Kính
gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện Kế hoạch số
1444/KH-BNV ngày 03 tháng 4 năm 2019 của Bộ Nội vụ về Đo lường sự hài lòng của
người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2019 và
Chương trình phối hợp số 02/CTPH- BNV-TWMTTQVN-TWHCCBVN ngày 24 tháng 7 năm
2018 của Bộ Nội vụ, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam về Đo lường sự hài lòng của người
dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn 2018
- 2020, Bộ Nội vụ tổ chức triển khai điều tra xã hội học đo lường sự hài lòng của
người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (sau đây
gọi tắt là đo lường sự hài lòng về sự phục vụ hành chính) năm 2019 tại 63 tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương. Để việc triển khai điều tra xã hội học đo lường
sự hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2019 đạt kết quả chính xác, khách
quan, đảm bảo tính đại diện cho người dân, tổ chức thuộc mọi thành phần, Bộ Nội
vụ đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp
chỉ đạo công tác điều tra xã hội học tại địa phương như sau:
1. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị
liên quan ở địa phương triển khai các hoạt động phối hợp, hỗ trợ điều tra xã hội
học đo lường sự hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2019 (chi tiết tại Phụ lục
kèm theo), gồm:
- Chọn mẫu điều tra xã hội học,
từ ngày 15/8/2019 - 05/9/2019;
- Cung cấp thông tin để Mặt trận
Tổ quốc tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh thực hiện giám sát, kiểm tra kết quả chọn
mẫu điều tra xã hội học, từ ngày 6/9/2019 - 15/9/2019;
- Gửi nộp kết quả chọn mẫu điều
tra xã hội học về Bộ Nội vụ, ngày 16/9/2019;
- Phát, thu phiếu điều tra xã hội
học, từ ngày 18/9/2019 - 17/10/2019;
- Gửi nộp kết quả phát, thu phiếu
điều tra xã hội học về Bộ Nội vụ, ngày 18/10/2019;
- Kiểm tra, phúc tra kết quả
phát, thu phiếu điều tra xã hội học, từ ngày 21/10/2019 - 30/10/2019;
- Gửi nộp kết quả kiểm tra,
phúc tra kết quả phát, thu phiếu điều tra xã hội học về Bộ Nội vụ, ngày
31/10/2019.
2. Yêu cầu các cơ quan, đơn vị
liên quan ở địa phương: (i) Thực hiện các nhiệm vụ đúng theo hướng dẫn điều tra
xã hội học tại văn bản này, đảm bảo kết quả điều tra xã hội học khách quan,
trung thực; (ii) không định hướng, can thiệp vào quá trình phát phiếu điều tra
xã hội học tại địa phương nhằm mục đích thay đổi kết quả khảo sát; (iii)
báo cáo kết quả triển khai các hoạt động về Bộ Nội vụ một cách nghiêm túc,
chính xác, đầy đủ.
3. Thông tin để cán bộ, công chức,
viên chức, người dân và tổ chức ở địa phương có nhận thức đầy đủ, chính xác về
mục đích, nội dung và yêu cầu của việc triển khai đo lường sự hài lòng về sự phục
vụ hành chính, đặc biệt là để người dân, tổ chức tham gia trả lời phiếu điều
tra xã hội học đầy đủ, khách quan.
4. Giao Sở Nội vụ làm đầu mối
trong quá trình triển khai điều tra xã hội học đo lường sự hài lòng về sự phục
vụ hành chính năm 2019 tại địa phương.
5. Bố trí kinh phí, nhân lực
phù hợp cho các cơ quan liên quan của địa phương để triển khai các hoạt động của
các cơ quan này trong quá trình điều tra xã hội học đo lường sự hài lòng về sự
phục vụ hành chính tại địa phương.
Bộ Nội vụ đề nghị Ủy ban nhân
dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, chỉ đạo các cơ quan, tổ
chức, cá nhân liên quan triển khai nghiêm túc các nhiệm vụ trên để đảm bảo kết
quả điều tra xã hội học đo lường sự hài lòng về sự phục vụ hành chính tại địa
phương khách quan, trung thực. Mọi thông tin liên quan xin liên hệ với bà Nguyễn
Thị Thu Hằng - Vụ Cải cách hành chính, Bộ Nội vụ theo email: [email protected]./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Thứ trưởng Nguyễn Trọng Thừa;
- Ban Thường trực UBTWMTTQ Việt Nam (để p/h);
- Trung ương Hội CCB Việt Nam (để p/h);
- Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (để p/h);
- Sở Nội vụ các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Lưu: VT, CCHC.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Trọng Thừa
|
PHỤ LỤC
TRIỂN KHAI ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC ĐO LƯỜNG SỰ HÀI LÒNG VỀ
SỰ PHỤC VỤ HÀNH CHÍNH NĂM 2019
(Kèm theo Công văn số
/BNV-CCHC ngày tháng năm
2019 của Bộ Nội vụ)
I. CHỌN MẪU
ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC ĐO LƯỜNG SỰ HÀI LÒNG VỀ SỰ PHỤC VỤ HÀNH CHÍNH NĂM 2019
A. PHƯƠNG
PHÁP CHỌN MẪU
1. Chọn cơ
quan hành chính nhà nƯớc và dịch vụ hành chính; phân bổ cỡ mẫu
Tại mỗi tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương trong cả nước (sau đây gọi chung là “tỉnh”), chọn đại diện một
số sở, một số Ủy ban nhân dân (sau đây viết tắt là “UBND”) quận, huyện, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là “huyện”), một số UBND xã, phường, thị
trấn (sau đây gọi chung là “xã”) và chọn một số dịch vụ hành chính công cơ bản
của các cơ quan này để tiến hành điều tra xã hội học đo lường sự hài lòng về sự
phục vụ hành chính năm 2019. Việc chọn mẫu tiến hành như sau:
a) Cấp tỉnh:
- Chọn thống nhất 06 sở, gồm: Sở
Tài nguyên và Môi trường; Sở Xây dựng; Sở Giao thông vận tải; Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tư pháp.
- Đối với mỗi sở, chọn 02 dịch
vụ hành chính công cơ bản (sau đây gọi tắt là “dịch vụ”) và phân bổ cỡ mẫu đối
với từng dịch vụ (Bảng 1) như sau:
Bảng 1: Dịch vụ cấp tỉnh
TT
|
Sở
|
Dịch vụ
|
Cỡ mẫu HN, TP. HCM
|
Cỡ mẫu tỉnh loại I
|
Cỡ mẫu tỉnh loại II, III
|
1.
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất
|
30 phiếu
|
20 phiếu
|
15 phiếu
|
Lĩnh vực Môi trường
|
30 phiếu
|
15 phiếu
|
10 phiếu
|
2.
|
Sở Giao thông vận tải
|
Cấp Giấy phép lái xe
|
30 phiếu
|
20 phiếu
|
15 phiếu
|
Lĩnh vực Vận tải
|
30 phiếu
|
15 phiếu
|
10 phiếu
|
3.
|
Sở Xây dựng
|
Cấp Giấy phép xây dựng
|
30 phiếu
|
20 phiếu
|
15 phiếu
|
Lĩnh vực Quy hoạch/ xây dựng
|
30 phiếu
|
15 phiếu
|
10 phiếu
|
4.
|
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Lĩnh vực Văn hóa cơ sở
|
30 phiếu
|
15 phiếu
|
10 phiếu
|
Lĩnh vực Thể dục, thể thao
|
30 phiếu
|
10 phiếu
|
05 phiếu
|
5.
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
|
Lĩnh vực Trồng trọt và Bảo vệ
thực vật
|
30 phiếu
|
15 phiếu
|
10 phiếu
|
Lĩnh vực Chăn nuôi và Thú y
|
30 phiếu
|
10 phiếu
|
05 phiếu
|
6.
|
Sở Tư pháp
|
Lĩnh vực Lý lịch tư pháp
|
30 phiếu
|
15 phiếu
|
10 phiếu
|
Trợ giúp pháp lý nhà nước
|
30 phiếu
|
10 phiếu
|
05 phiếu
|
Lưu ý: Trường hợp dịch
vụ được chọn không có đủ cỡ mẫu, Sở Nội vụ báo cáo về Bộ Nội vụ để xem xét, giải
quyết. Trường hợp hai sở đã sáp nhập, vẫn tiến hành chọn các dịch vụ như trên
(04 dịch vụ/sở).
b) Cấp huyện:
- Phân bổ số lượng huyện được
chọn để điều tra xã hội học tại mỗi tỉnh: Đối với Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,
chọn 09 UBND huyện của 09 đơn vị hành chính cấp huyện thuộc 03 loại đơn vị hành
chính cấp huyện theo quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13, với 03 huyện/loại;
Đối với 61 tỉnh còn lại, chọn
06 UBND huyện của 06 huyện thuộc 03 loại đơn vị hành chính cấp huyện theo quy định
tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13, với 02 huyện/loại.
- Cách thức chọn huyện để điều
tra xã hội học tại mỗi tỉnh:
+ Bước 1: Phân các huyện của tỉnh
thành 03 nhóm tương ứng với 03 loại đơn vị hành chính cấp huyện;
+ Bước 2: Lập danh sách các huyện
của mỗi loại đơn vị hành chính cấp huyện theo vần abc và đánh số thứ tự từ 01đến
hết (03 danh sách/03 loại/tỉnh);
+ Bước 3: Áp dụng phương pháp
chọn mẫu ngẫu nhiên để chọn ra các huyện từ mỗi danh sách để điều tra xã hội học
(đối với Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, chọn 03 huyện từ mỗi danh sách; đối với
61 tỉnh còn lại, chọn 02 huyện từ mỗi danh sách) như sau:
• Gọi danh sách các huyện thuộc
một loại đơn vị hành chính bất kỳ đã lập tại Bước 2 là danh sách tổng thể N,
trong đó N là tổng số các huyện có trong danh sách;
• Gọi n là tổng số các huyện cần
chọn từ danh sách tổng thể N để điều tra xã hội học;
• Gọi khoảng cách giữa các mẫu
(huyện) cần chọn để điều tra xã hội học là k. Tính khoảng cách mẫu k trong mỗi
danh sách tổng thể N theo công thức:
• Tiến hành chọn huyện đầu tiên
để điều tra xã hội học là huyện có số thứ tự 01 trong danh sách tổng thể N;
• Chọn huyện thứ hai để điều
tra xã hội học là huyện có số thứ tự bằng i+ 1*k trong danh sách tổng thể
N, i+2*k,
• Chọn huyện thứ ba để điều tra
xã hội học là huyện có số thứ tự bằng i+2*k trong danh sách tổng thể N.
Ví dụ: Danh sách tổng thể N có
8 huyện (N) được sắp xếp theo vần abc của tên huyện và đánh số thứ tự từ 1 đến
8. Số huyện được chọn để điều tra xã hội học là 3 (n). Như vậy, khoảng cách mẫu
k là 8/3 = 2 (dư 2) và các huyện được chọn là các huyện có số thứ tự 1, 3
(1+1*2), 5 (1+ 2*2) trong danh sách tổng thể N.
Lưu ý: Huyện là nơi
có trụ sở UBND tỉnh thì được chọn mặc nhiên. Sau khi đã chọn huyện là nơi có trụ
sở UBND tỉnh, tiến hành chọn huyện còn lại trong danh sách. Trường hợp tỉnh có
đủ 03 loại đơn vị hành chính cấp huyện nhưng danh sách huyện thuộc một loại đơn
vị hành chính nào đó không có đủ số lượng huyện để chọn theo quy định trên (ví
dụ chỉ có duy nhất 1 huyện thuộc loại I) thì chọn thêm huyện trong danh sách
khác. Trường hợp tỉnh chỉ có 02 loại đơn vị hành chính cấp huyện thì chọn 03
huyện/loại để đảm bảo đủ số huyện theo quy định. Việc chọn mẫu trong hai trường
hợp này vẫn phải theo đúng phương pháp ngẫu nhiên.
+ Bước 4: Lập danh sách các huyện
được chọn để điều tra xã hội học của toàn tỉnh (mẫu danh sách tại Mục IV).
- Chọn dịch vụ để điều tra xã hội
học đối với các huyện đã được chọn: Chọn thống nhất 02 dịch vụ để điều tra xã hội
học và phân bổ cỡ mẫu điều tra xã hội học đối với mỗi dịch vụ (Bảng 2) như sau:
Bảng 2: Dịch vụ cấp huyện
TT
|
UBND huyện
|
Dịch vụ
|
Cỡ mẫu HN, TP. HCM
|
Cỡ mẫu tỉnh loại I
|
Cỡ mẫu tỉnh loại II, III
|
1.
|
Huyện loại I
|
Lĩnh vực đất đai
|
30 phiếu
|
25 phiếu
|
20 phiếu
|
Cấp Giấy phép kinh doanh
|
30 phiếu
|
15 phiếu
|
10 phiếu
|
2.
|
Huyện loại II
|
Lĩnh vực đất đai
|
30 phiếu
|
25 phiếu
|
20 phiếu
|
Cấp Giấy phép kinh doanh
|
30 phiếu
|
15 phiếu
|
10 phiếu
|
3.
|
Huyện loại III
|
Lĩnh vực đất đai
|
30 phiếu
|
25 phiếu
|
20 phiếu
|
Cấp Giấy phép kinh doanh
|
30 phiếu
|
15 phiếu
|
10 phiếu
|
Lưu ý: Trường hợp dịch
vụ được chọn không có đủ cỡ mẫu, Sở Nội vụ báo cáo về Bộ Nội vụ để xem xét, giải
quyết.
c) Cấp xã:
- Phân bổ số lượng xã được chọn
để điều tra xã hội học:
Tại mỗi huyện đã chọn (ở Điểm
b, Khoản này), chọn 03 UBND xã của 03 đơn vị hành chính cấp xã thuộc 03 loại
đơn vị hành chính cấp xã theo quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13, với
01 xã/loại.
- Cách thức chọn xã để điều tra
xã hội học như sau:
+ Bước 1: Phân các xã của mỗi
huyện thành 03 nhóm tương ứng với 03 loại đơn vị hành chính cấp xã.
+ Bước 2: Lập danh sách các xã
của mỗi loại đơn vị hành chính cấp xã theo vần abc và đánh số thứ tự từ 01 đến
hết (03 danh sách/03 loại/huyện);
+ Bước 3: Chọn thống nhất xã có
số thứ tự 02 từ mỗi danh sách.
Lưuý: Nếu xã là nơi
có trụ sở UBND huyện có số thứ tự khác 02 thì chọn mặc định xã này thay cho xã
có số thứ tự 02 trong cùng danh sách. Trường hợp huyện chỉ có 02 loại đơn vị
hành chính cấp xã thì trong danh sách có xã là nơi có trụ sở UBND huyện, chọn mặc
nhiên xã này và tiếp tục chọn xã có số thứ tự 02 trong cùng danh sách.
+ Bước 4: Lập danh sách các xã
được chọn để điều tra xã hội học của toàn tỉnh (mẫu danh sách tại Mục IV).
- Chọn dịch vụ để điều tra xã hội
học đối với các xã:
Đối với mỗi UBND xã đã chọn, chọn
thống nhất 02 dịch vụ để điều tra xã hội học và phân bổ cỡ mẫu điều tra xã hội
học đối với mỗi dịch vụ (Bảng 3) như sau:
Bảng 3: Dịch vụ cấp xã
TT
|
UBND xã
|
Dịch vụ
|
Cỡ mẫu HN, TP. HCM
|
Cỡ mẫu tỉnh loại I
|
Cỡ mẫu tỉnh loại II, III
|
1.
|
Xã loại I
|
Lĩnh vực Tư pháp
|
30 phiếu
|
10 phiếu
|
06 phiếu
|
Lĩnh vực Lao động, Thương
binh và Xã hội
|
30 phiếu
|
05 phiếu
|
04 phiếu
|
2.
|
Xã loại II
|
Lĩnh vực Tư pháp
|
30 phiếu
|
10 phiếu
|
06 phiếu
|
Lĩnh vực Lao động, Thương
binh và Xã hội
|
30 phiếu
|
05 phiếu
|
04 phiếu
|
3.
|
Xã loại III
|
Lĩnh vực Tư pháp
|
30 phiếu
|
10 phiếu
|
06 phiếu
|
Lĩnh vực Lao động, Thương
binh và Xã hội
|
30 phiếu
|
05 phiếu
|
04 phiếu
|
Lưu ý: Trường hợp dịch
vụ được chọn không có đủ cỡ mẫu, Sở Nội vụ báo cáo về Bộ Nội vụ để xem xét, giải
quyết.
2. Chọn đối
tượng điều tra xã hội học
a) Xác định đối tượng điều tra
xã hội học:
Đối tượng điều tra xã hội học đo
lường sự hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2019 là người dân, tổ chức đã trực
tiếp giao dịch và nhận kết quả của các dịch vụ hành chính công tại các Trung
tâm Phục vụ hành chính công tỉnh hoặc tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả
của các Sở, UBND huyện, UBND xã đã chọn ở Khoản 1của Mục này, trong khoảng thời
gian từ 01/01/2019 đến ngày 31/7/2019.
Số lượng đối tượng điều tra xã
hội học đối với mỗi dịch vụ hành chính công của mỗi sở, UBND huyện, UBND xã như
đã phân bổ trong Bảng 1, 2, 3 tại Khoản 1 của Mục này.
b) Cách thức chọn đối tượng điều
tra xã hội học:
Bước 1: Lập danh sách tổng thể
dân số mẫu (danh sách tổng thể N) của mỗi dịch vụ của mỗi cơ quan
- Trên cơ sở dữ liệu tại Trung
tâm Phục vụ hành chính công tỉnh hoặc tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả
của các Sở, UBND huyện, UBND xã đã chọn để điều tra xã hội học, lập danh sách tổng
thể dân số mẫu của mỗi dịch vụ của mỗi cơ quan, bao gồm tất cả người dân, người
đại diện tổ chức thuộc đối tượng điều tra xã hội học như đã xác định tại Mục a
của Khoản này (01 danh sách/01 dịch vụ của mỗi cơ quan). Tất cả các danh sách tổng
thể N phải được sắp xếp theo vần abc hoặc theo trình tự thời gian giao dịch; được
đánh số thứ tự từ 1 đến hết và phải có địa chỉ liên lạc cụ thể của từng người
trong danh sách.
Lưu ý: Không được đưa vào
danh sách tổng thể N các trường hợp sau: (i) Người dân, người đại diện tổ chức
đã giao dịch nhưng chưa nhận kết quả; (ii) người dân, người đại diện tổ chức đã
giao dịch trực tuyến và giao dịch qua dịch vụ bưu chính công ích; (iii) người
dân, tổ chức đã giao dịch và đã nhận kết quả nhưng địa chỉ không ở địa phương.
Bước 2: Chọn mẫu điều tra xã hội
học chính thức đối với mỗi dịch vụ của mỗi cơ quan
- Áp dụng phương pháp chọn mẫu
ngẫu nhiên để chọn ra các đối tượng điều tra xã hội học đối với mỗi dịch vụ của
mỗi cơ quan từ danh sách tổng thể N, như sau:
+ Tính khoảng cách mẫu k trong
mỗi danh sách tổng thể N theo công thức: N
Trong đó, N là tổng số người có
trong danh sách tổng thể N của một dịch vụ; n là cỡ mẫu được phân bổ đối với dịch
vụ đó (tại Bảng 1, 2, 3).
+ Chọn đối tượng điều tra xã hội
học đầu tiên:
Trong danh sách tổng thể N, chọn
thống nhất người có số thứ tự 03 làm đối tượng điều tra xã hội học đầu tiên. Gọi
số thứ tự 03 của đối tượng được chọn là i (i = 03).
+ Chọn các đối tượng điều tra
xã hội học còn lại:
Trong danh sách tổng thể N, chọn
các đối tượng điều tra xã hội học còn lại là những người có số thứ tự là kết quả
của các phép tính: i+ 1*k, i+2*k, i+3*k, ..., i + (n-1) *k.
Ví dụ: Danh sách tổng thể N
của dịch vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của UBND huyện A là 1.730 người
người. Cỡ mẫu điều tra xã hội học của thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất của huyện A là 25 người. Cách chọn ngẫu nhiên 25 người này từ danh sách tổng
thể N như sau:
Tính khoảng cách mẫu k:
k
|
=
|
1.730 (N)
|
=
|
69 (dư 5)
|
25 (n)
|
Do thống nhất chọn người có
số thứ tự 03 là đối tượng điều tra đầu tiên nên ta có i = 03. 25 đối tượng điều
tra phải chọn trong danh sách tổng thể 1730 người là những người có số thứ tự
là: 03 (đối tượng điều tra thứ 1), 03 + 1 x 69 = 72 (đối tượng điều tra thứ 2);
03 + 2 x 69 = 141 (đối tượng điều tra thứ 3); 03 + 03 x 69= 210 (đối tượng điều
tra thứ 4), … và 03 + (25 - 1) x 69 = 1.659 (đối tượng điều tra thứ 25). Như vậy,
danh sách 25 người được chọn có số thứ tự là: 03, 72, 141, 210,…, 1659.
- Lập danh sách mẫu điều
tra xã hội học chính thức đối với mỗi dịch vụ của mỗi cơ quan.
Lập danh sách mẫu điều tra xã hội
học chính thức đối với mỗi dịch vụ của mỗi cơ quan bao gồm các đối tượng điều
tra xã hội học đã được chọn ở trên (mẫu danh sách tại Khoản 2 Mục IV).
Lưu ý: Danh sách mẫu điều
tra xã hội học chính thức phải có đầy đủ thông tin và những người có tên trong
danh sách mẫu phải đáp ứng đúng yêu cầu đối với đối tượng điều tra xã hội học.
Bước 3: Chọn mẫu điều tra xã hội
học dự phòng đối với mỗi dịch vụ của mỗi cơ quan
- Sau khi đã chọn ra danh sách
mẫu điều tra xã hội học chính thức ở bước 2, chọn các cá nhân người dân, người
đại diện tổ chức trong danh sách tổng thể N còn lại với số lượng bằng 100% cỡ mẫu
đã phân bổ đối với mỗi dịch vụ của mỗi cơ quan (trong Bảng 1, 2, 3). Các đối tượng
điều tra xã hội học được chọn ở đây được sử dụng để lập danh sách mẫu điều tra
xã hội học dự phòng đối với mỗi dịch vụ của mỗi cơ quan.
Việc chọn mẫu và lập danh sách
mẫu điều tra xã hội học dự phòng được thực hiện tương tự như chọn mẫu và lập
danh sách mẫu điều tra xã hội học chính thức (mẫu danh sách tại Khoản 2 Mục
IV).
Lưu ý: Danh sách mẫu điều
tra xã hội học dự phòng phải có đầy đủ thông tin và những người có tên trong
danh sách mẫu phải đáp ứng đúng yêu cầu đối với đối tượng điều tra xã hội học.
d) Bước 4: Lập danh sách mẫu điều
tra xã hội học chính thức, danh sách mẫu điều tra xã hội học dự phòng của toàn
tỉnh (mẫu danh sách tại Khoản 2 Mục IV).
Lưu ý: Danh sách mẫu điều
tra xã hội học chính thức và danh sách mẫu điều tra xã hội học dự phòng của
toàn tỉnh phải có đầy đủ thông tin và những người có tên trong danh sách mẫu phải
đáp ứng đúng yêu cầu đối với đối tượng điều tra xã hội học.
B. TRÁCH NHIỆM
CHỌN MẪU
1. Sở Nội vụ:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan, đơn vị liên quan thực hiện chọn mẫu điều tra xã hội học chính thức, dự
phòng của tỉnh theo hướng dẫn chọn mẫu của Bộ Nội vụ tại Công văn này;
- Cung cấp thông tin (toàn bộ
các danh sách tổng thể N, danh sách mẫu chính thức, mẫu dự phòng đã chọn tại Mục
A) cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh để thực hiện giám
sát, kiểm tra và thông qua kết quả chọn mẫu điều tra xã hội học;
- Báo cáo về Bộ Nội vụ kết quả
chọn mẫu điều tra xã hội học, gồm: (i) Danh sách mẫu chính thức, (ii) danh sách
mẫu dự phòng, (iii) văn bản của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội Cựu chiến
binh tỉnh thông qua kết quả chọn mẫu chính thức, dự phòng (bản mềm gửi theo
email: [email protected], [email protected]; bản cứng gửi
theo đường bưu điện: Nguyễn Ngọc Nguyên, Vụ Cải cách hành chính, Bộ Nội vụ, số
8 Tôn Thất Thuyết, Nam Từ Liêm, Hà Nội).
2. Các Sở, UBND huyện, UBND xã
được chọn để điều tra xã hội học phối hợp, hỗ trợ Sở Nội vụ chọn mẫu điều tra
xã hội học chính thức, dự phòng đối với các dịch vụ được chọn của cơ quan mình
theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
II. PHÁT,
THU PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC
A. PHƯƠNG
PHÁP PHÁT, THU PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC
1. Phát phiếu điều tra xã hội học
trực tiếp đến từng đối tượng điều tra xã hội học có tên trong danh sách mẫu điều
tra xã hội học chính thức, danh sách mẫu điều tra xã hội học dự phòng.
Tài liệu hướng dẫn điều tra xã
hội học, phiếu điều tra xã hội học (có đóng dấu treo của Bộ Nội vụ), danh sách
mẫu điều tra xã hội học chính thức và dự phòng do Bộ Nội vụ cung cấp.
2. Thu phiếu điều tra xã hội học
đã được đối tượng trả lời đầy đủ và gửi nộp trực tiếp về Bộ Nội vụ.
3. Yêu cầu đối với việc phát,
thu phiếu điều tra xã hội học:
- Tuân thủ đúng hướng dẫn điều
tra xã hội học của Bộ Nội vụ;
- Không được phát phiếu điều tra
xã hội học cho người không có tên trong danh sách mẫu chính thức, danh sách mẫu
dự phòng;
- Không được định hướng, can
thiệp vào việc trả lời phiếu điều tra xã hội học của đối tượng điều tra;
- Không được cung cấp thông tin
trong phiếu điều tra thu về hay cung cấp phiếu điều tra thu về dưới bất kỳ hình
thức nào cho bất kỳ cá nhân, cơ quan nào khác ngoài Bộ Nội vụ (Vụ Cải cách hành
chính).
B. TRÁCH
NHIỆM PHÁT, THU PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC
1. Bưu điện tỉnh được ủy quyền
thực hiện phát, thu phiếu điều tra xã hội học theo Chương trình phối hợp và Hợp
đồng ký kết giữa Bộ Nội vụ và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, gồm:
- Chọn điều tra viên và gửi
danh sách điều tra viên về Bộ Nội vụ (theo email: [email protected], [email protected]; theo đường bưu
điện: Nguyễn Ngọc Nguyên, Vụ Cải cách hành chính, Bộ Nội vụ, số 8 Tôn Thất Thuyết,
Nam Từ Liêm, Hà Nội).
- Cung cấp tài liệu, điều kiện
cần thiết để điều tra viên phát, thu phiếu điều tra xã hội học;
- Quản lý, kiểm tra, đôn đốc,
nhắc nhở điều tra viên trong quá trình phát, thu phiếu điều tra xã hội học đảm
bảo tuân thủ đúng quy định của Bộ Nội vụ;
- Tổng hợp, sắp xếp phiếu điều
tra xã hội học thu về; xây dựng báo kết quả phát, thu phiếu;
- Gửi nộp phiếu điều tra trực
tiếp về Bộ Nội vụ (theo đường bưu điện: Nguyễn Ngọc Nguyên, Vụ Cải cách hành
chính, Bộ Nội vụ, số 8 Tôn Thất Thuyết, Nam Từ Liêm, Hà Nội).
- Cung cấp bản phô tô danh sách
đối tượng điều tra xã hội học đã trả lời phiếu cho Sở Nội vụ để phục vụ việc kiểm
tra, phúc tra kết quả phát, thu phiếu điều tra xã hội học.
2. Bưu điện tỉnh chịu trách nhiệm
về kết quả, chất lượng phát, thu phiếu điều tra xã hội học do điều tra viên thực
hiện tại địa phương mình.
III. KIỂM
TRA, PHÚC TRA KẾT QUẢ PHÁT, THU PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC
A. PHƯƠNG
PHÁP KIỂM TRA, PHÚC TRA
1. Nội dung kiểm tra, phúc
tra:
- Nội dung 1: Phiếu điều tra xã
hội học có do đúng đối tượng có tên trong danh sách mẫu chính thức hoặc dự
phòng trả lời hay không;
- Nội dung 2: Điều tra viên có
định hướng, can thiệp vào việc trả lời phiếu của đối tượng điều tra xã hội học
hay không;
- Nội dung 3: Đối tượng điều
tra có được nhận đủ tiền thanh toán cho người trả lời phiếu điều tra xã hội học
sau khi hoàn tất trả lời phiếu hay không.
2. Phương pháp kiểm tra,
phúc tra:
- Số lượng đối tượng điều tra
xã hội học được phúc tra tối thiểu là 20% của tổng số đối tượng điều tra xã hội
học đã trả lời phiếu.
- Áp dụng phương pháp chọn ngẫu
nhiên để chọn đối tượng phúc tra.
- Áp dung phương pháp gọi điện
thoại trực tiếp cho đối tượng điều tra xã hội học để phỏng vấn.
B. TRÁCH
NHIỆM KIỂM TRA, PHÚC TRA
1. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp
với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh kiểm tra, phúc tra kết
quả phát, thu phiếu điều tra xã hội học trong phạm vi tỉnh.
2. Sở Nội vụ tổng hợp, xây dựng
và gửi nộp về Bộ Nội vụ báo cáo kết quả kiểm tra, phúc tra có sự thông qua của Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh (theo email: [email protected]; theo đường bưu
điện: Nguyễn Thị Thu Hằng, Vụ Cải cách hành chính, Bộ Nội vụ, số 8 Tôn Thất
Thuyết, Nam Từ Liêm, Hà Nội).
IV. MẪU
DANH SÁCH
1. Danh
sách huyện, xã điều tra xã hội học
DANH
SÁCH HUYỆN, XÃ và CỠ MẪU
Tỉnh….(Loại…..)
Cấp
|
Cơ quan
|
Dịch vụ
|
Cỡ mẫu
|
Số TT trong danh sách N
|
Tỉnh
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất
|
30 phiếu
|
|
Môi trường
|
20 phiếu
|
|
Sở…
|
|
|
|
Huyện
|
UBND huyện … (Loại I)
|
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất
|
25 phiếu
|
|
Cấp Giấy phép kinh doanh
|
15 phiếu
|
|
UBND huyện … (Loại …)
|
|
|
|
Xã
|
UBND xã … (Loại I)
|
Tư pháp
|
10 phiếu
|
|
Lao động, Thương binh và Xã hội
|
05 phiếu
|
|
UBND xã … (Loại …)
|
|
|
|
Lưu ý: Ghi rõ tên tỉnh, huyện,
xã và loại đơn vị hành chính. Đối với các Sở thì không điền số thự tự trong
danh sách N.
2. Danh
sách mẫu điều tra xã hội học chính thức, dự phòng
a) Danh sách mẫu điều tra xã hội
học chính thức, dự phòng của mỗi dịch vụ của mỗi cơ quan:
DANH
SÁCH MẪU CHÍNH THỨC/DỰ PHÒNG
Sở/Ủy
nhân dân huyện …/Ủy ban nhân dân xã … (Loại…)
Tỉnh
… (Loại …)
TT
|
Họ tên
|
Địa chỉ, điện thoại
|
Dịch vụ
|
Số TT trong danh sách N
|
1.
|
…
|
…
|
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất
|
|
2.
|
…
|
…
|
|
3.
|
…
|
…
|
|
…
|
…
|
…
|
|
…
|
…
|
…
|
Môi trường
|
|
…
|
…
|
…
|
|
…
|
…
|
…
|
|
…
|
…
|
…
|
|
Lưu ý: Ghi rõ tên tỉnh, huyện,
xã và loại đơn vị hành chính.
b) Danh sách mẫu điều tra xã hội
học chính thức, dự phòng của toàn tỉnh:
DANH
SÁCH MẪU CHÍNH THỨC/DỰ PHÒNG
Tỉnh
…..(Loại…..)
TT
|
Họ tên
|
Địa chỉ, điện thoại
|
Dịch vụ
|
Cơ quan
|
Số TT trong danh sách N
|
1
|
…
|
…
|
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
|
2
|
…
|
…
|
…
|
|
3
|
…
|
…
|
Môi trường
|
|
…
|
…
|
…
|
…
|
|
…
|
…
|
…
|
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất
|
UBND huyện … (Loại I)
|
|
…
|
…
|
…
|
…
|
|
…
|
…
|
…
|
Cấp Giấy phép kinh doanh
|
|
…
|
…
|
…
|
…
|
|
…
|
…
|
…
|
Tư pháp
|
UBND xã … (Loại I)
|
|
…
|
…
|
…
|
…
|
|
…
|
…
|
…
|
Lao động, Thương binh và Xã hội
|
|
…
|
|
|
…
|
|
Lưu ý: Ghi rõ tên tỉnh,
huyện, xã và loại đơn vị hành chính.
3. Danh
sách kiểm tra, phúc tra kết quả phát, thu phiếu điều tra xã hội học
DANH
SÁCH GIÁM SÁT, PHÚC TRA KẾT QUẢ PHÁT, THU PHIẾU
Tỉnh
….. (Loại…..)
TT
|
Họ tên
|
Địa chỉ, điện thoại
|
Dịch vụ
|
Cơ quan
|
Kết quả phúc tra
|
ND 1
|
ND 2
|
ND 3
|
1.
|
…
|
…
|
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất
|
Sở Tài nguyên và Môi
trường
|
Đúng
|
Đúng
|
Sai
|
2.
|
…
|
…
|
…
|
Đúng
|
Đúng
|
Đúng
|
3.
|
…
|
…
|
Môi trường
|
Sai
|
Sai
|
Sai
|
…
|
…
|
…
|
…
|
|
|
|
…
|
…
|
…
|
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất
|
UBND huyện
… (Loại I)
|
|
|
|
…
|
…
|
…
|
…
|
|
|
|
…
|
…
|
…
|
Cấp Giấy phép kinh doanh
|
|
|
|
…
|
…
|
…
|
…
|
|
|
|
…
|
…
|
…
|
Tư pháp
|
UBND xã … (Loại I)
|
|
|
|
…
|
…
|
…
|
…
|
|
|
|
…
|
…
|
…
|
Lao động, Thương
binh và Xã hội
|
|
|
|
…
|
|
|
…
|
|
|
|
Lưu ý: Ghi rõ tên tỉnh, huyện,
xã và loại đơn vị hành chính.
Ghi chú:
- Để trao đổi, làm rõ thêm nội
dung hướng dẫn trong văn bản này, đề nghị Quý cơ quan liên hệ với bà Nguyễn Thị
Thu Hằng - Chuyên viên chính Vụ Cải cách hành chính, Bộ Nội vụ theo địa chỉ
email: [email protected], nhóm Vibre trên
điện thoại: SIPAS Bo Noi vu 2019.