Kính
gửi: Các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương
Thực hiện nhiệm vụ Bộ Chính trị
giao (Kế hoạch số 07-KH/TW, ngày 17/8/2022), Ban Tổ chức Trung ương đã chủ trì,
phối hợp với các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương xây dựng hướng
dẫn khung Quy chế làm việc mẫu của cấp ủy cơ sở[1]. Để triển
khai thực hiện tốt nội dung này, Ban Tổ chức Trung ương đề nghị các tỉnh ủy,
thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn các cấp ủy cơ sở căn
cứ vào hướng dẫn khung Quy chế làm việc mẫu (gửi kèm
theo) xây dựng và ban hành quy chế làm việc theo đúng chức năng, nhiệm vụ,
quy định. Đồng thời, đề nghị các đồng chí thường xuyên kiểm tra, giám sát việc
thực hiện.
Trong quá trình thực hiện, nếu có
vướng mắc, đề nghị các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương phản
ánh về Ban Tổ chức Trung ương.
Nơi nhận:
- Như trên,
- Thường trực Ban Bí thư (để báo cáo),
- Các cơ quan, ban Đảng TW,
- Đồng chí Trưởng Ban (để báo cáo),
- Các đồng chí Phó Trưởng Ban,
- Ban tổ chức các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương,
- Các vụ, cục, đơn vị thuộc BTCTW;
- Lưu VP, Vụ CSĐ, ĐV.
|
K/T
TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN
Nguyễn Quang Dương
|
Mẫu 1-QCLV
ĐẢNG
BỘ …..
ĐẢNG ỦY …..
-------
|
ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------
|
Số:
- QC/ĐU
|
……,
ngày ... tháng ... năm ...
|
Hướng dẫn khung Quy chế làm việc mẫu của đảng ủy cơ
sở
(Ban hành kèm theo Công văn số 7619-CV/BTCTW, ngày 30/12/2024 của Ban Tổ
chức Trung ương)
QUY
CHẾ
làm
việc của Ban Chấp hành Đảng bộ khóa..., nhiệm kỳ...
- Căn cứ Điều lệ Đảng và Quy định
thi hành Điều lệ Đảng;
- Căn cứ Quy định số..., ngày... của
Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của đảng bộ, chi bộ cơ
sở...;
- Căn cứ Công văn số 7619-CV/BTCTW,
ngày 30/12/2024 của Ban Tổ chức Trung ương về việc hướng dẫn khung Quy chế làm
việc mẫu của cấp ủy cơ sở;
- Căn cứ các văn bản của cấp ủy cấp
trên (Nêu cụ thể cho phù hợp);
- Căn cứ Nghị quyết Đại hội đảng bộ...;
Ban Chấp hành Đảng bộ... khóa... ,
nhiệm kỳ... (sau đây gọi tắt là Đảng ủy) ban hành Quy chế làm việc như sau:
Chương
I
NHIỆM
VỤ, QUYỀN HẠN CỦA TẬP THỂ
Điều 1. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Đảng ủy
Đảng ủy là cơ quan lãnh đạo của đảng
bộ giữa hai kỳ đại hội, có trách nhiệm quán triệt và tổ chức thực hiện các chủ
trương, nghị quyết, chỉ thị, kết luận của cấp ủy cấp trên và Nghị quyết đại hội
đảng bộ cấp mình; lãnh đạo, thực hiện các nhiệm vụ của đảng bộ (Cụ thể hóa
theo các điều về nhiệm vụ của đảng bộ cơ sở trong các quy định của Ban Bí thư về
chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của các loại hình tổ chức cơ sở đảng
cho phù hợp).
Đối với đảng bộ cơ sở mà đảng ủy
được giao quyền cấp trên cơ sở, Đảng ủy cụ thể hóa các nội dung theo Điểm 10.5
Quy định thi hành Điều lệ Đảng cho phù hợp.
Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Ban Thường vụ Đảng ủy (nếu có)
1. Thay mặt Đảng ủy chỉ đạo, giải
quyết những công việc thường xuyên của Đảng ủy, những vấn đề đột xuất phát sinh
giữa hai kỳ họp Đảng ủy. Thực hiện nhiệm vụ theo sự chỉ đạo của cấp trên, theo
quy chế làm việc và nhiệm vụ được Đảng ủy ủy quyền và chịu trách nhiệm trước Đảng
ủy về các nhiệm vụ đó.
2. Quyết định chương trình làm việc
của Ban Thường vụ Đảng ủy; tham mưu Đảng ủy thảo luận, thống nhất phân công
công tác đối với Đảng Ủy viên, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy.
3. Triệu tập các cuộc họp thường kỳ
của Đảng ủy, báo cáo tình hình và đề xuất chủ trương chỉ đạo tiếp theo.
4. Thay mặt Đảng ủy lãnh đạo, chỉ đạo
công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng theo Quy định, hướng dẫn của Trung
ương và cấp ủy cấp trên; đại hội của các chi bộ trực thuộc; chỉ đạo đại hội của
các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương, cơ quan, đơn vị.
Nơi nào không có ban thường vụ đảng
ủy thì đảng ủy thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên và những nội dung được
quy định tại Điều 1.
Điều 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Thường trực Đảng ủy (nếu có)
Thường trực đảng ủy, gồm: Bí thư,
các Phó Bí thư Đảng ủy, có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Giúp Ban Thường vụ Đảng ủy chỉ đạo
việc xây dựng chương trình làm việc định kỳ, toàn khóa và quy chế làm việc của
Đảng ủy.
2. Thay mặt Ban Thường vụ Đảng ủy,
giải quyết công việc hằng ngày của Đảng ủy; chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc thực
hiện các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng
ủy và của cấp trên; quản lý tài chính của Đảng bộ.
3. Chỉ đạo phối hợp hoạt động giữa
các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ quan, đơn vị trong việc quán triệt, cụ thể
hóa, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện
các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng ủy và của cấp ủy cấp trên.
Nơi nào không có thường trực đảng
ủy thì ban thường vụ đảng ủy thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên.
Chương
II
NHIỆM
VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁ NHÂN
Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Đảng ủy viên
1. Tham gia lãnh đạo tập thể của Đảng
ủy, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Điều lệ Đảng và Quy chế
này; chịu trách nhiệm trước Đảng ủy về lĩnh vực được phân công phụ trách và nhiệm
vụ được giao.
2. Chấp hành nghiêm sự phân công,
điều động của Đảng ủy hoặc cơ quan có thẩm quyền. Tham gia vào các nhóm chuyên
đề theo quyết định của Đảng ủy và Ban Thường vụ Đảng ủy, có trách nhiệm tham
gia xây dựng các tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh ở địa phương, đơn vị mình
sinh hoạt hoặc được phân công phụ trách.
3. Có trách nhiệm cùng Ủy ban Kiểm
tra Đảng ủy kiểm tra, giám sát và chỉ đạo việc thi hành nghị quyết của Đảng ủy
về lĩnh vực công tác được phân công.
4. Tham gia đầy đủ các kỳ họp của Đảng
ủy, thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Đảng ủy;
được bảo lưu ý kiến nhưng phải chấp hành nghị quyết đã thông qua. Tuyệt đối
tuân thủ các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, nhất là nguyên tắc tập
trung dân chủ trong sinh hoạt Đảng.
Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy
viên Ban Thường vụ Đảng ủy (nếu có)
Cùng với việc thực hiện nội dung được
quy định tại Điều 4, các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy có nhiệm vụ,
quyền hạn sau:
1. Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo, đôn
đốc kiểm tra, giám sát giải quyết những công việc và chịu trách nhiệm trước Đảng
ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy về tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực, cơ
quan được phân công phụ trách.
2. Tham gia vào sự lãnh đạo, chỉ đạo
của tập thể Ban Thường vụ Đảng ủy. Chủ động đề xuất với Đảng ủy, Ban Thường vụ
Đảng ủy các chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện về lĩnh
vực công tác được phân công phụ trách và những vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ
chính trị của Đảng bộ.
3. Có trách nhiệm tham gia đầy đủ
các cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy để giải quyết công việc thuộc phạm vi
trách nhiệm của Ban Thường vụ Đảng ủy; xây dựng và thực hiện tốt chương trình,
kế hoạch công tác hằng tháng, năm, nhiệm kỳ.
Nơi nào không có ủy viên ban thường
vụ đảng ủy thì đảng ủy viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên theo phân
công của đảng ủy và những nội dung được quy định tại Điều 4.
Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Bí thư Đảng ủy
Cùng với việc thực hiện nội dung được
quy định tại Điều 4, Điều 5, Bí thư Đảng ủy còn có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Là người đứng đầu Đảng ủy, chịu
trách nhiệm cao nhất trước Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy và Thường trực Đảng ủy;
cùng Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy và Thường trực Đảng ủy chịu trách nhiệm trước
cấp ủy cấp trên trực tiếp, trước Đảng bộ mình và nhân dân ở địa phương hoặc cán
bộ, đảng viên ở cơ quan, đơn vị mình.
2. Phụ trách chung, chủ trì các
công việc của Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy và Thường trực Đảng ủy. Chủ động đề
xuất những nội dung để Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy và Thường trực Đảng ủy
bàn bạc quyết định, chỉ đạo tổ chức thực hiện, bảo đảm mọi hoạt động thực hiện
đúng quy chế làm việc, đúng nguyên tắc của Đảng.
3. Chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ
trọng tâm của Đảng bộ; trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng Đảng, công tác kiểm
tra, giám sát, công tác tổ chức cán bộ và bảo vệ chính trị nội bộ.
4. Duyệt, ký các văn bản của Đảng ủy,
Ban Thường vụ Đảng ủy theo thẩm quyền, ủy quyền cho đồng chí Phó Bí thư, Ủy
viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Đảng Ủy viên theo dõi, giải quyết những công việc cần
thiết, đột xuất trong phạm vi công tác của Đảng bộ. Giữ mối quan hệ với ban
lãnh đạo, thủ trưởng cơ quan, các tổ chức có liên quan và cấp ủy cấp trên trực
tiếp. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy và cấp ủy cấp
trên phân công.
5. Chủ trì và kết luận các cuộc họp,
hội nghị của Đảng bộ, Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy (bao gồm cả hội nghị nội bộ
và hội nghị mở rộng).
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Đảng
ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy giao.
Cấp ủy có thẩm quyền căn cứ vào
các quy định của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của
các loại hình tổ chức cơ sở đảng, cụ thể hóa nhiệm vụ của bí thư đảng ủy cho
phù hợp.
Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Phó Bí thư Đảng ủy
Cùng với việc thực hiện nội dung được
quy định tại Điều 4, Điều 5, Phó Bí thư Đảng ủy có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Chịu trách nhiệm trước Đảng ủy,
Ban Thường vụ Đảng ủy, Thường trực Đảng ủy và đồng chí Bí thư Đảng ủy về lĩnh vực
công tác được phân công; chỉ đạo chuẩn bị và tổ chức thực hiện chương trình, kế
hoạch công tác của Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy, Thường trực Đảng ủy; tổ chức
chỉ đạo việc thực hiện quy chế làm việc; chỉ đạo chuẩn bị nội dung các cuộc họp
của Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy và hội nghị của Đảng bộ.
2. Điều hành và giải quyết công việc
hằng ngày của Đảng ủy; ký các văn bản của Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy, Thường
trực Đảng ủy theo thẩm quyền và khi được Bí thư Đảng ủy ủy quyền.
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Đảng
ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy, Thường trực Đảng ủy và đồng chí Bí thư Đảng ủy phân
công. (Các nhiệm vụ khác do cấp ủy cụ thể hóa cho phù hợp)
Trường hợp có nhiều phó bí thư
thì xác định trách nhiệm, quyền hạn riêng cho từng đồng chí và ghi rõ lĩnh vực
công tác được phân công.
Chương
III
MỐI
QUAN HỆ CÔNG TÁC
Điều 8. Mối quan hệ công tác
với các tổ chức trong hệ thống chính trị cấp trên trực tiếp
Điều 9. Mối quan hệ công tác
với các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc cấp ủy và cơ quan chuyên môn cấp
trên trực tiếp
Điều 10. Mối quan hệ công
tác với các tổ chức trong hệ thống chính trị cùng cấp
Điều 11. Mối quan hệ công
tác với chi ủy, chi bộ trực thuộc
Điều 12. Mối quan hệ công
tác với thủ trưởng cơ quan, đơn vị, người quản lý doanh nghiệp, người đứng đầu
doanh nghiệp cùng cấp
Điều 13. Mối quan hệ công
tác khác (nếu có)
Cụ thể hóa theo các điều về mối
quan hệ công tác trong các quy định của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, moi
quan hệ công tác của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong các loại hình tổ chức cơ sở đảng
cho phù hợp.
Chương
IV
NGUYÊN
TẮC VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC
Điều 14. Nguyên tắc làm việc
1. Chấp hành nghiêm Cương lĩnh
chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, kết luận của Trung ương
và của cấp ủy cấp trên; báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của Đảng ủy
trước đại hội Đảng bộ và cấp ủy cấp trên. Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy, Thường
trực Đảng ủy làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá
nhân phụ trách, quyết định theo đa số; các nghị quyết, quyết định, kết luận phải
đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; những
vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của tập thể nếu có ý kiến khác nhau thì phải
biểu quyết và quyết định theo nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, ý kiến thiểu
số được bảo lưu và có thể phản ánh lên cấp trên, nhưng không được tuyên truyền,
phổ biến ra bên ngoài, đồng thời chấp hành nghị quyết.
2. Thực hiện tự phê bình và phê
bình; luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, gương mẫu thực hiện tốt chức
trách, nhiệm vụ được giao; gắn bó mật thiết với quần chúng, Nhân dân; trung thực,
thẳng thắn, cầu thị với tinh thần đồng chí; phát huy tính chủ động, đổi mới,
sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của tập thể và cá nhân, nhất
là đồng chí Bí thư Đảng ủy.
3. Tăng cường công tác kiểm tra,
giám sát; chống tư tưởng bè phái, chủ nghĩa cá nhân, bảo thủ, quan liêu, tham
nhũng, lãng phí, tiêu cực, mất đoàn kết nội bộ.
Điều 15. Thực hiện chương trình
công tác
1. Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy
làm việc theo chương trình công tác toàn khóa và hằng năm (có thể điều chỉnh
khi cần thiết). Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy họp thường lệ mỗi tháng một lần
(có thể ấn định ngày, thời gian họp cụ thể) và họp đột xuất khi cần thiết. Thường
trực Đảng ủy làm việc theo chương trình công tác hằng tuần, hằng tháng; họp thường
lệ mỗi tuần 1 lần và họp đột xuất khi cần thiết.
2. Nội dung, chương trình hội nghị
Đảng ủy do Thường trực Đảng ủy hoặc Ban Thường vụ Đảng ủy chuẩn bị. Điều hành hội
nghị Đảng ủy là tập thể thường trực Đảng ủy, do đồng chí Bí thư Đảng ủy chủ
trì. Các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quyết định của Đảng ủy phải
có trên 1/2 tổng số Đảng ủy viên biểu quyết tán thành mới có hiệu lực (trừ những
nội dung theo quy định phải được ít nhất 2/3 tổng số Đảng ủy viên biểu quyết nhất
trí như nghị quyết, quyết định về kỷ luật, kết nạp đảng viên, công nhận đảng
viên chính thức, xóa tên đảng viên ...).
3. Khi giải quyết những nhiệm vụ được
Đảng ủy ủy quyền, Ban Thường vụ Đảng ủy phải bàn tập thể và quyết định trên cơ
sở ý kiến tán thành của tất cả các đồng chí Ủy viên; những vấn đề còn có ý kiến
khác nhau, chưa thống nhất thì báo cáo Đảng ủy xem xét, quyết định. Những nội
dung, nhiệm vụ thuộc thẩm quyền quyết định của Đảng ủy thì Ban Thường vụ Đảng ủy
phải bàn và thống nhất trước khi trình; trường hợp thảo luận mà chưa thống nhất,
thì báo cáo Đảng ủy và trình bày rõ các ý kiến khác nhau để Đảng ủy xem xét, quyết
định.
4. Các hội nghị Đảng ủy, Ban Thường
vụ Đảng ủy phải được ghi biên bản; ghi chép đầy đủ, thể hiện rõ ý kiến của từng
thành viên và được quản lý theo quy định. Các quyết định của Đảng ủy, Ban Thường
vụ Đảng ủy phải được thể hiện bằng văn bản theo quy định và gửi đến các tổ chức,
cá nhân có trách nhiệm thực hiện.
Điều 16. Chế độ thông tin, báo
cáo, học tập và bảo mật
1. Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy
phải thực hiện nghiêm chế độ báo cáo theo định kỳ hoặc đột xuất.
2. Các đồng chí Đảng ủy viên được
cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tình hình công tác của địa phương, cơ
quan, đơn vị theo quy định của Trung ương và của ngành, lĩnh vực; phải báo cáo
tình hình và kết quả các mặt công tác được phân công phụ trách với Đảng ủy, Ban
Thường vụ Đảng ủy.
3. Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy tạo
điều kiện thuận lợi để các đồng chí Đảng ủy viên và cán bộ, đảng viên được học
tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt. Các đồng chí Đảng Ủy viên phải thường
xuyên tự học tập, trau dồi về phẩm chất đạo đức cách mạng, nâng cao năng lực
công tác, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
4. Đồng chí Bí thư Đảng ủy là người
phát ngôn chính thức trước báo chí về nhiệm vụ của Đảng bộ, các đồng chí khác
chỉ thực hiện khi được sự ủy quyền và có ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bí thư Đảng
ủy và thực hiện nghiêm chế độ bảo mật, kỷ luật phát ngôn theo quy định của Đảng,
Nhà nước.
5. Đối với đảng bộ thực hiện sinh
hoạt đảng trực tuyến, cần đảm bảo nội dung, cách thức sinh hoạt đảng theo Hướng
dẫn của Ban Bí thư và các quy định có liên quan.
Điều 17. Chế độ ban hành, quản
lý văn bản
1. Văn bản của Đảng ủy được triển
khai thực hiện tới các chi bộ, cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội có liên quan
ở địa phương, cơ quan, đơn vị. Các đồng chí Đảng ủy viên, Ủy viên Ban Thường vụ
Đảng ủy, Thường trực Đảng ủy có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc
thực hiện trên lĩnh vực được phân công phụ trách.
2. Các văn bản của Đảng ủy phải đảm
bảo đúng thể thức theo quy định của Đảng, ký ban hành đúng thẩm quyền và được
phát hành, quản lý, lưu trữ theo quy định hiện hành.
Điều 18. Chế độ tự phê bình, phê
bình và chất vấn
1. Hằng năm và cuối nhiệm kỳ, Đảng ủy
và từng Đảng Ủy viên phải tiến hành kiểm điểm tự phê bình và phê bình, đánh giá
kết quả thực hiện nhiệm vụ của các tập thể, cá nhân theo quy định gắn với kiểm
điểm, đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ. Đảng ủy gợi ý kiểm
điểm đối với các chi ủy, chi bộ, đảng viên khi cần thiết.
2. Các đồng chí Đảng ủy viên phải
gương mẫu tham gia sinh hoạt đảng, thường xuyên tự phê bình và phê bình theo
quy định và hướng dẫn của cấp ủy cấp trên.
3. Trong các hội nghị Đảng ủy cần
dành thời gian thích hợp để các đồng chí Đảng ủy viên thực hiện chất vấn và trả
lời chất vấn theo quy định.
Điều 19. Chế độ công tác cơ sở,
tiếp xúc với cán bộ, đảng viên và nhân dân
1. Hằng năm, Đảng ủy, Ban Thường vụ
Đảng ủy phân công Đảng ủy viên phụ trách, dự sinh hoạt với chi bộ trực thuộc;
làm việc với một số chi ủy, bí thư chi bộ trực thuộc Đảng ủy (khi cần thiết) để
nắm tình hình và tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo.
2. Các đồng chí Thường trực Đảng ủy
chủ động xây dựng kế hoạch làm việc với cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội có
liên quan ở địa phương, cơ quan, đơn vị và tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với
cán bộ, đảng viên, quần chúng.
3. Các đồng chí Đảng ủy viên phải
chủ động xây dựng kế hoạch, sâu sát cơ sở, nắm chắc tình hình ở các đơn vị,
lĩnh vực được phân công phụ trách; gặp gỡ, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, đề xuất,
kiến nghị của cán bộ, đảng viên, quần chúng; phản ánh về Đảng ủy những vấn đề mới
phát sinh để Đảng ủy có biện pháp giải quyết kịp thời hoặc báo cáo các cơ quan
có thẩm quyền.
Điều 20. Chế độ tổ chức sơ kết,
tổng kết các nghị quyết, chỉ thị, quy định, kết luận của cấp trên và của Đảng ủy
1. Căn cứ quy định và yêu cầu công
tác lãnh đạo, chỉ đạo, Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy ban hành chương trình, kế
hoạch và chỉ đạo sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quy định,
kết luận của cấp trên và của Đảng ủy; báo cáo với cấp trên và thông báo cho các
chi ủy, chi bộ trực thuộc theo quy định.
2. Ban Thường vụ Đảng ủy hoặc Thường
trực Đảng ủy xây dựng báo cáo và chuẩn bị nội dung sơ kết, tổng kết các nghị
quyết, chỉ thị, quy định, kết luận của cấp trên và của Đảng ủy.
Điều 21. Chế độ kiểm tra, giám
sát
1. Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy
có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc triển khai,
thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Đảng ủy và cấp ủy cấp trên trên
địa bàn, lĩnh vực được phân công phụ trách; phân công đồng chí Phó Bí thư Đảng ủy
hoặc Đảng Ủy viên có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp hoạt động công tác
kiểm tra, giám sát của cấp ủy.
2. Đảng ủy xây dựng chương trình kiểm
tra, giám sát toàn khoá, hằng năm.
Chương
V
ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH
Điều 22. Tổ chức thực hiện
1. Đảng ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy,
Bí thư, Phó Bí thư, Đảng ủy viên và các tập thể, cá nhân có liên quan chịu
trách nhiệm thực hiện quy chế này.
2. Căn cứ quy chế này, các chi ủy,
chi bộ trực thuộc Đảng ủy xây dựng quy chế làm việc phù hợp với Quy chế này. Đảng
ủy xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung và cuối nhiệm kỳ tổng kết, đánh
giá tình hình thực hiện quy chế làm việc.
3. Quy chế này có hiệu lực thi hành
kể từ ngày ký và thay thế Quy chế làm việc số ……-QC/ĐU ngày …… của Ban Chấp
hành Đảng bộ khóa..., nhiệm kỳ....
Nơi nhận: (Cụ thể cho phù hợp)
- Thường trực đảng ủy cấp trên trực tiếp
(để báo cáo),
- Các ban xây dựng Đảng, văn phòng, ủy ban kiểm tra đảng ủy cấp trên trực tiếp,
- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị; Chủ tịch HĐND; Chủ tịch UBND,
- Các đồng chí đảng ủy viên,
- Các chi bộ trực thuộc đảng ủy,
- HĐND, UBND, các tổ chức chính trị - xã hội,
- Lưu ĐU.
|
T/M
ĐẢNG ỦY
BÍ THƯ
(Ký tên, đóng dấu)
|
Mẫu 2-QCLV
ĐẢNG
BỘ …..
CHI BỘ …..
-------
|
ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------
|
Số:
- QĐ/CB
|
……,
ngày ... tháng ... năm ...
|
Hướng dẫn khung Quy chế làm việc mẫu của chi ủy, chi
bộ cơ sở
(Ban hành kèm theo Công văn số 7619-CV/BTCTW, ngày 30/12/2024 của Ban Tổ
chức Trung ương)
QUYẾT
ĐỊNH
Về
việc ban hành quy chế làm việc của Chi ủy (nếu có), Chi bộ... khóa..., nhiệm kỳ...
- Căn cứ Điều lệ Đảng và Quy định
thi hành Điều lệ Đảng;
- Căn cứ Quy định số..., ngày... của
Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của đảng bộ, chi bộ cơ sở...;
- Căn cứ Công văn số 7619-CV/BTCTW,
ngày 30/12/2024 của Ban Tổ chức Trung ương về việc hướng dẫn khung quy chế làm
việc mẫu của cấp ủy cơ sở;
- Căn cứ các văn bản của cấp ủy cấp
trên (Nêu cụ thể cho phù hợp);
- Căn cứ Nghị quyết Đại hội Chi bộ
................. lần thứ..., nhiệm kỳ ...;
CHI
BỘ... QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo
Quyết định này “Quy chế làm việc của Chi ủy (nếu có), Chi bộ... khóa..., nhiệm
kỳ...”.
Điều 2. Chi ủy (nếu có), Chi
bộ, Bí thư, Phó Bí thư (nếu có), Chi ủy viên (nếu có), đảng viên trong chi bộ
và các tập thể, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Điều 3. Trong quá trình thực
hiện, nếu cần bổ sung, sửa đổi, Chi ủy (nếu có), Chi bộ thảo luận, thống nhất
quyết định.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày
ký.
Nơi nhận: (Cụ thể cho phù hợp)
- Thường trực đảng ủy cấp trên trực tiếp
(để báo cáo),
- Các ban xây dựng Đảng, văn phòng, ủy ban kiểm tra đảng ủy cấp trên trực tiếp,
- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị;
- Các đồng chí ủy viên,
- Các đồng chí đảng viên trong chi bộ,
- Các tổ chức chính trị- xã hội,
- Lưu Chi bộ.
|
T/M
CHI BỘ
BÍ THƯ
(Ký tên, đóng dấu)
|
QUY
CHẾ
làm
việc của Chi ủy (nếu có), Chi bộ... khóa..., nhiệm kỳ...
(Ban hành kèm theo Quyết định số ...-QĐ/CB, ngày... của Chi bộ...)
Chương
I
NHIỆM
VỤ, QUYỀN HẠN CỦA TẬP THỂ
Điều 1. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Chi bộ
1. Thực hiện sự lãnh đạo của Đảng
trên các mặt công tác của cơ quan, đơn vị theo quy định.
2. Lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ
của Chi bộ theo quy định.
Căn cứ Điều lệ Đảng và các quy định
của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của các loại hình tổ
chức cơ sở đảng, cấp ủy có thẩm quyền cụ thể hóa nhiệm vụ của chi bộ cho phù hợp.
Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Chi ủy (nếu có)
1. Chi ủy được Chi bộ bầu ra để
thay mặt Chi bộ thực hiện một số nhiệm vụ giữa hai kỳ Đại hội. Chi ủy chịu
trách nhiệm trước Chi bộ, cấp ủy cấp trên trực tiếp về các mặt công tác của Chi
bộ; có trách nhiệm đề ra các biện pháp lãnh đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả
nghị quyết đại hội Chi bộ và các chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy cấp trên; lãnh
đạo thực hiện các nhiệm vụ của Chi bộ
2. Lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và tổ
chức thực hiện chương trình công tác tháng, quý, 6 tháng, năm và toàn khóa của
Chi bộ; phân công công tác đối với các đồng chí Chi ủy viên; thảo luận, chuẩn bị
các nội dung như báo cáo, nghị quyết... trình Chi bộ xem xét, quyết định.
3. Phổ biến, quán triệt chỉ thị,
nghị quyết, các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chủ
trương, nhiệm vụ, kế hoạch công tác của cơ quan, đơn vị cho cán bộ, đảng viên
và người lao động; nắm chắc diễn biến tư tưởng của cán bộ, đảng viên, quần
chúng; giáo dục, bồi dưỡng nâng cao nhận thức chính trị và năng lực công tác
cho cán bộ, đảng viên.
4. Tham gia xây dựng và lãnh đạo thực
hiện chủ trương về kiện toàn tổ chức, sắp xếp bộ máy, công tác cán bộ và quy chế
hoạt động của cơ quan, đơn vị.
5. Chuẩn bị văn kiện, nhân sự chi ủy,
các điều kiện cần thiết và quyết định triệu tập đại hội Chi bộ theo quy định của
Điều lệ Đảng, chỉ thị, hướng dẫn của cấp ủy cấp trên.
6. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm
tra, giám sát, kỷ luật Đảng theo Quy định, hướng dẫn của Trung ương và cấp ủy cấp
trên.
7. Lãnh đạo các tổ chức chính trị -
xã hội cơ quan, đơn vị về phương hướng, nhiệm vụ, tư tưởng, tổ chức, cán bộ để
thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo luật định và Điều lệ của tổ chức (nếu
có).
Căn cứ Điều lệ Đảng và các quy định
của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của các loại hình tổ
chức cơ sở đảng, cấp ủy có thẩm quyền cụ thể hóa nhiệm vụ của chi ủy cho phù hợp.
Cấp ủy có thẩm quyền cụ thể hóa
theo Điều 23 Điều lệ Đảng và các quy định của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ,
mỗi quan hệ công tác của các loại hình tổ chức cơ sở đảng cho phù hợp.
Chương
II
NHIỆM
VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CÁ NHÂN
Điều 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của
đảng viên
Thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn của
đảng viên theo quy định của Điều lệ Đảng và các nhiệm vụ do Chi bộ, cơ quan,
đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội mà mình tham gia phân công.
Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Chi ủy viên (nếu có)
Cùng với việc thực hiện nội dung được
quy định tại Điều 3, Chi ủy viên Chi bộ có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Tham gia cùng tập thể Chi ủy thực
hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn của Chi ủy theo quy định của Quy chế này; chịu
trách nhiệm trước Chi ủy, Chi bộ về lĩnh vực được phân công phụ trách.
2. Chủ động nghiên cứu, đề xuất, phản
ánh kịp thời với Chi ủy về diễn biến tư tưởng và hoạt động của các đảng viên
liên quan đến công tác xây dựng đảng, xây dựng cơ quan, đoàn thể, thực hiện quy
chế, nội quy, nhiệm vụ, chế độ, chính sách.
3. Nêu cao trách nhiệm thực hiện
nhiệm vụ được giao; xây dựng đoàn kết nội bộ, thực hiện tốt chế độ tự phê bình
và phê bình; tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống, gương mẫu chấp hành chủ
trương, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước.
4. Tham dự đầy đủ các cuộc họp Chi ủy,
Chi bộ; nêu cao trách nhiệm đóng góp ý kiến vào các chủ trương, nghị quyết, quyết
định lãnh đạo của Chi bộ.
Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Bí thư Chi bộ
Cùng với việc thực hiện nội dung được
quy định tại Điều 3, Điều 4, Bí thư Chi bộ có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Chịu trách nhiệm trước Chi ủy,
Chi bộ và cấp ủy cấp trên trực tiếp về toàn bộ hoạt động của Chi bộ. Phụ trách
chung và lãnh đạo trực tiếp các lĩnh vực công tác: công tác chính trị, tư tưởng;
công tác tổ chức cán bộ; tài chính và bảo vệ chính trị nội bộ.
2. Xây dựng chương trình, kế hoạch
công tác hằng năm, hàng quý và chỉ đạo, kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ của
cấp ủy.
3. Chủ trì, kết luận các cuộc họp của
Chi ủy, Chi bộ; chủ trì giải quyết công việc chung của chi bộ; đề xuất nhiệm vụ
trọng tâm đưa ra Chi ủy, Chi bộ thảo luận, xem xét quyết định theo thẩm quyền
hoặc báo cáo xin ý kiến cấp ủy cấp trên trực tiếp; bảo đảm cho sinh hoạt của
Chi bộ đúng thời gian, đúng thủ tục, đúng nguyên tắc; xây dựng khối đoàn kết,
thống nhất trong Chi bộ.
4. Thay mặt Chi ủy, Chi bộ thường
xuyên giữ mối quan hệ chặt chẽ với cấp ủy cấp trên trực tiếp, lãnh đạo cơ quan,
đơn vị và với cấp ủy địa phương nơi có cán bộ, đảng viên của chi bộ cư trú và
nơi trụ sở cơ quan, đơn vị đóng.
5. Ủy quyền cho Phó Bí thư chỉ đạo,
giải quyết những công việc cần thiết, đột xuất trong phạm vi trách nhiệm quyền
hạn của Chi ủy, Chi bộ. Thay mặt Chi ủy, Chi bộ duyệt, ký các văn bản theo thẩm
quyền.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do
Chi ủy, Chi bộ giao. (Các nhiệm vụ khác do cấp ủy cụ thể hóa cho phù hợp)
Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của
Phó Bí thư Chi bộ (nếu có)
Cùng với việc thực hiện nội dung được
quy định tại Điều 3, Điều 4, Phó Bí thư Chi bộ có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Chịu trách nhiệm trước Chi ủy,
Chi bộ, Bí thư Chi bộ về những nhiệm vụ được phân công, ủy quyền.
2. Giúp bí thư xử lý công việc thường
xuyên của Chi bộ, công việc do Bí thư Chi bộ ủy quyền. Ký các văn bản của Chi bộ
thuộc lĩnh vực phụ trách và khi được Bí thư Chi bộ ủy quyền.
3. Trực tiếp phụ trách công tác kiểm
tra, giám sát của Chi bộ. Phụ trách các tổ chức chính trị - xã hội (nếu có).
4. Thực hiện các nhiệm vụ khác do
Chi ủy, Chi bộ, Bí thư Chi bộ phân công. (Các nhiệm vụ khác do cấp ủy cụ thể
hóa cho phù hợp)
Chương
III
MỐI
QUAN HỆ CÔNG TÁC
Điều 7. Mối quan hệ công tác
với cấp ủy cấp trên trực tiếp
Điều 8. Mối quan hệ công tác
với các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc cấp ủy cấp trên trực tiếp
Điều 9. Mối quan hệ công tác
với các cơ quan chuyên môn cấp trên trực tiếp
Điều 10. Mối quan hệ công
tác với cơ quan, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp
Điều 11. Mối quan hệ công
tác với thủ trưởng cơ quan, đơn vị, người quản lý doanh nghiệp, người đứng đầu
doanh nghiệp cùng cấp
Điều 12. Đối với cấp ủy địa
phương
Điều 13. Mối quan hệ công
tác khác (nếu có)
Các mối quan hệ công tác do cấp ủy
cụ thể hóa các điều trong các Quy định của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, mối
quan hệ công tác của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong các loại hình tổ chức cơ sở đảng
cho phù hợp.
Chương
IV
NGUYÊN
TẮC VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC
Điều 14. Nguyên tắc làm việc
1. Chấp hành nghiêm Cương lĩnh
chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, kết luận của Trung ương
và của cấp ủy cấp trên; báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của Chi ủy,
Chi bộ trước đại hội Chi bộ và cấp ủy cấp trên. Chi ủy, chi bộ làm việc theo
nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, quyết định
theo đa số; các nghị quyết, chỉ thị, quyết định, kết luận đúng chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; những vấn đề thuộc thẩm quyền
quyết định của tập thể nếu có ý kiến khác nhau thì biểu quyết và quyết định
theo nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, ý kiến thiểu số được bảo lưu và có thể
phản ánh lên cấp trên, nhưng không được tuyên truyền, phổ biến ra bên ngoài, đồng
thời chấp hành nghị quyết.
2. Thực hiện tự phê bình và phê
bình; luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, gương mẫu thực hiện tốt chức
trách, nhiệm vụ được giao; gắn bó mật thiết với quần chúng, Nhân dân; trung thực,
thẳng thắn, cầu thị với tinh thần đồng chí; phát huy tính chủ động, đổi mới,
sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của tập thể và cá nhân, nhất
là đồng chí Bí thư Chi bộ.
3. Tăng cường công tác tự kiểm tra,
giám sát; chống tư tưởng bè phái, chủ nghĩa cá nhân, bảo thủ, quan liêu, tham
nhũng, lãng phí, tiêu cực, mất đoàn kết nội bộ.
Điều 15. Thực hiện chương trình
công tác
1. Chi ủy, Chi bộ họp thường lệ mỗi
tháng một lần; họp bất thường khi cần thiết, do Bí thư Chi bộ triệu tập (có thể
ấn định thời gian họp cụ thể).
2. Các cuộc họp Chi ủy, Chi bộ phải
chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung và thông báo đến các đồng chí Chi ủy viên, đảng
viên trong chi bộ trước (ít nhất 01 ngày đối với chi bộ không ấn định thời gian
họp cụ thể), trừ cuộc họp đột xuất.
Điều 16. Chế độ thông tin, báo
cáo, học tập và bảo mật
1. Chi ủy hoặc Bí thư Chi bộ xây dựng
báo cáo của Chi bộ thường kỳ hoặc đột xuất, chuyên đề gửi đảng ủy cấp trên trực
tiếp đúng thời gian quy định hoặc theo yêu cầu của cấp trên.
2. Chi ủy hoặc Bí thư Chi bộ kịp thời
thông tin cho đảng viên trong chi bộ về chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước, các văn bản của cấp trên.
3. Mỗi đảng viên phải thường xuyên
trau dồi về phẩm chất đạo đức cách mạng, học tập nâng cao trình độ chuyên môn,
lý luận chính trị và năng lực hoạt động thực tiễn nhằm hoàn thành chức trách,
nhiệm vụ. Tham gia nghiêm túc các buổi sinh hoạt, học tập theo quy định.
4. Tất cả đảng viên nói, viết và
làm đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực
hiện nghiêm quy định về bảo mật thông tin của Đảng và Nhà nước; có trách nhiệm
giao nộp, cung cấp, khai thác thông tin, tài liệu đúng quy định.
5. Đối với chi bộ thực hiện sinh hoạt
đảng trực tuyến, cần đảm bảo nội dung, cách thức sinh hoạt đảng và vấn đề an
ninh mạng theo quy định.
Điều 17. Chế độ ban hành, quản
lý văn bản
1. Văn bản của Chi ủy, Chi bộ được
triển khai thực hiện tới cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội, hội quần
chúng có liên quan và đảng viên trong Chi bộ. Các đồng chí Chi ủy viên hoặc Bí
thư Chi bộ có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện trên
lĩnh vực được phân công phụ trách.
2. Văn bản của Chi ủy, Chi bộ phải
đảm bảo đúng thể thức theo quy định của Đảng, ký ban hành đúng thẩm quyền và được
phát hành, quản lý, lưu trữ theo quy định hiện hành.
Điều 18. Chế độ tự phê bình, phê
bình và chất vấn
1. Việc kiểm điểm tập thể, cá nhân
hằng năm của Chi ủy, Chi bộ thực hiện theo quy định và hướng dẫn của cấp ủy cấp
trên.
2. Các đảng viên chủ động, kịp thời
tham gia góp ý kiến với Chi ủy, Bí thư Chi bộ và các đảng viên khác khi phát hiện
có thiếu sót, khuyết điểm hoặc có phản ảnh của cán bộ, đảng viên và quần chúng.
3. Trong các cuộc họp Chi ủy, Chi bộ
cần dành thời gian thích hợp để các đồng chí Chi ủy viên, đảng viên thực hiện
chất vấn và trả lời chất vấn theo quy định.
Điều 19. Chế độ công tác cơ sở,
tiếp xúc với cán bộ, đảng viên và nhân dân
1. Chi ủy hoặc Bí thư Chi bộ chủ động
xây dựng kế hoạch làm việc với cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội có liên quan
trong cơ quan, đơn vị và tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với cán bộ, đảng viên,
quần chúng.
2. Chi ủy hoặc Bí thư Chi bộ chủ động
xây dựng kế hoạch, nắm chắc tình hình ở các đơn vị, lĩnh vực được phân công phụ
trách; gặp gỡ, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, đề xuất, kiến nghị của cán bộ, đảng
viên, quần chúng; phản ánh về Chi ủy hoặc Bí thư Chi bộ những vấn đề mới phát
sinh để Chi ủy hoặc Bí thư Chi bộ có biện pháp giải quyết kịp thời hoặc báo cáo
các cơ quan có thẩm quyền. Thực hiện công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu
nại, tố cáo theo quy định.
Điều 20. Chế độ tổ chức sơ kết,
tổng kết
1. Căn cứ quy định và yêu cầu công
tác lãnh đạo, chỉ đạo, Chi ủy, Chi bộ ban hành chương trình, kế hoạch và tổ chức
sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quy định, kết luận của cấp
ủy cấp trên và của Chi bộ; báo cáo với cấp ủy cấp trên trực tiếp và thông báo
cho đảng viên trong Chi bộ theo quy định.
2. Chi ủy hoặc Bí thư Chi bộ xây dựng
báo cáo và chuẩn bị nội dung sơ kết, tổng kết các nghị quyết, chỉ thị, quy định,
kết luận của cấp ủy cấp trên và của Chi bộ.
Điều 21. Chế độ kiểm tra, giám
sát
1. Chi ủy, Chi bộ thực hiện nhiệm vụ
kiểm tra, giám sát theo quy định của cấp trên. Kết quả kiểm tra, giám sát được
thông báo đến toàn thể đảng viên trong Chi bộ.
2. Đảng viên có quyền chất vấn và
yêu cầu được trả lời chất vấn theo quy định của Điều lệ Đảng và các quy định,
hướng dẫn của Trung ương.
Chương
V
ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH
Điều 22. Tổ chức thực hiện
1. Các đồng chí Chi ủy viên, Bí
thư, Phó Bí thư Chi bộ, đảng viên trong chi bộ và các tổ chức, cá nhân có liên
quan chịu trách nhiệm thực hiện quy chế này.
2. Bí thư, Phó Bí thư Chi bộ thường
xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện quy chế làm việc; đề
xuất sửa đổi, bổ sung khi cần thiết; cuối nhiệm kỳ tổng kết, đánh giá tình hình
thực hiện quy chế làm việc.
[1] Đảng ủy cơ sở (Mẫu 1-QCLV); Chi ủy cơ
sở, chi bộ cơ sở (Mẫu 2-QCLV).