Kính gửi: Sở Nội vụ
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện Quyết định số 2640/QĐ-BNV
ngày 10/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt Đề án đo lường sự hài
lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước
giai đoạn 2017-2020 và Kế hoạch số 5198/KH-BNV ngày 28/9/2017 của Bộ Nội vụ về
việc xây dựng Đề án đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục
vụ của cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn 2017-2020; triển khai đo lường sự
hài lòng quốc gia năm 2017, Bộ Nội vụ triển khai điều tra xã hội học đo lường sự
hài lòng quốc gia năm 2017 tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Để việc triển khai điều tra xã hội học
đo lường sự hài lòng quốc gia năm 2017 tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương đạt kết quả chính xác, khách quan, đảm bảo tính đại diện cho người dân, tổ
chức thuộc mọi thành phần, Bộ Nội vụ đề nghị Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương phối hợp, hỗ trợ điều tra xã hội học đo lường sự hài lòng quốc
gia năm 2017 tại địa phương như sau:
I. NHIỆM VỤ
1. Nhiệm vụ
chọn mẫu điều tra xã hội học đo lường sự hài lòng quốc gia năm 2017 (Phụ lục kèm
theo).
2. Nhiệm vụ
phối hợp với Bưu điện tỉnh, thành phố tổ chức điều tra xã hội học
a) Cung cấp đầu mối liên lạc; cung cấp
thông tin về quá trình và kết quả chọn mẫu điều tra xã hội học để Bưu điện tỉnh,
thành phố triển khai phát, thu phiếu điều tra xã hội học.
b) Phối hợp với Bưu điện tỉnh, thành
phố hướng dẫn điều tra viên về triển khai điều tra xã hội học tại địa phương
theo quy định, hướng dẫn tại Kế hoạch số 5198/KH-BNV; Quyết định số 2640/QĐ-BNV
và Công văn này.
c) Yêu cầu Bưu điện tỉnh, thành phố
cung cấp danh sách điều tra viên, danh sách kết quả phát, thu phiếu để phục vụ
cho công tác giám sát và phúc tra kết quả điều tra xã hội học tại địa phương.
3. Nhiệm vụ phối hợp
với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam cấp
tỉnh để giám sát, phúc tra kết quả điều tra xã hội học
a) Cung cấp đầu mối liên lạc; cung cấp
thông tin về quá trình và kết quả chọn mẫu điều tra xã hội học để Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam cấp tỉnh giám sát.
b) Chủ trì, phối hợp giám sát quá
trình phát, thu phiếu điều tra xã hội học; giám sát việc thanh toán tiền trả lời
phiếu điều tra xã hội học cho người dân, người đại diện tổ chức do điều tra
viên thực hiện, nhằm đảm bảo điều tra viên thực hiện đúng quy định, hướng dẫn của
Bộ Nội vụ.
Trường hợp phát hiện sai sót, nhầm lẫn
trong quá trình phát, thu phiếu điều tra xã hội học (không liên quan đến việc
báo cáo giả mạo kết quả phát, thu phiếu), việc thanh toán tiền trả lời phiếu điều
tra xã hội học cho người dân, người đại diện tổ chức của điều tra viên, kịp thời
nhắc nhở, xử lý.
c) Chủ trì, phối hợp phúc tra kết quả điều
tra xã hội học.
Trên cơ sở danh sách người dân, tổ chức
đã trả lời phiếu điều tra xã hội học do Bưu điện tỉnh, thành phố cung cấp sau
khi điều tra viên hoàn thành việc phát, thu phiếu, tổ chức phúc tra tối thiểu
10% số lượng người dân, tổ chức trong danh sách đó thông qua hình thức gọi điện
thoại trực tiếp cho người dân, người đại diện tổ chức.
Trường hợp phát hiện có người dân, người
đại diện tổ chức trong danh sách trả lời phiếu do Bưu điện tỉnh, thành phố cung cấp không
tham gia trả lời phiếu điều tra xã hội học (báo cáo giả mạo kết quả phát, thu
phiếu), kịp thời báo cáo Bộ Nội vụ để xử lý (trong trường hợp cần thiết, có thể
hủy toàn bộ kết quả điều tra xã hội học do điều tra viên đó thực hiện).
4. Bố trí nguồn lực để
triển khai các nhiệm vụ phối hợp, hỗ trợ điều tra xã hội học
a) Giao Trưởng phòng Cải cách hành
chính là đầu mối liên lạc với Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan trong quá
trình triển khai điều tra xã hội học đo lường sự hài lòng quốc gia năm 2017 tại
địa phương.
b) Bố trí kinh phí, nhân lực cho các
hoạt động của Sở Nội vụ để thực hiện nhiệm vụ chọn mẫu điều tra xã hội học và
thực hiện các nhiệm vụ phối hợp, hỗ trợ điều tra xã hội học đo lường sự hài
lòng tại địa phương.
II. THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Chọn mẫu điều tra xã hội học: Hoàn
thành và gửi kết quả chọn mẫu điều tra xã hội học về Vụ Cải cách hành chính, Bộ
Nội vụ chậm nhất ngày 06/11/2017.
2. Triển khai các hoạt động chủ trì, phối
hợp với các cơ quan liên quan trong quá trình điều tra xã hội học đo lường sự
hài lòng quốc gia năm 2017 tại địa phương (hướng dẫn điều tra viên; giám sát việc
phát, thu phiếu điều tra xã hội học...) từ ngày 15/11/2017 đến ngày 05/12/2017.
3. Phúc tra kết quả thu phiếu điều tra
xã hội học từ ngày 06-10/12/2017; báo cáo kết quả phúc tra về Bộ Nội vụ chậm nhất
là ngày 12/12/2017.
Bộ Nội vụ yêu cầu Sở Nội vụ các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương nghiên cứu để triển khai thực hiện. Mọi thông
tin liên quan xin liên hệ với Vụ Cải cách hành chính, Bộ Nội vụ (bà Nguyễn Thị
Thu Hằng, số ĐT: 01266298876, email: nguyenthithuhang@moha.gov.vn).
Nơi
nhận:
-
Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Thứ trưởng Nguyễn Trọng Thừa (để b/c);
- Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam (để p/h);
- Hội Cựu chiến
binh
Việt Nam (để p/h);
- Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (để p/h);
- Lưu: VT, CCHC.
|
TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG
VỤ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
Phạm Minh Hùng
|
PHỤ
LỤC
CHỌN
MẪU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC ĐO LƯỜNG SỰ HÀI LÒNG QUỐC GIA NĂM 2017
(Kèm theo Công văn số 5606/BNV-CCHC ngày 23
tháng 10 năm 2017 của Bộ Nội vụ)
1. Chọn cơ quan hành
chính nhà nước; chọn dịch vụ/lĩnh vực và phân bổ cỡ mẫu điều tra xã hội học
a) Chọn cơ quan hành chính nhà nước cấp
tỉnh; chọn dịch vụ/lĩnh vực và phân bổ cỡ mẫu:
- Chọn 06 sở, gồm: Sở Tài nguyên và
Môi trường; Sở Giao thông vận tải; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tư pháp;
- Chọn dịch vụ/lĩnh vực hành chính
công và phân bổ cỡ mẫu điều tra xã hội học đối với mỗi Sở như sau:
Cỡ mẫu đối với
mỗi dịch vụ/lĩnh vực của mỗi Sở
TT
|
Sở
|
Dịch vụ/lĩnh
vực
|
Cỡ mẫu đối
với HN,
TP.
HCM
|
Cỡ mẫu đối với
tỉnh/
thành
loại I
|
Cỡ mẫu đối với
tỉnh/
thành
loại II, III
|
1.
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
|
30 phiếu
|
20 phiếu
|
15 phiếu
|
Môi trường
|
20 phiếu
|
15 phiếu
|
10 phiếu
|
2.
|
Sở Giao thông vận tải
|
Cấp Giấy phép lái xe
|
30 phiếu
|
20 phiếu
|
15 phiếu
|
Vận tải
|
20 phiếu
|
15 phiếu
|
10 phiếu
|
3.
|
Sở Xây dựng
|
Cấp Giấy phép xây dựng
|
30 phiếu
|
20 phiếu
|
15 phiếu
|
Quy hoạch/quản lý dự án đầu tư xây dựng
|
20 phiếu
|
15 phiếu
|
10 phiếu
|
4.
|
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Cấp Giấy phép biểu diễn/tổ chức biểu
diễn
|
25 phiếu
|
15 phiếu
|
10 phiếu
|
Thể thao/ du lịch
|
15 phiếu
|
10 phiếu
|
05 phiếu
|
5.
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
|
Trồng trọt và bảo vệ thực vật
|
25 phiếu
|
15 phiếu
|
10 phiếu
|
Chăn nuôi thú y
|
15 phiếu
|
10 phiếu
|
05 phiếu
|
6.
|
Sở Tư pháp
|
Cấp Phiếu lý lịch tư pháp
|
25 phiếu
|
15 phiếu
|
10 phiếu
|
Trợ giúp pháp lý
|
15 phiếu
|
10 phiếu
|
05 phiếu
|
Lưu ý: Trường hợp dịch vụ/lĩnh vực được
chọn không có đủ cỡ mẫu, Sở Nội vụ báo cáo về Bộ Nội vụ để xem xét, giải quyết.
b) Chọn đơn vị hành chính cấp huyện;
chọn dịch vụ và phân bổ cỡ mẫu điều tra xã hội học:
- Đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí
Minh, chọn 09 đơn vị hành chính cấp huyện thuộc 03 loại đơn vị hành chính cấp
huyện theo quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 (03 đơn vị/loại); đối
với 61 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại, chọn 06 đơn vị hành chính
cấp huyện thuộc 03 loại đơn vị hành chính cấp huyện theo quy định tại Nghị quyết
số 1211/2016/UBTVQH13 (02 đơn vị/loại).
Cách chọn như sau:
+ Phân các đơn vị hành chính cấp huyện
của mỗi tỉnh, thành phố thành 03 nhóm tương ứng với 03 loại đơn vị hành chính cấp
huyện. Đặt tên các nhóm tương ứng là: Nhóm đơn vị hành chính cấp huyện loại I,
nhóm đơn vị hành chính cấp huyện loại II, nhóm đơn vị hành chính cấp huyện loại
III;
+ Lập danh sách các đơn vị hành chính
cấp huyện của mỗi nhóm, với tên đơn vị được xếp theo vần abc và đánh số thứ tự
từ 01 (03 danh sách/03 nhóm);
+ Chọn đơn vị hành chính cấp huyện có
số thứ tự 02, 04 và 06 đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (02 và 04 đối với
61 tỉnh, thành phố còn lại) từ trên xuống ở mỗi danh sách để triển khai điều
tra xã hội học (trường hợp nếu danh sách có số lượng ít hơn 06 hoặc 04 đơn vị
thì chọn đơn vị cuối có số thứ tự sau cùng). Số lượng đơn vị hành chính cấp huyện
được chọn từ mỗi danh sách là 03 đơn vị đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí
Minh; 02 đơn vị đối với 61 tỉnh, thành phố còn lại.
Lưu ý: Trong danh sách có chứa đơn vị
hành chính cấp huyện nơi có trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thì đơn vị
hành chính cấp huyện này được chọn mặc nhiên. Đơn vị hành chính cấp huyện còn lại
được chọn có số thứ tự là 02 hoặc 03 (nếu số thứ tự 02 trùng đơn vị hành chính
cấp huyện nơi có trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố).
Trường hợp không có hoặc không đủ số
lượng đơn vị hành chính cấp huyện loại I hoặc II hoặc III, cách chọn như sau:
Chọn mặc nhiên đơn vị hành chính cấp huyện là nơi có
trụ sở của UBND cấp tỉnh và tất cả các đơn vị hành chính cấp huyện loại I hoặc
II hoặc III hiện có của tỉnh, thành phố, sau đó phân các đơn vị hành chính cấp
huyện còn lại thành 01 hoặc 02 nhóm tương ứng với 01 hoặc 02 loại đơn vị hành
chính cấp huyện và tiến hành chọn đơn vị hành chính cấp huyện từ mỗi nhóm theo
cách ở trên.
+ Lập danh sách các đơn vị hành chính
cấp huyện được chọn để điều tra xã hội học.
- Tại mỗi đơn vị hành chính cấp huyện
đã chọn, chọn thống nhất dịch vụ/lĩnh vực hành chính công của Ủy ban nhân dân cấp
huyện để điều tra xã hội học, gồm:
+ Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
+ Tư pháp.
- Phân bổ cỡ mẫu đối với các dịch vụ/lĩnh
vực hành chính công của Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau:
Cỡ mẫu đối với mỗi
dịch vụ/lĩnh vực của Ủy ban nhân dân cấp huyện
TT
|
Ủy ban nhân dân cấp
huyện
|
Dịch vụ/lĩnh
vực
|
Cỡ mẫu đối
với HN,
TP.
HCM
|
Cỡ mẫu đối
với tỉnh/ thành loại I
|
Cỡ mẫu đối
với tỉnh/ thành loại II, III
|
1.
|
Quận/huyện/thành phố/thị xã (Loại I)
|
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
|
30 phiếu
|
25 phiếu
|
20 phiếu
|
Cấp Giấy phép kinh doanh
|
20 phiếu
|
15 phiếu
|
10 phiếu
|
2.
|
Quận/huyện/thành phố/thị xã (Loại II)
|
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
|
30 phiếu
|
25 phiếu
|
20 phiếu
|
Cấp Giấy phép kinh doanh
|
20 phiếu
|
15 phiếu
|
10 phiếu
|
3.
|
Quận/huyện/thành phố/thị xã (Loại III)
|
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
|
30 phiếu
|
25 phiếu
|
20 phiếu
|
Cấp Giấy phép kinh, doanh
|
20 phiếu
|
15 phiếu
|
10 phiếu
|
(Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh: 03
đơn vị hành chính cấp huyện/loại x 03 loại = 09 đơn vị hành chính cấp huyện;
các tỉnh, thành phố loại I, II và III: 02 đơn vị hành chính cấp huyện/loại x 03 loại = 06
đơn vị hành chính cấp huyện).
Lưu ý: Trường hợp dịch vụ/lĩnh vực được
chọn không có đủ cỡ mẫu, Sở Nội vụ báo cáo về Bộ Nội vụ để xem xét, giải quyết.
c) Chọn đơn vị hành chính cấp xã, chọn
dịch vụ/lĩnh vực và phân bổ cỡ mẫu điều tra xã hội học:
- Tại mỗi đơn vị hành chính cấp huyện
đã chọn ở Mục b, chọn 03 đơn vị hành chính cấp xã thuộc 03 loại đơn vị hành
chính cấp xã theo quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 (01 đơn vị/loại).
Cách chọn như sau:
+ Phân các đơn vị hành chính cấp cấp
xã của mỗi đơn vị hành chính cấp huyện (đã chọn ở Mục b) thành 03 nhóm tương ứng
với 03 loại đơn vị hành chính cấp xã. Đặt tên các nhóm tương ứng là: Nhóm đơn vị
hành chính cấp xã loại I, nhóm đơn vị hành chính cấp xã loại II, nhóm đơn vị
hành chính cấp xã loại III;
+ Lập danh sách đơn vị hành chính cấp
xã của mỗi nhóm, với tên đơn vị được xếp theo vần abc (03 danh sách/03 nhóm);
+ Chọn đơn vị hành chính cấp xã có số
thứ tự 03 từ trên xuống ở mỗi danh sách để triển khai điều tra xã hội học (trường
hợp nếu danh sách có số lượng ít hơn 03 đơn vị thì chọn đơn vị có số thứ tự sau
cùng), số lượng đơn vị hành chính cấp xã được chọn từ mỗi danh sách là 01 đơn vị.
Lưu ý: Trong danh sách có chứa đơn vị
hành chính cấp xã nơi có trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện thì đơn vị hành chính
cấp xã này được chọn mặc nhiên (chỉ chọn duy nhất đơn vị này trong danh sách
cho dù không phải là đơn vị có số thứ tự 03).
Trường hợp không có đơn vị hành chính
cấp xã loại I hoặc II hoặc III, cách chọn như sau: Chọn mặc nhiên đơn vị hành
chính cấp xã là nơi có trụ sở của UBND cấp huyện, và chọn thêm 01 xã có số thứ
tự 03 hoặc 04 (nếu số thứ tự 03 trùng đơn vị hành chính cấp xã nơi có trụ sở Ủy
ban nhân dân cấp huyện) trong danh sách có chứa đơn vị hành chính cấp xã nơi có
trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện.
+ Lập danh sách các đơn vị hành chính
cấp xã được chọn của mỗi đơn vị hành chính cấp huyện.
- Tại mỗi đơn vị hành chính cấp xã đã
chọn, chọn thống nhất các dịch vụ hành chính công của Ủy ban nhân dân cấp xã
để điều tra xã hội học, gồm:
+ Tư pháp;
+ Lao động, Thương binh và Xã hội.
- Phân bổ cỡ mẫu đối với các dịch vụ/lĩnh
vực hành chính công của Ủy ban nhân dân cấp xã của 63 tỉnh, thành phố như sau:
Cỡ mẫu đối với mỗi dịch vụ/lĩnh
vực của Ủy ban nhân dân cấp xã
TT
|
Ủy ban nhân dân cấp
xã
|
Dịch vụ/lĩnh
vực
|
Cỡ mẫu đối
với HN,
TP.
HCM
|
Cỡ mẫu đối
với tỉnh/ thành loại I
|
Cỡ mẫu đối
với tỉnh/ thành loại II, III
|
1.
|
Xã/phường/trị trấn (Loại I)
|
Tư pháp
|
12 phiếu
|
10 phiếu
|
06 phiếu
|
Lao động, Thương binh và Xã hội
|
08 phiếu
|
05 phiếu
|
04 phiếu
|
2.
|
Xã/phường/trị trấn (Loại II)
|
Tư pháp
|
12 phiếu
|
10 phiếu
|
06 phiếu
|
Lao động, Thương binh và Xã hội
|
08 phiếu
|
05 phiếu
|
04 phiếu
|
3.
|
Xã/phường/trị trấn (Loại III)
|
Tư pháp
|
12 phiếu
|
10 phiếu
|
06 phiếu
|
Lao động, Thương binh và Xã hội
|
08 phiếu
|
05 phiếu
|
04 phiếu
|
(Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh: 01
đơn vị hành chính cấp xã/loại/huyện x 03 loại/huyện x 09 = 27 đơn vị hành
chính cấp xã; các tỉnh, thành phố loại I, II và III: 01 đơn vị hành chính cấp
xã/loại/huyện x 03 loại/huyện x 06 = 18 đơn vị hành chính cấp xã).
Lưu ý: Trường hợp dịch vụ/lĩnh
vực được chọn không có đủ cỡ mẫu, Sở Nội vụ báo cáo về Bộ Nội vụ để xem xét, giải
quyết.
2. Chọn người dân, tổ
chức để điều tra xã hội học (chọn mẫu)
a) Bước 1: Lập danh sách tổng thể N của
mỗi dịch vụ/lĩnh vực hành chính công của mỗi Sở/UBND cấp huyện/UBND
cấp xã.
Đối với mỗi dịch vụ/lĩnh vực hành
chính công của mỗi Sở/UBND cấp huyện/UBND
cấp xã được lựa chọn ở Mục a, b, c Khoản 1, tiến hành lập danh sách tổng thể N của dịch vụ
đó, theo trật tự thời gian từ xa đến gần.
Tổng thể N của một dịch vụ/lĩnh vực
hành chính công là tất cả người dân, người đại diện tổ chức đã trực tiếp đến nộp
hồ sơ và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả, tính từ thời điểm ngày 01/01/2017 đến ngày 31/10/2017.
Lưu ý: Những người dân, người đại diện
tổ chức đã giải quyết thủ tục hành chính nhưng chưa nhận kết quả giải quyết thủ
tục hành chính hoặc nộp hồ sơ trực tuyến hoặc nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính
công ích trong khoảng thời gian trên thì không được tính vào tổng thể N, do
vậy không được đưa vào danh sách tổng thể N.
b) Bước 2: Chọn mẫu điều tra xã hội học
chính thức của mọi dịch vụ/lĩnh vực.
- Trên cơ sở danh sách tổng thể N và cỡ
mẫu n đã phân bổ cho từng
lĩnh vực của mỗi Sở/ UBND cấp huyện/UBND cấp xã, tiến hành chọn ngẫu nhiên các
cá nhân người dân, người đại diện tổ chức để điều tra xã hội học như sau:
+ Tính khoảng cách k:
+ Chọn đối tượng điều tra xã hội học đầu
tiên:
Từ danh sách tổng thể N, chọn thống nhất
người có số thứ tự 05 làm đối tượng điều tra xã hội học đầu tiên (đối tượng số
01). Gọi số thứ tự trong danh sách tổng thể N của người được chọn là i (i = 05).
+ Chọn các đối tượng điều tra xã hội học
còn lại bằng cách chọn những người có số thứ tự trên danh sách N là kết quả của
phép tính: i+1*k (đối tượng
số 02), i+2*k (đối tượng số 03), i+3*k (đối tượng số 04),..., i + (n-1) *k (đối
tượng số n). Trong trường hợp người có số thứ tự được chọn không có số điện thoại
hoặc địa chỉ liên hệ trong sổ lưu hoặc vì lý do nào đó (ví dụ: trùng với người
đã chọn, đã chuyển đi nơi khác...) thì chọn người có số thứ tự kế tiếp trong
danh sách để thay thế và tiếp tục chọn theo số thứ tự đã định ban đầu.
* Ví dụ: Danh sách người dân, tổ chức
đã giải quyết và nhận kết quả giải quyết thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất của huyện A tính từ 01/01/2017 đến 31/10/2017 là 1.730 (danh sách tổng thể
N) người (được đánh số thứ tự từ 1 đến
1.730 như trong sổ lưu). Cỡ mẫu điều tra xã hội học được phân bổ của thủ tục cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện A là 17 (cỡ mẫu n) người. Cách chọn
17 người này như sau:
Tính khoảng cách mẫu k:
người (dư 13 người)
Những người được chọn là những người
có số thứ tự trong danh sách tổng thể N như sau: Thứ tự 05 (đối tượng số 01);
thứ tự 05 + 1 x 101 = 106 (đối
tượng số 02); thứ tự 05 + 2 x 101 = 207 (đối tượng số 03);... thứ tự 05 + 16 x 101 = 1.621
(đối tượng số 17).
- Lập danh sách mẫu điều tra xã hội học
chính thức của mỗi dịch vụ/lĩnh vực.
Lập danh sách mẫu điều tra xã hội học
của mỗi dịch vụ/lĩnh vực theo vần abc, gồm tất cả các cá nhân người dân, người
đại diện tổ chức đã chọn ở bước 2.
Danh sách phải có thông tin về địa chỉ
nơi ở, số điện thoại của người được chọn để liên lạc.
c) Bước 3: Chọn mẫu điều tra xã hội học
dự phòng của mỗi dịch vụ/lĩnh vực.
- Trên cơ sở danh sách tổng thể N còn
lại sau khi đã chọn ra danh sách mẫu điều tra xã hội học chính thức ở bước 2,
chọn ngẫu nhiên các cá nhân người dân, người đại diện tổ chức để làm danh sách
mẫu điều tra xã hội học dự phòng của mỗi dịch vụ/lĩnh vực, với số lượng mẫu tối
thiểu bằng 50% số lượng mẫu chính thức.
- Lập danh sách mẫu điều tra xã hội học
dự phòng của mỗi dịch vụ/lĩnh vực.
Lập danh sách mẫu điều tra xã hội học
của mỗi dịch vụ/lĩnh vực theo vần
abc, gồm tất cả các cá nhân người dân, người đại diện tổ chức đã
chọn ở bước
3.
Danh sách phải có thông tin về địa chỉ
nơi ở, số điện thoại của người được chọn để liên lạc.
d) Bước 4. Gửi kết quả chọn mẫu điều
tra xã hội học về Vụ Cải cách hành chính, Bộ Nội vụ. Gồm tất cả các danh sách
đã lập, như sau:
- Các danh sách các đơn vị hành chính
cấp huyện, cấp xã của tỉnh, thành phố được phân theo nhóm;
- Các danh sách đơn vị hành chính cấp
huyện, cấp xã của tỉnh, thành phố được chọn để điều tra xã hội học;
- Các danh sách tổng thể N của mỗi dịch
vụ/lĩnh vực được chọn để điều tra xã hội học;
- Các danh sách mẫu điều tra xã hội học
chính thức của các dịch vụ/lĩnh vực;
- Các danh sách mẫu điều tra xã hội học dự
phòng của các dịch vụ/lĩnh vực.