Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Công văn 69/HTQTCT-HT 2017 nghiệp vụ hộ tịch

Số hiệu: 69/HTQTCT-HT Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực Người ký: Nguyễn Công Khanh
Ngày ban hành: 08/02/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TƯ PHÁP
CỤC HỘ TỊCH, QUỐC TỊCH,
CHỨNG THỰC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 69/HTQTCT-HT
V/v hướng dẫn nghiệp vụ

Hà Nội, ngày 08 tháng 02 năm 2017

Kính gửi: Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng

Trả lời Công văn số 375/STP-HCTP ngày 26/12/2016 của Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng đề nghị hướng dẫn nghiệp vụ hộ tịch, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực có ý kiến như sau:

1. Về việc xác định quốc tịch cho công dân định cư ở nước ngoài đăng ký lại việc sinh

- Theo quy định tại khoản 2 Điều 24 và điểm b khoản 1 Điều 26 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP thì người yêu cầu đăng ký lại khai sinh có trách nhiệm nộp bản sao toàn bộ hồ sơ, giấy tờ của người yêu cầu hoặc hồ sơ, giấy tờ, tài liệu khác trong đó có các thông tin liên quan đến nội dung khai sinh của người đó; đồng thời, theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư số 15/2015/TT-BTP thì “trường hợp hiện tại thông tin về cha, mẹ, bản thân người yêu cầu đăng ký lại khai sinh có thay đổi so với nội dung giấy tờ cấp trước đây thì người đó có trách nhiệm xuất trình giấy tờ chứng minh việc thay đổi”.

Do vậy, đối với trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh đang định cư ở nước ngoài, đã có quốc tịch nước ngoài và được cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp hộ chiếu, nay muốn đăng ký lại khai sinh và được ghi quốc tịch Việt Nam trong Giấy khai sinh thì họ có trách nhiệm xuất trình giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch. Trong trường hợp thấy chưa có đủ cơ sở để khẳng định người đó đã thôi quốc tịch Việt Nam hay chưa thì cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm kiểm tra, xác minh tình trạng quốc tịch của người đó thông qua việc gửi công văn đề nghị tra cứu về Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực.

(Lưu ý: Hiện tại, danh sách công dân Việt Nam đã được Chủ tịch nước cho thôi quốc tịch Việt Nam được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp chỉ cập nhật được dữ liệu từ năm 2010 đến nay, còn các trường hợp được thôi quốc tịch Việt Nam từ năm 1999 trở về trước được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về quốc tịch. Tuy nhiên, do trong quá trình vận hành Cơ sở dữ liệu này còn phát sinh một số lỗi kỹ thuật làm ảnh hưởng đến sự chính xác của kết quả tra cứu thông tin (nhiều trường hợp phải kết hợp tra cứu trên phần mềm cùng với tra cứu thủ công - bản giấy), nên chưa kết ni, chia sẻ với các địa phương. Vì vậy, để bảo đảm tính chính xác thông tin liên quan đến việc đã thôi quốc tịch Việt Nam, hiện tại các Sở Tư pháp địa phương, các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài vẫn gửi yêu cầu tra cứu về Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực).

- Về thời hạn giải quyết thủ tục đăng ký lại khai sinh trong trường hợp phải gửi Công văn đề nghị tra cứu quốc tịch của người yêu cầu

Theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP thì thời hạn giải quyết thủ tục đăng ký lại khai sinh là 05 ngày làm việc đối với trường hợp thông thường, không quá 13 ngày làm việc đối với trường hợp phải có văn bản xác minh. Tuy nhiên, thời hạn này là thời gian giải quyết hồ sơ trên thực tế tại cơ quan đăng ký hộ tịch, không tính thời gian gửi văn bản yêu cầu xác minh và thời gian gửi văn bản trả lời kết quả xác minh qua hệ thống bưu chính. Do vậy, việc gửi văn bản xác minh về quốc tịch của đương sự cũng không ảnh hưởng tới thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký lại khai sinh đã được quy định. Bên cạnh đó, hiện tại, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực cũng đang phối hợp với Cục Công nghệ thông tin rà soát, chỉnh sửa, hoàn thiện Cơ sở dữ liệu quốc tịch; sau khi Cơ sở dữ liệu quốc tịch được vận hành ổn định, bảo đảm việc tra cứu chính xác, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực sẽ chia sẻ thông tin để địa phương tự tra cứu khi có yêu cầu.

- Hai loại giấy tờ chứng minh có/mất quốc tịch Việt Nam gồm: Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam do Sở Tư pháp hoặc Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng để chứng minh người đó đang có quốc tịch Việt Nam; Bản sao Quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam của Chủ tịch nước để chứng minh người đó không còn quốc tịch Việt Nam.

2. Về việc dịch Hộ chiếu từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt trong hồ sơ đăng ký lại việc sinh

Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 9 Thông tư số 15/2015/TT-BTP thì Hộ chiếu là một trong các loại giấy tờ tùy thân được sử dụng làm cơ sở đđăng ký lại khai sinh; người yêu cầu có trách nhiệm nộp bản sao Hộ chiếu trong hồ sơ đăng ký lại khai sinh.

Đồng thời, theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP thì “Giấy tờ bằng tiếng nước ngoài sử dụng để đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được dịch ra tiếng Việt và công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, đối với trường hợp đăng ký lại khai sinh, Hộ chiếu là loại giấy tờ phải có trong hồ sơ và là căn cứ để thực hiện đăng ký lại khai sinh nên người yêu cầu phải nộp bản Hộ chiếu được dịch ra tiếng Việt, có công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật.

Đối với một số trường hợp đăng ký hộ tịch khác (đăng ký kết hôn, yêu cầu cấp bản sao Trích lục hộ tịch...), bản chính Hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác chỉ là giấy tờ phải xuất trình để chứng minh về nhân thân, không cần phải dịch ra tiếng Việt như trường hợp nêu trên.

3. Về thủ tục giải quyết việc nhận cha, mẹ, con

Đối với trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, đã được đăng ký khai sinh không có thông tin về người cha, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con mà làm thủ tục bổ sung hộ tịch để ghi bổ sung thông tin về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư số 15/2015/TT-BTP. Thông tư số 15/2015/TT-BTP cũng không quy định về thời hạn trẻ em sinh trước thời điểm cha mẹ đăng ký kết hôn bao lâu nên về nguyên tắc, trẻ được sinh trước thời điểm đăng ký kết hôn (không giới hạn thời gian bao lâu), nếu cha mẹ thừa nhận là con chung thì cơ quan đăng ký hộ tịch vẫn thực hiện bổ sung hộ tịch để ghi thông tin về người cha vào Giấy khai sinh cho con mà không yêu cầu đương sự phải làm thủ tục đăng ký nhận con.

Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực trả lời để Sở Tư pháp biết, chỉ đạo thực hiện./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- PCT Trần Thị Lệ Hoa (để biết);
- Trang TTĐT Cục HTQTCT (đđăng tải);
- Lưu: VT (Lâm)

CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Công Khanh

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 69/HTQTCT-HT ngày 08/02/2017 hướng dẫn nghiệp vụ hộ tịch do Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


568

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.103.8
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!