộ, công chức ứng dụng CNTT. Những thuận lợi, khó khăn gì.

7. Môi trường pháp lý

Đánh giá về việc ban hành các văn bản, chính sách, các quy hoạch, kế hoạch, quy chế, quy định, ... để tạo môi trường pháp lý, thuận lợi cho việc triển khai hoạt động ứng dụng CNTT; đánh giá việc ban hành các văn bản, chính sách gắn kết giữa ứng dụng CNTT với cải cách hành chính. Trong đó, cần đánh giá những thuận lợi, hạn chế trong quá trình xây dựng, triển khai.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ THEO KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CNTT GIAI ĐOẠN 2016-2020, KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CNTT NĂM 2017

Nội dung này các Bộ, ngành, địa phương báo cáo, đánh giá cụ thể những nội dung sau (trừ các mục tiêu, nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao đã báo cáo tại mục I):

Việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra theo kế hoạch ứng dụng CNTT năm 2017. Cần đánh giá cụ thể từng mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra theo Kế hoạch, mức độ hoàn thành, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ. Cụ thể:

- Mục tiêu đã đề ra

- Các nhiệm vụ thực hiện từng mục tiêu

- Kết quả thực hiện

- Đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu

- Những vướng mắc trong quá trình thực hiện (chỉ đạo, nhân lực, quy định pháp luật, tài chính, công tác phối hợp, ...)

- Những giải pháp đã thực hiện

III. NHỮNG VƯỚNG MẮC, TỒN TẠI, NGUYÊN NHÂN

Nêu rõ những tồn tại, vướng mắc, nguyên nhân trong quá trình triển khai ứng dụng CNTT.

IV. NHỮNG GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ ĐÃ THỰC HIỆN

Báo cáo những giải pháp đã triển khai hiệu quả (như gắn kết ứng dụng CNTT với cải cách hành chính, ...) để xem xét, phổ biến đối với các cơ quan nhà nước.

V. KIN NGHỊ, ĐXUẤT

Đề xuất kiến nghị cụ thể.

(Để kịp thời tổng hợp báo cáo đề nghị Quý Cơ quan gửi bản mềm về địa chỉ ntthao@mic.gov.vn)

 

PHỤ LỤC 2

KHUNG KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CNTT TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC NĂM 2018
(Ban hành kèm theo Công văn số 3500/BTTTT-THH ngày 27/9/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông)

I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH

Nêu những căn cứ để xây dựng Kế hoạch, cụ thể như:

- Luật Công nghệ thông tin; Luật Giao dịch điện tử; Luật An toàn thông tin;

- Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

- Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 của Chính phủ đã được ban hành theo Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011;

- Nghị quyết của Chính phủ về Chính phủ điện tử đã được ban hành theo Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015;

- Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26/8/2016 của Chính phủ về việc phê duyệt Chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020;

- Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020;

- Quyết định 846/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục dch vụ công trực tuyến mức 3, mức 4 các bộ, ngành, địa phương triển khai năm 2017;

- Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020;

- Văn bản số 1178/BTTTT-THH ngày 21/4/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, Phiên bản 1.0;

- Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp Bộ (đối với các Bộ), Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh (đối với các tỉnh, thành phố) đã được ban hành;

- Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020 của Bộ, ngành, địa phương mình;

- Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước của Bộ, ngành, địa phương mình;

- Văn bản hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng CNTT năm 2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Và các văn bản khác mà các Bộ, ngành, địa phương có nhiệm vụ thực hiện trong Kế hoạch ứng dụng CNTT năm 2018, tiêu biểu như Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP ngày 06/02/2017 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 15/6/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; Quyết định số 559/QĐ-TTg ngày 24/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước,...

II. MỤC TIÊU ỨNG DỤNG CNTT NĂM 2018

Căn cứ các định hướng ứng dụng CNTT năm 2018 như đã nêu trong Văn bản này, căn cứ kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2017, Bộ, ngành, địa phương đề xuất mục tiêu ứng dụng CNTT năm 2018 phù hợp, hướng tới thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra tại các văn bản như Nghị quyết số 36a/NQ-CP; Quyết định số 1819/QĐ-TTg; Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP; Quyết định số 846/QĐ-TTg;... và Kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2016-2020 của Bộ, ngành, địa phương mình. Trong đó, các mục tiêu phải có tính khả thi, hiệu quả, phù hợp với nhu cầu, nguồn lực của Bộ, ngành, địa phương.

III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

Căn cứ mục tiêu năm 2018, các Bộ, ngành, địa phương xác định các nội dung ứng dụng CNTT cần triển khai trong năm 2018 phù hợp trên cơ sở triển khai Kiến trúc Chính phủ điện tử cấp Bộ (đối với cấp Bộ), Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh (đối với các tỉnh/thành phố) đã ban hành và Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 1.0.

Khung nội dung Kế hoạch bao gồm tối thiểu các nội dung sau:

1. ng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước

Xác định rõ các nội dung ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước, trong đó ưu tiên tập trung hoàn thiện, nâng cấp hệ thống quản lý văn bản và điều hành, hệ thống thư điện tử, các hệ thống phần mềm ứng dụng chuyên ngành,...

2. ng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp

Xác định rõ các nội dung, quy mô, phạm vi, hình thức cung cấp các ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp, trong đó ưu tiên triển khai các nội dung sau:

- Hoàn thiện, nâng cấp Trang/Cổng Thông tin điện tử để cung cấp đầy đủ thông tin theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ.

- Thực hiện cung cấp các dịch vụ công cơ bản trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 phù hợp với nhu cầu thực tế, phục vụ người dân và doanh nghiệp theo tinh thần hướng tới hiệu quả triển khai ứng dụng CNTT (bao gồm thời gian, chi phí,...), tăng số lượng hồ sơ tiếp nhận, xử lý qua mạng như mục tiêu đã đề ra, tránh hình thức, chỉ quan tâm số lượng.

- ng dụng CNTT tại bộ phận một cửa, hướng tới kết nối, liên thông các cấp.

3. Xây dựng, hoàn thiện các HTTT, CSDL chuyên ngành; HTTT, CSDL quốc gia tạo nền tảng phát triển CPĐT

Nội dung này, các Bộ, ngành, địa phương xác định cụ thể các HTTT, CSDL dự định triển khai (bao gồm cả các HTTT, CSDL triển khai tiếp; triển khai mới), trong đó ưu tiên các HTTT, CSDL tạo nền tảng, dùng chung. Cụ thể: - Đối với các Bộ, ngành ưu tiên tập trung triển khai các CSDL quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử; các HITT, CSDL chuyên ngành trên quy mô toàn quốc;

- Đối với các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đề xuất, xây dựng các HTTT, CSDL phục vụ ứng dụng CNTT tại địa phương; đối với các HTTT, CSDL ngành, lĩnh vực cn đảm bảo đồng bộ, thống nhất với các HTTT, CSDL do các Bộ, ngành triển khai để tránh trùng lặp, ưu tiên các HTTT, CSDL dùng chung của tỉnh/thành phố.

4. Phát triển nguồn nhân lực

Xác định cụ thể các nội dung phát triển nguồn nhân lực như về số lượng, quy mô, nội dung đào tạo phù hợp nhu cầu, điều kiện thực tế. Xem xét, ưu tiên một số nội dung cơ bản như:

- Đào tạo, tập huấn về xây dựng, triển khai Kiến trúc chính phủ điện tử cấp Bộ/chính quyền điện tử cấp tỉnh;

- Đào tạo, tập huấn cho cán bộ, công chức về kỹ năng sử dụng, khai thác các HTTT;

- Đào tạo, tập huấn cho cán bộ chuyên trách về CNTT các nội dung chuyên sâu về quản trị mạng, quản trị hệ thống; an toàn, an ninh thông tin;...

5. Phát triển hạ tầng kỹ thuật

Xác định rõ các nội dung phát triển hạ tầng kỹ thuật, trong đó cần xác định cụ thể phạm vi, mức độ phát triển tới cấp nào; nội dung đầu tư cụ thể, chẳng hạn như hạ tầng máy tính; hạ tầng mạng; hạ tầng kết nối; hạ tầng an toàn thông tin, .... trong đó, lưu ý đầu tư theo hướng đồng bộ, thống nhất và xem xét ưu tiên phát triển một số nội dung:

- Xây dựng nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung (LGSP) để thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các HTTT, CSDL trong nội bộ Bộ, ngành, địa phương và với các HTTT, CSDL bên ngoài.

- Triển khai, sử dụng chữ ký số trong hoạt động ứng dụng CNTT;

- Đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.

Ngoài nội dung trên, căn cứ nhu cầu thực tế và nguồn lực của mình các Bộ, ngành, địa phương bổ sung các nhiệm vụ khác để thực hiện mục tiêu đề ra. Đối với các Bộ, ngành lưu ý thực hiện các mục tiêu, nội dung đặc thù riêng của Bộ, ngành mình theo Quyết định 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015.

IV. GIẢI PHÁP

Xác định rõ các giải pháp thực hiện Kế hoạch, có thể bao gồm (không gii hạn) các nội dung chính sau:

1. Giải pháp môi trường chính sách:

Cần xác định rõ các văn bản tạo môi trường pháp lý để thúc đẩy, triển khai ứng dụng CNTT của Cơ quan mình. Ưu tiên các văn bản, chính sách như:

- Xây dựng, duy trì Kiến trúc Chính phủ điện tcấp Bộ (đối với các Bộ); Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh (đối với các tỉnh). Đối với các Bộ, ngành, địa phương đã xây dựng Kiến trúc, cần triển khai xây dựng các văn bản, quy định để đưa Kiến trúc vào thực tiễn triển khai ứng dụng CNTT;

- Hoàn thiện các quy chế, quy định về an toàn thông tin; quy chế, quy định về ứng dụng chữ ký số; Các cơ chế, chính sách thúc đẩy người dân, doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ do cơ quan nhà nước cung cấp qua môi trường mạng; Chính sách khuyến khích, hỗ trợ cán bộ chuyên trách CNTT trong các cơ quan nhà nước; Quy chế, quy định gắn kết chặt chẽ hoạt động ứng dụng CNTT của tổ chức, của cán bộ, công chức với công tác bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm; Quy chế, quy định nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư ứng dụng CNTT,...

2. Giải pháp tài chính:

Cần đề ra các giải pháp đảm bảo nguồn tài chính thực hiện các nhiệm vụ Kế hoạch đã đề ra, trong đó xác định cụ thể nguồn kinh phí từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, các nguồn khác; đề ra các giải pháp để thu hút, huy động nguồn lực từ xã hội, thuê dịch vụ,...

3. Giải pháp gắn kết chặt chẽ ứng dụng CNTT với cải cách hành chính:

Tập trung triển khai một số nội dung sau:

- Thực hiện Chương trình phối hợp Thúc đẩy gắn kết ứng dụng CNTT với cải cách hành chính giai đoạn 2017-2020 (Văn bản s 3035/CTPH-BTTTT-BNV ngày 22/8/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Nội vụ);

- Thực hiện chuẩn hóa quy trình, thủ tục hành chính; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 theo Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ;

- Thực hiện các nội dung khác để gắn kết chặt chẽ các hoạt động ứng dụng CNTT với hoạt động cải cách hành chính.

4. Giải pháp bảo đảm an toàn thông tin:

- Cần xác định đảm bảo an toàn thông tin phải gắn liền với hoạt động ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước. Đra các giải pháp tăng cường triển khai đảm bảo an toàn thông tin cho các hệ thống, phần mềm, hạ tầng ứng dụng CNTT; kiện toàn, bố trí cán bộ chuyên trách quản lý về an toàn thông tin cho đơn vị.

- Nội dung này thực hiện theo các văn bản quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Thông tin và Truyền thông.

5. Giải pháp tổ chức

6. Các giải pháp khác

V. DANH MỤC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN

Đối với các nhiệm vụ dự án đề xuất thực hiện cần ưu tiên các nhiệm vụ, dự án có tính chất nền tảng, dùng chung để thúc đẩy ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước theo hướng đồng bộ, thống nhất. Căn cứ định hướng chung, Bộ, ngành, địa phương đề xuất các nhiệm vụ, dự án cho phù hợp trên cơ sở đảm bảo nguồn lực triển khai, trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, tránh trùng lặp lãng phí. Mu danh mục như sau:

TT

Tên nhiệm vụ, dự án

Đơn vị chủ trì triển khai

Lĩnh vực ứng dụng

Dự án chuyn tiếp hay dự án mới

Mục tiêu đầu tư

Quy mô nội dung đầu tư

Phạm vi đầu tư

Thời gian triển khai

Nội dung đầu tư năm 2018

Tổng mức đầu tư dự kiến

Nguồn vốn (ghi rõ nguồn vn là Ngân sách Trung ương; ngân sách địa phương; vốn ODA,)

Kinh phí đầu tư năm 2018

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Xác định trách nhiệm của các đơn vị trong việc triển khai Kế hoạch

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 3500/BTTTT-THH về báo cáo kết quả ứng dụng công nghệ thông tin ngày 27/09/2017 và hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước năm 2018 do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.761

DMCA.com Protection Status
IP: 18.222.20.30
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!