VĂN
PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 884/VPCP-KTTH
V/v thực hiện nhiệm vụ Quốc hội khóa
XIV kỳ họp thứ 2 giao
|
Hà
Nội, ngày 03 tháng 02 năm 2017
|
Kính
gửi:
|
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Công Thương;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
|
Quốc hội khóa XIV kỳ họp thứ 2 đã
thông qua các Nghị quyết số 23/2016/QH14 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017; số 24/2016/QH14 về Kế hoạch cơ cấu
lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020; số 25/2016/QH14 về Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn
2016 - 2020; số 26/2016/QH14 về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020; số 27/2016/QH14 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 và số 29/2016/QH14
về phân bổ ngân sách trung ương năm 2017.
Để bảo đảm triển
khai quyết liệt, có hiệu quả các Nghị quyết nêu trên, nhất
là những vấn đề được cử tri, nhân dân cả nước quan tâm, Thủ
tướng Chính phủ yêu cầu:
1. Các Bộ, cơ quan, địa phương khẩn
trương triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực
hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm
2017 theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2017; Nghị quyết của
Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW
ngày 01 tháng 11 năm 2016 Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình
tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng,
năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế và Nghị quyết số 24/2016/QH14
của Quốc hội khóa XIV về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế
giai đoạn 2016 - 2020; các Quyết định của
Thủ tướng Chính phủ: số 2452/QĐ-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2016 về việc giao chỉ
tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, số
2309/QĐ-TTg ngày 29 tháng 11 năm 2016 và số 2310/QĐ-TTg ngày 29 tháng 11 năm
2016 về giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2017.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối
hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan:
a) Rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ
chế, chính sách và giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đề xuất cấp
có thẩm quyền loại bỏ các rào cản bất hợp lý đối với hoạt
động sản xuất kinh doanh. Phối hợp với các cơ quan của Quốc hội hoàn thiện dự án Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, trình Quốc hội khóa XIV
thông qua tại kỳ họp thứ 3.
b) Tập trung rà soát, chỉ đạo các địa
phương có các giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội tại địa phương; khẩn trương hoàn thiện, trình Quốc hội
thông qua dự án Luật Quy hoạch.
c) Tăng cường các hoạt động xúc tiến
đầu tư trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài, ưu tiên các ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế cạnh tranh phù hợp với điều kiện
thực tế của địa phương.
d) Rà soát, lập danh sách cụ thể các
dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước không hiệu quả; đề ra các giải pháp khắc
phục, xử lý kịp thời theo nguyên tắc và cơ chế thị trường.
đ) Hướng dẫn, đôn đốc các bộ, cơ
quan, địa phương phân bổ vốn đầu tư phát triển, ưu tiên tập trung đẩy nhanh tiến
độ, hoàn thành các dự án quan trọng quốc gia, các công trình cấp thiết đang đầu
tư dở dang; hỗ trợ nhà ở cho hộ gia đình người có công với cách mạng; ưu tiên vốn
đối ứng cho các dự án ODA, dự án đối tác công tư (PPP), xử lý nợ đọng xây dựng
cơ bản.
e) Hoàn thiện hồ sơ, dự thảo Nghị quyết
về chủ trương đầu tư đối với các dự án quan trọng quốc gia, trình Quốc hội xem
xét, quyết định theo quy định của Luật Đầu tư công.
g) Hoàn thiện danh mục dự án, mức vốn
bố trí cụ thể cho từng dự án, trình Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định.
3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với
các Bộ, ngành, địa phương liên quan:
a) Tăng cường các giải pháp điều chỉnh
chính sách thu theo hướng mở rộng cơ sở thuế, điều chỉnh phạm vi, đối tượng, rà
soát thu hẹp diện miễn, giảm thuế; bảo đảm thực hiện thu ngân sách theo đúng dự
toán, tiến độ đề ra, bảo đảm cân đối ngân sách nhà nước.
b) Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động
tài chính - ngân sách nhà nước, bảo đảm chi ngân sách nhà nước tiết kiệm, hiệu
quả và theo dự toán được giao, chỉ được chi trong giới hạn dự toán chi ngân
sách, kiên quyết cắt giảm, loại bỏ các khoản mục chi chưa cần thiết, kể cả đã
có trong dự toán nhưng không cần thiết.
c) Kiểm soát chặt chẽ bảo đảm các chỉ
tiêu nợ công, bội chi ngân sách nhà nước trong giới hạn cho phép theo quy định,
kể cả bội chi và nợ của chính quyền địa phương. Không chuyển vốn vay về cho vay
lại, bảo lãnh Chính phủ thành vốn cấp phát ngân sách nhà nước.
d) Triển khai huy động trái phiếu
Chính phủ theo đúng kế hoạch và tỷ lệ phát hành trái phiếu có thời hạn 5 năm trở
lên theo Nghị quyết của Quốc hội; ban hành hướng dẫn chuyển nguồn vốn trái phiếu
Chính phủ kế hoạch năm 2016 chưa phân bổ sang năm 2017.
đ) Tăng cường các hoạt động thanh
tra, kiểm tra chống thất thu, chống thất thoát,
lãng phí, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại, chuyển
giá, trốn thuế, chống thất thoát, lãng
phí trong chi ngân sách nhà nước.
e) Đẩy nhanh thực hiện điều chỉnh giá
các loại dịch vụ công theo cơ chế thị trường, tính đúng, tính đủ chi phí hợp
lý, có lộ trình giá thị trường đối với giáo dục, y tế... gắn
với hỗ trợ đối tượng chính sách và hộ nghèo.
g) Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các
chính sách ưu đãi về thuế để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
cao, phát triển công nghiệp hỗ trợ, khuyến nông, sản xuất,
chế biến, tiêu thụ nông sản.
h) Rà soát đề xuất cấp có thẩm quyền
hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thực hiện các giải pháp hỗ
trợ mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.
i) Đẩy mạnh tiến độ cổ phần hóa doanh
nghiệp nhà nước một các thực chất, thoái
vốn đầu tư nhà nước công khai, minh bạch theo cơ chế thị
trường, không để thất thoát tài sản nhà
nước.
k) Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục
hành chính về thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội; có các giải pháp ứng dụng mạnh mẽ
công nghệ thông tin trong thực hiện thủ tục
hành chính.
l) Rà soát bảo đảm đủ nguồn dành cho
cải cách tiền lương; thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,21 triệu đồng/tháng
lên 1,3 triệu đồng/tháng, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo
hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bằng mức lương cơ sở, thời điểm
thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2017.
4. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với
các Bộ, ngành, địa phương liên quan:
a) Triển khai thực hiện các giải pháp
phát triển mạnh thị trường trong nước, hệ thống bán lẻ gắn với thực hiện có hiệu
quả Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.
b) Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt là đối với các mặt hàng nông sản, thủy sản; kịp thời
có giải pháp hiệu quả để phục hồi và thúc đẩy xuất khẩu gạo, tăng cường thu
mua, tiêu thụ lúa gạo hàng hóa. Hoàn thiện, trình Chính phủ
Nghị định sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo trong
quý II năm 2017.
c) Rà soát tình hình, xây dựng và triển
khai các chương trình xây dựng thương hiệu đối với các ngành hàng xuất khẩu chủ
lực của Việt Nam; tập trung triển khai có hiệu quả Đề án phát triển thương hiệu
gạo Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
d) Tăng cường đầu tư, hoàn thiện cơ sở
hạ tầng tại cửa khẩu, lối mở, tạo thuận lợi cho xuất khẩu, tái xuất hàng hóa
qua biên giới gắn với tăng cường công tác quản lý, chống
buôn lậu, gian lận thương mại.
đ) Tập trung thực hiện các biện pháp
xử lý sớm các dự án có sử dụng vốn nhà nước đầu tư lãng phí, thua lỗ, kém hiệu
quả, không để tiếp tục kéo dài gây thiệt hại cho Nhà
nước; làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân có liên quan và xử lý nghiêm các sai
phạm theo đúng quy định.
e) Tiếp tục tăng cường kiểm tra, kiểm
soát, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp, kiên quyết thu
hồi giấy phép, chấm dứt hoạt động của
các công ty vi phạm theo đúng quy định của pháp luật. Khẩn
trương hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 42/2014/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp.
5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ
trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan:
a) Điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp
với nguyên tắc thị trường, diễn biến kinh tế vĩ mô; phấn đấu tăng dự trữ ngoại
hối phù hợp với điều kiện thực tế.
b) Điều hành tín dụng tăng trưởng phù
hợp, chú trọng các lĩnh vực ưu tiên gắn với nâng cao chất lượng tín dụng.
c) Kiểm soát chặt chẽ, xử lý hiệu quả
nợ xấu và các tổ chức tín dụng yếu kém theo nguyên tắc thị trường, đẩy mạnh thoái vốn ngoài ngành của các ngân hàng thương
mại; xử lý và hạn chế đầu tư chéo, sở hữu chéo. Rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền
các giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật
để hỗ trợ, đẩy nhanh tiến độ tiến trình cơ cấu lại các tổ chức tín
dụng và xử lý nợ xấu.
d) Xây dựng Đề án chống đô la hóa và vàng hóa trong nền kinh tế, trình Thủ tướng
Chính phủ trong Quý I năm 2017.
Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài
chính, Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết
quả thực hiện những nội dung nêu tại Khoản 2, 3, 4 và 5 nêu trên trước ngày 30
tháng 4 năm 2017 để báo cáo Quốc hội khóa XIV kỳ họp thứ
3.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các
cơ quan liên quan biết, thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- TTgCP, các PTTg (để b/c);
- Văn phòng Quốc hội;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, các Vụ, Cục KSTT, TGĐ Cổng
TTĐT;
- Lưu: VT, KTTH(3). LT.
|
BỘ
TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
Mai Tiến Dũng
|