BỘ
LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1092/LĐTBXH-KHTC
V/v báo cáo tình hình triển
khai ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý tài sản công
|
Hà Nội,
ngày 19 tháng 03 năm 2019
|
Kính
gửi: Bộ Tài chính (Cục Quản lý công sản)
Phúc đáp Công văn số 2224/BTC-QLCS
ngày 26/02/2019 của Bộ Tài chính về việc báo cáo tình hình triển khai ứng dụng công
nghệ thông tin vào công tác quản lý tài sản công, Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội đã điền các thông tin tại phụ lục báo cáo tình hình triển khai ứng dụng
công nghệ thông tin vào công tác quản lý tài sản công (chi tiết tại phụ lục kèm
theo).
Đề nghị Bộ Tài chính tổng hợp, báo
cáo./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lãnh đạo Bộ (để báo cáo);
- Lưu: VT, Vụ KHTC.
|
TL.
BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ KẾ HOẠCH - TÀI CHÍNH
Phạm Quang Phụng
|
PHỤ LỤC
BÁO
CÁO THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI BỘ LAO
ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
(Kèm theo Công văn số 1092/LĐTBXH-KHTC ngày 19/3/2019 của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội)
I. Thông tin chung
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội
2. Đầu mối liên hệ:
- Họ và Tên: Vũ Quang Huy- Phó trưởng
Phòng Tài chính - Kế toán, Phí Công Tuyến - chuyên viên Vụ Kế hoạch - Tài
chính.
- Địa chỉ: Vụ Kế hoạch - Tài chính
- Điện thoại: 0919636288
- Email: tuyenpc@molisa.gov.vn
3. Mục đích
Đánh giá tình hình triển khai Phần mềm
Quản lý tài sản cố định tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý
của Bộ/tỉnh nhằm thực hiện dự án Nâng cấp cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản
công theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Phần mềm Quản lý tài sản cố định là
các Phần mềm để quản lý tài sản cố định tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị bao gồm:
đất, nhà, xe ô tô, tài sản khác có nguyên giá từ 500 triệu đồng trở lên/đơn vị
tài sản và các tài sản khác có nguyên giá dưới 500 triệu đồng/đơn vị tài sản đủ
điều kiện tiêu chuẩn là tài sản cố định theo quy định của pháp luật. (Bao gồm cả
các phần mềm Kế toán có thể quản lý, kết xuất được các báo cáo tài sản theo quy
định).
II. Nội dung rà soát Danh mục đơn
vị trong Phần mềm Quản lý đăng ký tài sản công
1. Nội dung rà soát
- Tổng số 44/44 đơn vị trực thuộc Bộ
thuộc diện phải kê khai đã được kê khai trong Phần mềm Quản lý đăng ký tài sản
công theo đúng quy định.
- Mã đơn vị: 44/44 đơn vị sử dụng mã
tự sinh của Phần mềm.
- Tên Đơn vị: Thông tin kê khai tên của
44/44 đơn vị chính xác với tên đơn vị theo Quyết định của cấp có thẩm quyền.
- Địa chỉ đơn vị: Địa chỉ của 44/44
đơn vị chính xác với địa chỉ trụ sở làm việc.
III. Tình hình ứng dụng công nghệ
thông tin về quản lý tài sản công tại đơn vị
1. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc
phạm vi quản lý của Bộ
…………………
□ Chưa sử dụng Phần mềm nào
x Có sử dụng Phần mềm quản lý tài sản
cố định (các đơn vị không có riêng một phần mềm độc lập về quản lý tài sản cố
định độc mà quản lý tài sản cố định trên một modul tích hợp trong phần mềm kế
toán Misa và một số phần mềm kế toán khác).
2. Mô hình triển khai Phần mềm quản
lý tài sản cố định của các đơn vị thuộc Bộ
□ Tập trung cả Bộ/tỉnh
□ Tập trung các đơn vị thuộc phạm vi
quản lý của đơn vị dự toán cấp (Sở/Huyện...)
x Triển khai theo từng đơn vị
□ Khác
3. Hình thức đầu tư:
□ Do Bộ/tỉnh tự xây dựng
x Mua phần mềm từ các nhà cung cấp
Liệt kê tên các phần mềm Quản lý tài
sản cố định của các đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Bộ
Phần mềm Kế toán Misa và một số phần
mềm kế toán khác (quản lý tài sản cố định được quản lý tích hợp trong phần mềm
kế toán)
Tên nhà cung cấp: Công ty cổ phần
Misa; Fast, 3TSoft...
Số lượng đơn vị sử dụng: Các đơn vị
thuộc và trực thuộc Bộ
Nền tảng công nghệ: đám mây,
Winform...
4. Phương thức nhập dữ liệu tài sản
vào phần mềm quản lý tài sản cố định của các đơn vị thuộc Bộ?
x Nhập thủ công
□ Nhận dữ liệu từ phần mềm kế toán
□ Khác
5. Khi nhập dữ liệu về tài sản vào
phần mềm kế toán thì có phải nhập lại vào phần mềm quản lý tài sản cố định
không?
□ Có
x Không
6. Phần mềm Quản lý tài sản cố định
là Phần mềm Quản lý tài sản độc lập hay tích hợp trong với Phần mềm kế toán của
đơn vị?
□ Độc lập
x Có tích hợp Phần mềm kế toán (tích
hợp trong phần mềm kế toán)
7. Phần mềm Quản lý tài sản cố định
của đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Bộ đang sử dụng nguyên tắc tạo Mã đơn vị
như thế nào?
x Đối với Đơn vị có mã Quan hệ ngân
sách nhà nước
Ví dụ: Cục Quản hệ lao động và tiền
lương có mã: 024055, Văn phòng Cục Quan hệ lao động và tiền lương có mã là:
02405501.
□ Đối với Đơn vị không có mã quan hệ
ngân sách nhà nước
8. Ngoài 17 chỉ tiêu cần quản lý đối
với tài sản cố định theo quy định tại Mục IV Phụ lục Danh mục chuẩn thông tin
trong CSDLQG về tài sản công Thông tư số 67/2018/TT-BTC ngày 06/8/2018 của Bộ
Tài chính, Phần mềm của đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Bộ có cần thêm chỉ
tiêu nào không?
□ Không
x Có
Các chỉ tiêu quản lý thêm là:
Chỉ tiêu thứ tự “17: Hồ sơ tài sản”:
Đề nghị quy định cụ thể hồ sơ tài sản gồm những loại tài liệu, giấy tờ pháp lý
gì của tài sản.
9. Chi phí ban đầu cho việc đầu tư,
xây dựng hoặc mua Phần mềm Quản lý tài sản cố định bình quân cho 01 đơn vị thuộc
phạm vi quản lý của Bộ là bao nhiêu?
Việc quản lý tài sản cố định trong phần
mềm là một modul quản lý tài sản trong phần mềm kế toán. Vì vậy, rất khó xác định
được chi phí đầu tư hình thành nên modul quản lý tài sản cố định trong phần mềm
kế toán.
10. Chi phí bảo trì hàng năm cho việc
duy trì Phần mềm Quản lý tài sản cố định bình quân cho 01 đơn vị thuộc phạm vi
quản lý của Bộ là bao nhiêu?
Không xác định được chi phí bảo trì
hàng năm cho việc duy trì modul quản lý tài sản thuộc phần mềm kế toán tại đơn
vị.
11. Nguồn kinh phí thực hiện việc đầu
tư, xây dựng (hoặc mua) và bảo trì hàng năm của Phần mềm Quản lý tài sản cố định
được bố trí từ đâu?
□ Bố trí tập trung (Bộ):
x Đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng
phần mềm tự chi trả
□ Cả 2 nguồn trên
IV. Phần mềm để tổng hợp số liệu
tài sản công của cả Bộ
Hiện nay Bộ đã có Phần mềm để tổng
hợp được số liệu tài sản công thuộc phạm vi quản lý theo quy định của Luật Quản
lý, sử dụng tài sản công 2017 chưa?
□ Có
x Không.