Kính gửi:
|
- Các cơ quan, đơn vị thuộc/trực thuộc Bộ;
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Du lịch, Sở Văn
hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương.
|
Thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục
pháp luật năm 2012; Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04/4/2013 của Chính phủ quy
định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Phổ biến, giáo dục
pháp luật; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Kế hoạch PBGDPL ngành Văn
hóa, Thể thao và Du lịch năm 2022 ban hành theo Quyết định số 3114/QĐ-BVHTTDL
ngày 07/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Công văn số
744/BTP-PBGDPL ngày 14/3/2022 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) năm 2022; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng
dẫn thực hiện việc hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam 09/11 (Ngày pháp luật Việt Nam) năm 2022 như sau:
1. Mục đích
a) Tiếp tục tăng cường, nâng
cao nhận thức của toàn ngành về mục đích, ý nghĩa của Ngày pháp luật Việt Nam,
khẳng định vị trí, vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội; hưởng ứng Ngày
pháp luật Việt Nam với tổng kết 10 năm thi hành Luật PBGDPL.
b) Tiếp tục đổi mới nội dung,
hình thức, nâng cao hiệu quả công tác PBGDPL; tuyên truyền, phổ biến các chủ
trương, văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành thuộc lĩnh vực văn hóa, thể
thao, du lịch và gia đình, tập trung các văn bản mới được Quốc hội thông qua
trong năm 2022, các đề án về PBGDPL mới được Thủ tướng Chính phủ ban hành và
các văn bản liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích và nghĩa vụ của cán bộ, công
chức, viên chức, người lao động trong ngành và tổ chức, doanh nghiệp, người
dân.
c) Đẩy mạnh giáo dục ý thức
tuân thủ và chấp hành pháp luật; tăng cường truyền thông chính sách tạo sự đồng
thuận của xã hội; tuyên truyền gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến
trong xây dựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật; các mô hình hay, cách làm hiệu
quả trong công tác PBGDPL; phê phán, đấu tranh với hành vi vi phạm pháp luật hoặc
lệch chuẩn xã hội; nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức,
người lao động và Nhân dân trong chủ động tìm hiểu, học tập pháp luật.
d) Tiếp tục tuyên truyền triển
khai thực hiện các chính sách pháp luật, chiến lược, đề án của ngành được phê
duyệt, đặc biệt là Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn
hóa toàn quốc, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, toàn ngành tiếp tục
đẩy mạnh công tác xây dựng thể chế pháp luật, tập trung nỗ lực phấn đấu hoàn
thành các nhiệm vụ theo kế hoạch công tác và chủ đề công tác năm 2022 “Xây dựng
môi trường văn hóa cơ sở và công tác tổ chức cán bộ”.
2. Yêu cầu
a) Bảo đảm thiết thực, tiết kiệm,
hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, không phô trương, hình thức.
b) Tiếp tục đổi mới nội dung, hình
thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với điều kiện đặc thù vùng, miền, đối
tượng; bám sát các sự kiện chính trị lớn của đất nước, của ngành, địa phương.
c) Tăng cường ứng dụng công nghệ
thông tin, phối hợp, kết nối chương trình, hoạt động liên ngành, địa phương.
3. Chủ đề
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ,
lĩnh vực quản lý và tình hình thực tế, các cơ quan, đơn vị, các Sở chủ động lựa
chọn chủ đề phổ biến về Ngày pháp luật Việt Nam cho phù hợp với điều kiện đặc
thù của đơn vị, địa phương để bám sát nội dung của Ngày pháp luật Việt Nam năm
2022, ví dụ như:
- “Hưởng
ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cán bộ, công chức,
viên chức ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tích cực tham gia hoạt động phổ biến,
giáo dục pháp luật”.
-
“Tăng cường truyền thông chính sách pháp luật,
góp phần tạo đồng thuận xã hội và đưa pháp luật vào cuộc sống”.
-
“Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch
trách nhiệm, sáng tạo, thực hiện hiệu quả công vụ”.
4. Nội dung
Căn cứ
điều kiện thực tế và nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương, các hoạt
động hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam năm 2022 cần tập trung vào một số nội
dung sau:
a) Tổ
chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về mục đích, ý nghĩa của Ngày pháp luật Việt
Nam; gắn việc hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam năm 2022 với tổng kết 10 năm
thi hành Luật PBGDPL; Kế hoạch tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày pháp luật nước
Việt Nam năm 2022 theo Quyết định số 1908/QĐ-HĐPH ngày 26/9/2022 Chủ tịch Hội đồng
phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương; các nội dung đã được xác định
trong Quyết định số 1521/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
b) Tổ
chức phổ biến nội dung cơ bản của các luật, pháp lệnh, văn bản mới ban hành có
hiệu lực năm 2021, 2022, trọng tâm là Luật Điện ảnh năm 2022; Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ; Nghị định số 22/2022/NĐ- CP ngày
25/3/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
32/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn
hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh; Nghị định số 30/2022/NĐ-CP ngày
19/5/2022 của Chính phủ quy định mô hình quản lý khu du lịch quốc gia; Nghị định
số 67/2022/NĐ-CP ngày 21/9/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều
4 Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25/12/2018 của Chính phủ quy định thẩm
quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản,
tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; Quyết định số
04/2022/QĐ-TTg ngày 18/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ Quy định tiêu chí, trình
tự, thủ tục xét công nhận đô thị văn minh và các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch ban hành năm 2022.
c) Tiếp
tục tuyên truyền, phổ biến các vấn đề gắn với nhiệm vụ trọng tâm của ngành Văn
hóa, Thể thao và Du lịch, chủ đề công tác năm 2022 “Xây dựng môi trường văn hóa
cơ sở và công tác tổ chức cán bộ”; những lĩnh vực, vấn đề nóng thuộc phạm vi quản
lý nhà nước của Ngành được dư luận xã hội quan tâm. Kịp thời thông tin, phản
ánh, lan tỏa, tôn vinh gương sáng trong xây dựng, thi hành pháp luật, góp phần
củng cố niềm tin, tạo đồng thuận trong toàn xã hội; tổ chức thực hiện có hiệu
quả Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá
trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022-2027” theo Quyết định
số 407/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tuyên truyền về kết quả Cuộc thi “Sáng
kiến, mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả thông qua hoạt động văn hóa
ở cơ sở” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.
d)
Tăng cường giáo dục ý thức tôn trọng, bảo vệ và chấp hành pháp luật; lợi ích của
việc chấp hành pháp luật; lồng ghép PBGDPL với các chương trình, cuộc vận động,
phong trào của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
5. Hình thức
Căn cứ
vào điều kiện thực tế, các cơ quan, đơn vị, các Sở có thể lựa chọn các hình thức
tổ chức hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam năm 2022 cho phù hợp, thiết thực, hiệu
quả, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao; chú trọng đổi mới, đa dạng
các hình thức hưởng ứng một cách linh hoạt, tiết kiệm và có sức lan tỏa sâu rộng;
đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xã hội hóa trong việc tổ chức thực hiện,
trọng tâm vào các hình thức sau:
a) Tập
trung huy động và triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam
năm 2022 trên phương tiện thông tin đại chúng, Cổng/Trang thông tin điện tử, mạng
viễn thông, mạng xã hội; thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, tọa đàm
giao lưu, đối thoại chính sách, pháp luật hoặc hình thức khác phù hợp với cơ
quan, đơn vị.
b) Tổ
chức lồng ghép hoạt động hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam năm 2022 kết hợp với
các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, bảo đảm phù hợp điều kiện thực tế,
hướng về tuyến cơ sở, vùng biên giới, hải đảo.
c) Tổ
chức treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền về Ngày pháp luật Việt Nam năm 2022
tại trụ sở cơ quan, đơn vị. Về khẩu hiệu, đề nghị các cơ quan, đơn vị chủ động
lựa chọn khẩu hiệu tuyên truyền, phổ biến về Ngày pháp luật Việt Nam (có thể
tham khảo và sử dụng một số khẩu hiệu do Bộ Tư pháp cung cấp tại chuyên mục “Hưởng
ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trên Cổng Thông tin
điện tử Bộ Tư pháp).
d)
Tăng cường PBGDPL theo các nhóm đối tượng, trước hết với nhóm đối tượng chịu sự
tác động trực tiếp của chính sách, pháp luật, trọng tâm với công chức, viên chức,
người lao động, văn nghệ sỹ, vận động viên, huấn luyện viên thuộc phạm vi quản
lý và các đối tượng đặc thù.
đ)
Tăng cường tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý; cung cấp tài liệu phổ biến pháp
luật bằng các hình thức phù hợp.
e)
Xây dựng, phát hiện, nhân rộng các mô hình hay, cách làm mới, hiệu quả; biểu
dương, khen thưởng tập thể, cá nhân tiêu biểu, gương người tốt, việc tốt, điển
hình trong xây dựng, thi hành pháp luật, PBGDPL.
6. Thời gian
Các
hoạt động hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam năm 2022 cần tổ chức thường xuyên, liên
tục và tập trung trong tháng cao điểm bắt đầu từ ngày 15/10/2022 đến ngày
15/11/2022.
7. Tổ chức thực hiện
a)
Giao Vụ Pháp chế làm đầu mối tham mưu, tổ chức triển khai các hoạt động Ngày
pháp luật Việt Nam năm 2022 của Bộ; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai
thực hiện trong phạm vi quản lý và tổng hợp trong Báo cáo công tác tư pháp năm
2022.
b)
Các cơ quan, đơn vị và địa phương căn cứ điều kiện thực tế, yêu cầu nhiệm vụ
chính trị và khả năng nguồn lực để chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Ngày
pháp luật Việt Nam năm 2022 trong cơ quan, đơn vị, lĩnh vực được giao quản lý
và địa phương với nội dung, hình thức phù hợp; phân công lãnh đạo trực tiếp phụ
trách công tác PBGDPL, quan tâm, tạo điều kiện cho các báo cáo viên pháp luật của
cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ; tăng cường đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc
triển khai Ngày pháp luật Việt Nam, đảm bảo thực hiện có hiệu quả các chính
sách, pháp luật; tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện trong Báo cáo công tác
PBGDPL gửi về Vụ Pháp chế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước ngày
15/12/2022 để tổng hợp, gửi Bộ Tư pháp.
Trong
quá trình thực hiện, nếu khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch (qua Vụ Pháp chế) để hướng dẫn, giải quyết theo thẩm quyền./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT,PC,TM(98).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trịnh Thị Thủy
|