BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN
THÔNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3024/BTTTT-VNCERT
V/v Hướng dẫn một số giải
pháp tăng cường bảo đảm an toàn cho hệ thống thông tin
|
Hà Nội,
ngày 01 tháng 9 năm 2016
|
Kính gửi:
|
- Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Quốc hội;
- Các Bộ, cơ
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các Tập
đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Tổ chức tài chính và Ngân hàng, các
doanh nghiệp hạ tầng Internet, viễn thông.
|
Thực hiện Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ
tháng 7 năm 2016 số 71/NQ-CP ngày 05/8/2016 của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền
thông (TTTT) ban hành hướng dẫn và đề nghị các cơ quan Trung ương, các Bộ,
Ngành, tỉnh, thành phố và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan chỉ đạo,
đôn đốc sát sao các cơ quan, đơn vị trực thuộc và các đơn vị vận hành hệ thống
thông tin nghiêm túc, khẩn trương triển khai thực hiện một số giải pháp nhằm
tăng cường đảm bảo an toàn thông tin mạng cho các hệ thống thông tin, cụ thể
như sau:
1. Tổ chức triển khai hoạt động tổng kiểm tra, rà
soát, đánh giá bảo đảm an toàn thông tin mạng cho các hệ thống thông tin, máy
chủ, máy trạm, thiết bị mạng, phần cứng, phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng
nhằm đánh giá tổng thể mức độ an toàn thông tin mạng, kịp thời phát hiện và xử
lý sự cố, lỗ hổng, ngăn chặn, bóc gỡ mã độc tấn công vào hệ thống mạng theo quy
trình tại Phụ lục 01 và 02. Đặc biệt chú trọng phát hiện và xử lý các mã độc, tấn
công APT có tính chất nguy hiểm, tiềm ẩn sâu bên trong hệ thống và có khả năng
gây rủi ro cao.
2. Chủ động xây dựng phương án, giải pháp kỹ thuật bảo
đảm an toàn hệ thống thông tin theo hướng dẫn tại Phụ lục 03.
3. Thường xuyên tổ chức huấn luyện, diễn tập về ứng cứu
sự cố, đảm bảo an toàn thông tin mạng cho các hệ thống thông tin theo quy trình
tại Phụ lục 04, đặc biệt là trong các ngành, lĩnh vực hạ tầng trọng yếu quốc
gia gồm: Chính phủ, chính quyền điện tử; thành phố thông minh; viễn thông; giao thông
(đường sắt, đường bộ, đường thủy, hàng không, bến cảng); tài chính, ngân hàng;
năng lượng, điện, dầu, khí; thủy lợi, nước; thương mại điện tử và những ngành
lĩnh vực trọng yếu khác.
Trường hợp xảy ra các sự cố, phát hiện các tấn công
hoặc mã độc nguy hiểm cần kịp thời chủ động xử lý và thông báo cho các cơ quan
chức năng có liên quan. Đầu mối thông báo sự cố, hỗ trợ kỹ thuật và điều phối, ứng
cứu sự cố quốc gia: Cục An toàn thông tin, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính
Việt Nam (VNCERT), Bộ TTTT, 18 Nguyễn Du, Hà Nội; điện thoại: 04.3.640.4423, di động: 0934.424.009; thư điện tử:
[email protected].
Trân trọng./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- PTTgCP Vũ
Đức Đam (để b/c);
- Bộ trưởng
Trương Minh Tuấn (để b/c);
- Các đơn vị
chuyên trách về CNTT của các Bộ,
cơ quan ngang
Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Sở TT&TT
của các Tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương;
- Bộ TTTT: Cục
ATTT, Trung tâm Thông tin;
- Lưu: VT,
VNCERT (04b).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ
TRƯỞNG
Nguyễn Thành Hưng
|
PHỤ LỤC 01
QUY TRÌNH KIỂM TRA, RÀ SOÁT,
ĐÁNH GIÁ BẢO ĐẢM AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG
(Kèm theo Công văn số 3024/BTTTT-VNCERT ngày 01/9/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông)
1. Mục đích
Tài liệu này hướng dẫn các hoạt động thực
hiện kiểm tra, rà soát, đánh giá đảm bảo an toàn thông tin mạng tại các tổ chức,
cơ quan đơn vị bao gồm:
- Kiểm tra, rà soát, đánh giá bảo đảm an toàn thông tin mạng
cho trang/cổng thông tin điện tử
(Website);
- Kiểm tra, rà soát, đánh giá bảo đảm an toàn thông
tin mạng cho hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin;
- Kiểm tra, rà soát, đánh giá bảo đảm an toàn thông
tin mạng cho máy trạm;
- Kiểm tra, rà soát, đánh giá bảo đảm an toàn thông tin mạng cho máy chủ;
- Kiểm tra, rà soát, đánh giá bảo đảm an toàn thông
tin mạng cho thiết bị mạng.
- Kiểm tra, rà soát, đánh giá bảo đảm an toàn thông
tin mạng cho các hệ thống thông tin khác.
2. Phạm vi áp dụng
Áp dụng cho tất cả các tổ chức, cơ quan, đơn vị có
nhu cầu kiểm tra, rà soát, đánh giá đảm bảo an toàn thông tin mạng.
3. Thuật ngữ và định nghĩa
- Website: Trang/cổng thông tin điện tử
- CNTT: Công nghệ thông tin
4. Nội dung quy trình
4.1 Sơ đồ quy trình
4.2 Mô tả quy trình
4.2.1 Yêu cầu kiểm tra, rà soát, đánh giá bảo đảm an toàn thông tin
Căn cứ vào nhu cầu thực tế và tình hình an ninh, an
toàn thông tin trong khu vực, Lãnh đạo cơ quan, đơn vị xác định yêu cầu kiểm
tra, rà soát, đánh giá bảo đảm an toàn thông tin mạng (bao gồm: đối tượng, phạm
vi kiểm tra, rà soát, đánh giá an toàn bảo mật).
4.2.2 Phân công bộ phận kỹ thuật thực hiện hoặc lựa
chọn đơn vị đủ năng lực để triển
khai
Lãnh đạo cơ quan, đơn vị xem xét năng lực kỹ thuật của
nhân sự trong cơ quan, đơn vị để phân
công thực hiện hoặc có thể thuê đơn vị tư vấn phối
hợp kiểm tra, rà soát, đánh giá bảo đảm
an toàn thông tin.
4.2.3 Xây dựng kế hoạch kiểm tra, rà soát, đánh giá bảo
đảm ATTT
mạng
Bộ phận kỹ thuật /Đơn vị tư vấn, triển khai chịu
trách nhiệm lập Kế hoạch kiểm tra, rà soát, đánh giá bảo đảm an toàn thông tin
theo yêu cầu của cơ quan, đơn vị. Kế hoạch kiểm tra, rà soát, đánh giá bảo đảm
an toàn thông tin mạng phải bao gồm tối thiểu các nội dung sau:
- Mục đích kiểm tra, rà soát, đánh giá bảo đảm an
toàn thông tin mạng;
- Đối tượng kiểm tra, rà soát, đánh giá bảo đảm an toàn thông tin;
- Phạm vi, quy mô kiểm tra, rà soát, đánh giá bảo đảm
an toàn thông tin
mạng;
- Tiêu chí, phương thức kiểm tra, rà soát, đánh giá bảo đảm an toàn thông tin mạng;
- Nguồn lực kiểm tra, rà soát, đánh giá bảo đảm an toàn thông tin mạng;
- Thời gian, kế hoạch thực hiện kiểm tra, rà soát,
đánh giá bảo đảm an toàn thông tin mạng.
4.2.4 Duyệt kế hoạch kiểm tra, rà soát, đánh giá bảo đảm an toàn thông tin mạng
Lãnh đạo cơ quan, đơn vị xem xét và phê duyệt kế hoạch
kiểm tra, rà soát, đánh giá bảo đảm an toàn thông tin mạng để bộ phận kỹ thuật hoặc đơn vị tư vấn tiến hành triển khai thực hiện.
4.2.5 Thực hiện kiểm tra, rà soát, đánh giá bảo đảm an toàn thông tin
Bộ phận kỹ thuật hoặc đơn vị tư vấn, triển khai tiến
hành kiểm tra, rà soát, đánh giá bảo đảm
an toàn thông tin mạng các đối tượng:
- Kiểm tra, rà soát, đánh giá bảo đảm an toàn thông
tin mạng cho trang/cổng thông tin điện tử (Website);
- Kiểm tra, rà soát, đánh giá bảo đảm an toàn thông
tin mạng cho hệ thống ứng
dụng công nghệ thông tin;
- Kiểm tra, rà soát, đánh giá bảo đảm an toàn thông
tin mạng cho máy trạm;
- Kiểm tra, rà soát, đánh giá bảo đảm an toàn thông tin mạng cho máy chủ;
- Kiểm tra, rà soát, đánh giá bảo đảm an
toàn thông tin mạng cho thiết bị mạng.
- Kiểm tra, rà soát, đánh giá bảo đảm an toàn thông tin mạng cho các hệ thống
thông tin khác.
4.2.6 Phân tích xác minh
Bộ phận kỹ thuật hoặc đơn vị tư vấn, triển khai lập
báo cáo nguy cơ, rủi ro, lỗ hổng, mã độc gây mất an toàn thông tin mạng.
Chuyên gia kỹ thuật đọc phân tích, xem xét báo cáo nguy cơ, rủi ro, lỗ
hổng, mã độc gây mất an toàn thông tin mạng để xác nhận lại có đúng nguy cơ mất an toàn
thông tin không. Nếu không đúng tiến
hành loại bỏ các dữ liệu sự kiện không chính xác. Nếu đúng tiến hành tổng hợp báo cáo nguy cơ, lỗ hổng, mã độc
gây mất an toàn thông tin mạng và đề xuất phương án xử lý.
4.2.7 Tổng hợp báo cáo nguy cơ, lỗ hổng, mã độc gây mất
an toàn thông tin mạng và đề xuất phương án xử lý
Bộ phận kỹ thuật hoặc đơn vị tư vấn, triển khai tổng hợp kết quả dựa trên kế hoạch kiểm tra, rà soát, đánh giá bảo đảm an
toàn thông tin mạng, tổng hợp báo cáo nguy cơ, lỗ hổng, mã độc gây mất an toàn thông tin mạng và
đề xuất phương án xử lý, gửi lãnh đạo đơn vị, đồng thời
thông báo/cảnh báo đến các đơn vị liên quan và báo cáo Cơ quan điều phối quốc gia VNCERT.
4.2.8 Phân công bộ phận kỹ thuật thực hiện hoặc lựa
chọn đơn vị đủ năng lực để
triển khai các phương án xử lý đảm
bảo an toàn thông tin mạng
Cơ quan, đơn vị sau khi nhận báo cáo sẽ xem xét kết quả kiểm tra, rà soát, đánh giá bảo đảm an toàn thông tin mạng, nếu cơ
quan chủ quản còn có những vấn đề vướng
mắc thì liên hệ với Bộ phận kỹ thuật
hoặc đơn vị tư vấn, triển khai để làm rõ kết quả. Nếu không vướng mắc tiến hành
phân công bộ phận kỹ thuật hoặc lựa chọn đơn vị đủ năng lực để tiến hành khắc phục các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn
thông tin.
4.2.9 Yêu cầu kiểm tra, rà soát, đánh giá lại sau thực
hiện phương án xử
lý
Lãnh đạo cơ
quan đơn vị yêu cầu bộ phận kỹ thuật hoặc đơn vị tư vấn triển khai tiến hành kiểm tra, rà soát, đánh giá lại các
nguy cơ mất an toàn thông tin sau khi thực hiện phương án xử lý.
4.2.10 Kiểm tra lại
Bộ phận kỹ thuật hoặc đơn vị tư vấn thực hiện kiểm
tra, rà soát lại nguy cơ, lỗ hổng, mã độc đã thực hiện phương án xử lý để đảm bảo
an toàn bảo mật các đối tượng được kiểm tra, rà soát đánh giá như kế hoạch.
Sau khi rà soát tiến hành báo cáo cho lãnh đạo đơn vị, các đơn vị liên quan và cơ quan điều phối quốc gia VNCERT về
kết quả kiểm tra, rà soát, đánh
giá.
4.2.11 Lưu hồ sơ
Toàn bộ các hồ sơ trong quá trình kiểm tra, rà soát, đánh giá bảo đảm an toàn
thông tin mạng được lưu trữ phục vụ các hoạt động quản lý và theo dõi định kỳ.
5. Hồ sơ lưu trữ
stt
|
Tên hồ sơ
|
Đơn vị lưu trữ
|
1.
|
Kế hoạch
kiểm tra, rà soát, đánh giá bảo đảm an toàn thông tin mạng
|
Bộ phận kỹ thuật/Đơn vị tư
vấn, triển khai
|
2.
|
Báo cáo nguy cơ, lỗ hổng, mã độc gây mất an toàn thông tin mạng
|
3.
|
Hồ sơ báo cáo nguy cơ, lỗ hổng, mã độc gây mất an
toàn thông tin mạng
|
4.
|
Báo cáo kết quả kiểm tra, rà soát, đánh giá bảo đảm
ATTT và đề xuất phương án xử lý
|
5.
|
Báo cáo nguy cơ, lỗ hổng, mã độc sau khi đã thực hiện phương án xử lý
|
PHỤ LỤC 02
QUY TRÌNH XỬ LÝ SỰ CỐ AN
TOÀN THÔNG TIN MẠNG
(Kèm theo
Công văn số 3024/BTTTT-VNCERT ngày 01/9/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông)
1. Mục đích
Tài liệu này hướng dẫn các bước thực hiện xử lý sự cố
an toàn thông tin tại các tổ chức, cơ quan, đơn vị khi có phát sinh.
2. Phạm vi áp dụng
Áp dụng cho tất cả các tổ chức, cơ quan, đơn vị.
3. Thuật ngữ và định nghĩa
- CERT: Computer Emergency Response Team (Đội ứng cứu sự cố khẩn cấp).
- LĐĐV: Lãnh đạo đơn vị.
- Phishing: là hành vi giả mạo như là một thực thể đáng tin cậy
(website của các cơ quan, tổ chức, các website xã hội phổ biến, các trung tâm
chi trả trực tuyến,...) để lấy cắp thông tin nhạy cảm như tên người dùng, mật khẩu, các chi tiết thẻ tín dụng... thông qua các giao tiếp
trên mạng.
- Deface: Là tấn công thay đổi nội dung website của nạn nhân
thông qua lỗ hổng bảo mật.
- Phát tán Malware: là hành vi phát tán các phần mềm độc hại
(virus, trojan, backdoor...) qua môi trường internet.
- DoS (Denial of Service) - tấn công từ chối dịch vụ bằng cách
chiếm dụng một lượng lớn tài
nguyên mạng, tài nguyên hệ thống như băng thông, bộ nhớ, khả năng xử lý ... và
làm mất khả năng đáp ứng yêu cầu dịch vụ từ các khách hàng khác.
4. Nội dung quy trình
4.1 Sơ đồ quy trình
4.2 Mô tả quy trình
4.2.1 Tiếp nhận sự cố
Đội CERT của cơ quan, đơn vị tiếp nhận thông tin về sự
cố qua các phương thức: Email, điện thoại, công văn ... Bên cạnh đó CERT nhận
được các thông báo sự cố từ các hệ thống giám sát của các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền (VNCERT) hoặc các đơn vị quản lý ISP.
4.2.2 Xác minh/xác nhận sự cố
Đội CERT của cơ quan, đơn vị hoặc Đơn vị tư vấn, triển
khai tiến hành Xác minh/xác nhận sự cố bao gồm các thông tin như sau:
- Tình trạng (Sự cố sẽ xảy ra; Sự cố đang xảy ra; Sự
cố đã xảy ra);
- Mức độ (Sự cố nghiêm trọng; Sự cố bình thường);
- Phạm vi (Sự cố diện rộng; Sự cố mạng máy tính; Sự cố
một máy tính);
- Và địa điểm xảy ra sự cố.
4.2.3 Phân loại sự cố
Sau khi xác nhận được sự cố, Đội CERT của cơ quan, đơn vị hoặc Đơn vị tư vấn,
triển khai có trách nhiệm phân loại các sự cố theo hình thức như sau
- Sự cố về tấn công thay đổi giao diện (deface);
- Sự cố về tấn công lừa đảo (phishing);
- Sự cố về tấn công phát tán mã độc (malware);
- Sự cố về tấn công từ chối dịch vụ (DoS/DDoS);
- Sự cố có yếu tố nước ngoài (hợp tác quốc tế);
- Sự cố tấn công khác.
4.2.4 Báo cáo LĐĐV, xin ý kiến chỉ đạo
Ngay sau khi phân loại được sự cố Đội ứng cứu sự cố có trách nhiệm báo cáo Lãnh đạo đơn vị để xem xét loại sự cố và tùy theo đối tượng sẽ tiến
hành phân công cho các thành viên
trong tổ ứng cứu sự cố và báo cáo Cơ quan điều phối Quốc gia (VNCERT).
Các trường hợp phức tạp không tự xử lý được, gửi công
văn nhờ sự hỗ trợ của các đơn vị quản lý ISP và cơ quan quản lý nhà nước
về Ứng cứu và điều phối sự cố an toàn thông tin mạng như
VNCERT (Bộ Thông tin truyền thông)
4.2.5 Thu thập thông tin phục vụ phân tích sự cố
Đội CERT của cơ quan, đơn vị hoặc Đơn vị tư vấn, triển
khai phối hợp các đơn vị liên quan tiến hành thu thập các thông tin:
- Thông tin về đầu mối liên hệ
- Thu thập thông tin hệ thống
- Thu thập chức năng của hệ thống
- Thu thập cấu hình của hệ thống (OS, servise,
version, network, ...)
- Thu thập chứng cứ
- Thu thập bộ nhớ
- Thu thập trạng thái network và các kết nối
- Thu thập các tiến trình đang chạy
- Thu thập hard drive media
- Thu thập removeble media
- Thu thập Log file
4.2.6 Phân tích sự cố
Đội CERT của cơ quan, đơn vị hoặc Đơn vị tư vấn, triển khai tiến hành phân tích sự
cố, bao gồm các thông tin sau:
- Phân tích dòng thời gian
- Thời gian bị sửa đổi, truy cập, tạo hoặc thay đổi
- Thời gian thực hiện các cập nhật lớn đối với hệ thống
- Thời điểm mà hệ thống sử dụng lần cuối cùng
- Phân tích dữ liệu
- Kiểm tra sự thay đổi cấu hình
- Kiểm tra hệ thống tập tin có bị mã độc
- Kiểm tra tập
tin Internet history và các tập tin history khác
- Kiểm tra Registry và tiến trình
- Quan sát các tập tin, tiến trình lúc khởi động
- Phân tích log file
4.2.7 Xử lý sự cố
Đội CERT của cơ quan, đơn vị hoặc Đơn vị tư vấn, triển
khai tiến hành xử lý sự cố bao gồm các bước:
- Gỡ bỏ sự
cố
- Xác định và gỡ bỏ các backdoors
- Phân tích và kiểm tra lỗ hổng sau khi thực hiện các
bản vá lỗi
- Khôi phục dữ liệu
- Thu thập các tập tin, hình ảnh, email, ... bị xóa, thời gian bị xóa
- Tìm kiếm các tập tin không thể khôi phục
- Khôi phục các tập tin phù hợp
4.2.8 Tổng hợp báo cáo
Đội CERT của cơ quan, đơn vị hoặc Đơn vị tư vấn, triển
khai tiến hành tổng hợp kết quả phân tích và báo cáo kết quả với lãnh đạo, trong đó mô tả chi tiết
các bước thực hiện, giải pháp xử lý sự cố, kết quả khắc phục hiện tại.
Đội Ứng cứu sự cố tiến hành tổng hợp toàn bộ các báo
cáo phân tích có liên quan đến sự cố để báo cáo với lãnh đạo đơn vị và Cơ quan điều phối Quốc gia
(VNCERT). Họp phân tích nguyên nhân, rút kinh nghiệm trong hoạt động xử lý sự cố và đề xuất các biện pháp ứng dụng cho các sự cố tương tự.
4.2.9 Lưu hồ sơ
Toàn bộ các hồ sơ trong quá trình xử lý sự cố được lưu trữ phục vụ các hoạt động quản lý và
theo dõi định kỳ.
5. Hồ sơ lưu trữ
stt
|
Tên hồ sơ
|
Đơn vị lưu trữ
|
1.
|
Thông báo sự cố
|
Đội CERT tại cơ quan, đơn
vị
|
2.
|
Kế hoạch
xử lý sự cố
|
3.
|
Hồ sơ xử lý sự cố
|
4.
|
Báo cáo phân tích kết quả điều tra xử lý sự cố
|
5.
|
Báo cáo thống kê hàng năm
|
PHỤ LỤC 03
HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG PHƯƠNG
ÁN, GIẢI PHÁP KỸ THUẬT BẢO ĐẢM AN TOÀN HỆ THỐNG THÔNG TIN
(Kèm theo
Công văn số 3024/BTTTT-VNCERT ngày 01/9/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông)
1. Giải thích từ ngữ
- Chủ quản hệ thống thông tin là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quản lý trực tiếp đối
với hệ thống thông tin. Đối với cơ quan, tổ chức nhà nước, chủ quản hệ thống thông tin là các bộ,
cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
hoặc là cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án xây dựng, thiết lập, nâng cấp,
mở rộng hệ thống thông tin đó.
- Đơn vị vận hành hệ thống thông tin là cơ quan, tổ chức được chủ quản hệ thống thông tin giao nhiệm vụ vận
hành hệ thống thông tin. Trong trường hợp chủ quản hệ thống thông tin thuê
ngoài dịch vụ công nghệ thông tin, đơn vị vận hành hệ thống thông tin là bên
cung cấp dịch vụ
- Đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin là đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin của các bộ,
cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
hoặc đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin của chủ quản hệ thống thông tin do chủ quản hệ thống
thông tin chỉ định.
- Đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin là đơn vị có chức năng, nhiệm
vụ bảo đảm an toàn thông tin của chủ quản hệ thống thông tin.
- Bộ phận chuyên trách về an toàn thông tin là bộ phận do chủ quản hệ thống
thông tin thành lập hoặc chỉ định để thực thi nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông
tin và ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng.
2. Xây dựng phương án, giải pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn cho HTTT
a. Chủ quản hệ thống thông tin chỉ đạo các đơn vị chuyên môn
tham mưu, phối hợp với các tổ chức tư vấn, cung cấp dịch vụ để triển khai các
biện pháp bảo đảm an toàn cho các hệ thống thông tin sau đây:
+ Xác định các hệ thống thông tin quan trọng và có thể
trở thành mục tiêu tấn công của tin tặc cần được quan tâm bảo vệ.
+ Khảo sát và lập kế hoạch kiểm tra, rà quét, đánh giá an toàn
thông tin cho các hệ thống thông tin quan trọng hoặc có nguy cơ bị tấn công cao. Các cơ quan nhà nước cần lưu ý các hệ thống thông tin cung cấp dịch vụ sau
đây: Cổng thông tin điện tử, thư điện tử, dịch vụ công trực tuyến v.v...
+ Thực hiện kế hoạch kiểm tra, rà quét, đánh giá an
toàn thông tin theo hướng dẫn tại Phụ lục 01 kèm theo công văn này để phát hiện
ra các điểm yếu an toàn thông tin đang tồn tại, khả năng xảy ra các sự cố an toàn thông
tin mạng.
+ Xây dựng và triển khai các phương án khắc phục điểm yếu (nếu
có), bảo vệ hoặc phòng ngừa để giảm thiểu thiệt hại khi có tấn công, sự cố an toàn thông tin mạng.
+ Kiểm tra rà quét để phát
hiện, xử lý hoặc loại bỏ mã độc hoặc
phần mềm độc hại đang có trong hệ thống mạng, máy tính.
+ Thường xuyên cập nhật các bản vá, phiên bản mới để hạn chế bị tấn công và khai thác lỗ hổng “Zero day” cho thiết bị mạng, máy tính, máy chủ. Chỉ cài đặt và sử dụng
các phần mềm đúng bản quyền, nguồn gốc rõ ràng, thực
sự cần thiết. Không sử dụng các phần mềm
đã được cảnh báo không an toàn
hoặc không được nhà sản xuất hỗ trợ kỹ thuật khi không thực sự cần thiết.
+ Triển khai các biện pháp sao lưu dự phòng để nâng cao khả năng phục hồi
hoạt động khi xảy ra sự cố;
+ Thiết lập, các biện pháp quản lý
truy cập an toàn, phù hợp, hạn chế tối đa việc sử dụng tài khoản
vượt quyền hạn so với nhu cầu. Sử dụng và quản lý mật khẩu an toàn theo hướng dẫn
của Trung tâm VNCERT (xem tại: http://www.vncert.gov.vn/files/Huong_dan_su_dung_mat_khau_an_toan.pdf)
+ Thực hiện cấu hình hoạt động hệ thống thư điện tử theo hướng dẫn số 430/BTTTT-CATTT
ngày 09 tháng 02 năm 2015 của Cục An toàn thông tin “về việc hướng dẫn bảo đảm
ATTT cho hệ thống thư điện tử của cơ quan, tổ chức nhà nước" và sử dụng an
toàn hòm thư điện tử công vụ theo hướng dẫn tại công
văn số 244/VNCERT-KTHT ngày 12/9/2013 của Trung tâm VNCERT (xem tại:
www.vncert.gov.vn/files/huongdansudungantoanthutudientucongvu.pdf).
+ Việc triển khai các hệ thống thông tin, thiết bị, phần
mềm cần tuân thủ theo các hướng dẫn và quy định về bảo đảm an
toàn do nhà sản xuất công bố.
+ Rà soát, cập nhật các quy định, quy trình về bảo đảm
an toàn thông tin để phát hiện ra các sai sót, bất cập, điều chỉnh bổ sung phù
hợp. Xem xét áp dụng các tiêu chuẩn về quản lý rủi ro an toàn thông tin như: tiêu chuẩn
TCVN ISO/IEC 27001:2009 và bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 27001.
b. Các đơn vị vận hành hệ thống thông tin cần nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động thực hiện các
nhiệm vụ sau:
+ Tăng cường theo dõi, giám sát các hoạt động của hệ
thống thông tin để phát hiện ra các vấn đề bất
thường, dấu hiệu tấn công, sự cố an
toàn thông tin mạng. Khi phát hiện sự cố an toàn thông tin, thực hiện xử lý quy
trình xử lý được hướng dẫn tại Phụ lục 02.
+ Thực hiện đúng công tác thông báo sự cố theo điều 7
Thông tư số 27/2011/TT-BTTTT ngày 4/10/2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông về
việc “Quy định về điều phối các hoạt động ứng cứu sự cố
mạng Internet Việt Nam”.
b. Đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin có trách nhiệm:
- Tổ chức kiểm tra đánh giá trình độ của bộ phận chuyên trách về an toàn thông tin. Xây dựng kế
hoạch phát triển đội ngũ kỹ thuật và tổ chức đào tạo, huấn luyện nâng cao trình độ để có thể đáp ứng yêu cầu thực tế.
- Chỉ đạo và cử cán bộ tham gia đầy đủ và nghiêm túc các hoạt động diễn tập
và huấn luyện về an toàn thông tin do các đơn vị chức năng thuộc Bộ Thông tin
và Truyền thông tổ chức.
- Tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức và người lao
động về an toàn thông tin mạng. Tăng cường đào tạo, hướng dẫn các kỹ năng sử dụng
máy tính an toàn cho người sử dụng
máy tính.
- Tăng cường chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm trong công
tác bảo đảm an toàn thông tin.
PHỤ LỤC 04
QUY TRÌNH HƯỚNG DẪN DIỄN TẬP
AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG
(Kèm theo
Công văn số 3024/BTTTT-VNCERT ngày 01/9/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông)
1. Mục đích
Tài liệu này hướng dẫn các bước thực hiện diễn tập an
toàn thông tin tại các tổ chức, cơ quan, đơn vị có ứng dụng Công nghệ thông tin
trong các hoạt động.
2. Phạm vi áp dụng
Áp dụng cho tất cả các tổ chức, cơ quan, đơn vị.
3. Thuật ngữ và định nghĩa
- CERT: Computer Emergency Response Team (Đội ứng cứu sự cố
khẩn cấp/Tổ phản ứng nhanh an toàn
thông tin mạng).
- LĐ: Lãnh đạo.
- Phishing là hành vi giả mạo như là một thực thể đáng tin cậy (website của các cơ
quan, tổ chức, các website xã hội phổ biến, các trung tâm chi trả trực tuyến,...) để lấy cắp thông tin nhạy cảm như tên người
dùng, mật khẩu, các chi tiết thẻ tín dụng... thông qua các giao tiếp trên mạng.
- Deface là tấn công thay đổi nội dung website của nạn nhân
thông qua lỗ hổng bảo mật.
- Phát tán Malware là hành vi phát tán các phần mềm độc
hại (virus, trojan, backdoor...) qua môi trường internet.
- DoS (Denial of Service) - tấn công từ chối dịch vụ bằng cách chiếm dụng một
lượng lớn tài nguyên mạng, tài nguyên hệ thống như băng thông, bộ nhớ, khả năng xử lý ... và làm mất khả năng
đáp ứng yêu cầu dịch vụ từ các khách hàng khác.
4. Nội dung quy trình
4.1 Sơ đồ quy trình
4.2 Mô tả quy trình
4.2.1 Nhận biết nguy cơ tấn công mạng
- Tất cả
các sự cố có thể xảy ra với hệ thống thông tin của đơn vị;
- Những nguy cơ tấn công mạng có thể xảy ra.
4.2.2 Xác
định nhu cầu thực tiễn
Bộ phận kỹ thuật/CERT của cơ quan, đơn vị có trách nhiệm nhận biết nguy cơ, rủi ro tấn
công mạng từ đó xác định nhu cầu thực tiễn phải tiến hành chương trình diễn tập
như sau:
- Các sự cố có thể xảy ra đối với hệ thống thông tin của cơ quan tổ
chức:
+ Sự cố về tấn công thay đổi giao diện (Deface);
+ Sự cố về tấn công lừa đảo (Phishing);
+ Sự cố về tấn công phát tán mã độc (Malware);
+ Sự cố về một số tấn công từ chối dịch vụ (DoS,
DDoS);
+ Sự cố tấn công mạng khác.
- Hậu quả, mức độ thiệt hại nếu sự cố xảy ra;
- Nếu có chuẩn bị trước thì có thể giảm được thiệt hại đến mức nào.
4.2.3 Đề xuất diễn tập
Bộ phận kỹ thuật/CERT của cơ quan, đơn vị và
đơn vị tư vấn (nếu có) có trách nhiệm đề xuất chương trình diễn tập với Lãnh đạo đơn vị gồm ít nhất những nội dung như sau:
- Mục tiêu của diễn tập;
- Đối tượng tham gia chương trình diễn tập;
- Mong muốn đạt được sau chương trình diễn tập;
- Mức độ cần thiết phải thực hiện chương trình diễn tập;
- Bước đầu xác định chủ đề diễn tập.
4.2.4 Xây dựng kế hoạch diễn tập
Ngay sau khi được Lãnh đạo đồng ý, bộ phận kỹ thuật/CERT của cơ quan, đơn vị và
đơn vị tư vấn, triển khai (nếu có) phải lên kế hoạch chi tiết để thực hiện
chương trình diễn tập gồm tối thiểu những nội dung sau:
a) Xác định chủ đề và thiết kế kịch bản diễn tập:
- Lựa chọn chủ đề;
- Thiết kế và xây dựng kịch bản diễn tập: kịch bản diễn tập chia thành các phần nhỏ
và nối tiếp nhau để mô tả tình huống, sự cố sát với thực tế. Thông thường kịch bản của một
chương trình diễn tập có từ 8-10 pha/tình huống mô tả các giai đoạn tấn công mạng với mức độ tăng dần.
- Một số sự cố có thể xây dựng kịch bản diễn tập gồm:
+ Sự cố tấn công từ chối dịch vụ vào trang, cổng thông tin điện
tử (DDoS);
+ Sự cố tấn công thay đổi giao diện website (Deface);
+ Sự cố tấn công lừa đảo (Phishing);
+ Sự cố tấn công mã độc trên hệ thống mạng nội bộ của
các đơn vị;
+ Sự cố tấn công mạng khác.
Các sự cố tấn công trong thực tế thường kết hợp nhiều
hình thức tấn công nên trong quá trình thiết kế kịch bản diễn tập cần phải có
những tình huống kết hợp giữa các tấn công này.
b) Nội dung huấn luyện theo kịch bản
Để kết quả diễn tập được hiệu quả, cần xây dựng nội dung huấn luyện theo
nguyên tắc: nội dung diễn tập như nào thì nội dung huấn luyện như vậy.
c) Xác định các khung thời gian diễn
tập
- Thời gian đăng ký diễn tập;
- Thời gian thử nghiệm kênh liên lạc;
- Thời gian huấn luyện theo kịch bản:
- Thời gian diễn tập chính thức;
- Thời gian báo cáo sau diễn tập.
c) Lên danh sách cán bộ tham gia diễn tập
- Gửi thông báo về chương trình diễn tập tới các đơn vị:
+ Thời gian;
+ Chủ đề;
+ Quy tắc.
- Tổng hợp danh sách cán bộ tham gia diễn tập.
Thông thường các đơn vị có thể phối hợp với các đơn vị
liên quan đến việc xử lý sự cố để thực
hiện chương trình diễn tập như: đơn vị quản
lý ISP. Công ty hosting, công ty,
doanh nghiệp làm về an toàn thông tin và cơ quan quản lý nhà nước về Ứng cứu và điều
phối sự cố an toàn thông tin mạng như VNCERT;
4.2.5 Kiểm tra kênh liên lạc trước diễn tập
- Kênh thư điện tử:
+ Gửi email cho các đơn vị theo mẫu: tiêu điều, nội dung, chữ ký...
+ Hỗ trợ và xác nhận các đơn vị phản hồi mail
- Kênh web:
+ Gửi thông tin website và tài khoản đăng nhập
+ Hỗ trợ và xác nhận các đơn vị đăng nhập và phản hồi trên web.
- Kênh chat:
+ Gửi thông
tin để đăng nhập kênh chat qua email
+ Hỗ trợ và xác nhận các đơn vị đăng nhập và sử dụng
kênh chat
4.2.6 Diễn tập theo kịch bản
Thông trường trong diễn tập có các vai trò sau được thể hiện rõ:
Thành phần Tổ chức (Excon): Là một nhóm thực hiện các
thực hiện nhiệm vụ để điều khiển chương trình diễn
tập như lên kế hoạch thời gian, kịch bản và hỗ trợ trong suốt quá trình diễn tập. Tùy thuộc vào tình huống của
diễn tập họ có thể là Mục tiêu của tấn công, ISP, Cơ quan chính phủ để đảm bảo tình huống trong diễn tập sát với thực
tế.
Thành phần
Điều phối - Giám sát người chơi (Observers) của mỗi đội: thường là người có vai
trò quản lý, điều phối hoạt động của Người chơi trong đội của mình. Thành phần này chịu trách nhiệm tương tác
trực tiếp với thành phần Tổ chức và trao đổi thông tin với các nhóm khác về mọi vấn đề trong đội của
mình như: kịch bản tình huống, thời gian, tiến độ và kết quả phản ứng tình huống trong suốt diễn tập.
Thành phần Người tham gia diễn tập (Player): tham gia trực tiếp vào diễn
tập, tiếp nhận kịch bản cho từng tình huống và đưa ra phản ứng dưới kiểm
soát của người điều phối - giám sát
4.2.7 Tổng hợp đánh giá
Bộ phận kỹ thuật/CERT của cơ quan, đơn vị có trách
nhiệm phối hợp với đơn vị tư vấn (nếu
có) thực hiện tổng hợp đánh giá kết quả diễn tập, và áp dụng các kết quả, rút
kinh nghiệm trong hoạt động xử lý sự cố và đề xuất các biện pháp ứng dụng cho các sự cố tương tự.
4.2.8 Lưu hồ sơ
Toàn bộ các hồ sơ trong quá trình diễn tập được lưu
trữ phục vụ các hoạt động quản
lý và theo dõi.
5. Hồ sơ lưu trữ
Stt
|
Tên hồ sơ
|
Đơn vị lưu trữ
|
1.
|
Kế hoạch diễn tập
|
Bộ phận kỹ thuật/CERT của cơ quan, đơn vị
|
2.
|
Tổng hợp, đánh giá sau diễn tập
|