Kính gửi:
|
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
|
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007
của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của cơ
quan nhà nước,Căn cứ Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của
cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020 (Quyết định số 1819/QĐ-TTg), các Bộ, Cơ
quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương (Bộ, ngành, địa phương) có nhiệm vụ xây dựng Kế hoạch
ứng dụng CNTT hàng năm.
Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn xây dựng
Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước năm 2019 như
sau:
I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ỨNG DỤNG
CNTT NĂM 2018
Trong năm qua, thực hiện Quyết định số
1819/QĐ-TTg và kế hoạch ứng dụng CNTT năm 2017 của các Bộ, ngành, địa phương
trên cả nước, tình hình ứng dụng CNTT xây dựng Chính phủ điện tử, Chính quyền
điện tử nước ta nói chung có một số chuyển biến tích cực, nhất là trong hoạt động
cung cấp dịch vụ công (DVC) trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp, số lượng
DVC trực tuyến tăng, việc duy trì cung cấp DVC trực tuyến, xử lý hồ sơ qua mạng
tại một số Bộ, ngành, địa phương ổn định đã thu hút được sự tham gia của người
dân, doanh nghiệp. Số dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ trên mạng ngày càng
tăng (tại các Bộ: Quý I/2018 có 376 dịch vụ, hết Quý III/2018 là 533 dịch vụ; tại
các địa phương Quý I/2018 là 4396 dịch vụ, hết Quý III/2018 là 5580 dịch vụ),
nhiều Bộ, ngành, địa phương có hệ thống quản lý văn bản điện tử dùng chung được
các đơn vị sử dụng chung (18/19 Bộ; 43/63 tỉnh, thành phố) và nhiều nơi đã được
tích hợp sử dụng chữ ký số chuyên dùng; nhiều địa phương đã triển khai hệ thống
một cửa điện tử tập trung (khoảng 50 tỉnh, thành phố); các Bộ, ngành, địa
phương đã triển khai những hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ công tác
quản lý, giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) phục vụ người dân, doanh nghiệp;
Kiến trúc Chính phủ điện tử, Kiến trúc Chính quyền điện tử được đa số các Bộ,
ngành, địa phương quan tâm, xây dựng, ban hành. Tuy nhiên, các cơ sở dữ liệu
(CSDL) quốc gia nền tảng vẫn còn triển khai chậm, hệ thống nền tảng chia sẻ,
tích hợp dùng chung tại các Bộ, ngành, địa phương triển khai chậm dẫn tới một số
hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đã triển khai thiếu tính kết nối, chia sẻ dữ
liệu trong giải quyết TTHC, chất lượng cung cấp DVC trực tuyến chưa cao, nhiều
TTHC được cung cấp trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 nhưng không có người sử dụng
(33,41% DVC trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 tại các Bộ, ngành phát sinh hồ sơ trực
tuyến; tương ứng chỉ 10,84% tại các tỉnh, thành phố). Nguyên nhân của các hạn
chế trên đã được chỉ ra là chưa phát huy vai trò của
người đứng đầu trong chỉ đạo thực hiện, nền tảng
tích hợp, chia sẻ dữ liệu dùng chung triển khai chậm; tình trạng cát cứ thông
tin, dữ liệu còn phổ biến dẫn đến nhiều số liệu trùng lặp, không thống nhất;
nhiều nơi việc triển khai còn mang tính hình thức, thói quen thủ công,
giấy tờ chưa được khắc phục;còn thiếu gắn kết chặt chẽ
giữa ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính và đổi mới lề lối,
phương thức làm việc;chưa chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền cho
người sử dụng,…
Do đó, căn cứ Quyết định số 1819/QĐ-TTg, căn cứ
Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020
và Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước năm 2018 của quý
Cơ quan, các Bộ, ngành, địa phương tổ chức đánh giá kết quả triển khai Kế hoạch
năm 2018, tình hình thực hiện Kế hoạch giai đoạn 2016-2020 với những nội dung
chính sau:
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các Bộ,
ngành, địa phương tại Quyết định số 1819/QĐ-TTg;
- Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ ứng
dụng CNTT theo Kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2016-2020 và Kế hoạch ứng dụng
CNTT năm 2018đã đặt ra.
- Yêu cầu:
+ Nội dung đánh giá cụ thể, đi thẳng vào các mục
tiêu, nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ đã đề ra tại Quyết định số 1819/QĐ-TTg và mục
tiêu, nhiệm vụ và giải pháp Bộ, ngành, địa phương đã đề ra trong năm 2018 để thực
hiện Kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2016-2020; mức độ hoàn thành mục tiêu,
nhiệm vụ theo Kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2016-2020 và năm 2018.
+Kết quả đánh giá cần cụ thể hóa bằng các số liệu,
trường hợp điển hình và phân tíchrõ những tồn tại, vướng mắc, nguyên nhân và đề
xuất cụ thể những kiến nghị, giải pháp khắc phục trong thời gian tới.
II. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG
CNTT TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC NĂM 2019
Căn cứ Kiến trúc Chính phủ điện
tử, Kiến trúc Chính quyền điện tử các Bộ, ngành, địa phương đã xây dựng, ban
hành; căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đề
ra tại các Văn bản: Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của
cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày
15/5/2018 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ
yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm
2018 và những năm tiếp theo; Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26/8/2016 của Chính phủ
phê duyệt chủ trương đầu tư các Chương trình mục
tiêu giai đoạn 2016-2020;Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 30/01/2018 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu CNTT giai đoạn 2016-2020; danh
mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 triển khai tại các Bộ, ngành, địa
phương năm 2017, 2018-2019 được ban hành theo các Quyết định số 846/QĐ-TTg ngày
09/6/2017; số 877/QĐ-TTg ngày 18/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số
28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản
điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước; Nghị định số
61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa
liên thông trong giải quyết TTHC; ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại
Văn bản số 1655/VPCP-KSTT ngày 13/02/2018 về liên kết, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin một cửa
điện tử; Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 15/6/2016 của Chính phủ về hỗ trợ
và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020; Quyết định số 559/QĐ-TTg ngày
24/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đơn giản hóa chế độ báo cáo
trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước; căn cứ Nghị quyết của
Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử
giai đoạn 2018-2020, định hướng 2025 (khi được ban hành),…
Căn cứ kết quả đánh giá thực hiện
các mục tiêu, nhiệm vụ theo Kế hoạch ứng dụng CNTT 2018; căn cứ nguồn lực, nhu
cầu thực tế; các Bộ, ngành, địa phương xây dựng Kế hoạch ứng dụng CNTT năm
2019, cụ thể:
1. Các nhiệm vụ trọng tâm
- Cụ thể hóa các nhiệm vụ ứng dụng CNTT thực hiện
Kiến trúc Chính phủ điện tử, Kiến trúc Chính quyền điện tử của Bộ, ngành, địa
phương đã ban hành;
- Xây dựng, hoàn thiện nền tảng chia sẻ, tích hợp
dùng chung của Bộ, ngành, địa phương để thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin, dữ
liệu giữa các hệ thống thông tin trong nội bộ và giữa các Bộ, ngành, địa phương để nâng cao hiệu quả, chất lượng giải quyết thủ tục
hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, cung cấp dịch vụ công trực
tuyến;
- Hoàn thiện, kết
nối liên thông các phần mềm quản lý văn bản và điều hành của các Bộ, ngành, địa
phương bảo đảm thông suốt các cấp để thực hiện gửi, nhận văn bản điện tử; đẩy mạnh
ứng dụng chữ ký số chuyên dùng và các nội dung khác theo quy định tại Quyết định
số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn
bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước;
- Xây dựng, hoàn thiện Hệ thống thông tin một cửa
điện tử, Cổng dịch vụ công cấp Bộ, cấp tỉnh và các nội dung liên quan theo quy
định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện
cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC;
- Xây dựng, hoàn thiện các CSDL quốc gia, các
CSDL ngành, lĩnh vực và các hệ thống thông tin cốt lõi tạo nền tảng xây dựng
Chính phủ điện tử bảo đảm tuân thủ Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam;
Kiến trúc Chính phủ điện tử/Kiến trúc Chính quyền điện tử của các Bộ, ngành, địa
phương đã ban hành và theo quy định tại Thông tư số 13/2017/TT-BTTTT ngày
23/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định các yêu cầu kỹ
thuật về kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu với các CSDL quốc
giavàdanh mục các hệ thống thông tin có quy mô và phạm vi triển khai từ Trung
ương đến địa phương do các Bộ, ngành triển khai đã được Bộ Thông tin và Truyền
thông công bố trên Trang thông tin điện tử của Bộ và của Cục Tin học hóa theo
quy định tại Thông tư số 25/2014/TT-BTTTT ngày 30/12/2014 để tránh đầu tư trùng
lặp.
- Hoàn thiện, nâng cao hiệu quả, chất lượng hệ
thống cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến; đẩy mạnh cung cấp dịch vụ
công trực tuyến mức độ cao (mức độ 3, 4) phục vụ người dân và doanh nghiệp theo
hướng hiệu quả (tiết kiệm thời gian, chi phí,…), tăng cường tiếp nhận, xử lý hồ
sơ trên môi trường mạng, đơn giản hóa hồ sơ, giấy tờ giải quyết thủ tục hành
chính của người dân, doanh nghiệp,hướng tới mục tiêu 40% hồ sơ được xử lý trực
tuyến đối với các dịch vụ công đã được cung cấp trực tuyến tại mức độ 3, 30% hồ
sơ được xử lý trực tuyến đối với các dịch vụ công đã được cung cấp trực tuyến tại
mức độ 4;
- Thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải
quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích, kết nối mạng thông tin
phục vụ công việc này theo quy định tại Thông tư số 17/2017/TT-BTTTT ngày
23/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định một số nội dung
và biện pháp thi hành Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng
Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính
qua dịch vụ bưu chính công ích;
- Xây dựng, cập nhật Kiến trúc Chính phủ điện tử
cấp Bộ (đối với các Bộ), Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh (đối với các tỉnh)
phù hợp Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0 khi được ban
hành;
- Nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật CNTT, kỹ
thuật bảo đảm an toàn thông tin để đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT của Bộ, ngành,
địa phương.
2. Yêu cầu
- Tuân thủ Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt
Nam, Kiến trúc Chính phủ điện tử, Kiến trúc Chính quyền điện tử của Bộ, ngành,
địa phương mình;
- Mục tiêu, nội dung ứng dụng CNTT, xây dựng
Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử tại các Bộ, ngành, địa phương phải bám
sát các mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra và
hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông,…
- Kế thừa và tiếp tục phát huy các kết quả đã đạt
được năm 2018; mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với hiện trạng và nguồn lực
thực tế tại các Bộ, ngành, địa phương; đi vào thực chất, hiệu quả; nâng cao hiệu
quả hoạt động của cán bộ, công chức, hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao chất
lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp; tăng tỷ lệ trao đổi văn bản dưới dạng
điện tử giữa các cơ quan nhà nước ít nhất 15% so với năm 2018;
- Các dự án CNTT hoặc kế hoạch thuê dịch vụ CNTT
thực hiện từ năm 2018 trở đi, phải có yêu cầu, nội dung về kết nối, chia sẻ và
liên thông các cấp theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ
Trương Hòa Bình tại Văn bản số 1655/VPCP-KSTT ngày 13/02/2018
của Văn phòng Chính phủ về liên kết, chia sẻ dữ
liệu giữa các hệ thống thông tin một cửa điện tử. Việc kết nối,
chia sẻ phải tuân thủ Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản
1.0 và các phiên bản tiếp theo, Thông tư số 13/2017/TT-BTTTT ngày
23/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định các yêu
cầu kỹ thuật về kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu với
cơ sở dữ liệu quốc gia và tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật,
hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông về ứng dụng CNTT trong hoạt động của
cơ quan nhà nước, xây dựng Chính phủ điện tử;
- Ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử,
chính quyền điện tử gắn liền với cải cách quy trình, thủ tục hành chính; đổi mới
phương thức, lề lối làm việc của cơ quan nhà nước;
- Các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ
người dân, doanh nghiệp hướng tới bảo đảm thuận tiện, dễ sử dụng, truy cập được
trên các thiết bị nền tảng di động (mobility),…;
- Ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử,
Chính quyền điện tử gắn liền với công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng;
- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, ứng dụng các
công nghệ, giải pháp mới phù hợp với nhu cầu và thực tế của Bộ, ngành, địa
phương trong các hoạt động xây dựng Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử để
nâng cao hiệu quả triển khai. Điển hình như Điện toán đám mây (Cloud
Computing), Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI), Internet kết nối vạn
vật (Internet of Things – IoT), Dữ liệu lớn (Bigdata),…;
- Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp để nâng cao
hiệu quả xây dựng Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử bao gồm các giải pháp
công nghệ, triển khai, nguồn lực, tài chính. Đề cao vai trò, trách nhiệm người
đứng đầu các cơ quan nhà nước; tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng;
nâng cao chất lượng nhân lực khai thác các ứng dụng CNTT,…
Khung Kế hoạch ứng dụng CNTT năm 2019 gửi kèm
theo.
III. TIẾN ĐỘ TRIỂN KHAI
Các Bộ, ngành, địa phương xây dựng, ban hànhKế
hoạch ứng dụng CNTT năm 2019, gửi Bộ Thông tin và Truyền thông trước
ngày30/10/2018.Bản mềm gửi về địa chỉ: [email protected].
Thông tin cần thiết xin liên hệ: Cục Tin học hóa
– Bộ Thông tin và Truyền thông (Ông Nguyễn Thanh Thảo, Trưởng phòng Kế hoạch.
Điện thoại: 090.4136368; email: [email protected])
Trân trọng./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Đơn vị chuyên trách về CNTT của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ;
- Sở TT&TT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Bộ trưởng và các Thứ trưởng;
- Vụ KHTC;
- Lưu: VT, THH (KH). (200 bản)
|
KT.BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thành Hưng
|
PHỤ LỤC
KHUNG KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CNTT TRONG HOẠT ĐỘNG
CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC NĂM 2019
(Ban hành kèm theo Công văn số 3405/BTTTT-THH ngày
08/10/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông )
I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ỨNG DỤNG
CNTT 2018
Nội dung này đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
của các Bộ, ngành, địa phương tại Quyết định số 1819/QĐ-TTg; đánh giá kết quả
thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ ứng dụng CNTT theo Kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn
2016-2020 và Kế hoạch ứng dụng CNTT năm 2018 đã đặt ra. Yêu cầu đánh giá cụ thể,
đi thẳng vào các mục tiêu, nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ đã đề ra tại Quyết định
số 1819/QĐ-TTg và mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã đề ra; kết quả đánh giá cần
cụ thể hóa bằng các số liệu, trường hợp điển hình và phân tích rõ những tồn tại,
vướng mắc, nguyên nhân và đề xuất cụ thể những kiến nghị, giải pháp khắc phục
trong thời gian tới.
Nội dung đánh giá bố cục theo các mục tiêu, nội
dung:
Phần thứ nhất: Nội dung
1. Ứng dụng CNTT để công bố, công khai thông
tin, kết quả giải quyết thủ tục hành chính
2. Cung cấp dịch vụ công trực tuyến
3. Ứng dụng CNTT tại Bộ phận một cửa trong việc
tiếp nhận, giải quyết TTHC
4. Ứng dụng CNTT trong hoạt động nội bộ
5. Kết quả triển khai các hệ thống thông tin, cơ
sở dữ liệu
- Nội dung này các Bộ, ngành, địa phương báo cáo
tình hình xây dựng, triển khai các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu do Bộ,
ngành, địa phương mình triển khai. Bao gồm các thông tin cơ bản: Mục tiêu, nội
dung, phạm vi đầu tư, lộ trình triển khai, kết quả đạt được; hiện trạng kết nối,
chia sẻ thông tin trong ngành mình và các Bộ, ngành liên quan khác. Những khó
khăn, vướng mắc, đề xuất kiến nghị.
- Ngoài các nội dung trên, đối với các Bộ, ngành
Trung ương có nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số
1819/QĐ-TTg, Quyết định số 714/QĐ-TTg cần báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ
tương ứng. Cụ thể:
+ Bộ Quốc phòng: Nhiệm vụ Nâng cấp,
hoàn thiện hệ thống chứng thực điện tử và chữ ký số trong các cơ quan thuộc hệ
thống chính trị đáp ứng nhu cầu thực tế.
+ Bộ Công an: Nhiệm vụ triển khai hộ chiếu điện
tử; triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; các quy định về an
ninh thông tin.
+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Kết quả triển khai thực
hiện các nội dung sau: Cơ sở dữ liệu quốc gia về Đăng ký doanh
nghiệp; Cơ sở dữ liệu quốc gia về Thống kê tổng hợp về dân số; mức độ hoàn
thành các mục tiêu: “Tối thiểu 50% số lượng các
gói thầu chào hàng cạnh tranh, 40% số lượng các gói thầu quy mô nhỏ đấu thầu rộng
rãi, đấu thầu hạn chế trên phạm vi toàn quốc thực hiện lựa chọn nhà thầu qua mạng;
Tỷ lệ cấp đăng ký doanh nghiệp qua mạng đạt 20%; tỷ lệ cấp giấy chứng nhận đầu
tư qua mạng đạt 10%”.
+ Bộ Tài chính: Kết quả triển khai thực hiện các
nhiệm vụ sau: Xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính; Triển khai các mục
tiêu: “95% hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp được nộp qua mạng;
90% số doanh nghiệp thực hiện nộp thuế qua mạng; 50% số hộ, cá nhân kinh doanh
kê khai nghĩa vụ thuế phát sinh qua mạng từ việc cho thuê tài sản và lệ phí trước
bạ khi đăng kí ô tô, xe máy; Rút ngắn thời gian thực hiện thông quan hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu cho doanh nghiệp, đạt mức trung bình của các nước
ASEAN-4”; Bố trí kinh phí chi thường xuyên từ nguồn ngân sách nhà nước
để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Quyết định số 1819/QĐ-TTg;Ứng dụng
CNTT trong công tác Thuế.
+ Bộ Nội vụ: Nhiệm vụ Xây dựng quy
định về lưu trữ văn bản, tài liệu điện tử trên toàn quốc;
+ Bộ Tài nguyên và Môi trường: Nhiệm vụ triển
khai Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia.
+ Bộ Y tế: Nhiệm vụ Triển khai quản lý bệnh án
điện tử;
+ Bộ Giao thông vận tải: Nhiệm vụ Ứng dụng CNTT
trong quản lý giao thông thông minh.
+ Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Nhiệm vụ xây dựng
CSDL quốc gia về Bảo hiểm xã hội.
Ngoài các nhiệm vụ trên, các Bộ, ngành báo cáo kết
quả thực hiện các nhiệm vụ của Bộ, ngành mình được giao tại Nghị quyết
36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử.
6. Hạ tầng kỹ thuật
7.Nguồn nhân lực
8. Môi trường pháp lý
9. Kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ theo Kế
hoạch 2018, Kế hoạch 5 năm
a) Kế hoạch 2018: Cụ thể từng mục tiêu, kết quả
đạt được, chưa đạt được, nguyên nhân, đề xuất kiến nghị.
b) Kế hoạch 2016-2020: Đánh giá cụ thể các mục
tiêu, nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao đã hoàn thành, mức độ hoàn thành, chưa
hoàn thành.
10. Đánh giá đầu tư cho xây dựng Chính phủ điện
tử, Chính quyền điện tử
TT
|
Tên nhiệm vụ, dự án
|
Đơn vị chủ trì triển khai
|
Lĩnh vực ứng dụng
|
Mục tiêu đầu tư
|
Quy mô nội dung đầu tư
|
Phạm vi đầu tư. Đối với các Bộ, ngành nếu triển khai tới
địa phương nêu rõ tới cấp nào (tỉnh/huyện/xã)
|
Tổng mức đầu tư
|
Kinh phí đã giải ngân
|
Nguồn vốn (ghi rõ nguồn vốn là Ngân sách Trung ương;
ngân sách địa phương; vốn ODA, …)
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phần thứ 2. Những vướng mắc, tồn tại và nguyên
nhân
Nêu rõ những tồn tại, vướng mắc, nguyên nhân
trong quá trình triển khai ứng dụng CNTT.
Phần thứ 3. Kiến nghị, đề xuất
Đề xuất, kiến nghị cụ thể để khắc phục các hạn
chế, vướng mắc.
II. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH
Nêu những căn cứ để xây dựng Kế hoạch,
cụ thể như:
- Luật Công nghệ thông tin; Luật
Giao dịch điện tử; Luật An toàn thông tin;
- Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày
10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
- Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà
nước giai đoạn 2011-2020 của Chính phủ đã được ban hành theo Nghị quyết
30c/NQ-CP ngày 08/11/2011;
- Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP ngày 15/5/2018 của
Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện
môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những
năm tiếp theo;
- Nghị quyết số 73/NQ-CP ngày 26/8/2016 của
Chính phủ về việc phê duyệt Chủ trương đầu tư
các Chương trình mục tiêu giai đoạn 2016-2020;
- [Nghị quyết của
Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử
giai đoạn 2016-2020, định hướng năm 2015 khi đã ban hành];
- Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt
động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 30/01/2018 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu công nghệ thông tin giai đoạn
2016-2020;
- Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của
Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ
thống hành chính nhà nước;
- Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của
Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết
TTHC;
- Quyết định số 877/QĐ-TTg ngày 18/7/2018 của Thủ
tướng Chính phủ ban hành danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 triển
khai tại các Bộ, ngành, địa phương năm 2018-2019;
- Quyết định 846/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt danh mục dịch vụ công trực tuyến mức 3, mức 4 các bộ, ngành, địa
phương triển khai năm 2017;
- Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn
2016-2020;
- Văn bản số 1178/BTTTT-THH ngày 21/4/2015 của Bộ
Thông tin và Truyền thông ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam,
Phiên bản 1.0;
- Quyết định số …. của [tên Bộ, ngành, địa
phương] về việc ban hành Kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ [tên bộ]/Kiến trúc
Chính quyền điện tử tỉnh [tên tỉnh/thành phố];
- Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ
quan nhà nước giai đoạn 2016-2020 của Bộ, ngành, địa phương mình;
- Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước của Bộ,
ngành, địa phương mình;
- Văn bản hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng
CNTT năm 2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Và các văn bản liên quan khác.
III. MỤC TIÊU
Căn cứ nội dung, yêu cầu tại văn bản hướng dẫn
này, căn cứ kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2018,các Bộ, ngành, địa
phương đề xuất mục tiêu ứng dụng CNTT năm 2019 phù hợp, hướng tới thực hiện
thành công Kế hoạch ứng dụng CNTT 5 năm; thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm
vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao. Mục tiêu cần định lượng cụ thể và phải
dựa trên cơ sở đánh giá kết quả 2018 và trên cơ sở bảo đảm có giải pháp thực hiện
khả thi, phù hợp với nhu cầu, nguồn lực của từng Bộ, ngành, địa phương. Một số
chỉ tiêu điển hình như: tăng tỷ lệ trao đổi văn bản dưới dạng điện tử giữa các
cơ quan nhà nước ít nhất 15% so với năm 2018; hoàn thiện hệ thống nền tảng kết
nối, chia sẻ dùng chung; tỷ lệ % DVC trực tuyến phát sinh hồ sơ trực tuyến; tỷ
lệ % hồ sơ DVC được xử lý trực tuyến;…
IV. NỘI DUNG
Căn cứ mục tiêu năm 2019, xác định các nhiệm vụ
cần triển khai trong năm 2019phù hợp, trong đó, tập trung một số nội dung:
- Cụ thể hóa các nhiệm vụ ứng dụng CNTT thực hiện
Kiến trúc Chính phủ điện tử, Kiến trúc Chính quyền điện tử của Bộ, ngành, địa
phương đã ban hành;
- Xây dựng, hoàn thiện nền tảng chia sẻ, tích hợp
dùng chung của Bộ, ngành, địa phương để thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin, dữ
liệu giữa các hệ thống thông tin trong nội bộ và giữa các Bộ, ngành, địa phương để nâng cao hiệu quả, chất lượng giải quyết thủ tục
hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, cung cấp dịch vụ công trực
tuyến;
- Hoàn thiện, kết
nối liên thông các phần mềm quản lý văn bản và điều hành của các Bộ, ngành, địa
phương bảo đảm thông suốt các cấp để thực hiện gửi, nhận văn bản điện tử; đẩy mạnh
ứng dụng chữ ký số chuyên dùng và các nội dung khác theo quy định tại Quyết định
số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn
bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước;
- Xây dựng, hoàn thiện Hệ thống thông tin một cửa
điện tử, Cổng dịch vụ công cấp Bộ, cấp tỉnh và các nội dung liên quan theo quy định
tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế
một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC;
- Xây dựng, hoàn thiện các cơ sở dữ liệu (CSDL)
quốc gia, các CSDL ngành, lĩnh vực và các hệ thống thông tin cốt lõi tạo nền tảng
xây dựng Chính phủ điện tử bảo đảm tuân thủ Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử
Việt Nam, Kiến trúc Chính phủ điện tử, Kiến trúc Chính quyền điện tử của các Bộ,
ngành, địa phương đã ban hành và theo quy định tại Thông tư số 13/2017/TT-BTTTT
ngày 23/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định các yêu cầu
kỹ thuật về kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu với các CSDL quốc gia
và danh mục các hệ thống thông tin có quy mô và phạm vi triển khai từ Trung
ương đến địa phương do các Bộ, ngành triển khai đã được Bộ Thông tin và Truyền
thông công bố trên Trang thông tin điện tử của Bộ và của Cục Tin học hóa theo
quy định tại Thông tư số 25/2014/TT-BTTTT ngày 30/12/2014 để tránh đầu tư trùng
lặp.
- Hoàn thiện, nâng cao hiệu quả, chất lượng hệ
thống cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến; đẩy mạnh cung cấp dịch vụ
công trực tuyến mức độ cao (mức độ 3, 4) phục vụ người dân và doanh nghiệp theo
hướng hiệu quả (tiết kiệm thời gian, chi phí,…), tăng cường tiếp nhận, xử lý hồ
sơ trên môi trường mạng, đơn giản hóa hồ sơ, giấy tờ giải quyết thủ tục hành
chính của người dân, doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu 40% hồ sơ được xử lý trực
tuyến đối với các dịch vụ công đã được cung cấp trực tuyến tại mức độ 3, 30% hồ
sơ được xử lý trực tuyến đối với các dịch vụ công đã được cung cấp trực tuyến tại
mức độ 4;
- Thực hiện tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải
quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích, kết nối mạng thông tin
phục vụ công việc này theo quy định tại Thông tư số 17/2017/TT-BTTTT ngày
23/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định một số nội dung
và biện pháp thi hành Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng
Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính
qua dịch vụ bưu chính công ích;
- Xây dựng, cập nhật Kiến trúc Chính phủ điện tử
cấp Bộ (đối với các Bộ), Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh (đối với các tỉnh)
phù hợp Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0 khi được ban
hành;
- Nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật CNTT, kỹ
thuật bảo đảm an toàn thông tin để đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT của Bộ, ngành,
địa phương.
Và các nhiệm vụ khác.
Các nhiệm vụ được cấu trúc theo các nội dung:
1. Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước
2. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp
3. Xây dựng, hoàn thiện các HTTT, CSDL chuyên
ngành; HTTT, CSDL quốc gia tạo nền tảng phát triển CPĐT
Nội dung này, các Bộ, ngành, địa phương xác định
cụ thể các HTTT, CSDL dự định triển khai (bao gồm cả các HTTT, CSDL triển khai
tiếp; triển khai mới), trong đó ưu tiên các HTTT, CSDL tạo nền tảng, dùng
chung. Cụ thể:
- Đối với các Bộ, ngành ưu tiên tập trung triển
khai các CSDL quốc gia tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử; các HTTT,
CSDL chuyên ngành trên quy mô toàn quốc;
- Đối với các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung
ương đề xuất, xây dựng các HTTT, CSDL phục vụ ứng dụng CNTT tại địa phương; đối
với các HTTT, CSDL ngành, lĩnh vực cần đảm bảo đồng bộ, thống nhất với các
HTTT, CSDL do các Bộ, ngành triển khai để tránh trùng lặp, ưu tiên các HTTT,
CSDL dùng chung của tỉnh/thành phố;
Các HTTT, CSDL triển khai bảo đảm nội dung về kết
nối, chia sẻ và liên thông các cấp theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường
trực Chính phủ Trương Hòa Bình tại Văn bản số 1655/VPCP-KSTT
ngày 13/02/2018 của Văn phòng Chính phủ về liên kết,
chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin một cửa điện tử và
phải tuân thủ Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, Kiến trúc
Chính phủ điện tử/Kiến trúc Chính quyền điện tử của các Bộ, ngành, Thông tư số
13/2017/TT-BTTTT ngày 23/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy
định các yêu cầu kỹ thuật về kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu với
các CSDL quốc gia và các văn bản hướng dẫn khác của Bộ Thông tin và Truyền thông.
4. Phát triển nguồn nhân lực
Xác định cụ thể các nội dung phát triển nguồn
nhân lực như về số lượng, quy mô, nội dung đào tạo phù hợp nhu cầu, điều kiện
thực tế. Xem xét, ưu tiên một số nội dung cơ bản như:
- Đào tạo, tập huấn về xây dựng, triển khai Kiến
trúc Chính phủ điện tử cấp Bộ/Chính quyền điện tử cấp tỉnh;
- Đào tạo, tập huấn cho cán bộ, công chức về kỹ
năng sử dụng, khai thác các HTTT;
- Đào tạo, tập huấn cho cán bộ chuyên trách về
CNTT các nội dung chuyên sâu về quản trị mạng, quản trị hệ thống; an toàn thông
tin;...
5. Phát triển hạ tầng kỹ thuật
Xác định rõ các nội dung phát triển hạ tầng kỹ
thuật, trong đó cần xác định cụ thể phạm vi, mức độ phát triển tới cấp nào; nội
dung đầu tư cụ thể, chẳng hạn như hạ tầng máy tính; hạ tầng mạng; hạ tầng kết nối;
hạ tầng an toàn thông tin,…. trong đó, lưu ý đầu tư theo hướng đồng bộ, thống
nhất và xem xét ưu tiên phát triển một số nội dung nền tảng.
6. Bảo đảm an toàn thông tin
- Cần xác định đảm bảo an toàn thông tin phải gắn
liền với hoạt động ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước, xây dựng Chính phủ
điện tử, xây dựng Chính quyền điện tử. Đề ra các giải pháp tăng cường triển đảm
bảo an toàn thông tin cho các hệ thống, phần mềm, hạ tầng ứng dụng CNTT; kiện
toàn, bố trí cán bộ chuyên trách quản lý về an toàn thông tin cho đơn vị;…
- Nội dung này thực hiện theo các văn bản quy định
của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Ngoài nội dung trên, căn cứ nhu cầu thực tế và
nguồn lực của mình các Bộ, ngành, địa phương bổ sung các nhiệm vụ khác để thực
hiện mục tiêu đề ra. Đối với các Bộ, ngành lưu ý thực hiện các mục tiêu, nội
dung đặc thù riêng của Bộ, ngành mình theo Quyết định 1819/QĐ-TTg ngày
26/10/2015.
V. GIẢI
PHÁP
Xác định rõ các giải pháp thực hiện
Kế hoạch, có thể bao gồm (không giới hạn) các nội dung chính sau:
1. Giải pháp môi trường chính sách
Cần xác định rõ các văn bản tạo môi trường pháp
lý để thúc đẩy, triển khai ứng dụng CNTT. Ưu tiên các văn bản, chính sách như:
- Văn bản/Quy chế bảo đảm tuân thủ Kiến trúc Chính
phủ điện tử/Kiến trúc Chính quyền điện tử khi xem xét, đề xuất, lựa chọn các
nhiệm vụ ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử;
- Xây dựng, duy trì, cập nhật Kiến trúc Chính phủ
điện tử cấp Bộ (đối với các Bộ); Kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh (đối với
các tỉnh).
- Hoàn thiện các quy chế, quy định về an toàn
thông tin; quy chế, quy định về ứng dụng chữ ký số; Các cơ chế, chính sách thúc
đẩy người dân, doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ do cơ quan nhà nước cung cấp
qua môi trường mạng; Chính sách khuyến khích, hỗ trợ cán bộ chuyên trách CNTT
trong các cơ quan nhà nước; Quy chế, quy định gắn kết chặt chẽ hoạt động ứng dụng
CNTT của tổ chức, của cán bộ, công chức với công tác bình xét thi đua, khen thưởng
hàng năm; Quy chế, quy định nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư ứng dụng CNTT,…
2. Giải pháp tài chính
Cần đề ra các giải pháp đảm bảo nguồn tài chính
thực hiện các nhiệm vụ Kế hoạch đã đề ra, trong đó xác định cụ thể nguồn kinh
phí từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, các nguồnkhác; đề ra các giải
pháp để thu hút, huy động nguồn lực từ xã hội, thuê dịch vụ,…
3. Giải pháp gắt kết chặt chẽ ứng dụng CNTT với
cải cách hành chính
Thực hiện lồng ghép các nhiệm vụ ứng dụng CNTT với
cải cách quy trình, thủ tục hành chính. Xem xét xây dựng quy chế, chương trình
phối hợp giữa cơ quan nội vụ và thông tin và tuyền thông để gắn kết hoạt động ứng
dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử; quản lý, thực hiện
quy trình ISO điện tử.
4. Giải pháp tổ chức, triển khai
Kiện toàn hoạt động Ban chỉ đạo ứng dụng CNTT
phù hợp với Ủy ban quốc gia về chính phủ điện tử; tăng cường vai trò người đứng
đầu các cơ quan nhà nước; phát huy tối đa vai trò quản lý nhà nước, tổ chức triển
khai ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử của các đơn
vị chuyên trách CNTT các Bộ; Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh/thành phố trực
thuộc Trung ương.
Bảo đảm tuân thủ Kiến trúc Chính phủ điện tử, Kiến
trúc Chính quyền điện tử đã ban hành.
5. Các giải pháp kỹ thuật
công nghệ và các giải pháp khác
Căn cứ thực tế, tình hình triển khai để thực hiện
nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong triển khai ứng dụng CNTT,
xây dựng Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử như Điện toán đám mây (Cloud
Computing), Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI), Internet kết nối vạn
vật (Internet of Things – IoT), Dữ liệu lớn (Bigdata), phát triển ứng dụng trên
các nền tảng di động (mobility),…
VI. DANH MỤC
NHIỆM VỤ, DỰ ÁN
Đối với các nhiệm vụ dự án đề xuất thực hiện cần
ưu tiên các nhiệm vụ, dự án có tính chất nền tảng, dùng chung để thúc đẩy ứng dụng
CNTT trong các cơ quan nhà nước theo hướng đồng bộ, thống nhất. Căn cứ định hướng
chung, Bộ, ngành, địa phương đề xuất các nhiệm vụ, dự án cho phù hợp trên cơ sở
đảm bảo nguồn lực triển khai, trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, tránh trùng lặp
lãng phí. Mẫu danh mục như sau:
TT
|
Tên nhiệm vụ, dự án
|
Đơn vị chủ trì triển khai
|
Lĩnh vực ứng dụng
|
Dự án chuyển tiếp hay dự án mới
|
Mục tiêu đầu tư
|
Quy mô nội dung đầu tư
|
Phạm vi đầu tư
|
Thời gian triển khai
|
Nội dung đầu tư năm 2019
|
Tổng mức đầu tư dự kiến
|
Nguồn vốn (ghi rõ nguồn vốn là Ngân
sách Trung ương; ngân sách địa phương; vốn ODA, …)
|
Kinh phí đầu tư năm 2019
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
VII. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Xác định trách nhiệm của các đơn vị
trong việc triển khai Kế hoạch.
(bản mềm Kế hoạch bản .doc,
.pdf gửi về Bộ TT&TT theo địa chỉ [email protected])