BỘ TƯ PHÁP
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3160/BTP-CNTT
V/v
hướng dẫn xử lý một số vướng mắc trong tiếp nhận số ĐDCN khi cập nhật dữ liệu
khai sinh vào Phần mềm ĐKKS điện tử
|
Hà Nội,
ngày 13 tháng 9 năm 2021
|
Kính gửi: Sở Tư pháp các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Từ ngày 01/7/2021, Cơ sở dữ liệu quốc
gia về dân cư đã được Bộ Công an chính thức đưa vào vận hành nên việc kết nối với
Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch để cấp sổ định danh cá nhân đã được
thực hiện theo mô hình mới, thông qua Trục NGSP của Bộ Thông tin và Truyền
thông. Qua theo dõi của Bộ Tư pháp và phản ánh từ các địa phương, việc tiếp nhận
số định danh cá nhân cho các dữ liệu khai sinh được cập nhật vào Phần mềm đăng
ký khai sinh điện tử đã phát sinh một số vướng mắc, gây khó khăn không nhỏ cho
các Phòng Tư pháp cấp huyện và UBND cấp xã trên toàn quốc như:
- Khi thực hiện đăng ký khai sinh, nhiều
trường hợp do Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa trả ngay số định danh cá
nhân cho công dân theo quy định, thậm chí Cơ quan đăng ký hộ tịch phải chờ sau
nhiều ngày mới nhận được số định danh cá nhân. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi
cho trẻ em, các địa phương đã thực hiện việc cấp Giấy khai sinh chưa có số định
danh cá nhân (Giấy khai sinh này vẫn được xem là hợp lệ) cho công dân;
- Tứ ngày 01/7/2021 đến nay, Bộ Công
an tạm thời chưa tiếp nhận các thông tin điều chỉnh dữ liệu khai sinh
trên Phần mềm đăng ký khai sinh điện tử (do chỉnh sửa sai sót hoặc do thực
hiện thủ tục thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc...)
để cập nhật, đồng bộ vào thông tin công dân tương ứng trong Cơ sở dữ liệu quốc
gia về dân cư. Do đó, trong thực tiễn xảy ra tình trạng sai lệch thông tin giữa
thông tin khai sinh và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân
cư.
Trước thực trạng nêu trên, để việc nhập
dữ liệu đăng ký khai sinh vào Phần mềm đăng ký khai sinh điện tử và tiếp nhận số
định danh cá nhân từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được thuận lợi, hạn chế
các vướng mắc phát sinh, Bộ Tư pháp đề nghị Sở Tư pháp thực hiện một số nội
dung như sau:
1. Chỉ đạo công chức tư
pháp-hộ tịch tăng cường rà soát, kiểm tra các trường hợp khai sinh đủ điều kiện
được cấp số định danh cá nhân1 đã được nhập vào phần mềm, đảm bảo dữ
liệu được nhập là chính xác so với Sổ, hồ sơ đăng ký khai sinh và thực hiện gửi
yêu cầu cấp số định danh cá nhân. Trường hợp có vướng mắc khi tiếp nhận số định
danh cá nhân thì thực hiện như sau:
- Đối với các trường hợp đủ điều kiện
cấp số định danh cá nhân nhưng phần mềm thông báo trạng thái “Đã có lỗi”,
đề nghị công chức tư pháp-hộ tịch xem chi tiết lỗi2 và thực
hiện theo Hướng dẫn xử lý lỗi tại phần Phụ lục được Bộ Tư pháp gửi kèm
theo Công văn này3;
- Đối với các dữ liệu khai sinh đủ điều
kiện được cấp số định danh cá nhân nhưng phần mềm thông báo trạng thái “Chờ
BCA cấp Số ĐDCN” trong thời gian dài (từ 24 giờ trở lên) vẫn chưa được cấp
số định danh cá nhân, đề nghị công chức tư pháp-hộ tịch liên hệ với Bộ phận
hỗ trợ phần mềm hộ tịch của Bộ Tư pháp để được hỗ trợ (gửi lại yêu cầu cấp
số);
- Trường hợp nếu việc đăng ký khai
sinh của công dân là hợp lệ nhưng dữ liệu khai sinh chưa thể “Hoàn thành”
do Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa trả về số định danh cá nhân, đề nghị
công chức tư pháp-hộ tịch vẫn thực hiện in Giấy khai sinh từ Phần mềm đăng ký
khai sinh điện tử và trả Giấy khai sinh (chưa có số định danh cá nhân) cho công
dân. Khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trả về số định danh cá nhân, công chức
tư pháp-hộ tịch thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp tại Công văn số 4756/BTP-HTQTCT
ngày 18/12/2020 (có bản chụp kèm theo).
2. Chỉ đạo các Phòng Tư
pháp cấp huyện tăng cường rà soát, kiểm tra các dữ liệu đăng ký khai sinh đã được
các UBND cấp xã trên địa bàn nhập vào Phần mềm đăng ký khai sinh điện tử, đôn đốc
các UBND cấp xã kịp thời cập nhật, hoàn thành các dữ liệu đã được nhập vào phần
mềm, không để các dữ liệu ở tình trạng “Lưu nháp”, “Đã có lỗi”, “Từ chối hủy”,
gây khó khăn cho công tác thống kê dữ liệu.
3. Trao đổi với Công an
tỉnh/thành phố, quán triệt cơ quan có thẩm quyền đăng ký cư trú khi tiếp nhận
thông tin đăng ký cư trú của công dân, nếu thấy có sai lệch thông tin giữa Giấy
khai sinh và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cần
trao đổi ngay với công chức tư pháp-hộ tịch để xác minh, nếu thông tin trong Giấy
khai sinh là đúng thì cần kịp thời cập nhật thông tin công dân trong Cơ sở dữ
liệu quốc gia về dân cư cho phù hợp với thông tin khai sinh theo đúng quy định
tại Khoản 2 Điều 60 của Luật Hộ tịch.
4. Giấy khai sinh (chưa
có số định danh cá nhân) được cấp cho các trường hợp được nêu tại ý 3 của Mục 1
nêu trên là do lỗi của hệ thống, thuộc trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà
nước, Giấy khai sinh được cấp vẫn là hợp lệ nên Sở Tư pháp cần trao đổi thống
nhất với Cơ quan công an và Cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh/thành phố để các Cơ
quan này có chỉ đạo tiếp nhận và giải quyết yêu cầu đăng ký cư trú, cấp thẻ bảo
hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi theo đúng quy định, không được từ chối với lý do “không
có số định danh cá nhân”.
Đối với các trường hợp này, sau khi tiếp
nhận và ghi số định danh cá nhân vào Sổ đăng ký khai sinh, đề nghị Phòng Tư
pháp cấp huyện, UBND cấp xã nơi đã thực hiện đăng ký khai sinh gửi thông báo về
việc đã ghi số định danh cá nhân vào thông tin khai sinh để Cơ quan đăng ký cư
trú và Cơ quan bảo hiểm xã hội biết và cập nhật vào các hệ thống phần mềm có
liên quan.
Trên đây là hướng dẫn của Bộ Tư pháp đối
với việc xử lý một số vướng mắc trong tiếp nhận số định danh cá nhân khi cập nhật
dữ liệu khai sinh vào Phần mềm đăng ký khai sinh điện tử, đề nghị Sở Tư pháp chỉ
đạo thực hiện thống nhất.
Trong quá trình thực hiện, mọi vướng mắc
xin về kỹ thuật, phần mềm vui lòng liên hệ trực tiếp với Bộ phận hỗ trợ phần
mềm hộ tịch của Bộ Tư pháp (Cục Công nghệ thông tin), email: hotich@moj.gov.vn,
điện thoại: 1900-8888-24 (nhánh số 1), để được hỗ trợ, giải đáp./.
Nơi nhận:
-
Như
trên;
-
Bộ trưởng (để báo cáo);
- TT Nguyễn Khánh Ngọc (để báo cáo);
- Bộ Công an, BHXHVN, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW (để ph/hợp chỉ
đạo);
- Bộ TTTT (để biết);
- Cục HTQTCT (để theo dõi);
- Lưu: VT, CNTT.
|
TL. BỘ
TRƯỞNG
CỤC TRƯỞNG CỤC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Nguyễn Tiến Dũng
|
PHỤ LỤC:
HƯỚNG DẪN XỬ
LÝ LỖI TIẾP NHẬN SỐ ĐỊNH DANH CÁ NHÂN KHI CẬP NHẬT DỮ LIỆU KHAI SINH VÀO PHẦN MỀM
ĐĂNG KÝ KHAI SINH ĐIỆN TỬ
(Kèm theo Công văn số 3160/BTP-CNTT ngày 13/9/2021 của Bộ Tư pháp)
1. Trường hợp gặp cảnh báo lỗi có nội
dung tiếng Anh
Hình 1: Cảnh báo lỗi có nội dung tiếng
Anh
Công chức tư pháp-hộ tịch mở xem thông
tin chi tiết dữ liệu, thực hiện chỉnh sửa lại thông tin (nếu có sai sót) và làm
lại thao tác gửi yêu cầu cấp số định danh cá nhân để CSDLQG về dân cư kiểm tra
lại, thực hiện cấp số định danh cá nhân nếu đủ điều kiện.
2. Trường hợp gặp cảnh báo lỗi nghi
trùng thông tin công dân đã cấp số
Hình 2: Cảnh báo
nghi trùng thông tin công dân đã cấp số
Công chức tư pháp hộ tịch kiểm tra số
định danh cá nhân được cảnh báo (ví dụ trong Hình 2 là số 001221028568)
có trong “danh sách đăng ký khai sinh” hoặc trong “danh sách đề nghị hủy” của
đơn vị không?
2.1. Nếu số định danh được cảnh báo có
trong danh sách đăng ký khai sinh và thuộc diện sinh đôi hoặc sinh ba:
a) Trường hợp
khai sinh thuộc diện sinh đôi, sinh ba có ngày đăng ký từ 01/7/2021 trở lại
đây:
Công chức tư pháp-hộ tịch liên hệ với Bộ
phận hỗ trợ phần mềm hộ tịch của Bộ Tư pháp, cung cấp thông tin tên đầy đủ
của đơn vị, số đăng ký, ngày đăng ký, họ tên của các trường hợp sinh đôi, sinh
3 để được hỗ trợ xác nhận thông tin sinh đôi / sinh 3 trên phần mềm. Sau khi được
hỗ trợ xác nhận, dữ liệu sẽ được gửi lại ngay sang CSDLQG về dân cư để cấp số định
danh cá nhân.
b) Trường hợp khai sinh thuộc diện
sinh đôi, sinh ba có ngày đăng ký trước ngày 01/7/2021:
Thực hiện theo hướng dẫn tại Mục 2.4
bên dưới.
2.2. Nếu số định danh được cảnh báo có
trong danh sách đăng ký khai sinh và không thuộc diện sinh đôi hoặc sinh
ba:
Công chức tư pháp-hộ tịch kiểm tra, đối
chiếu thông tin giữa hai dữ liệu đăng ký khai sinh:
a) Nếu phát hiện hai dữ liệu đăng ký
khai sinh là của cùng một công dân:
Tiến hành xóa dữ liệu đang ở trạng thái
“Đã có lỗi” do bị lỗi cảnh báo trùng (ấn vào ô vuông ở đầu dòng >> ấn nút
xóa ở cuối danh sách đăng ký khai sinh để thực hiện xóa) và giữ lại dữ liệu đã “Hoàn
thành” được cấp số định danh cá nhân. Sau đó, thực hiện kiểm tra, chỉnh sửa lại
dữ liệu đã được cấp số định danh cá nhân nếu phát hiện có sai lệch thông tin so
với thông tin đã ghi trong Sổ đăng ký khai sinh.
b) Nếu xác định không có trùng, dữ liệu
đăng ký khai sinh được nhập và người đã được cấp số định danh cá nhân là hai
công dân khác nhau:
Liên hệ với Bộ phận hỗ trợ phần mềm
hộ tịch của Bộ Tư pháp, cung cấp thông tin tên đầy đủ của đơn vị, số đăng
ký, ngày đăng ký, họ tên của công dân, thông tin lỗi chi tiết (như Hình 2) và
xác nhận hai dữ liệu đăng ký khai sinh được cảnh báo là của hai công dân khác
nhau để được hỗ trợ xác nhận trên phần mềm. Sau khi được xác nhận, dữ liệu đăng
ký khai sinh sẽ về trạng thái “Lưu nháp”, khi đó, công chức tư pháp-hộ tịch mở
xem thông tin chi tiết dữ liệu, thực hiện chỉnh sửa lại thông tin (nếu có sai
sót) và làm lại thao tác gửi yêu cầu cấp số định danh cá nhân để CSDLQG về dân
cư kiểm tra lại, thực hiện cấp số định danh cá nhân.
2.3. Nếu số định danh được cảnh báo có
trong danh sách đăng ký khai sinh được đề nghị hủy:
Đây là tình huống công chức tư pháp-hộ
tịch đã hủy dữ liệu một lần (do quá trình đăng ký có sai sót dẫn đến phải hủy dữ
liệu trên phần mềm), sau khi đã tiếp nhận được hồ sơ hợp lệ và xác định được
đúng các thông tin cần nhập vào phần mềm, công chức tư pháp-hộ tịch tiến hành
nhập lại thông tin đăng ký khai sinh vào phần mềm. Khi đó, công chức tư pháp-hộ
tịch kiểm tra trạng thái của dữ liệu khai sinh đã được lập đề nghị hủy tại
danh sách đề nghị hủy (tra cứu tại mục Chức năng chính >> Yêu cầu hủy
hồ sơ khai sinh):
a) Nếu dữ liệu ở trạng thái “Chờ hủy”:
Dữ liệu đề nghị hủy chưa được Bộ phận hỗ trợ phần mềm hộ tịch của Bộ Tư pháp xử
lý
Liên hệ với Bộ phận hỗ trợ phần mềm
hộ tịch của Bộ Tư pháp để được hỗ trợ xử lý.
b) Nếu dữ liệu ở trạng thái “Từ chối”:
Dữ liệu đề nghị hủy không đủ điều kiện được hủy và đã bị Bộ phận hỗ trợ phần mềm
hộ tịch của Bộ Tư pháp từ chối hủy
Kiểm tra lý do từ chốt hủy (ấn vào ô Xử
lý >> Cập nhật yêu cầu >> Xem chi tiết lý do từ chối) và thực hiện
theo hướng dẫn của Bộ phận hỗ trợ:
- Nếu dữ liệu thuộc diện không phải hủy
(chí cần thực hiện chỉnh sửa sai sót đối với các thông tin bị nhập sai), đề nghị:
Thực hiện xóa dữ liệu đang ở trạng thái “Đã
có lỗi” do bị lỗi cảnh báo trùng (ấn vào ô vuông ở đầu dòng >> ấn nút xóa
ở cuối danh sách đăng ký khai sinh để thực hiện xóa);
Khôi phục lại dữ liệu bị “Từ chối hủy” (ấn
vào nút Hủy yêu cầu khi xem chi tiết lý do từ chối hủy);
Vào mục Sửa sai sót thông tin khai sinh để
chỉnh sửa các thông tin của dữ liệu vừa được khôi phục cho phù hợp với Sổ đã
đăng ký.
- Nếu dữ liệu thuộc diện vẫn phải hủy,
đề nghị:
Bổ sung các thông tin theo yêu cầu, như:
Đính kèm bổ sung bản chụp công văn đề nghị hủy có chữ ký, đóng dấu hợp lệ; bản
chụp quyết định thu hồi giấy khai sinh hoặc bản chụp công văn đồng ý hủy dữ liệu
điện tử của Phòng Tư pháp hoặc Sở Tư pháp…;
Ấn nút Gửi lại yêu cầu để được xem xét, xử lý
lại.
c) Nếu dữ liệu ở trạng thái “Đã hủy”:
Dữ liệu đã được Bộ phận hỗ trợ phê duyệt đề nghị hủy, nhưng chưa được Bộ Công
an hủy trên CSDLQG về dân cư
Nếu Lần đăng ký trước thuộc diện đăng
ký khai sinh không đúng quy định, đã được đơn vị hủy và lần đăng ký sau thuộc
diện đăng ký khai sinh đúng quy định và đủ điều kiện được cấp số định danh cá
nhân, công chức tư pháp-hộ tịch liên hệ với Bộ phận hỗ trợ phần mềm hộ tịch
của Bộ Tư pháp, cung cấp thông tin tên đầy đủ của đơn vị, số đăng ký, ngày
đăng ký, họ tên của công dân, thông tin chi tiết lỗi (như Hình 2) và xác nhận
việc đang thực hiện lại việc đăng ký khai sinh cho công dân đã được hủy dữ liệu
đăng ký khai sinh để được hỗ trợ xác nhận trên phần mềm.
Sau khi được xác nhận, dữ liệu đăng ký
khai sinh sẽ về trạng thái “Lưu nháp”, khi đó, công chức tư pháp-hộ tịch mở xem
thông tin chi tiết dữ liệu và làm lại thao tác gửi yêu cầu cấp số định danh cá
nhân để CSDLQG về dân cư kiểm tra lại, thực hiện cấp số định danh cá nhân.
2.4. Nếu số định danh được cảnh báo không
có trong danh sách đăng ký khai sinh, đồng thời, không có trong danh
sách đề nghị hủy của đơn vị nhưng có ngày đăng ký khai sinh trước ngày
01/7/2021:
Đối với các dữ liệu đăng ký khai sinh
đã được đăng ký từ ngày 01/01/2016 đến ngày 30/6/2021, đủ điều kiện gửi sang
CSDLQG về dân cư để cấp số định danh cá nhân nhưng sau ngày 30/6/2021 mới được
cập nhật vào Phần mềm đăng ký khai sinh điện tử:
a) Nếu CSDLQG về dân cư tìm được 01
trường hợp công dân trùng khớp với dữ liệu đăng ký khai sinh yêu cầu cấp số định
danh cá nhân:
CSDLQG về dân cư sẽ trả ngay số định
danh cá nhân.
b) Nếu CSDLQG
về dân cư không tìm được thông tin công dân phù hợp hoặc tìm được hơn 01 công
dân phù hợp:
Trường hợp này CSDLQG về dân cư sẽ giữ
lại thông tin khai sinh và tạm thời chưa cấp số định danh cá nhân (cảnh báo
nghi trùng thông tin hoặc chờ xác minh). Bộ Công an sẽ yêu cầu cho Cơ quan công
an trên địa bàn phối hợp với công chức tư pháp-hộ tịch để tiến hành xác minh và
thông báo số định danh của công dân cho công chức tư pháp-hộ tịch.
Sau khi có thông báo kết quả xác minh
và nhận được số định danh cá nhân được cấp cho người được khai sinh từ Cơ quan
công an, đề nghị công chức tư pháp-hộ tịch liên hệ với Bộ phận hỗ trợ phần mềm
hộ tịch, cung cấp tên đầy đủ của đơn vị, số đăng ký, ngày đăng ký, họ tên của
công dân và số định danh cá nhân đã được Cơ quan công an thông báo để được hỗ
trợ ghi số định danh cá nhân và dữ liệu đăng ký khai sinh.
2.5. Nếu số định danh được cảnh báo không
có trong danh sách đăng ký khai sinh, không có trang danh sách đề nghị hủy
của đơn vị và có ngày đăng ký khai sinh từ ngày 01/7/2021 trở lại đây:
a) Nếu công chức tư pháp-hộ tịch đã từng
xóa dữ liệu ít nhất 1 lần (khi dữ liệu ở trạng thái “Đã có lỗi” hoặc “Chờ BCA cấp
Số ĐDCN”) để nhập lại:
Công chức tư pháp-hộ tịch liên hệ với Bộ
phận hỗ trợ phần mềm hộ tịch, cung cấp tên đầy đủ của đơn vị, thông tin chi
tiết của cảnh báo trùng (như Hình 2) để được khôi phục dữ liệu đã xóa.
Sau khi được khôi phục, dữ liệu đăng
ký khai sinh sẽ về trạng thái “Lưu nháp”, khi đó, công chức tư pháp-hộ tịch mở
xem thông tin chi tiết dữ liệu, thực hiện chỉnh sửa lại thông tin (nếu có sai
sót) và làm lại thao tác gửi yêu cầu cấp số định danh cá nhân để CSDLQG về dân
cư kiểm tra lại, thực hiện cấp số định danh cá nhân.
b) Nếu công chức tư pháp-hộ tịch chưa
từng xóa dữ liệu:
Công chức tư pháp-hộ tịch trao đổi với
Cơ quan công an cùng cấp, đề nghị tra cứu thông tin công dân trong CSDLQG về
dân cư theo số định danh cá nhân được cảnh báo trùng, sau đó đối
chiếu với thông tin trẻ được đăng ký khai sinh:
- Nếu thông tin công dân tra cứu được
trong CSDLQG về dân cư trùng với thông tin đăng ký khai sinh và nơi đăng ký
khai sinh được ghi nhận trong CSDLQG về dân cư chính là đơn vị của công chức tư
pháp hộ tịch: Công chức tư pháp hộ tịch liên hệ với Bộ phận hỗ trợ phần mềm
hộ tịch, cung cấp tên đầy đủ của đơn vị, số đăng ký, ngày đăng ký, họ tên của
công dân, thông tin số định danh cá nhân của công dân đã được xác nhận để được
hỗ trợ ghi số định danh cá nhân và dữ liệu đăng ký khai sinh;
- Nếu thông tin công dân tra cứu được
trong CSDLQG về dân cư trùng với thông tin đăng ký khai sinh nhưng nơi đăng ký
khai sinh được ghi nhận trong CSDLQG về dân cư không phải là đơn vị của công chức
tư pháp hộ tịch: Công chức tư pháp-hộ tịch từ chối đăng ký khai
sinh vì trường hợp này đã được đăng ký khai sinh ở đơn vị khác;
- Nếu xác định thông tin công dân tra
cứu được trong CSDLQG về dân cư và thông tin đăng ký khai sinh là của hai công
dân khác nhau: Công chức tư pháp-hộ tịch liên hệ với Bộ phận hỗ trợ phần mềm
hộ tịch của Bộ Tư pháp, cung cấp thông tin tên đầy đủ của đơn vị, số đăng
ký, ngày đăng ký, họ tên của công dân, thông tin lỗi chi tiết (như Hình 2) và
xác nhận công dân được đăng ký khai sinh và công dân được cảnh báo, đã được cấp
số định danh cá nhân là hai công dân khác nhau để được hỗ trợ xác nhận trên phần
mềm.
Sau khi được xác nhận, dữ liệu đăng ký
khai sinh sẽ về trạng thái “Lưu nháp”, khi đó, công chức tư pháp-hộ tịch mở xem
thông tin chi tiết dữ liệu, thực hiện chỉnh sửa Lại thông tin (nếu có sai sót)
và làm lại thao tác gửi yêu cầu cấp số định danh cá nhân để CSDLQG về dân cư kiểm
tra lại, thực hiện cấp số định danh cá nhân.
3. Trường hợp gặp cảnh báo lỗi địa bàn
nơi đăng ký khai sinh của công dân không tồn tại trong hệ thống
Hình 3: Cảnh báo lỗi địa bàn nơi
đăng ký khai sinh của công dân không tồn tại trong hệ thống
Đây là lỗi phát sinh do có thay đổi,
sáp nhập địa danh hành chính nhưng khi cấp tài khoản sử dụng phần mềm hộ tịch cho
đơn vị mới (sau khi có thay đổi, sáp nhập địa danh hành chính), Sở Tư pháp chưa
thực hiện đúng hướng dẫn của Bộ Tư pháp tại Công văn số 1183/BTP-CNTT ngày
31/3/20203.
Vì vậy, để việc đăng ký khai sinh và đồng
bộ dữ liệu được thuận tiện, đối với các đơn vị gặp cảnh báo lỗi “địa bàn nơi đăng
ký khai sinh của công dân không tồn tại trong hệ thống”, đề nghị vẫn tiếp tục
thực hiện cập nhật dữ liệu đăng ký khai sinh phát sinh mới vào phần mềm để in
và trả Giấy khai sinh kịp thời cho công dân. Bộ Tư pháp sẽ tiến hành rà soát, điều
chỉnh lại các địa danh hành chính hiện có trên phần mềm cho phù hợp với thực tiễn
và các Văn bản thông báo mã số và tên đơn vị hành chính mới của Tổng cục Thống
kê (dự kiến hoàn thành trước tháng 11/2021).
Sau khi hoàn thành việc điều chỉnh địa
danh hành chính trên Phần mềm đăng ký khai sinh điện tử nói riêng và Hệ thống
thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch nói chung, Bộ Tư pháp sẽ hướng dẫn riêng đối
với việc xử lý cấp số định danh cá nhân cho các dữ liệu đăng ký khai sinh bị cảnh
báo lỗi về địa danh.
4. Trường hợp gặp các cảnh báo lỗi
khác
Trường hợp gặp các cảnh báo lỗi khác,
công chức tư pháp-hộ tịch thực hiện theo hướng dẫn được nêu trong nội dung cảnh
báo.
Ví dụ: Gặp lỗi cảnh báo lỗi “Ngày
tháng năm sinh MẸ của công dân có mã 20556730 không đúng định dạng YYYY-MM-DD
hoặc YYYY”.
- Nguyên nhân: Phần ghi về “ngày,
tháng, năm sinh” của người mẹ trong dữ liệu đăng ký khai sinh chưa có thông tin
về ngày sinh mà mới chỉ có thông tin về tháng sinh và năm sinh.
- Cách khắc phục: Công chức tư pháp-hộ
tịch mở xem thông tin chi tiết dữ liệu, tại phần ghi về “ngày, tháng, năm sinh
của người mẹ”, đề nghị ghi đủ ngày, tháng, năm sinh hoặc chỉ ghi năm sinh (nếu
không có đủ căn cứ để ghi đầy đủ ngày, tháng, năm sinh.
5. Lưu ý
Với các trường hợp dữ liệu khai sinh ở
trạng thái “Đã có lỗi” chưa thể “Hoàn thành”, công chức tư pháp-hộ tịch sẽ
không thực hiện được chức năng cấp Bản sao Giấy khai sinh từ phần mềm. Trong
trường hợp cần thực hiện cấp Bản sao Giấy khai sinh cho công dân, đề nghị công
chức tư pháp hộ tịch tạm thời thực hiện thủ công và chủ động nhập bù thông tin
cấp Bản sao Giấy khai sinh vào phần mềm sau khi dữ liệu khai sinh được “Hoàn
thành”./.