VĂN PHÒNG CHÍNH
PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 9169/VPCP-QHĐP
V/v tham gia ý kiến vào dự thảo Nghị
quyết Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV
|
Hà Nội ngày 22
tháng 11 năm 2023
|
Kính
gửi: Tổng Thư ký Quốc hội.
Tổng Thư ký Quốc hội có Văn bản
số 3107/TTKQH-TK ngày 20 tháng 11 năm 2023 đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ có ý kiến vào dự thảo Nghị quyết Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Về việc
này, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến như sau:
I. Cơ bản nhất trí với dự
thảo Nghị quyết Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
II. Đề nghị chỉnh sửa một
số nội dung sau:
1. Đề nghị bổ sung nội
dung tại trang 2, điểm 1.2, Mục 1 dự thảo Nghị quyết như sau: “...Luật Các tổ
chức tín dụng (sửa đổi) vào kỳ họp gần nhất, vừa đảm bảo chất lượng, vừa kịp thời
tháo gỡ khó khăn vướng mắc từ thực tiễn hiện nay. Cho ý kiến lần đầu đối với 08
dự án luật...”.
2. Đề nghị bổ sung nội
dung tại trang 2, điểm 1.3, Mục 1 dự thảo Nghị quyết như sau: “....phát triển
kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030
giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025”.
Lý do: Để đảm bảo
thống nhất tên gọi tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2023 của Thủ tướng
Chính phủ về Chương trình này.
3. Đối với Mục 1.3, tại
khổ thứ nhất trang số 3 dự thảo Nghị quyết, đề nghị:
+ Bổ sung: “…mang lại kết quả
quan trọng tích cực”; “…tiêu cực, lãng phí tiếp tục được đẩy mạnh…”.
+ Sửa đổi, bổ sung đoạn văn “quốc
phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội cơ bản được bảo đảm” thành “quốc
phòng, an ninh được củng cố, tăng cường; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. Đặc biệt,
các hoạt động đối ngoại diễn ra sôi động, liên tục và là điểm sáng nổi bật của
năm 2023;…”.
+ Bổ sung khổ 2 trang 3: “Quốc
hội đề nghị Chính phủ tiếp tục thực hiện nhất quán mục tiêu phát triển kinh tế
- xã hội, tiếp tục ưu tiên, thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng gắn với củng cố,
giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô,...”.
+ Bổ sung khổ 3 trang 3 mục
1.3: “…Tiếp tục Tiếp tục xây dựng hoàn thiện bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực,
hiệu quả, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, ủy quyền cho cấp dưới; thúc đẩy quyết
liệt cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Bảo
đảm quốc phòng, an ninh, đẩy mạnh hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện, hiệu
quả; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận cao
trong xã hội…”.
+ Bổ sung khổ 4 trang 3 mục
1.3: “…tố cáo thông báo đến đại biểu Quốc hội theo quy định;…”.
4. Tại phần đầu mục 2
trang 3, đề nghị bổ sung, điều chỉnh thành: “2. Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm
toán Nhà nước, các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, chính quyền địa phương tăng
cường kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương,
đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong công tác xây dựng và tổ chức thi hành
pháp luật; khắc phục tình trạng né tránh, thiếu trách nhiệm trong một bộ
phận cán bộ, công chức, viên chức;…”.
Tại phần đầu mục 2 trang 4, đề
nghị bổ sung: “…nghiên cứu xây dựng tiêu chí rà soát, hoàn thiện quy trình, thủ
tục rà soát văn bản quy phạm pháp luật nhất là việc nghiên cứu đề xuất sửa đổi
hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật kịp thời để thực hiện thống nhất,
hiệu quả; đẩy mạnh rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định
kinh doanh; kịp thời phát hiện và xử lý các mâu thuẫn, chồng chéo,...”.
5. Bổ sung khổ 1 mục 3
trang 4: “…đánh giá cao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành,
cơ quan trung ương…”; “…dẫn đến một số quy định không còn phù hợp nhất là việc
phân cấp, phân quyền, giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ cho người
dân, doanh nghiệp;...”.
Tại phần cuối đoạn thứ 2, mục 3
trang 4, đề nghị bổ sung, điều chỉnh thành: “…. Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp
tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong
giai đoạn mới. Quốc hội đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán
Nhà nước, các cơ quan của Quốc hội, các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương,
chính quyền địa phương đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường kiểm
tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền; rà soát, báo cáo cấp
có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền
địa phương để tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực,
nâng cao năng lực cấp dưới và tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực;…và
hoàn thiện hệ thống pháp luật.”.
- Bổ sung thêm vào mục 3 trang
4: “ Quyết liệt triển khai các chiến lược, kế hoạch, chương trình hành động thực
hiện các cam kết tại COP26 theo đúng chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, trọng tâm
là đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050 và Tuyên bố chính trị về chuyển dịch
năng lượng công bằng (JETP); đẩy mạnh chuyển đổi năng lượng xanh, phát triển
năng lượng tái tạo.
6. Tại đoạn thứ 1, mục 4
trang 5, đề nghị bổ sung, chỉnh lý thành: “Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
tiếp tục chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tập trung vào các
lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực (quản lý, sử dụng tài sản
công, đấu thầu, mua sắm tài sản công, đấu giá, tài chính, ngân hàng, chứng
khoán, trái phiếu, xây dựng cơ bản, tổ chức cán bộ…);…”.
7. Đối với điểm a Mục 5
(trang 5), đề nghị sửa đổi, bổ sung như sau:
“a)… bảo đảm, đồng bộ, thống
nhất trong hệ thống pháp luật với Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước
và các luật liên quan nhất là các văn bản dưới luật như đất đai, lấn biển,
nhà ở điện lực, khám chữa bệnh, khoáng sản... Đối với vốn ngân sách địa phương,
các địa phương thực hiện giao kế hoạch theo quy định tại khoản 6
Điều 7 Nghị quyết số 29/2021/QH15 của Quốc hội, không phân bổ số vốn ngân
sách địa phương còn lại (137.000 tỷ đồng), triển khai tổng kết vào cuối kỳ Kế
hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025”.
“b)… có giải pháp hiệu quả để
quản lý thuế, phí, lệ phí và các hoạt động thương mại dựa trên nền tảng
số;...; quản lý chặt chẽ các nguồn thu từ đất đai, tài nguyên, khoáng sản các
dự án lấn biển, vật liệu xây dựng thông thường;...” .
8. Tại mục 5 (trang 6),
đề nghị bổ sung, điều chỉnh nội dung như sau:
Sớm trình Quốc hội xem xét, sửa
đổi Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại
doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp; khẩn trương tháo gỡ những vướng mắc
trong việc triển khai sắp xếp, tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà
nước đảm bảo nguyên tắc kinh tế Nhà nước là chủ đạo, không gây thất thoát,
lãng phí tài sản; nghiên cứu hoàn thiện cơ chế quản lý, sử dụng các Quỹ tài
chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước….Đẩy mạnh việc phân cấp, tạo sự chủ động
cho ngân sách địa phương và tăng cường tính chủ đạo ngân sách trung ương;…
9. Đề nghị thay thế nội
dung tại trang 6, điểm c, Mục 5 dự thảo Nghị quyết như sau:
“c) Khẩn trương đánh giá, đề
xuất sửa Luật NSNN và các Luật có liên quan, trong đó có quy trình rút ngắn thời
gian quyết toán NSNN hằng năm; Kiểm toán nhà nước đánh giá đề xuất sửa đổi Luật
Kiểm toán nhà nước đồng bộ với quy định của Luật NSNN sửa đổi, tạo cơ sở pháp
lý đầy đủ, đồng bộ để triển khai rút ngắn thời gian quyết toán NSNN; đồng thời
giao Chính phủ chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác để việc triển khai rút ngắn
thời gian quyết toán khả thi góp phần tăng cường kỷ cương, kỷ luật và nâng cao
hiệu quả quản lý, sử dụng NSNN.”
Lý do:
- Trên cơ sở ý kiến thẩm tra của
Uỷ ban Tài chính ngân sách (văn bản 1524/BC-UBTCNS15 ngày 25/9/2023) và ý kiến
kết luận của UBTVQH tại Phiên họp thứ 26 (Thông báo kết luận số 2859/TB-TTKQH
ngày 12/10/2023), Chính phủ đã có Báo cáo số 574/BC-CP ngày 20/10/2023 trình Quốc
hội về Báo cáo lộ trình rút ngắn quy trình, thời gian quyết toán ngân sách nhà
nước hằng năm, theo đó Chính phủ đã trình Quốc hội: “Giao Chính phủ đánh
giá, đề xuất sửa Luật NSNN và các Luật có liên quan, trong đó có quy trình rút
ngắn thời gian quyết toán NSNN; Kiểm toán nhà nước đánh giá đề xuất sửa đổi Luật
Kiểm toán nhà nước đồng bộ với quy định của Luật NSNN sửa đổi, tạo cơ sở pháp
lý đầy đủ, đồng bộ để triển khai rút ngắn thời gian quyết toán NSNN; đồng thời
giao Chính phủ chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác để việc triển khai rút ngắn
thời gian quyết toán khả thi.”
- Việc ban hành Luật sửa đổi Luật
NSNN hoặc Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm rút ngắn quy trình, thời
gian quyết toán ngân sách nhà nước hằng năm phải thực hiện theo quy trình ban
hành văn bản quy phạm pháp luật. Hiện nay đã là cuối tháng 11/2023, vì vậy
không thể đảm bảo thời gian để nghiên cứu, xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ
sung Luật NSNN hoặc Nghị quyết của Quốc hội theo quy trình ban hành văn bản quy
phạm pháp luật để trình Quốc hội thông qua vào Kỳ họp thứ 7 (tháng 5-6/2024),
áp dụng năm 2025 phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2024.
- Với dự kiến thực hiện rút ngắn
thời gian quyết toán NSNN trên phạm vi toàn quốc từ năm 2025 cho niên độ ngân
sách 2024 có thể sớm đẩy nhanh tiến độ quyết toán NSNN, đáp ứng yêu cầu của Quốc
hội. Tuy nhiên, để việc rút ngắn thời gian quyết toán NSNN có cơ sở pháp lý, khả
thi và đảm bảo tăng cường kỷ cương, kỷ luật và nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng
NSNN, thì phải triển khai đồng bộ các giải pháp sau:
+ Quốc hội ban hành Luật sửa đổi
Luật NSNN hoặc Nghị quyết về rút ngắn quy trình, thời gian quyết toán NSNN,
theo đó bao gồm đầy đủ các quy định về quy trình quyết toán NSNN; các quy định
sửa đổi bổ sung về xây dựng, phân bổ dự toán, chấp hành dự toán, chuyển nguồn,
khóa sổ,... để giảm khối lượng công việc cho khâu quyết toán; đồng thời phải sửa
đổi, bổ sung các Luật có liên quan các quy định sửa đổi bổ sung tại một số Luật
có liên quan đến công tác quyết toán NSNN (Luật Kiểm toán nhà nước, Luật Đầu tư
Công, Luật bảo hiểm y tế...)... để tạo khung pháp lý đồng bộ, thống nhất, đầy đủ
cho việc triển khai thực hiện. Sau khi các Luật, Nghị quyết của Quốc hội được
thông qua, Chính phủ và các Bộ, địa phương cũng cần ban hành văn bản hướng dẫn
việc triển khai quy trình rút ngắn thời gian quyết toán NSNN.
+ Hoàn chỉnh hệ thống mẫu biểu
về công tác quyết toán NSNN.
+ Các giải pháp hỗ trợ: Tăng cường
công tác thanh tra, kiểm toán quyết toán NSNN; ứng dụng công nghệ thông tin vào
công tác quyết toán; bổ sung nguồn nhân lực làm công tác tài chính, ngân sách tại
các đơn vị dự toán, cơ quan tài chính,...
Thời gian chuẩn bị cho việc triển
khai Luật sửa đổi bổ sung Luật NSNN hoặc Nghị quyết của Quốc hội về việc rút ngắn
thời gian quyết toán NSNN từ năm 2025 áp dụng cho quyết toán ngân sách năm 2024
(nếu được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV) đến khi thực hiện
chỉ có 6 tháng, sẽ là thách thức rất lớn đối với Chính phủ, các Bộ, cơ quan
trung ương, các địa phương, Kiểm toán nhà nước, các đơn vị dự toán, cơ quan tài
chính các cấp và rất khó khả thi trong triển khai thực hiện.
- Về lâu dài, để rút ngắn thời
gian quyết toán NSNN, cần sửa đổi các quy định của Luật NSNN và một số Luật có
liên quan: Hiện nay, Chính phủ đang trình Bộ Chính trị Đề án: “Đổi mới cơ chế
phân cấp quản lý ngân sách nhà nước”, sau khi Bộ Chính trị có ý kiến, Chính phủ
dự kiến sẽ đánh giá tình hình triển khai Luật NSNN và trình Quốc hội cho phép sửa
đổi tổng thể Luật NSNN để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý NSNN, trong đó
bao gồm các quy định liên quan đến quyết toán NSNN, thời gian dự kiến năm 2024
- 2025.
10. Tại mục 7 (trang 7)
về nội dung: “Kéo dài thời gian thực hiện Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành đến hết ngày 31 tháng 12 năm
2024”. Đề nghị nghiên cứu bổ sung, điều chỉnh nội dung này như sau:
Kéo dài thời gian thực hiện Dự
án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long
Thành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024. Bổ sung Kế hoạch đầu tư công
trung hạn giai đoạn 2021-2025 cho Dự án này số vốn 966,749 tỷ đồng từ dự phòng
chung nguồn ngân sách trung ương của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn
2021-2025. Thủ tướng Chính phủ giao bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai
đoạn 2021-2025 của tỉnh Đồng Nai cho Dự án số vốn 966,749 tỷ đồng và bố trí đủ
số vốn 2.510,372 tỷ đồng từ các nguồn hợp pháp thuộc thẩm quyền của Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ cho Dự án để thực hiện và giải ngân theo quy định. Dự án
tái định cư sân bay Long Thành nếu không sử dụng hết vốn có thể phân bổ cho các
dự án hạ tầng giao thông quan trọng khác.
Lý do: Do Chính phủ đã
có Tờ trình số 643/TTr-CP ngày 18/11/2023 trình Quốc hội “về nguồn vốn ngân sách
trung ương thực hiện Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng
hàng không quốc tế Long Thành” trong đó đã kiến nghị nội dung bố trí vốn để
tiếp tục thực hiện Dự án. Tại điểm a, b mục 2 Thông báo số 474/TB-VPCP ngày
16/11/2023 Kết luận tại cuộc họp về nguồn vốn cho Dự án thu hồi đất, bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Phó Thủ tướng Lê Minh
Khái kết luận Chính phủ sẽ cân đối bố trí từ nguồn dự phòng ngân sách trung
ương năm 2023 theo quy định để triển khai thực hiện Dự án.
11. Đề nghị chỉnh sửa, bổ
sung nội dung tại trang 7, Mục 8 dự thảo Nghị quyết như sau: “Chính phủ
trình Quốc hội xem xét, quyết định bổ sung dự toán ngân sách nhà nước hằng
năm năm 2024, 2025 theo quy định cho Bộ, cơ quan trung ương....để triển
khai các dự án theo Báo cáo của Chính phủ số 581/BC-CP ngày 20/10/2023...”.
Lý do: Để có cơ sở
chuyển nguồn, tránh vướng mắc trong quá trình báo cáo Quyết toán NSNN năm 2022.
Đề nghị chỉnh sửa khổ 2, mục 8
trang 7: “Kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân vốn các dự án đầu
tư đã bố trí cho các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển
kinh tế - xã hội đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024.” để thống nhất với nội
dung tại Báo cáo 2333/BC-UBKT15 ngày 20/10/2023 của Ủy ban Kinh tế Quốc hội báo
báo Quốc hội.
12. Tại khổ 2, mục 9
trang 7, để bảo đảm chặt chẽ về thủ tục, thuận lợi khi triển khai thực hiện, đề
nghị nghiên cứu điều chỉnh nội dung này như sau: “Bổ sung danh mục và số vốn
26,116 tỷ đồng cho dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh qua huyện Chư Sê, tỉnh
Gia Lai từ kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn
2021-2025 và dự toán chi đầu tư năm 2024 đã bố trí cho Bộ Giao thông vận tải, để
bổ sung kinh phí hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và giải quyết việc làm cho các
hộ dân bị thu hồi đất thuộc Dự án. Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành và Uỷ ban
nhân dân tỉnh Gia Lai hoàn thiện thủ tục đầu tư, thủ tục bố trí vốn và triển
khai thực hiện trước ngày 31 tháng 3 năm 2024, báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
kết quả thực hiện trước kỳ họp thứ 7 của Quốc hội Khoá XV”.
13. Đối với Mục 8 dự thảo
Nghị quyết liên quan đến đầu tư cho các dự án xây dựng, cải tạo, sửa chữa, mua
sắm, đầu tư trang thiết bị các bệnh viện theo Nghị quyết số 43/2022/QH15, đề
nghị thay thế bằng nội dung như sau:
“Cho phép bổ sung nội dung đầu
tư cho các dự án xây dựng, cải tạo, sửa chữa, mua sắm đầu tư trang thiết bị các
bệnh viện vào điểm a mục 1.2 khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số
43/2022/QH15 và chuyển nguồn 2.920,7 tỷ đồng nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết
kiệm chi ngân sách trung ương năm 2021 để thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê
nhà cho người lao động theo quy định tại điểm a mục 1.3 khoản 1
Điều 3 Nghị quyết số 43/2022/QH15 còn dư để bổ sung dự toán ngân sách nhà
nước các năm 2024, 2025 cho các dự án nêu trên.
Chính phủ khẩn trương rà
soát, hoàn thiện danh mục các dự án và thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật,
bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả; báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý
kiến trước khi phân bổ vốn.
Cho phép kéo dài thời gian
thực hiện và giải ngân vốn đầu tư đã bố trí cho các dự án thuộc Chương trình phục
hồi và phát triển kinh tế - xã hội đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024, ngoại trừ
các dự án được bổ sung dự toán từ nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi ngân
sách trung ương năm 2021 nêu trên.”
Lý do: Nội dung tại
Mục 8 dự thảo Nghị quyết kèm theo văn bản số 3107/TTKQH-QH ngày 20/11/2023 của
Tổng Thư ký Quốc hội:
(i) Không quy định việc bổ sung
nội dung, đối tượng đầu tư cho các dự án xây dựng, cải tạo, sửa chữa, mua sắm đầu
tư trang thiết bị các bệnh viện vào Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội;
(ii) Không quy định việc chuyển
nguồn số vốn 2.920,7 tỷ đồng nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi ngân sách
trung ương năm 2021 còn dư sang các năm 2024, 2025 để bổ sung dự toán cho các đối
tượng dự án nêu trên.
Việc không quy định các nội
dung nêu trên tại Nghị quyết có thể dẫn đến không đủ căn cứ pháp lý cho các bộ,
cơ quan triển khai xây dựng danh mục và phân bổ kế hoạch vốn, gây khó khăn, vướng
mắc, phát sinh thủ tục báo cáo lại Quốc hội để tháo gỡ để có căn cứ triển khai.
(iii) Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư1 và Văn phòng Chính phủ2 đã có ý kiến đối với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về vấn đề này
nhưng đến nay chưa được tiếp thu trong dự thảo Nghị quyết.
14. Đối với Mục 9, đề
nghị sửa đổi, bổ sung như sau: “Bổ sung 1.275 tỷ đồng dự toán chi đầu tư
phát triển năm 2023 cho tỉnh Nghệ An từ nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm
2022 để thanh toán chi phí giải phóng mặt bằng (bao gồm phần chậm trả) của các
dự án mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Nghệ An thuộc nhiệm vụ ngân sách trung
ương phát sinh sau khi các dự án này đã quyết toán, để giải quyết khiếu nại đền
bù giải phóng mặt bằng của các dự án này. Chính phủ chỉ đạo tỉnh Nghệ An thực
hiện chi trả cho người dân chi phí bồi thường (bao gồm phần chậm trả) theo quy
định, bảo đảm không phát sinh khiếu nại”.
15. Đề nghị chỉnh sửa, bổ
sung nội dung tại trang 7, Mục 10 dự thảo Nghị quyết như sau:
“10. Thực hiện giảm 2% thuế
suất thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức
thuế suất 10%, trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ như nội dung quy định tại điểm a, khoản 1.1 Điều 3 của Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày
11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục
hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian từ ngày 01/01/2024 đến hết
ngày 30/6/2024. Giao Chính phủ hướng dẫn, tổ chức thực hiện chính sách này.
Trường hợp tình hình kinh
tế và doanh nghiệp, người dân vẫn còn khó khăn, Chính phủ đánh giá kết
quả thực hiện, dự báo tác động chính sách, làm cơ sở đánh giá, đề xuất báo
cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 để xem xét, quyết định việc tiếp tục thực hiện
chính sách đối với sáu tháng cuối năm 2024, báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ
7”.
16. Đề nghị bổ sung nội
dung liên quan về chính sách hỗ trợ đầu tư vào dự thảo Nghị quyết Kỳ họp thứ 6,
Quốc hội khóa XV theo đúng kết luận tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
ngày 15/11/2023: (i) Nhất trí với kiến nghị về việc xây dựng Quỹ hỗ trợ đầu tư
do Chính phủ quản lý; (ii) Nội dung về chính sách hỗ trợ đầu tư sẽ được đưa vào
Nghị quyết Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV thay vì ban hành Nghị quyết riêng như
đề xuất. Theo đó, sẽ chỉ nêu các nguyên tắc về việc áp dụng hỗ trợ đầu tư thông
qua Quỹ hỗ trợ đầu tư và giao Chính phủ quy định chi tiết, báo cáo Ủy ban Thường
vụ Quốc hội xem xét, có ý kiến trước khi ban hành.
Do đó, đề nghị bổ sung vào dự
thảo Nghị quyết nội dung cụ thể sau đây:
“Về chính sách hỗ trợ đầu
tư:
a) Đề nghị Chính phủ rà
soát, đánh giá tổng thể chính sách ưu đãi đầu tư hiện hành để xây dựng phương
án sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, đảm bảo
tính cạnh tranh và hấp dẫn của môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam trong
bối cảnh mới.
b) Thành lập Quỹ hỗ trợ đầu
tư nhằm thu hút các dự án đầu tư có quy mô lớn, trọng điểm quốc gia, dự án công
nghệ cao, công nghệ lõi có giá trị gia tăng lớn hoặc nâng cao vị thế quốc gia
(chip, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo…), phát triển xanh, bền vững (công nghệ
hydrogen xanh, năng lượng mới…); thu hút các nhà đầu tư chiến lược, tập đoàn đa
quốc gia đầu tư, đặt trụ sở và thành lập các trung tâm nghiên cứu và phát triển,
trung tâm đổi mới sáng tạo tại Việt Nam; phát triển doanh nghiệp dân tộc, doanh
nghiệp quy mô lớn, có vai trò dẫn dắt một số ngành, lĩnh vực then chốt, trọng yếu,
có vị thế quan trọng trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, làm chủ một
số chuỗi giá trị. Quỹ hỗ trợ đầu tư được Chính phủ thành lập.
c) Quỹ hỗ trợ đầu tư được
hình thành từ: nguồn ngân sách nhà nước cấp hằng năm từ nguồn thu thuế thu nhập
doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu; tăng thu,
tiết kiệm chi ngân sách trung ương hằng năm (nếu có); nguồn tài trợ của các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định
của pháp luật.
d) Quỹ hỗ trợ đầu tư được sử
dụng để chi hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; đầu tư tài
sản cố định; xây dựng hạ tầng; nghiên cứu và phát triển; chi phí sản xuất và
các hình thức hỗ trợ đầu tư khác theo quy định của Luật Đầu tư nhằm tạo ra hạ tầng
kỹ thuật và hạ tầng xã hội, nguồn nhân lực chất lượng cao trực tiếp cho các dự
án công nghệ cao, nghiên cứu và phát triển, tạo ra sản phẩm công nghệ cao… có
tính dẫn dắt thị trường.
Việc chi hỗ trợ bằng tiền
cho doanh nghiệp được phân loại là chi đầu tư phát triển của ngân sách trung
ương (không phân biệt nội dung sử dụng), mục chi “Các khoản chi đầu tư phát triển
khác theo quy định của pháp luật” (không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đầu
tư công). Khoản hỗ trợ đầu tư này không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập
doanh nghiệp của doanh nghiệp được hỗ trợ.
đ) Bên cạnh hình thức hỗ trợ
đầu tư thông qua Quỹ hỗ trợ đầu tư trên và các hình thức hỗ trợ đầu tư theo quy
định tại Luật Đầu tư, Chính phủ quy định các hình thức hỗ trợ khác thông qua
công cụ chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ như: gia hạn nộp thuế, khấu trừ
cao hơn đối với chi phí nghiên cứu và phát triển, các chi phí khác, hỗ trợ lãi
suất, sử dụng hợp lý Quỹ Khoa học và Công nghệ của doanh nghiệp…
e) Giao Chính phủ quy định
chi tiết việc thành lập Quỹ, nội dung chính sách hỗ trợ đầu tư, trình tự, thủ tục
chi hỗ trợ doanh nghiệp, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, có ý kiến
trước khi ban hành”.
Văn phòng Chính phủ trân trọng đề
nghị Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng;
- VPQH: các Vụ: TK, HC;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý, Thư ký TTgCP; các Vụ: PL, KTTH, KGVX, CN, NN;
- Lưu: VT, QHĐP (3).Đ. Minh
|
KT. BỘ TRƯỞNG,
CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM
Mai Thị Thu Vân
|
1 Bộ Kế hoạch và Đầu
tư có văn bản số 9521/BKHĐT-TH ngày 14/11/2023.
2 Văn phòng Chính
phủ có văn bản số 9055/VPCP-KTTH ngày 20/11/2023.